Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Đào Thị Thanh Nhã*, Trần Công Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng nào có liên quan đến kết cục xấu của<br />
bệnh nhân xuất huyết dưới nhện khi xuất viện để có thái độ điều trị đúng đắn.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát tiền cứu, mô tả cắt ngang 74 bệnh nhân xuất huyết dưới<br />
nhện tại khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.<br />
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 39,2%. Trong đó, các yếu tố có liên quan đến kết cục xấu bao<br />
gồm: sốt lúc nhập viện, tăng huyết áp lúc nhập viện, tăng đường huyết lúc nhập viện, độ nặng lâm sàng theo<br />
WFNS lúc nhập viện, lượng máu trên CT Scan dựa vào thang điểm Fisher, biến chứng chảy máu tái phát và biến<br />
chứng co mạch.<br />
Kết luận: Kiểm soát tốt những yếu tố liên quan đến kết cục xấu mà có thể điều chỉnh được để cải thiện kết<br />
cục điều trị của bệnh nhân xuất huyết dưới nhện.<br />
Từ khóa: xuất huyết khoang dưới nhện.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSING CHARACTERISTIC OF SUBARACHNOID HEMORRHAGE PATIENTS<br />
IN CHO RAY HOSPITAL.<br />
Dao Thi Thanh Nha, Tran Cong Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 212 - 216<br />
Background: Identify clinical symptoms, laboratory results, imaging and complications correlating to poor<br />
outcome in subarachnoid hemorrhage patients to have suitable therapy.<br />
Methods: Prospective, cross-sectional descriptive study on 74 subarachnoid hemorrhage patients admitted to<br />
Department of Neurology, Cho Ray Hospital from October 2013 to March 2014.<br />
Results: The poor outcome rate is 39.2%. In the analysis, variables present during hospitalization associated<br />
with poor outcome included: fever after subarachnoid hemorrhage, elevated blood pressure on admission,<br />
hyperglycemia on admission, poor WFNS grade, Fisher grade on computed tomography and rebleeding,<br />
vasospasm complication after subarachnoid hemorrhage.<br />
Conclusions: Most of factors correlate to poor outcome after subarachnoid hemorrhage are present on<br />
admission and modifiable, so control these factors can improve outcome of subarachnoid hemorrhage patients.<br />
Key word: Subarachnoid hemorrhage.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xuất huyết dưới nhện là tình trạng chảy<br />
máu vào khoang dưới nhện. 85% các trường<br />
hợp xuất huyết dưới nhện là do vỡ túi phình<br />
mạch não. Hiện nay, tỷ lệ tử vong và di chứng<br />
<br />
của xuất huyết dưới nhện vẫn còn khá cao. Tỷ<br />
lệ tử vong trong tuần đầu là 10%, lên đến 40%<br />
trong tháng đầu sau xuất huyết dưới nhện. Do<br />
đó qua nghiên cứu này chúng tôi muốn có cái<br />
nhìn rõ nét hơn về đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng cũng như phương pháp điều trị của các<br />
<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Nhân Dân 115<br />
** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đào Thị Thanh Nhã<br />
ĐT: 01234001011 Email: daothithanhnha@gmail.com<br />
<br />
212<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
bệnh nhân xuất huyết dưới nhện tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy, đặc biệt quan tâm đến các yếu tố liên<br />
quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân giúp<br />
làm giảm kết cục xấu cho bệnh nhân xuất<br />
huyết dưới nhện.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu<br />
Bảy mươi bốn bệnh nhân được chẩn đoán<br />
xác định xuất huyết dưới nhện bằng lâm sàng và<br />
CT scan, khởi phát bệnh trong 72 giờ, điều trị tại<br />
khoa nội Thần Kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy từ<br />
tháng 10 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 được<br />
đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân xuất huyết<br />
dưới nhện sau chấn thương sọ não, xuất huyết<br />
não màng não và bệnh nhân xuất huyết dưới<br />
nhện không được làm đầy đủ xét nghiệm đều bị<br />
loại khỏi nghiên cứu. Các bệnh nhân khi nhập<br />
viện sẽ được khai thác bệnh sử, khám lâm sàng<br />
và làm CT Scan sọ não không cản quang để xác<br />
định chẩn đoán. Tiến hành ghi nhận các dấu<br />
hiệu lúc nhập viên: thân nhiệt, huyết áp, đường<br />
huyết, thang điểm hôn mê Glasgow, đánh giá độ<br />
nặng lâm sàng theo thang điểm của hội phẫu<br />
thuật thần kinh thế giới, phân độ lâm sàng Hunt<br />
Hess và phân độ Fisher dựa vào CT Scan sọ não.<br />
Theo dõi quá trình điều trị, tiếp tục ghi nhận<br />
diến tiến lâm sàng tiến triển cùng với cận lâm<br />
sàng trong quá trình điều trị để xác định các biến<br />
chứng chảy máu tái phát và co mạch trong quá<br />
trình điều trị. Ghi nhận phương pháp điều trị<br />
đối với bệnh nhân xuất huyết dưới nhện được<br />
xác định do túi phình mạch não.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
được sử dụng khi có bất kỳ ô nào trong bảng 2x2<br />
có tần số nhỏ hơn 5.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 74<br />
bệnh nhân. Trong đó tỷ lệ nam nữ là ngang nhau<br />
(50%). Tuổi trung bình của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu là 55 tuổi. Nhóm tuổi từ 50 đến 60<br />
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Yếu tố nguy cơ của<br />
bệnh nhân xuất huyết dưới nhện bao gồm tăng<br />
huyết áp (58,1%), hút thuốc lá (24,8%), uống<br />
rượu (20,3%), đái tháo đường (5,4%).<br />
Bệnh cảnh xuất huyết dưới nhện khởi phát<br />
đột ngột lên đến 97,3% với các biểu hiện lâm<br />
sàng như sau:<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu<br />
Dấu hiệu lâm sàng<br />
Rối loạn ý thức<br />
Đau đầu<br />
Buồn nôn, nôn ói<br />
Co giật<br />
Dấu thần kinh khu trú<br />
Cổ gượng<br />
Kernig<br />
Brudzinki<br />
<br />
Tần số (n)<br />
36<br />
73<br />
58<br />
4<br />
5<br />
73<br />
50<br />
11<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
48,6<br />
98,6<br />
78,4<br />
5,4<br />
6,8<br />
98,6<br />
67,6<br />
14,9<br />
<br />
Độ nặng của bệnh nhân được đánh giá<br />
dựa vào thang điểm của Hiệp hội Phẫu thuật<br />
Thần Kinh Thế giới (WFNS) và phân độ theo<br />
Hunt Hess:<br />
Bảng 2: Phân độ lâm sàng theo WFNS<br />
Hunt Hess<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Nhóm Hunt Hess<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Độ 1<br />
2,7<br />
<br />
Độ 2<br />
60,8<br />
<br />
Độ 3<br />
16,2<br />
<br />
Nhẹ<br />
63,5<br />
<br />
Độ 4 Độ 5<br />
17,6<br />
2,7<br />
Nặng<br />
36,5<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân được đánh giá bằng<br />
thang điểm GOS khi xuất viện và được phân<br />
nhóm thành hai nhóm bao gồm: kết cục xấu<br />
(GOS 1, 2, 3) và kết cục tốt (GOS 4,5).<br />
<br />
Bảng 3: Phân độ lâm sàng theo Hunt Hess<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
<br />
Hình ảnh CT Scan của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu được phân độ theo Fisher, trong đó<br />
Fisher độ 3 là 45,9%, độ 2 là 37,8%, độ 4 là 16,2%.<br />
<br />
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0. Các biến định lượng được mô tả<br />
bằng trung bình, độ lệch chuẩn, các biến định<br />
tính được mô tả bằng tần số, tỷ lệ. Khảo sát mối<br />
liên quan giữa các biến số định tính bằng phép<br />
kiểm Chi bình phương. Test chính xác Fisher<br />
<br />
Thần Kinh<br />
<br />
WFNS<br />
Tỷ lệ (%)<br />
Nhóm WFNS<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Độ 1<br />
48,6<br />
<br />
Độ 2<br />
13,5<br />
Nhẹ<br />
71,6<br />
<br />
Độ 3<br />
9,5<br />
<br />
Độ 4<br />
Độ 5<br />
21,6<br />
6,8<br />
Nặng<br />
28,4<br />
<br />
Trong mẫu nghiên cứu có 14 bệnh nhân<br />
(18,9%) chưa được chụp DSA do tình trạng<br />
lâm sàng nặng. 75% bệnh nhân được khảo sát<br />
<br />
213<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
mạch máu bằng DSA cho thấy túi phình ở lần<br />
chụp đầu tiên, một trường hợp phát hiện dị<br />
dạng mạch máu não (1,7%) còn lại 23,3% bệnh<br />
nhân xuất huyết dưới nhện có hình ảnh DSA<br />
bình thường.<br />
Vị trí túi phình ở tuần hoàn trước chiếm đa<br />
số (68,9%), tỷ lệ túi phình tuần hoàn sau là 31,1%.<br />
Trong đó 95,6% túi phình có dạng hình túi. Và<br />
tất cả các túi phình có kích thước nhỏ (