T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM PHỤ NỮ VÔ SINH THỰC HIỆN<br />
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN<br />
Nguyễn Mạnh Hà*; Nguyễn Xuân Hợi**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hồi cứu đặc điểm phụ nữ vô sinh (VS) làm thụ tinh trong ống nghiệm<br />
(TTTON) ≥ 40 tuổi. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu một số đặc điểm của 669 phụ nữ VS<br />
≥ 40 tuổi thực hiện TTTON tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia. Kết quả: tuổi trung bình của<br />
nhóm bệnh nhân (BN) 41,89 ± 1,92, thời gian VS trung bình 7,5 ± 5,9 năm, phần lớn BN VS thứ<br />
phát và nguyên nhân VS do vòi tử cung chiếm 45%. Sử dụng hai chỉ số nồng độ FSH cơ bản và<br />
số nang thứ cấp đánh giá dự trữ buồng trứng của BN trong nghiên cứu với nồng độ FSH cơ bản<br />
trung bình 7,46 ± 2,89 và số nang thứ cấp trung bình 5,98 ± 3,79. Kết luận: tuổi càng cao,<br />
FSH cơ bản càng cao và số nang thứ cấp càng giảm.<br />
* Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Vô sinh; Phụ nữ tuổi trên 40.<br />
<br />
Characteristics of IVF Women at the Age of 40 Years and Over<br />
Summary<br />
Objectives: Evaluating characteristics of infertile women as in vitro fertilization from 40 years<br />
and older. Subjects and methods: Retrospective study of some characteristics of 669 infertile<br />
women in age of 40 and older who performed in vitro fertilization at the Center for Reproductive<br />
National Support. Results: The average age of this group was 41.89 ± 1.92 years, the average<br />
duration of infertility 5.9 ± 7.5 years, most patients were secondary infertility and cause of<br />
infertility due to tubal accouted for 45%. Using the two basic indexes FSH concentrations and<br />
secondary follicles to assess ovarian reserve of the patients with basic average FSH concentrations<br />
2.89 ± 7.46 and the average number of secondary follicles 5.98 ± 3.79. Conclusion: The higher<br />
the age, the higher basic FSH and the more decline number of AFC.<br />
* Key words: In vitro fertilization; Infertility; Women in age of 40 years and over.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, tỷ lệ VS<br />
ngày càng gia tăng ở cả các nước phát<br />
triển và đang phát triển như Việt Nam. Có<br />
hai nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng<br />
cao đó là số lượng phụ nữ và nam giới<br />
VS trong xã hội ngày càng nhiều, khả năng<br />
tiếp cận với các phương pháp điều trị VS<br />
<br />
ngày càng cao. Đồng thời với việc gia<br />
tăng tỷ lệ VS, tỷ lệ phụ nữ VS lớn tuổi<br />
cũng tăng cao [5].<br />
Cùng với sự phát triển của xã hội<br />
hiện đại, phụ nữ ngày càng có xu hướng<br />
sinh con ở độ tuổi lớn hơn, khoảng cách<br />
giữa các lần sinh con dài hơn. Có nhiều<br />
nguyên nhân:<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
** Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Mạnh Hà (hamanhnguyen@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/07/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2016<br />
<br />
49<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
kết hôn muộn, con chết, kết hôn lần 2,<br />
tập trung theo đuổi sự nghiệp…, đặc biệt<br />
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phát triển<br />
không ngừng cũng là một yếu tố ảnh<br />
hưởng đến quyết định sinh con muộn của<br />
người phụ nữ. Khả năng sinh sản của nữ<br />
giảm dần sau 35 tuổi, do chức năng buồng<br />
trứng suy giảm, số lượng và chất lượng<br />
trứng giảm. Khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh<br />
sản phát triển, việc tin tiến bộ trong công<br />
nghệ sinh sản mới có thể bù đắp cho suy<br />
giảm liên quan đến tuổi sinh sản cũng<br />
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tuổi là yếu<br />
tố quyết định quan trọng nhất khả năng<br />
sinh sản của người phụ nữ, khoa học<br />
chưa thể đánh bại được sự già hóa của<br />
sinh sản [5]. Xu hướng này đặt ra thử<br />
thách cho các nhà hỗ trợ sinh sản là làm<br />
sao lựa chọn được phương pháp hỗ trợ<br />
tốt nhất cho phụ nữ lớn tuổi có con bằng<br />
noãn của chính mình.<br />
Trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản<br />
được lựa chọn cho phụ nữ VS lớn tuổi<br />
TTTON được coi là biện pháp hiệu quả<br />
nhất [6]. Ở đối tượng này, ngoài yếu tố<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: phụ nữ ≥ 40 tuổi<br />
làm TTTON tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản<br />
Quốc gia trong thời gian 5 năm.<br />
* Loại trừ các BN: xin noãn, xin phôi,<br />
các trường hợp không có đầy đủ thông tin.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 699 BN<br />
có đủ tiêu chuẩn từ 8.633 BN làm TTTON.<br />
Thu thập thông tin chung về đặc điểm BN<br />
trước khi kích thích buồng trứng: tuổi, loại<br />
VS, thời gian VS, nguyên nhân VS, nồng<br />
độ FSH cơ bản, số nang thứ cấp.<br />
Kết quả được thu thập và xử lý bằng<br />
chương trình SPSS.<br />
Đạo đức nghiên cứu: đây là nghiên cứu<br />
mô tả nên không có bất kỳ một can thiệp<br />
nào vào đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu<br />
được Hội đồng Khoa học và Đạo đức trong<br />
nghiên cứu y sinh học của Bệnh viện Phụ<br />
sản Trung ương thông qua theo quyết định<br />
số 763 QĐ PSTW ngày 26 - 9 - 2014.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
<br />
tuổi cao, còn nhiều các yếu tố khác ảnh<br />
<br />
Bảng 1: Tuổi của BN.<br />
<br />
hưởng đến kết quả điều trị: thời gian VS,<br />
<br />
Tuổi vợ<br />
<br />
Số lượng BN (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
nguyên nhân VS, tiền sử các lần điều trị<br />
<br />
40<br />
<br />
209<br />
<br />
31,2<br />
<br />
VS… Do đó, việc tổng hợp và phân tích<br />
<br />
41<br />
<br />
144<br />
<br />
21,5<br />
<br />
42<br />
<br />
104<br />
<br />
15,5<br />
<br />
43<br />
<br />
67<br />
<br />
10,1<br />
<br />
44<br />
<br />
69<br />
<br />
10,3<br />
<br />
45<br />
<br />
35<br />
<br />
5,2<br />
<br />
46<br />
<br />
32<br />
<br />
4,9<br />
<br />
đặc điểm những BN này trước khi tiến<br />
hành kích thích buồng trứng để làm TTTON<br />
có vai trò quan trọng nhằm lựa chọn được<br />
phác đồ kích thích buồng trứng cũng như<br />
kỹ thuật điều trị phù hợp để đạt được hiệu<br />
<br />
47 - 49<br />
<br />
9<br />
<br />
1,3<br />
<br />
quả tối ưu.<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
669<br />
<br />
100<br />
<br />
50<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Tuổi của người phụ nữ là yếu tố ảnh<br />
hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản<br />
trong chu kỳ tự nhiên cũng như trong các<br />
chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Mặc dù tỷ lệ có thai,<br />
tỷ lệ sinh con sống ở phụ nữ > 40 tuổi rất<br />
thấp, nhưng số lượng phụ nữ VS > 40 tuổi<br />
mong muốn sử dụng các biện pháp hỗ trợ<br />
sinh sản để có con từ chính noãn của<br />
mình ngày càng tăng. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi, số BN nữ lớn tuổi làm IVF/ICSI<br />
gia tăng đáng kể qua các năm theo dõi.<br />
Trong 5 năm, có 669 BN/chu kỳ điều trị<br />
TTTON ở nhóm BN tuổi ≥ 40 tuổi theo<br />
tiêu chuẩn của nghiên cứu. BN lớn tuổi<br />
nhất 49. Trường hợp này được tư vấn rất<br />
kỹ về khả năng đáp ứng của buồng trứng,<br />
nhưng BN vẫn tha thiết xin được làm<br />
TTTON với noãn của chính mình, kết quả<br />
<br />
2. Nguyên nhân VS.<br />
VS do vòi tử cung: 301 BN (45,0%); VS<br />
do chồng: 5 BN (0,75%); VS do rối loạn<br />
phóng noãn: 128 BN (19,13%); VS không<br />
rõ nguyên nhân: 110 BN (16,44%); VS do<br />
cả 2 vợ chồng: 125 BN (18,68%). Nguyên<br />
nhân VS cũng là một yếu tố ảnh hưởng<br />
đến tỷ lệ thành công của TTTON. Theo B.<br />
Hédon và CS, nhóm BN bị tắc vòi tử cung<br />
có tỷ lệ có thai cao, nhưng tỷ lệ làm tổ ít<br />
nhất. Nhóm VS do chồng có tỷ lệ thụ tinh<br />
và phân chia kém hơn nhóm tinh dịch đồ<br />
bình thường nên tỷ lệ thành công thấp<br />
hơn. VS nguyên phát thường có tỷ lệ thụ<br />
tinh thấp hơn, nhưng tỷ lệ làm tổ cao<br />
hơn so với nhóm VS do vòi tử cung nên<br />
kết quả cuối cùng có thể cao hơn hoặc<br />
bằng nhau.<br />
<br />
BN này cũng không có thai sau quá trình<br />
<br />
* Thời gian VS:<br />
<br />
làm TTTON. Tuổi trung bình của nhóm<br />
<br />
Thời gian VS ≤ 5 năm: 298 BN (44,5%);<br />
<br />
nghiên cứu 41,89 ± 1,92, tương tự kết<br />
<br />
5 - 10 năm: 171 BN (25,6%); > 10 năm:<br />
<br />
quả của Seng (41,05 ± 1,53) [7]; Gamal<br />
<br />
200 BN (29,9%). Thời gian VS tỷ lệ nghịch<br />
<br />
Serour và CS (41,38 ± 1,2) [8]. Thông<br />
<br />
với cơ hội có thai tự nhiên và kết quả điều<br />
<br />
thường, ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản<br />
<br />
trị VS. Thời gian VS trung bình 7,5 ± 5,9<br />
<br />
sẽ quy định tuổi giới hạn để làm TTTON,<br />
<br />
năm, cao hơn so với kết quả của Phạm<br />
<br />
nhưng ở Việt Nam hiện chưa có nghiên<br />
<br />
Như Thảo (5,1 ± 3,6) [1]. Sự khác biệt này<br />
<br />
cứu nào trên người Việt về độ tuổi nên<br />
<br />
là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi<br />
<br />
dừng làm TTTON. Hourvitz và CS nghiên<br />
<br />
≥ 40 tuổi, có thời gian VS rất dài, dài nhất<br />
<br />
cứu kết quả TTTON ở nhóm BN ≥ 42 tuổi<br />
<br />
lên đến 29 năm, trong khi đó Phạm Như<br />
<br />
thấy tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm tuổi<br />
<br />
Thảo nghiên cứu trên tất cả các đối tượng<br />
<br />
42, 43, 44 lần lượt là 7,7%, 5,4% và 1,9%,<br />
<br />
đến làm TTTON tại Trung tâm Hỗ trợ<br />
<br />
không có BN nào > 45 tuổi có thai khi làm<br />
<br />
Sinh sản. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng<br />
<br />
TTTON, tác giả đưa ra khuyến cáo chỉ nên<br />
<br />
VS nên tìm đến những cơ sở y tế điều<br />
<br />
làm TTTON đối với BN < 43 tuổi có dự trữ<br />
<br />
trị càng sớm càng tốt để làm tăng cơ hội<br />
<br />
buồng trứng bình thường [9].<br />
<br />
có thai.<br />
51<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Tỷ<br />
%<br />
T? lệ<br />
l? %<br />
86.1<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
<br />
8.7<br />
<br />
10<br />
<br />
3.6<br />
<br />
1.6<br />
<br />
0<br />
<br />
≤?10<br />
10<br />
<br />
10 < FSH<br />
10<br />
FSH?≤12<br />
12<br />
<br />
12<br />
12 15<br />
<br />
Biểu đồ 1: Nồng độ FSH cơ bản.<br />
Khả năng sinh sản của người phụ nữ<br />
<br />
có AFC thấp dao động từ 1 - 6 nang.<br />
<br />
giảm dần theo tuổi, đặc biệt sau 40 tuổi<br />
<br />
Kết quả này thấp hơn của Bùi Quốc Hùng<br />
<br />
chủ yếu do dự trữ buồng trứng giảm.<br />
<br />
(2009) khi nghiên cứu về BN đáp ứng<br />
<br />
Dự trữ buồng trứng là khái niệm mô tả<br />
<br />
buồng trứng kém với nồng độ FSH trung<br />
<br />
số lượng và chất lượng các nang noãn<br />
<br />
bình 8,6 ± 4,1, FSH cơ bản > 10 IU/l là<br />
<br />
còn lại ở buồng trứng. Từ trước đến nay,<br />
<br />
20,6%, FSH cơ bản ≤ 10 IU/l 79,4% [2].<br />
<br />
đánh giá dự trữ buồng trứng thường thực<br />
<br />
Nồng độ FSH trung bình của chúng tôi<br />
<br />
hiện bằng định lượng FSH cơ bản và<br />
<br />
cao hơn so với tác giả Nguyễn Xuân Hợi<br />
<br />
đếm nang thứ cấp vào ngày thứ 2 - 3 của<br />
<br />
(2010) (6,6 ± 1,5) [8] và Vũ Minh Ngọc<br />
<br />
chu kỳ kinh. BN trong nghiên cứu cũng<br />
<br />
(2006) (7,14 ± 1,67), sở dĩ có sự khác<br />
<br />
được đánh giá dự trữ buồng trứng dựa<br />
<br />
biệt này là do 2 tác giả đều nghiên cứu<br />
<br />
trên nồng độ FSH cơ bản và đếm AFC.<br />
<br />
trên BN được chỉ định phác đồ dài không<br />
<br />
Nồng độ FSH cơ bản trung bình là 7,46 ±<br />
<br />
có biểu hiện giảm dự trữ buồng trứng<br />
<br />
2,89 IU/l. Nhóm BN có xét nghiệm FSH<br />
<br />
trên xét nghiệm nội tiết [3, 4]. Khi nồng độ<br />
<br />
cơ bản > 10 IU/l chiếm 14,3% và nhóm ≤<br />
<br />
FSH ngày 3 vòng kinh > 15 IU/l, hoạt động<br />
<br />
10I U/l chiếm 85,7%. Nồng độ FSH cao<br />
<br />
buồng trứng đã thay đổi nhiều và kích<br />
<br />
nhất 28 IU/l (1 BN). 35 BN có FSH ngày 3<br />
<br />
thước nhỏ dần. Đối với những người sắp<br />
<br />
vòng kinh > 12 IU/l, trong số 35 BN này<br />
<br />
mãn kinh hay phụ nữ trẻ có biểu hiện suy<br />
<br />
không có BN nào có thai, những BN này<br />
<br />
sớm buồng trứng, nồng độ FSH > 25 IU/l.<br />
<br />
52<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Biểu đồ 2: Số nang thứ cấp.<br />
BN có ≤ 4 nang thứ cấp trên siêu âm<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%), nếu tính gộp<br />
tất cả BN có số nang thứ cấp ≤ 7, tỷ lệ<br />
này lên tới 70,3%, chỉ có 3,3% trường<br />
hợp ≥ 15 nang, trong đó 1 trường hợp có<br />
28 nang, số nang thứ cấp trung bình<br />
5,98 ± 3,79. Theo các tác giả, AFC ≤ 4 có<br />
thể là dấu hiệu của đáp ứng kém với kích<br />
thích buồng trứng, AFC là yếu tố giúp<br />
chọn phác đồ phù hợp cho BN. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi có số nang thứ cấp<br />
trung bình 5,98 ± 3,79, tương đương kết<br />
quả của Nguyễn Xuân Hợi (2009) [3] khi<br />
nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng đáp<br />
ứng của buồng trứng thấy ở nhóm tuổi ><br />
35, số nang thứ cấp trung bình 6,93 ±<br />
5,53. Đồng thời kết quả của chúng tôi<br />
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của<br />
Rosel là 10,0 [10], sự khác biệt này là do<br />
đối tượng nghiên cứu của Mitchell trên<br />
881 BN VS độ tuổi từ 25 - 40, có dự trữ<br />
buồng trứng tốt. Điều này càng chứng tỏ<br />
<br />
rằng AFC và tuổi có mối liên quan với nhau,<br />
tuổi càng cao, AFC càng giảm.<br />
Ngày nay, để đánh giá dự trữ buồng<br />
trứng, các trung tâm và bệnh viện thường<br />
chỉ định xét nghiệm AMH (anti-mullerian<br />
hormon). AMH được tiết ra từ tế bào hạt<br />
của nang noãn tiền hốc và nang noãn có<br />
hốc ở buồng trứng, bắt đầu từ lúc thai 36<br />
tuần tuổi. Các nang noãn có hốc tiếp tục<br />
chế tiết AMH cho đến giai đoạn có kích<br />
thước khoảng 4 - 6 mm. Sau đó, các nang<br />
noãn ở buồng trứng bắt đầu trở nên nhạy<br />
cảm với FSH từ khoảng giai đoạn này<br />
trở đi, hoặc có thể sớm hơn (từ kích thước<br />
≥ 2 mm). Trong nghiên cứu tổng hợp gần<br />
đây nhất, Fleming kết luận AMH là chỉ số<br />
đáng tin cậy nhất trong đánh giá dự trữ<br />
buồng trứng và tiên đoán đáp ứng buồng<br />
trứng khi kích thích với FSH, bên cạnh đó<br />
xét nghiệm AMH có thể thực hiện ở bất<br />
cứ thời điểm nào, trong khi AFC và FSH<br />
phải làm ở đầu chu kỳ kinh. Vì vậy, nên có<br />
53<br />
<br />