Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014 <br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN LƯU <br />
NƯỚC TIỂU RA DA CÓ VAN BẰNG RUỘT THỪA <br />
Đỗ Văn Công*, Nguyễn Văn Ân**, Đào Quang Oánh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Nhiều bệnh lý trên bàng quang đưa đến chỉ định thực hiện phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu <br />
ra da có kiểm soát. Việc lựa chọn vật liệu tạo van và phương pháp phẫu thuật sao cho vừa đạt kết quả tối ưu về <br />
chức năng kiểm soát nước tiểu, bền vững, lại có tính thẩm mỹ. Ruột thừa khá phù hợp. Chúng tôi sử dụng ruột <br />
thừa trong tạo van với một vài cải biên để đạt được những yêu cầu trên. <br />
Đố tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân đã <br />
được phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát bao gồm cả mở rộng bàng quang và thay thế (túi chứa) <br />
bằng ruột tại 2 khoa Niệu A và B bệnh viện Bình Dân từ năm 2007‐2013, với thời gian theo dõi tối thiêu 3 tháng <br />
được đưa vào nghiên cứu. <br />
Kết quả: Có 25 bệnh nhân gồm 7 trường hợp (TH) bướu bàng quang và 18 TH bàng quang hỗn loạn thần <br />
kinh (9 TH giảm trương lực và 9 TH tăng trương lực). Tuổi trung bình là 56.2 tuổi (19 – 87). Tỷ lệ nam/nữ = <br />
1,5. Thời gian theo dõi: 34,6 tháng (3‐72). Bàng quang mới có dung tích trung bình: 472ml (400‐550 ml) và áp <br />
suất ở dung tích tối đa P (Vmax) ≤ 30 cm nước. Chức năng van ruột thừa với 3 tiêu chuẩn: thời gian giữa 2 lần <br />
thông, khả năng kiểm soát nước tiểu, mức độ dễ dàng khi thao tác là 80 – 92% tốt. <br />
Kết luận: Ruột thừa là vật liệu sẵn sàng, hữu dụng để làm van chuyển lưu trong phẫu thuật chuyển lưu ra <br />
da có kiểm soát với kết quả tốt và bền vững theo thời gian. <br />
Từ khóa: ruột thừa, van chuyển lưu ra da có kiểm soát <br />
<br />
ABSTRACT <br />
USING APPENDIX FOR CONTINENT CUTANEOUS URINARY DIVERSION <br />
Do Van Cong, Nguyen Van An, Đao Quang Oanh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 51 ‐ 57 <br />
Introduction: Many bladder pathologies lead to require continent cutaneous diversions. How to create a <br />
valve with optimum results for continency, sustainability and aesthetic appearance, is still a question. The <br />
appendix is quite suitable. We report the use of appendix, appling Mitrofanoff’s principle with some modifications <br />
to create a continent valve in order to achieve the above requirements. <br />
Objectives: To assess the effectiveness of using appendix to create continent cutaneous continent valve. <br />
Patients – Methods: Descriptive, serial clinical cases study. All cases of continent cutaneous urinary <br />
diversions, including augmentation and replacement bladders (pouches) realized at Urology Departments A and <br />
B, Binh Dan Hospital during the years 2007‐2013, with a minimum follow‐up of 3 months, were included in this <br />
study. <br />
Results: Totally 25 patients, including 7 bladder tumors and 18 neurogenic bladders (9 hypotonic <br />
and 9 hypertonic). Mean age = 56.2 years (19‐87). Ratio male/female = 1.5. Follow‐up time: 34.6 months <br />
(3‐72). New bladder mean capacity = 472ml (400‐550 ml) and Pressure at maximum capacity (PVmax) ≤ <br />
30 cm of water. Functional evaluaton of the appendix‐valve based on 3 criteria: time between 2 <br />
* Bệnh viện Quân Dân Miền Đông ** Bệnh Viện Bình Dân <br />
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Văn Công <br />
ĐT: 0914.177.798 Email: vancongbs@gmail.com <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
51<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
consecutive catheterizations, degree of continency, and capability of self catheterization, has 80‐92% of <br />
good results. <br />
Conclusions: Appendix is available, useful to create continent cutaneous valve with good and sustainable <br />
results over time. <br />
Keywords: appendix, continent cutaneous diversion <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Khi chức năng của đường tiết niệu dưới bị <br />
tổn thương trầm trọng thì vấn đề chuyển lưu <br />
nước tiểu được đặt ra. Chuyển lưu nước tiểu có <br />
kiểm soát đem lại chất lượng sống và bảo vệ <br />
đường tiết niệu trên tốt hơn chuyển lưu nước <br />
tiểu không kiểm soát. Chọn lựa phương thức <br />
chuyển lưu tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, <br />
bệnh lý nền (nguyên nhân gây tổn thương cho <br />
đường tiết niệu dưới) cùng tình trạng của niệu <br />
đạo và cơ thắt vân. Lý tưởng là bàng quang thay <br />
thế nối với niệu đạo. Tuy nhiên, trong nhiều <br />
trường hợp, buộc phải chọn lựa chuyển lưu ra <br />
da qua một van có kiểm soát. <br />
Phẫu thuật chuyển lưu nước tiểu có kiểm <br />
soát có thể coi là bước tiến lớn trong sự phát <br />
triển của ngành niệu khoa do khả năng giải <br />
phóng bệnh nhân khỏi việc mang ống thông liên <br />
tục dài ngày, giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa <br />
nhập với xã hội. Tuy nhiên việc lựa chọn vật liệu <br />
tạo van và phương pháp phẫu thuật sao cho vừa <br />
đạt kết quả tối ưu về chức năng kiểm soát nước <br />
tiểu, bền vững và có tính thẩm mỹ cần được cân <br />
nhắc. Ruột thừa là cơ quan thuộc ống tiêu hóa <br />
của cơ thể nằm ở hố chậu phải, có đường kính <br />
nhỏ, dài khoảng 10cm, có hệ thống mạch máu <br />
riêng nên có thể di chuyển dễ dàng. Do đó ruột <br />
thừa khá phù hợp về mặt sinh lý để làm van <br />
chuyển lưu. <br />
Van chuyển lưu nước tiểu phải đủ kín để <br />
không xì rò nước tiểu trong thì chứa đựng <br />
nhưng không quá hẹp để bệnh nhân có thể tự <br />
thông dễ dàng. Ngoài ra miệng van còn phải <br />
đảm bảo tính thẩm mỹ. <br />
Ruột thừa là vật liệu khá lý tưởng để có thể <br />
đạt được các yêu cầu trên. <br />
<br />
52<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu lâm sàng, mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Bệnh nhân đã được phẫu thuật chuyển lưu <br />
nước tiểu ra da có kiểm soát bao gồm cả mở <br />
rộng bàng quang và thay thế (túi chứa) bằng <br />
ruột tại 2 khoa Niệu A và B bệnh viện Bình Dân <br />
từ năm 2007‐2013 với các yêu cầu sau: <br />
‐ Chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm soát sử <br />
dụng ruột thừa làm van kiểm soát nước tiểu. <br />
‐ Thời gian theo dõi sau phẫu thuật ít nhất là <br />
3 tháng. <br />
‐ Bệnh nhân hợp tác tốt trong quá trình <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân không đồng ý phương pháp <br />
phẫu thuật hoặc không hợp tác trong quá trình <br />
nghiên cứu. <br />
Bệnh nhân không có ruột thừa (đã cắt) hoặc <br />
không sử dụng được để làm van chuyển lưu do <br />
bất thường về vị trí: dưới gan, sau manh tràng... <br />
hay không đủ dài: ruột thừa hoặc mạc treo ruột <br />
thừa quá ngắn. <br />
<br />
Kỹ thuật tạo van chuyển lưu nước tiểu ra <br />
da có kiểm soát bằng ruột thừa <br />
Tiến hành cắt ruột thừa có bảo tồn cuống <br />
mạch mạc treo ruột thừa (sau khi bàng quang đã <br />
được tạo hình gần xong, còn một đường khâu <br />
cuối để đóng lại). <br />
Cắt bỏ phần đầu ruột thừa, bơm rửa sạch và <br />
đặt 1 ống thông 10‐12Fr vào trong lòng ruột <br />
thừa. <br />
Ngoại phúc mạc hoá ruột thừa. <br />
Nối tận‐bên đầu ruột thừa vào thành bàng <br />
quang. Vị trí nối là ở phần ruột, nơi sát gần <br />
thành bụng. <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tạo đường hầm chéo qua thành bụng xuyên <br />
cân cơ thẳng bụng ra da. <br />
<br />
năng tự thông tiểu sạch cách quãng qua van và <br />
biến chứng của miệng van chuyển lưu nếu có. <br />
<br />
Đưa gốc ruột thừa ra da, khâu cố định ruột <br />
thừa vào thành bụng. Khâu cố định miệng van <br />
chuyển lưu trên bề mặt da. <br />
<br />
Trong nghiên cứu này, lấy mốc kết quả thời <br />
gian theo dõi sau phẫu thuật ít nhất là 3 tháng. <br />
<br />
Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị <br />
Các bệnh nhân khi xuất viện sẽ được hẹn tái <br />
khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để <br />
theo dõi: khả năng kiểm soát nước tiểu, khả <br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá: Áp dụng theo cách <br />
đánh giá của các tác giả Đào Quang Oánh, <br />
Nguyễn Văn Ân(3,1,10). <br />
<br />
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá chức năng van chuyển lưu ruột thừa Kiểm soát được trong thì chứa đựng và Tự <br />
thông trong thì lấy nước tiểu. <br />
Chức năng<br />
<br />
Tiêu chuẩn<br />
Thời gian giữa 2 lần<br />
thông tiểu liên tiếp<br />
<br />
Kiểm soát<br />
Khả năng kiểm soát<br />
Thao tác khi tự<br />
thông<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
>3 giờ<br />
<br />
2-3 giờ<br />
<br />
3giờ, thời gian tự thông giữa 2 lần <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
53<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
thông > 3giờ, xếp loại tốt. 5 TH (20%) xếp loại <br />
trung bình. Không có trường hợp nào phỉa <br />
thông dưới 2 giờ/lần. <br />
Bảng 5: Phân loại dựa vào thời gian giữa 2 lần <br />
thông. <br />
Thời gian giữa 2 lần<br />
thông<br />
>3 giờ<br />
2-3 giờ<br />
< 2 giờ<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
20<br />
5<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ Phân loại<br />
80%<br />
Tốt<br />
20% Trung bình<br />
0%<br />
Kém<br />
<br />
Khả năng kiểm soát <br />
21 TH (82%) được xếp loại tốt, trong đó 12 <br />
TH (48%) kiểm soát được cả ngày lẫn đêm và 9 <br />
TH (36%) thỉnh thoảng nước tiểu són qua van vì <br />
ngủ quên. Có 4 TH (16%) thường són qua van <br />
ban đêm, tất cả đều vì ngủ quên, thời gian giữa 2 <br />
lần thông còn tương đối ngắn (2‐3 giờ) và thời <br />
gian theo dõi sau mổ mới hơn 3 tháng. <br />
Bảng 6: Phân loại dựa vào khả năng kiểm soát nước <br />
tiểu. <br />
Kiểm soát ngày và đêm<br />
Hoàn toàn cả ngày và đêm<br />
Hoàn toàn ban ngày, thỉnh<br />
thoảng không được ban đêm<br />
Kiểm soát được ban ngày,<br />
không kiểm soát được ban đêm<br />
Không kiểm soát được cả ngày<br />
lẫn đêm<br />
<br />
Số bệnh<br />
Tỷ lệ Phân loại<br />
nhân<br />
12<br />
48%<br />
Tốt<br />
9<br />
36%<br />
4<br />
<br />
16% Trung bình<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Thao tác khi đặt thông <br />
Hấu hết bệnh nhân (92%) đều tự đặt thông <br />
dễ dàng, 1 trường hợp bị chấn thương cột sống <br />
cổ, liệt cả 4 chi nên cần người khác giúp đỡ. <br />
Bảng 7: Phân loại dựa vào độ khó khi tự thông. <br />
Thao tác khi đặt<br />
Cần người trợ<br />
Dễ dàng Khó khăn<br />
thông<br />
giúp<br />
Số trường hợp<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
24<br />
92%<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
4%<br />
<br />
Lý do chọn ruột thừa làm vật liệu tạo van <br />
Từ năm 1980, khi Mitrofanoff công bố kỹ <br />
thuật tạo van kiểm soát nước tiểu bằng ruột <br />
thừa thì phương pháp này nhanh chóng được <br />
phổ biên. Kỹ thuật này chứng minh được tính <br />
ưu việt so với các loại van kiểm soát khác nhờ <br />
tính hiệu quả và sự đơn giản trong kỹ thuật <br />
(1,5,7,8,11,13). Hiện nay, ruột thừa vẫn là vật liệu được <br />
lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ niệu khoa khi <br />
cần làm van chuyển lưu nước tiểu ra da có kiểm <br />
soát. Nhiều tác giả, dù trong mổ mở (4,5,7) hay nội <br />
soi, thậm chí có hỗ trợ của robot(6,12) vẫn cho rằng <br />
dùng ruột thừa trong tạo van nên được ưu tiên <br />
chọn lựa. <br />
Ruột thừa có những đặc điểm sau: <br />
‐ Ruột thừa sẵn có hình dạng và kích thước <br />
phù hợp để tạo van, (dài 6‐10cm, lòng nhỏ, <br />
vừa đủ một thông cỡ 10‐12 Fr) nên có thể sử <br />
dụng ngay mà không cần sửa chữa do đó sẽ <br />
rút ngắn thời gian phẫu thuật và giảm các biến <br />
chứng sau mổ. <br />
‐ Ruột thừa thường nằm ở vị trí thích hợp, <br />
vùng hố chậu phải, miệng van đưa ra da cũng <br />
nằm ở hố chậu, nếu bệnh nhân thuận tay phải <br />
thì rất thích hợp. <br />
‐ Mạc treo ruột thừa dễ phẫu tích và cấp <br />
máu tốt. <br />
‐ Không ảnh hưởng tới sự vận chuyển của <br />
đường tiêu hoá khi không sử dụng ống tiêu hoá <br />
để tạo hình bàng quang. <br />
‐ Ruột thừa không có chức năng thật sự <br />
quan trọng, không thể thay thế trong cơ thể nên <br />
việc sử dụng ruột thừa làm van cũng ít ảnh <br />
hưởng tới toàn bộ cơ thể. <br />
Tuy nhiên để có thể sử dụng được ruột thừa, <br />
vẫn đòi hỏi một số điều kiện như: <br />
<br />
Tính thẩm mỹ của van: <br />
<br />
‐ Phải đủ dài, tối thiểu trên 6 cm. <br />
<br />
Van nhỏ, có thể che dấu dưới quần lót <br />
thông thường. Miệng van ngay hố chậu phải, <br />
rất thuận lợi đối với người thuận tay phải. So <br />
sánh với những van để hồi tràng còn nguyên <br />
ống thì tính thẩm mỹ rõ ràng hơn hẳn. <br />
<br />
‐ Có mạch máu nuôi tốt và mạc treo đủ dài. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
54<br />
<br />
‐ Không ở vị trí bất thường. <br />
<br />
Cải biên kỹ thuật tao van ruột thừa <br />
Vẫn theo nguyên lý của Mitrofanoff, đó là sử <br />
dụng ống có đường kính nhỏ và tạo một lực ép <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
từ ngoài lên thành ống để khép ống và kiểm soát <br />
nước tiểu, chúng tôi có các cải biên sau: <br />
‐ Không tạo đường hầm dưới niêm mạc khi <br />
cắm ruột thừa vào BQ mà cắm trực tiếp tận‐bên <br />
ruột thừa vào bàng quang. <br />
‐ Tạo đường hầm chéo xuyên cân cơ thẳng <br />
bụng là lớp cơ dày nhất của thành bụng trước. Ở <br />
đây, chúng tôi đã lợi dụng cơ thẳng bụng như 1 <br />
cơ thắt vân (giống như cơ thắt vân niệu đạo) để <br />
khép lại ống vì bản thân cơ thẳng bụng là cơ <br />
vân, có thể vận động chủ động được. <br />
Việc tạo đường hầm dưới niêm hay dưới <br />
thanh mạc trên thành ruột non khá khó. Ngược <br />
lại việc tạo đường chéo xuyên cân cơ thẳng đơn <br />
giản dễ thực hiện hơn. <br />
Một vấn đề nữa, có vai trò quan trọng là tính <br />
an toàn của van kiểm soát. Có thật sự rất cần <br />
thiết tạo một van chuyển lưu thật kín và chịu <br />
được áp lực cao hay không? <br />
Vấn đề chính là tạo một bàng quang mới với <br />
áp lực thấp trong thì chứa đựng(2,7). <br />
Để bảo vệ đường tiết niệu trên, tránh biến <br />
chứng ngược dòng bàng quang‐niệu quản thì áp <br />
lực trong lòng bàng quang phải ≤ 30‐40cm nước. <br />
Nguyên tắc”mở ống ruột” trong tạo hình cũng <br />
là nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu này, vì vậy, <br />
cũng còn được gọi là tạo hình bàng quang kiểu <br />
’’áp lực thấp”. Áp lực trong bàng quang mới, <br />
nếu đạt yêu cầu, thì hầu như luôn 40cm nước là đủ. <br />
Một điều cần chú ý nữa là nếu vì một lý do <br />
nào đó áp lực tròng bàng quang mới >40 cm <br />
nước thì van chuyển lưu kín vừa đủ sẽ an toàn <br />
hơn. Rò rỉ nước tiểu sẽ làm giảm áp lực trong <br />
bàng quang mới, bớt áp lực trào ngược lên <br />
đường tiết niệu trên, đồng thời báo động cho <br />
bệnh nhân là đã đến lúc tự thông. <br />
Khi tạo hình bàng quang, cả đối với mở rộng <br />
lẫn thay thế, thì cảm giác mắc tiểu của bệnh <br />
nhân thường giảm sút hoặc mất. Ban ngày, <br />
người bệnh có thể cảm thấy tức nặng vùng hạ vị, <br />
hẹn giờ đặt thông tiểu 3‐5giờ/lần nhưng vào ban <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đêm, ở người bình thường, việc bài tiết nước <br />
tiểu thường giảm do tác dụng của Hormon <br />
chống bài niệu ADH nhưng ở người tạo hình <br />
bàng quang (đặc biệt bàng quang thay thế) thì <br />
lượng nước tiểu ban đêm vẫn không ít hơn ban <br />
ngày trong khi giấc ngủ thường kéo dài khoảng <br />
6‐7h liên tục. Bàng quang có thể bị căng chướng <br />
quá mức khi bệnh nhân chưa có thói quen trở <br />
dậy đặt thông. Điều đó có thể gây nguy hiểm <br />
khi van kiểm soát quá kín. <br />
Kỹ thuật tạo van chuyển lưu, tương tự như <br />
kỹ thuật cắm lại niệu quản vào ruột, nếu cố gắng <br />
chống ’’trào ngược” có thể tăng tỷ lệ bị hẹp. Khi <br />
ấy, lợi bất cập hại. <br />
Quan điểm của chúng tôi là tạo van kiểm <br />
soát đủ kín để giữ được áp lực khoảng 40cm <br />
nước là đủ và an toàn. Việc này: <br />
‐ Nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát nước <br />
tiểu trong pha chứa đựng của bàng quang. Theo <br />
thời gian, bàng quang mới sẽ giảm các cơn co <br />
thắt, dung tích tăng dần, đồng thời áp lực giảm <br />
dần. Điều này có nghĩa là khả năng kiểm soát <br />
của van sẽ tăng dần theo thời gian. <br />
‐ Nhằm tránh được các biến chứng do trào <br />
ngược lên niệu quản, bảo vệ thận. <br />
<br />
Có nên khâu kín cổ bàng quang? <br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không chủ <br />
trương đóng kín cổ bàng quang (ngoại trừ các <br />
TH cắt bỏ BQ do ung thư hoặc đã khâu cổ BQ <br />
trước đó) vì 2 lý do: <br />
Mục đích chính để khâu bít cổ bàng quang là <br />
để tránh tiểu không kiểm soát sau mổ. Trong <br />
nghiên cứu này, có 8 bệnh nhân bị tiểu không <br />
kiểm soát trước mổ (3/9 TH bàng quang giảm <br />
trương lực và 5/9 TH bàng quang tăng trương <br />
lực). Tất cả đều được phẫu thuật làm rộng bàng <br />
quang để tăng dung tích và giảm áp lực. Chúng <br />
tôi cho rằng làm sao cho thể tích chức năng bàng <br />
quang mới (V≈500ml, Pvesmax ≤ 30‐40 cm nước) <br />
đủ để chứa nước tiểu trong khoảng 3‐5 giờ là đạt <br />
yêu cầu. Khi đó, đường niệu đạo là van xả an <br />
toàn: là lối thoát duy nhất còn lại trong trường <br />
hợp van gặp trục trặc không sử dụng được, <br />
<br />
55<br />
<br />