intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá đáp ứng điều trị trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu tại Phòng khám Tâm thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá đáp ứng điều trị trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu tại Phòng khám Tâm thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trình bày khảo sát tỉ lệ đáp ứng điều trị, tỉ lệ lui bệnh, các yếu tố liên quan và tỉ lệ các triệu chứng tồn dư trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá đáp ứng điều trị trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu tại Phòng khám Tâm thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU TẠI PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Anh Ngọc1, Nguyễn Thị Mỹ Châu2, Ngô Tích Linh1, Hồ Nguyễn Yến Phi1, Võ Hoàng Long1, Trần Trung Nghĩa1, Phạm Thị Minh Châu1, Bùi Xuân Mạnh1, Lê Nguyễn Thụy Phương1, Nguyễn Thi Phú1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp nhất, để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị RLTCCY ngoài mục tiêu đạt lui bệnh về mặt triệu chứng, mục tiêu giúp bệnh nhân (BN) hồi phục hoàn toàn về mặt chức năng cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, các triệu chứng tồn dư trên nhóm BN đã đạt lui bệnh về triệu chứng cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ đáp ứng điều trị, tỉ lệ lui bệnh, các yếu tố liên quan và tỉ lệ các triệu chứng tồn dư trên BN RLTCCY. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc, thực hiện tiến cứu, có phân tích trên các BN mới được chẩn đoán RLTCCY tại Phòng khám Tâm thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến 7/2019. Phỏng vấn BN bằng bộ câu hỏi nghiên cứu và thang đánh giá trầm cảm Hamilton 17 mục (Hamilton depression rating scale – HAMD-17). Kết quả: 96 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với 72,9% là nữ. Tỉ lệ đáp ứng sau 2 tuần là 68,8%; trong đó, nhóm bệnh nhân đạt được mức đáp ứng điều trị có tuổi nhỏ hơn, thời gian bệnh ngắn hơn nhóm còn lại (p
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Background: Major depressive disorder (MDD) is one of the most common mental illness, which can lead to negative impact on patients’ well-being as well as quality of life. The important purpose of treatment is not only remission but also functional rehabilitation. Besides, residual symptoms in patients who already have permission may effect this process. In Vietnam, until now, there has not been any research relating to this issue. Objective: Investigating the prevalence of response and remission, related factors as well as residual symptoms in MDD patients with the treatment procedure. Methods: A prospective longitudinal observational study was performed in new patients diagnosed with MDD at the Outpatient Psychiatric Department of University Medical Center in Ho Chi Minh City from June to July 2019. Research questionnaire and Hamilton depression rating scale (HAMD-17) were used to interview. Results: There were 96 MDD patients participating in the survey with 72.9% female. The prevalence of response after 2-week treatment was 68.8%; in which the group of responded patients were younger and had shorter time duration before treatment compared to another group (p
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2019. định tính: tính tỉ lệ, tính tần số, trình bày bằng Tiêu chuẩn nhận vào biểu đồ hoặc bảng. So sánh sự khác biệt giữa các nhóm bằng phép kiểm Chi bình phương Bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, mới được chẩn đoán RLTCCY và chưa từng điều trị RL hoặc Anova một chiều. này trước đây. KẾT QUẢ Tiêu chuẩn loại trừ Đặc điểm dịch tể học và lâm sàng Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên 101 BN thỏa tiêu chuẩn nhận vào và đồng ý cứu và bệnh nhân không trả lời được các thông tham gia NC. Sau 4 tuần theo dõi, chúng tôi chỉ tin từ bản thu thập số liệu và bảng câu hỏi thu thập được dữ kiện đầy đủ từ 96 BN, chiếm tỉ HAM-D. lệ là 95%. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 43,8 ± 13,5 tuổi (tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 76 tuổi). Thời gian bệnh trung bình 18,6 ± Thiết kế nghiên cứu 27,2 tháng (lâu nhất là 144 tháng và ngắn nhất là Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc, thực hiện 0,5 tháng). Điểm HAMD-17 trung bình trước tiến cứu, có phân tích. điều trị là 25,5 ± 4 (thấp nhất là 18, lớn nhất là Cỡ mẫu 39). Đặc điểm dịch tể học của nhóm nghiên cứu Dựa vào công thức ước lượng tỉ lệ của dân số được trình bày trong Bảng 1. Trong nhóm nghiên để ước tính cỡ mẫu: cứu, tỉ lệ nữ-nam là 2.6:1, gần 90% đối tượng đi N = (Z_((1-α/2))^2 p(1-p))/d^2 học hoặc có việc làm. Trong đó: Bảng 1. Đặc điểm dịch tể học và lâm sàng (n=96) n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết. Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Z21-α: là trị số từ phân phối chuẩn với Nam 26 27,1 Giới tính 2 Nữ 70 72,9 Z21-α=1,96 tương ứng với α=0,05 (khoảng tin cậy, 18 – 24 tuổi 8 8,3 CI 95%). Nhóm tuổi 25 – 64 tuổi 82 85,4 d: sai số cho phép, chọn d=0,1. Trên 64 tuổi 6 6,3 Đi học 3 3,1 p=32,8%: tỉ lệ bệnh nhân Rối loạn trầm cảm Nghề nghiệp Có việc làm 82 85,4 chủ yếu đạt được mức độ lui bệnh, theo nghiên Không làm việc 11 11,5 cứu STAR*D(5). Độc thân 13 13,5 Thay vào công thức ta ước lượng được cỡ Tình trạng hôn Góa 2 2,1 nhân Kết hôn 77 80,2 mẫu tối thiểu cần thiết: n=85. Li dị 4 4,2 Công cụ để thu thập số liệu TPHCM 26 27,1 Nơi sinh sống Bảng thu thập số liệu được xây dựng dựa Tỉnh khác 70 72,9 trên mục tiêu nghiên cứu, tổng quan y văn, Nhẹ 0 0 Mức độ nặng Trung bình 2 2,1 tiêu chuẩn chọn vào mẫu và các biến số cần RLTCY Nặng 21 21,9 thu thập. Có hai công cụ chính, gồm bảng câu Rất nặng 73 76 hỏi nghiên cứu và thang đánh giá trầm cảm Có bệnh cơ thể Có 42 43,8 Hamilton 17 mục. kèm Không 54 56,2 SSRI hoặc SNRI 93 96,9 Phân tích thống kê Thuốc điều trị Mirtazapine 3 3,1 Số liệu thu thập được nhập và xử lý thống Đánh giá cải thiện sau điều trị kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến định lượng: tính giá trị trung bình, trung vị, độ lệch Tuổi trung bình của hai nhóm BN có đáp chẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Các biến ứng và không đáp ứng sau 2 tuần điều trị lần Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 431
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 lượt là 40,3 ± 12,3 tuổi và 51,5 ± 13,1 tuổi, khác bệnh nhân, điểm HAM-D ban đầu, đạt đáp biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học Hình 1. Tỉ lệ các triệu chứng tồn dư BÀN LUẬN tuổi, với nhóm tuổi từ 25 – 64 tuổi chiếm ưu thế. Các nghiên cứu khác về trầm cảm cũng cho kết Đặc điểm dân số nghiên cứu quả tương tự chúng tôi, như tác giả Phạm Thị Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận số BN Minh Châu (41,2 ± 14,7 tuổi)(12), tác giả Bekhuis E nữ chiếm ưu thế, gần gấp 3 lần số BN nam. Theo (47,9 ± 15,9 tuổi)(15), tác giả Kim TS (45,7 ± 15,9 các sách bệnh học về Tâm thần, trong dân số tuổi)(13) và tác giả Wongpakaran T (44,9 ± 12,3 chung, tỉ lệ nữ giới mắc RLTCCY cao khoảng tuổi)(14). Khảo sát quốc gia của Thái Lan cũng ghi gấp 2 lần so với nam giới(1,8). Tuy nhiên, NC của nhận nhóm BN mắc RLTCCY cao nhất ở độ tuổi chúng tôi chỉ thực hiện trong phạm vi PK Tâm 45 – 54 tuổi(16). Kết quả ghi nhận từ nghiên cứu thần kinh của bệnh viện (BV) Đại học Y Dược STAR*D cũng cho thấy tuổi TB của BN tham gia TP. Hồ Chí Minh nên kết quả sẽ có sự khác biệt. NC là 40,8 ± 13 tuổi, với nhóm tuổi từ 31 – 50 Kết quả này tương đối cao so với kết quả của tuổi chiếm gần 50%(11). một số nghiên cứu trên thế giới (tỉ lệ nữ/nam: 1,6 Tóm lại, mặc dù thực hiện ở thời gian và – 1,8/1)(9-11), khá tương đồng với một số nghiên địa điểm khác nhau, trên dân số khác nhau, cứu(tỉ lệ nữ/nam: 2,7 – 2,9/1)(12-14). Kết quả cho nhưng các đặc điểm về dân số nghiên cứu của thấy BN nam mắc trầm cảm ở khu vực châu Á chúng tôi khá tương đồng với các NC khác “ngại” đi khám hơn so với BN nữ, có thể do trong và ngoài nước. quan niệm xã hội về sự mạnh mẽ của nam giới cũng như quan niệm chưa đúng của người bệnh Đặc điểm RLTCCY về vấn đề chẩn đoán và điều trị rối loạn này. Qua phỏng vấn mặt đối mặt với các BN, Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi chúng tôi ghi nhận BN có thời gian bệnh ngắn trung bình của dân số nghiên cứu là 43,8 ± 13,5 nhất là 2 tuần, trong khi dài nhất lên đến 12 năm. Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 433
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Khoảng thời gian trung bình kể từ khi có triệu Andrea Cipriani A năm 2018 cho thấy điểm số chứng đầu tiên cho đến khi đi khám bệnh của HAM-D trung bình của dân số NC là 25,7 ± 4, các BN vào khoảng hơn 18 tháng. Cũng khảo sát tương ứng với mức độ rất nặng(17). Kết quả này về thời gian kéo dài của RLTCCY, từ phân tích tương tự tại Thái Lan với điểm HAM-D trung của tác giả Madhukar Trivedi dựa trên số liệu bình của BN mắc RLTCCY là 24,2 ± 6,4(14). Tại của nghiên cứu STAR*D, chúng tôi ghi nhận ở Hàn Quốc, nghiên cứu CRESCEND cho thấy có thời điểm ban đầu, trung bình số giai đoạn trầm 85,3% BN mắc bệnh từ mức độ trung bình đến cảm chủ yếu là 6 ± 11,4 giai đoạn; thời gian kéo rất nặng và điểm HAM-D trung bình là 19,8 ± dài của giai đoạn bệnh hiện tại là 24,6 ± 51,7 6,1(13). Giải thích cho vấn đề này, chúng tôi nhận tháng và tổng thời gian bệnh trung bình là 15,5 ± thấy đa số các NC được thực hiện ở các cơ sở 13,2 năm(11). Sự khác biệt này có thể do khác biệt chuyên khoa Tâm thần kinh nên tỉ lệ BN ở mức về thời điểm thực hiện nghiên cứu: NC của độ nặng chiếm đa số. Mặc dù vậy, điều này một chúng tôi thực hiện sau, khi mà người dân đã lần nữa nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục và được trang bị một số kiến thức nhất định về truyền thông về RLTCCY, giúp nâng cao nhận RLTCCY, có nhiều thông tin hơn… nên đã đi thức của người bệnh, tránh tình trạng chỉ đi khám bệnh sớm hơn, ngay từ khi có những triệu kiểm tra khi bệnh đã trở nặng. chứng đầu tiên. Bên cạnh đó, việc thu thập số Thuốc điều trị liệu tại PK ngoại trú với khoảng thời gian dành Tất cả các Hướng dẫn điều trị RLTCCY cho mỗi BN là hạn hẹp, cộng với phần nào sự kì trên thế giới hiện nay đều khuyến cáo sử dụng thị của dân số chung với các bệnh lý tâm thần, đầu tay nhóm thuốc SSRI hoặc SNRI(18,19). một số BN sẽ có xu hướng khai bệnh nhẹ đi, thời Trong NC này, 96,9% BN được khởi trị với hai gian bệnh ngắn lại. Tuy nhiên, con số ghi nhận nhóm thuốc này, 3 BN còn lại được điều trị với được cũng phản ánh một khía cạnh: hầu hết BN mirtazapine. Mặc dù không thuộc nhóm SSRI đi khám khi bệnh đã diễn tiến kéo dài. Điều này hoặc SNRI, mirtazapine vẫn được một số cho thấy sự cần thiết của việc đẩy mạnh giáo hướng dẫn đưa vào xếp hàng điều trị đầu tay dục, thông tin, truyền thông y tế về RLTCCY dành cho BN RLTCCY với những đặc điểm nhằm giúp người dân có cái nhìn chính xác và nhất định(19,20). Như vậy, các BN trong NC của đúng đắn về rối loạn này, tránh những hậu quả chúng tôi đều được điều trị phù hợp theo các nghiêm trọng xảy ra. Hướng dẫn hiện hành. Kết quả cho thấy ở thời điểm ban đầu, gần Đáp ứng điều trị sau 2 tuần 3/4 BN được xếp vào mức độ trầm cảm rất nặng Sau 2 tuần điều trị, chúng tôi ghi nhận có theo thang điểm HAM-D, với điểm TB là 25,5 ± 68,8% BN thuyên giảm hơn 50% về mặt triệu 4. Có thể nhận xét rằng, đa số BN đến khám khi chứng, tức là có đáp ứng với điều trị. Điểm trầm cảm đã ở tình trạng rất nặng. Chúng tôi HAM-D trung bình của các BN trong nghiên cứu nhận thấy điều này ở rất nhiều NC trong và ở thời điểm này là 13,1 ± 2,8; giảm rõ rệt so với ngoài nước. thời điểm ban đầu. Các nghiên cứu về các loại Trong NC của mình, tác giả Phạm Thị Minh thuốc chống trầm cảm đều chỉ ra rằng, hiệu quả Châu sử dụng một thang điểm khác là PHQ – 9, điều trị chỉ được thấy rõ sau khởi trị từ 2 đến 4 cũng cho kết quả tương tự chúng tôi khi có tới tuần và tỉ lệ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 87,4% BN mắc RLTCCY từ mức độ trung bình vào khoảng 50 - 60%(1,21). trở lên, với khoảng 1/3 được xếp ở mức độ nặng Các NC mà chúng tôi tìm hiểu được cho tỉ lệ – là mức độ cao nhất(12). Số liệu từ nghiên cứu đáp ứng với điều trị khá khác nhau. Một NC lớn STAR*D cũng ghi nhận các BN có điểm HAM-D là STAR*D ghi nhận tỉ lệ đáp ứng với điều trị là trung bình là 21,8 ± 5,2(11). Phân tích của tác giả 47%(11). Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, các BN 434 Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học tham gia NC có mức độ bệnh trầm trọng, thời cạnh triệu chứng chán nản và mệt mỏi về thể gian bệnh lâu dài, đã trải qua nhiều giai đoạn chất tinh thần, họ còn phải trải qua nhiều đợt trầm cảm chủ yếu, có thể khiến việc đáp ứng với trầm cảm nặng, do đó, cần nhiều thời gian để điều trị khó khăn hơn. Công bố của tác giả phục hồi hơn. Về tuổi tác, người cao tuổi có sự Henkel V trong NC năm 2009 cho thấy, sau thời suy giảm về thể chất, các cơ quan trong cơ thể gian theo dõi 2 tuần, tỉ lệ đáp ứng là 63% và sau hoạt động yếu đi nên tình trạng hấp thu thuốc 4 tuần, tỉ lệ đáp ứng điều trị là 79,6%(22). cũng giảm dẫn đến hiệu quả của thuốc kém hơn. Như vậy, kết quả của chúng tôi có sự tương Đáp ứng điều trị sau 4 tuần đồng với y văn và một số NC trên thế giới. Có Tại thời điểm đánh giá sau 4 tuần điều trị, thể nói, với sự cải tiến về mặt dược lý học, nhiều chúng tôi ghi nhận có 36 (37,5%) bệnh nhân đạt loại thuốc mới được nghiên cứu và ra đời, việc được điểm HAM-D dưới 8 điểm – đạt mức độ đạt được sự thuyên giảm về mặt triệu chứng là lui bệnh về mặt triệu chứng. Tuy tỉ lệ đáp ứng khả thi đối với điều trị RLTCCY hiện nay. Tuy điều trị có thể cao tới gần 70%, tỉ lệ lui bệnh ở nhiên, với tỉ lệ lui bệnh ở thời điểm này là 0%, những BN có RLTCCY lại khá thấp, thể hiện chúng ta cũng nhận thấy được sự khó khăn những thách thức trong vấn đề điều trị đối với trong việc đạt mục tiêu điều trị của RLTCCY. rối loạn thường gặp này. Các yếu tố liên quan đến việc đáp ứng điều trị Các NC trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ lui sau 2 tuần bệnh, mặc dù chỉ là về mặt triệu chứng, cũng Sau khi phân tích các đặc điểm dân số và các chưa cao. Kết quả từ nghiên cứu STAR*D cho đặc điểm của RLTCCY, chúng tôi ghi nhận có sự thấy sau 6 tuần điều trị đầu tiên, tỉ lệ lui bệnh chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi và thời gian là 32,8%(5). Tỉ lệ này của tác giả Verena Henkel là bệnh ở 2 nhóm BN đạt được và không đạt được 48.8% sau 4 tuần điều trị(22). Công bố của đáp ứng điều trị sau thời gian 2 tuần. Phân tích Sheehan cho thấy tỉ lệ lui bệnh của RLTCCY là đa biến cũng ghi nhận có mối tương quan 38% trên thang điểm HAM-D(25). Năm 2013, số nghịch, mặc dù yếu, giữa hai yếu tố này với khả liệu từ nghiên cứu của tác giả Romera I có thấy năng đạt được đáp ứng điều trị sau 2 tuần. Điều sau 3 tháng điều trị, chỉ có khoảng 44% BN đạt này có nghĩa, tuổi càng cao và thời gian bệnh lui bệnh về mặt triệu chứng(26). Sự khác biệt về càng kéo dài thì càng làm giảm khả năng đáp con số lui bệnh ở các NC trên có thể do sự khác ứng với thuốc. biệt về thời điểm thực hiện nghiên cứu, khác về Như đã bàn luận ở phần trên, trong nghiên dân số nghiên cứu và đặc điểm lâm sàng của BN cứu STAR*D, với dân số NC đa số có thời gian được chọn vào NC. bệnh kéo dài, trải qua nhiều đợt trầm cảm, tỉ lệ đáp ứng với thuốc CTC chưa được 50%(11). Các yếu tố liên quan đến việc đạt lui bệnh sau Tương tự với NC của chúng tôi, người ta cũng 4 tuần ghi nhận rằng, các thuốc chống trầm cảm hiện Khảo sát tiếp tục các mối liên quan giữa việc nay hiệu quả nhất ở nhóm tuổi từ 25 đến 64 đạt lui bệnh với các đặc điểm về dân số xã hội, tuổi(23). Phân tích của tác giả Gibbons R cho thấy, chúng tôi ghi nhận sự khác biệt về tuổi giữa hai giữa các đối tượng trẻ em, người lớn và người nhóm bệnh nhân đạt và không đạt lui bệnh: cao tuổi, tỉ lệ đáp ứng với hai loại thuốc chống nhóm BN đạt được lui nghĩa so với nhóm BN trầm cảm là fluoxetine và venlafaxine cao hơn ở không đạt được lui bệnh. Kết quả này tương tự nhóm BN trẻ, người lớn so với người cao tuổi(24). với y văn và các NC trên thế giới(21,24). Như đã Giải thích về mối tương quan giữa thời gian giải thích ở trên, người cao tuổi với nhiều vấn đề bệnh với tỉ lệ đáp ứng điều trị, chúng tôi cho thể chất đi kèm, đối diện với nhiều nguy cơ về rằng ở những BN có thời gian bệnh kéo dài, bên điều trị như tương tác thuốc, tác dụng phụ, việc Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 435
  8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 điều trị không thể đẩy nhanh như dân số vai trò quan trọng trong điều trị RLTCCY. chung(21). Vì vậy, hiệu quả điều trị cũng như tỉ lệ Triệu chứng tồn dư (TCTD) khi đã đạt lui bệnh lui bệnh ở nhóm BN này cũng thấp hơn. Kết quả ghi nhận tất cả BN có HAM-D ≤8 Ở một khía cạnh khác, chúng tôi nhận thấy đều còn sót lại một vài triệu chứng, chứng tỏ nếu BN ở thời điểm ban đầu mắc trầm cảm ở rằng dù bệnh đã thuyên giảm và đạt được điểm mức độ nặng hơn (hoặc có điểm HAM-D cao số mong đợi trên thang đo, sức khỏe của người hơn) thì sẽ có khả năng lui bệnh thấp hơn. Qua bệnh vẫn còn bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong NC đó, một lần nữa, chúng ta thấy được vai trò của của chúng tôi, tại thời điểm 4 tuần, BN có ít triệu việc nâng cao ý thức của người dân, phát hiện chứng nhất là 2 triệu chứng và cao nhất là 5 triệu bệnh sớm ở giai đoạn chưa trầm trọng trong việc chứng tồn dư. Nhóm triệu chứng lo âu, triệu phòng và chống RLTCCY. chứng cơ thể khác, giảm tập trung chú ý và khí Bên cạnh mối tương quan yếu, ngược chiều sắc trầm chiếm tỉ lệ cao nhất. của mức độ nặng ban đầu với khả năng đạt lui Công bố của Andrew Nierenberg cho thấy bệnh, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan có hơn 90% BN trải nghiệm ít nhất 1 TCTD sau mạnh, thuận chiều giữa việc đạt đáp ứng điều trị khi đã đạt lui bệnh và nhóm TCTD chiếm tỉ lệ ở thời điểm 2 tuần với đạt lui bệnh ở thời điểm 4 cao nhất là về rối loạn giấc ngủ và rối loạn ăn tuần. Các NC về việc đạt được sự cải thiện sớm uống(5). Một nghiên cứu trên loại thuốc trên lâm sàng cũng cho thấy điều này liên quan fluoxetine cho thấy có 82% BN lui bệnh còn tồn đến khả năng lui bệnh của BN. Nghiên cứu của dư triệu chứng, 3 nhóm TC nhiều nhất theo thứ tác giả Szegedi A thực hiện năm 2003 cho thấy tự là rối loạn giấc ngủ (44%), mệt mỏi (38%) và có sự tương quan giữa việc giảm từ 20% trên giảm hứng thú (27%)(29). Tác giả Hiranyatheb T thang điểm HAM-D với đạt được sự lui bệnh thực hiện nghiên cứu tại Thái Lan năm 2016 hoặc đáp ứng ổn định sau này. Trong nghiên cũng ghi nhận có tới 93,3% BN RLTCCY có cứu này, tác giả sử dụng 2 loại thuốc là TCTD sau khi đã đạt lui bệnh, trong đó triệu mirtazapine và paroxetine, cả hai loại thuốc đều chứng lo âu và mất ngủ có tỉ lệ cao và có tương cho kết quả tương tự. Tác giả cũng chỉ ra rằng quan rõ rệt với các trường hợp tái diễn về sau(30). những BN không cải thiện được ít nhất 20% trên Tác giả Conradi HJ cũng ghi nhận các triệu thang điểm HAM-D sẽ không đạt được lui bệnh chứng về nhận thức, mất sinh lực và giấc ngủ hay đáp ứng điều trị ổn định sau này(27). Tương chiếm tỉ lệ cao nhất(31). tự, tác giả Henkel cũng cho thấy: sự giảm 20% Xét về số lượng TCTD, tác giả Conradi và trên thang điểm HAM-D trong 2 tuần đầu điều cộng sự cho thấy trung bình mỗi BN sau khi đạt trị là một yếu tố dự báo cho sự đáp ứng điều trị lui bệnh có 2 TCTD (31). Ở NC STAR*D, sau thời hoặc lui bệnh sau này(22). gian 8 tuần, trung bình mỗi BN có 3 TCTD(5). Như vậy, các NC đều cho thấy việc BN có Trong một NC khác trên 108 BN đã đạt lui bệnh, cải thiện tốt và sớm trong thời gian đầu điều trị người ta ghi nhận có 26% BN có 1 TCTD và có có ảnh hưởng đến kết cục về sau. Các NC khác 57% BN có từ 2 TC trở lên(2). So với chúng tôi, các đưa ra bằng chứng cho việc càng kéo dài thời NC này đều có số TCTD trung bình nhỏ hơn. gian đạt đáp ứng điều trị, hoặc càng phải trải Điều này có thể do thời gian theo dõi của chúng qua nhiều lần đổi thuốc, nhiều bước điều trị thì tôi là ngắn hơn, chỉ 4 tuần. Do đó, đòi hỏi phải có người bệnh càng ít có khả năng đạt được lui những NC thực hiện dài hơi hơn để đánh giá bệnh hơn và có nguy cơ tái diễn cao hơn(28). chính xác hơn về vấn đề này. Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc lựa Hạn chế của nghiên cứu chọn phương án điều trị hợp lý ngay từ đầu có Thứ nhất, do thời gian thực hiện ngắn, cỡ 436 Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học
  9. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 Nghiên cứu Y học mẫu trong nghiên cứu chưa lớn, nghiên cứu 11. Trivedi MH, et al (2006). Evaluation of outcomes with citalopram for depression using measurement-based care in thực hiện chỉ trong Phòng khám Tâm thần kinh STAR*D: implications for clinical practice. Am J Psychiatry, của BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh nên kết 163(1):28-40. 12. Phạm Thị Minh Châu (2018). Khảo sát triệu chứng cơ thể và quả ghi nhận được có thể chưa đại diện được hết các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu cho toàn bộ BN mắc RLTCCY ở Việt Nam. Thứ tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh từ tháng hai, NC sử dụng thang điểm HAM-D là một 11/2017 đến tháng 6/2018. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. thang điểm dùng cho nhân viên y tế, do đó, việc 13. Kim TS, et al (2011). The clinical research center for depression đánh giá BN chưa có tính hai chiều từ phía study: baseline characteristics of a korean long-term hospital- người bệnh. Thứ ba, NC có nêu về vấn đề TCTD based observational collaborative prospective cohort study. Psychiatry Investig, 8(1):1-8. trên nhóm BN đã đạt lui bệnh, tuy nhiên, mới 14. Wongpakaran T, et al (2014). Baseline characteristics of dừng ở mức thống kê số lượng, chưa đánh giá depressive disorders in Thai outpatients: findings from the Thai Study of Affective Disorders. Neuropsychiatr Dis Treat, về mức độ nặng cũng như thời gian kéo dài của 10:217-23. triệu chứng. 15. Bekhuis E, et al (2016). The impact of somatic symptoms on the course of major depressive disorder. Journal of Affective KẾT LUẬN Disorders, 205:112-118. Mặc dù đạt được đáp ứng điều trị là điều 16. Kongsuk T, Kenbubpha K, Sukawaha S (2010). The prevalence of major depressive disorders in Thailand: results from the khả thi với công tác điều trị RLTCCY hiện nay Epidemiology of Mental Disorders National Survey 2008. in nhưng để đưa người bệnh đạt mục tiêu hồi phục World Psychiatric Association Section on Epidemiology and hoàn toàn, nhà lâm sàng cần phải nỗ lực rất Public Health meeting, Prediction in psychiatric epidemiology–from childhood and adolescence to adulthood. nhiều khi tỉ lệ đạt lui bệnh không cao và tỉ lệ https://www.prasri.go.th/upic/ie.php/9a177a07fd2b9b9f. người bệnh có triệu chứng tồn dư còn rất nhiều. 17. Cipriani A, et al (2018). Comparative efficacy and acceptability of 21 antidepressant drugs for the acute treatment of adults Lời cảm ơn: Các tác giả chân thành gửi lời cảm with major depressive disorder: a systematic review and ơn đến các bác sĩ và nhân viên y tế tại phòng network meta-analysis. Lancet, 391(10128):1357-1366. khám ngoại trú Tâm Thần Kinh, bệnh viện Đại 18. Gautam S, et al (2017). Clinical Practice Guidelines for the management of Depression. Indian J Psychiatry, 59(S1):S34-s50. Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều 19. Kennedy SH, et al (2016). Canadian Network for Mood and kiện cho quá trình lấy mẫu. Anxiety Treatments (CANMAT) 2016 Clinical Guidelines for the Management of Adults with Major Depressive Disorder: TÀI LIỆU THAM KHẢO Section 3. Pharmacological Treatments. Can J Psychiatry, 1. Sadock BJ, Sadock VA (2015). Mood Disorders, in Kaplan and 61(9):540-60. Sadock's synopsis of psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical 20. American PA (2019). Guideline Development Panel for the Psychiatry, pp.347 - 386. Wolter Kluwer. Treatment of Depressive Disorders. URL: 2. Israel JA (2010). The Impact of Residual Symptoms in Major https://www.apa.org/depression-guideline/guideline. Depression. Pharmaceuticals, 3(8):2426-2440. 21. Taylor D, Barnes T, Young A (2018). Depression and anxiety 3. Reddy MS (2012). Depression - the global crisis. Indian J Psychol disorders, in The Maudsley prescribing guidelines in Med, 34(3):201-3. psychiatry, pp.255 - 384. John Wiley & Sons. 4. McIntyre RS (2013). Using measurement strategies to identify 22. Henkel V, et al (2009). Does early improvement triggered by and monitor residual symptoms. J Clin Psychiatry, 74(S2):14-8. antidepressants predict response/remission? Analysis of data 5. Nierenberg AA, et al (2010). Residual symptoms after remission of from a naturalistic study on a large sample of inpatients with major depressive disorder with citalopram and risk of relapse: a major depression. J Affect Disord, 115(3):439-49. STAR*D report. Psychol Med, 40(1):41-50. 23. Stahl SM (2013). Antidepressants, in Stahl's Essential 6. Corey-Lisle PK, et al (2004). Response, Partial Response, and Psychopharmacology - Neuroscientific Basis and Pratical Nonresponse in Primary Care Treatment of Depression. Archives of Applications, pp.284 - 369. Cambridge. Internal Medicine, 164(11):1197-1204. 24. Gibbons RD, et al (2012). Benefits from antidepressants: 7. Spadone C, Corruble E (2010). Residual symptoms and synthesis of 6-week patient-level outcomes from double-blind recurrence in major depressive disorder. Encephale, 36(5):S108-11. placebo-controlled randomized trials of fluoxetine and 8. Ngô Tích Linh (2005). Rối loạn trầm cảm nặng, in Tâm thần venlafaxine. Arch Gen Psychiatry, 69(6):572-9. học, pp.116 - 123. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Sheehan DV, et al (2011). Assessing remission in major 9. Romans SE, et al (2007). Gender differences in the symptoms of depressive disorder and generalized anxiety disorder clinical major depressive disorder. J Nerv Ment Dis, 195(11):905-11. trials with the discan metric of the Sheehan disability scale. Int 10. Silverstein B (2002). Gender differences in the prevalence of Clin Psychopharmacol, 26(2):75-83. somatic versus pure depression: a replication. Am J Psychiatry, 26. Romera I, et al (2013). Residual symptoms and functioning in 159(6):1051-2. depression, does the type of residual symptom matter? A post- Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học 437
  10. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021 hoc analysis. BMC Psychiatry, 13:51. 31. Conradi HJ, Ormel J, de Jonge P (2011). Presence of individual 27. Szegedi A, et al (2003). Early improvement under mirtazapine (residual) symptoms during depressive episodes and periods and paroxetine predicts later stable response and remission of remission: a 3-year prospective study. Psychol Med, with high sensitivity in patients with major depression. J Clin 41(6):1165-74. Psychiatry, 64(4):413-20. 28. Rush AJ, et al (2006). Acute and longer-term outcomes in Ngày nhận bài báo: 12/06/2021 depressed outpatients requiring one or several treatment steps: a STAR*D report. Am J Psychiatry, 163(11):1905-17. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 15/07/2021 29. Nierenberg AA (2015). Residual symptoms in depression: Ngày bài báo được đăng: 15/10/2021 prevalence and impact. J Clin Psychiatry, 76(11):e1480. 30. Hiranyatheb T, et al (2016). The impact of residual symptoms on relapse and quality of life among Thai depressive patients. Neuropsychiatr Dis Treat, 12:3175-3181. 438 Chuyên Đề Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1