intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình điều tra đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở QUẢNG BÌNH EVALUATION OF ECONOMIC EFFECT ON THE SMALL-SCALED RUBBER MODEL BUSINESS IN QUANGBINH Trần Tự Lực Trường Đại học Quảng Bình Email: Tranlucqbu@gmail.com TÓM TẮT Mô hình cao su tiểu điền đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế Quảng Bình, nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết việc làm. Đến nay cao su tiểu điền Quảng Bình đã có sự phát triển, tổng diện tích năm 2011 đạt 9408 ha chiếm 59,69% diện tích cao su toàn tỉnh, sản lượng đạt 2524 tấn mủ khô chiếm 45,54% sản lượng cao su toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển cao su tiểu điền còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả, hiệu quả chưa cao, năng suất chỉ đạt khoảng 70% đến 80% năng suất của cao su đại điền, chưa tạo được lòng tin cho người dân về hiệu quả mô hình. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên chúng tôi điều tra đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình này. Từ khoá: Hiệu quả kinh tế; cao su tiểu điền Quảng Bình; cao su Quảng Bình; NPV; GO; IRR ABSTRACTS A small-scaled rubber model plays a significanty important role in Quangbinh economic development, raising incomes and creating jobs for the people living there. Until now the small scale rubber model in Quangbinh has been developed, with the total area in 2011 of 9408 hectares, accounting for 59.69% of the province-wide rubber output, reaching 2524 tons of dry rubber output, accounting for 45.54% of the total province’s output. However, the development of the smaill scale rubber model has faced many difficulties caused by low productivity and efficiency. Productivity is only about 70% to 80% of the productivity of the large- scaled rubber plantations. This does not create trust in the farmers. In order to solve the problems mentioned above, we did a research on economic effects and productivity of the model in Quangbinh to improve economic effects and sustainable development. Key words: Economic efficiency; small scale rubber model; Quang Binh rubber; Net present value; the value of production, Internal rate of return 1. Đặt vấn đề 2524 tấn khô chiếm 45,54% sản lượng cao su toàn tỉnh. Mặc dù đã có sự tăng nhanh về diện Cây cao su đang là công nghiệp chủ lực ở tích và sản lượng trong thời gian gần đây nhưng Quảng Bình, diện tích cao su năm 2011 chiếm sự phát triển của mô hình này còn gặp nhiều khó 94,25% diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh. khăn, năng suất, kết quả và hiệu quả chưa cao; Hình thức trồng cao su ở Quảng Bình gồm cao chưa tạo được lòng tin cho người dân về hiệu su đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ). Nhằm quả của mô hình. Chính vì vậy, chúng tôi điều phát huy lợi thế về đất đai, lao động và thế mạnh tra đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất của cây cao su, Quảng Bình đã có định hướng kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình trên đẩy mạnh phát triển cao su tiểu điền để giải cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà kinh tế và phát triển bền vững mô hình này con nông dân; gắn lợi ích kinh tế hộ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội, 2. Phương pháp nghiên cứu góp phần xây dựng Nông thôn mới. Đến nay 2.1. Phương pháp thu thập số liệu CSTĐ ở Quảng Bình đã có sự phát triển, tổng diện tích năm 2011 đạt 9408 ha chiếm 59,69% - Số liệu thứ cấp: Chủ yếu dựa vào các tài tổng diện tích cao su toàn tỉnh, sản lượng đạt liệu đã được công bố như: Niên giám thông kế từ 43
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 năm 2000 cho đến năm 2011 và từ các báo cáo của 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận sở NN&PT Nông thôn tỉnh Quảng Bình các nguồn 3.1. Khái quát tình hình phát triển cao su tiểu khác về tình hình sản xuất kinh doanh cao su nói điền Quảng Bình chung và CSTĐ nói riêng ở tỉnh Quảng Bình. CSTĐ được triển khai chậm hơn so với - Số liệu sơ cấp: Chúng tôi xây dựng bảng lịch sử hình thành cao su Quảng Bình, đến năm câu hỏi liên quan đến tình hình sản xuất kinh 1993 mới được thực hiện theo chương trình doanh cao su của các hộ CSTĐ như về diện tích, 327CT và dự án da dạng hóa nông nghiệp. Triển đầu tư, tổng số cây, tổng số cây cạo và trình độ khai muộn nhưng đến nay CSTĐ tỉnh Quảng học vấn. Ứng với mỗi năm trong vòng đời cây Bình đã có sự phát triển đáng kể; diện tích CSTĐ cao su chọn 6-7 hộ làm đại diện, các hộ này năm 2011 đạt 9408 ha tăng 2,34 lần so với năm được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. 2007 và chiếm 59,68% diện tích cao su toàn tỉnh; Trên cơ sở đó điều tra 200 hộ trồng cao su ở tỉnh sản lượng khai thác năm 2011 đạt 2524 tấn tăng Quảng Bình theo phương pháp thống kê phân 160,21% so với năm 2007. Năng suất khai thác tầng từ năm thứ nhất đến năm thứ 20, số liệu từ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, từ 850kg/ha năm 21 đến năm 30 chúng tôi dựa trên kết quả lên đến 980 kg/ha. Sự phát triển CSTĐ ở Quảng nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su, tổng hợp ý Bình trong thời gian qua đóng vai trò to lớn trong kiến của các chuyên gia về mức độ biến động của phát triển kinh tế địa phương như: tạo việc làm, các năm tiếp theo để ước lượng. tăng thu nhập và ổn định cho người lao động ở 2.2. Phương pháp phân tích nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo một - Phương pháp thống kê kinh tế: Dựa vào cách bền vững; góp phần làm tăng lượng sản các số liệu thống kê để phân tích, làm rỏ những phẩm cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu; dịch vấn đề có tính quy luật, những nhận xét đánh giá chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công đúng đắn. nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phương pháp hạch toán kính tế: Dựa 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất vào các số liệu thu thập được tính toán các kinh doanh cao su tiểu điền ở Quảng Bình khoản chi phí, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, 3.2.1. Đánh giá chung tình hình phát triển cao thu nhập hỗn hợp… su tiểu điền tại các hộ điều tra - Phương pháp phân tích đầu tư: Dựa vào Trên cơ sở phương pháp điều tra thu thập các số liệu đã tính toán được để tiếp tục tính số liệu, chúng tôi khái quát tình hình chung cao toán, phân tích các chỉ tiêu dài hạn như NPV, su tiểu điền tại các hộ điều tra qua Bảng 1. IRR, B/C. Bảng 1. Tình hình chung của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ/Tổng 1. Số hộ điều tra Hộ 200 2. Diện tích đất đang sử dụng ha 4.65 3. Diện tích đất trồng cao su ha 3,55 - Diện tích thời kỳ KTCB Ha 1,43 - Diện tích thời kỳ KD Ha 2,12 4. Nhân khẩu Người 4,68 5. Tổng số lao động LĐ 3.44 - Lao động gia đình LĐ 2,58 - Lao động thuê ngoài LĐ 0.86 6. Tuổi chủ hộ Tuổi 39,91 7. Trình độ văn hoá Lớp 8,5 8. Số năm kinh nghiệm trồng cao su Năm 7,95 44
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 9. Tham gia tập huấn % 66 10. Giá trị vốn BQ/ha/năm ngđ 52.567,2 - Vốn tự có trđ 35.300 - Vốn vay Trđ 17.267,2 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 Qua Bảng 1 cho thấy diện tích bình bình bảo cho quá trình chăm sóc và khai thác vườn quân một hộ sử dụng 4,65 ha. Trong đó có 3,55 cây của hộ. Trong 52,5672 triệu đồng vốn/hộ thì ha là diện tích trồng cao su chiếm 76,34% tổng mức vốn tự có bình quân của mỗi hộ là 35,3 diện tích điều này cho thấy người dân đã nhận triệu đồng (chiếm 67,15% cơ cấu vốn), vốn vay thấy được giá trị kinh tế cây cao su mang lại. 12,2672 triệu đồng (chiếm 32,85%). Do diện Trong tổng số diện tích trồng cao su của 200 hộ tích cao su của các hộ không giống nhau cũng thì bình quân mỗi hộ có diện tích thời kỳ KTCB như độ tuổi của mỗi vườn cây là khác nhau nên là 1,43 ha và diện tích thời kỳ KD chiếm 2,12 chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý ha. Hộ trồng CSTĐ ở Quảng Bình chủ yếu là nghĩa hơn. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân những gia đình nông dân, 95% nghề nghiệp vốn đầu tư cho một ha cao su của các hộ điều tra chính của họ là nông nghiệp, số lao động bình trong năm 2012 là 14,8 triệu đồng, mức đầu tư quân trên 1 hộ là 3,44 lao động, trong đó lao này của các hộ gia đình còn quá thấp so với mức động gia đình là 2,58 lao động và lao động thuê đầu tư theo định mức kinh tế - kỷ thuật đưa ra. ngoài là 0,86 lao động. Phần lớn các hộ trồng 3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh cao su đều sử dụng lao động gia đình còn lao doanh cao su tiểu điền các hộ điều tra động thuê ngoài mang tính chất thời vụ chủ yếu vào thời kỳ trồng mới và khai thác cao su. Về - Đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn vốn tự có và tiêu GO/IC, MI/IC, LN/IC nguồn vốn từ các chương trình, dự án đa dạng Trên cơ sở số liệu thu thập và tính toán, hóa nông nghiệp, vay từ các hội. Kết quả điều tra chúng tôi xác định kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy vốn đâu tư bình quân của một hộ năm CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán các chỉ 2012 là 52,5672 triệu đồng, đây là số vốn đảm tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế qua bảng 2. Bảng 2. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh Năm GO/IC MI/IC LN/IC Năm GO/IC MI/IC LN/IC Năm 8 2.24 1.02 0.29 Năm 20 7.58 6.33 5.58 Năm 9 4.36 3.07 2.08 Năm 21 8.38 7.08 6.22 Năm 10 4.79 3.51 2.55 Năm 22 8.74 7.43 6.53 Năm 11 5.53 4.24 3.22 Năm 23 8.40 7.08 6.18 Năm 12 5.97 4.69 3.73 Năm 24 8.44 7.12 6.18 Năm 13 7.29 6.01 5.00 Năm 25 6.85 5.53 4.63 Năm 14 7.91 6.62 5.57 Năm 26 5.89 4.55 3.56 Năm 15 7.48 6.20 5.19 Năm 27 4.63 3.27 2.24 Năm 16 8.86 7.56 6.46 Năm 28 3.25 1.86 0.73 Năm 17 9.58 8.28 7.19 Năm 29 3.10 1.69 0.49 Năm 18 9.00 7.70 6.63 Năm 30 2.51 1.08 0.03 Năm 19 9.06 7.76 6.66 Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2012 45
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 Qua Bảng 2 cho thấy, năm bắt đầu khai - Đánh giá hiệu quả qua các chỉ tiêu dài thác, cứ 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,24 đồng hạn: NPV, IRR, B/C giá trị sản xuất và 1,02 đồng thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả kinh tế được xác định qua các Từ năm khai thác thứ hai hiệu quả không ngừng chỉ tiêu GO, IC, VA. Tuy nhiên, cây cao su là tăng lên, đỉnh điểm là năm 19, cứ 1 đồng chi phí cây công nghiệp dài ngày việc xác định GO, IC trực tiếp tạo ra 9,06 đồng giá trị sản xuất và 7,76 và VA của năm 2012 trên thực tế còn nhiều hạn đồng thu nhập hỗn hợp tăng gấp nhiều lần so với chế, cho nên cần đưa thêm các chỉ tiêu đánh giá năm khai thác thứ nhất và hiệu suất này vẫn ở dài hạn NPV, IRR, B/C để đánh giá. Chúng tôi mức cao cho đến năm 25. xem việc trồng cao su của các hộ gia đình như là Chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét hiệu quả sản một quá trình đầu tư dài hạn. Trong năm 2012, xuất kinh doanh của các nhóm hộ đó là chỉ tiêu giá cao su tại địa phương luôn biến động tăng từ LN/IC. Qua bảng 2 cho thấy, kể từ năm 8 năm tháng 1 đến tháng 3, giảm xuống từ tháng 4 đến bắt đầu khai thác, các hộ có vườn cây độ tuổi tháng 11 và có xu hướng tăng lên từ tháng 12 vì này cứ 1 đồng chi phi bỏ ra thu về được 0,29 vậy chúng tôi chọn mức giá 18.000đ/kg mủ tươi, đồng lợi nhuận, con số này thay đổi cao kể từ và 20.000đ/kg mủ đông để tính toán vì đa số các năm 9 là 2,08 đồng và đạt cao nhất năm 17 là hộ điều tra ở đây đều bán ở mức giá này. Mặt 7,19 đồng và vẫn giữ mức lợi nhuận trên 1 đồng khác tôi lấy lãi suất tính toán các giá trị NPV, chi phí bỏ ra cao cho đến năm 24, bắt đầu năm B/C, IRR theo mức lãi cho vay của ngân hàng 25 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra có xu nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các hộ hướng giảm xuống, chỉ đạt 4,63 đồng và giảm nông dân vay sản xuất kinh doanh là 14.45%. mạnh đến năm 28 chỉ đạt 0,73 đồng và đến năm Tổng hợp số liệu và tính toán của tác giả được 30 thì vườn cao su không còn đem lại lợi nhuận. thể hiện qua các Bảng 3. Bảng 3. Giá trị hiện tại ròng NPV định mức cho một ha CSTĐ các hộ điều tra Năm HSCK r=14,45 Doanh thu Chi phí Thu nhập PV PV cộng dồn 1 0,8737 0 16.116 -16.116 14.081,1 -14.081,1 2 0,7634 0 4.356 -4.356 -3.325,6 -17.406,7 3 0,6670 0 3.868 -3.868 -2.579,8 -19.986,5 4 0,5828 0 4.122 -4.122 -2.402,2 -22.388,7 5 0,5092 0 4.165 -4.165 -2.121,1 -24.509,8 6 0,4449 0 4.249 -4.249 -1.890,7 -26.400,5 7 0,3888 0 4.203 -4.203 -1.634,1 -28.034,6 8 0,3397 24.435 21.239 3.196 1.085,5 -26.949,1 9 0,2968 35.505 18.566 16.939 5.027,4 -21.921,7 10 0,2593 40.770 19.015 21.756 5.641,7 -16.280,0 11 0,2266 45.765 19.118 26.647 6.037,7 -10.242,4 12 0,1980 51.795 19.415 32.381 6.410,5 -3.831,8 13 0,1730 62.010 19.507 42.503 7.352,2 3.520,3 14 0,1511 65.295 19.338 45.957 6.945,9 10.466,3 15 0,1321 64.350 19.698 44.652 5.896,6 16.362,9 16 0,1154 71.055 19.226 51.830 5.980,3 22.343,2 17 0,1008 77.355 19.280 58.075 5.854,9 28.198,1 46
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 18 0,0881 73.395 19.288 54.108 4.766,2 32.964,3 19 0,0770 72.090 19.123 52.967 4.076,7 37.041,0 20 0,0672 72.270 19.123 53.147 3.574,1 40.615,1 21 0,0588 67.545 17.411 50.134 2.945,8 43.560,9 22 0,0513 67.410 17.048 50.362 2.585,5 46.146,5 23 0,0449 63.720 16.836 46.884 2.103,1 48.249,6 24 0,0392 62.010 16.608 45.402 1.779,5 50.029,1 25 0,0342 51.795 16.787 35.008 1.198,9 51.227,9 26 0,0299 40.770 16.132 24.639 737,2 51.965,2 27 0,0261 31.005 16.023 14.982 391,7 52.356,9 28 0,0228 19.935 15.460 4.475 102,2 52.459,1 29 0,0200 17.910 15.064 2.846 56,8 52.515,9 30 0,0174 14.175 14.010 165 2,9 52.518,8 Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2012 Qua số liệu Bảng 3 và số liệu tính toán khó chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ khác xác định các giá trị NPV đạt thuật đồng bộ, công tác thu gom mủ, chất lượng 52.518,8ngđ/ha với lãi suất chiết khấu là 14,45% mủ giảm nhưng giá thành lại cao. Mặt khác, (tương ứng với mức lãi suất mà nhiều hộ phải trả nhiều hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có thời điểm điều tra) và IRR = 24,798% lớn hơn so hộ trồng cây giống không rõ nguồn gốc, trồng với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ. xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không Ngoài 2 chỉ tiêu NPV, IRR thì chỉ tiêu B/C = đúng quy trình. 1,68 > 0. Điều này nói lên rằng, tỷ số giữa khoản 3.3. Giải pháp đề xuất thu nhập, với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,68 lần. Qua Trên cơ sở kết quả phân tích, chúng tôi đề phân tích các chỉ tiêu cho thấy các hộ đầu tư xuất một số giải pháp như sau: CSTĐ đem lại hiệu quả kinh tế. Giải pháp về tài chính: Giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa; cung cấp 3.2.3. Các nhân tố và bất cập tồn tại ảnh hưởng thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các đến hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng Quảng Bình cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt - Các nhân tố ảnh hưởng: động vay vốn cũng như trong sản xuất. + Quy mô diện tích canh tác ảnh hưởng Giải pháp về đất đai: Chính quyền địa đến năng suất, sự đầu tư của các hộ. Các hộ có phương cần tạo điều kiện cho các hộ trồng cao quy mô lớn hơn có năng suất và hiệu quả cao su mở rộng thêm diện tích, giao đất cho từng hộ hơn. gia đình. Thay đổi tập quán canh tác, tăng cường + Lao động: Các hộ đảm bảo về số lượng đầu tư thâm canh và có chế độ bón phân hợp lý và chất lượng lao động tạo ra thu nhập cao hơn góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Bên cạnh đó, các các hộ chưa đảm bảo yếu tố này. hộ có thể mở rộng diện tích theo hướng nông - + Chi phí trung gian: Các hộ có mức đầu lâm kết hợp nhằm giúp nông dân thu lợi mỗi tư chi phí này cao hơn và hợp lý sẽ cho hiệu quả năm trong khi chờ cây cho mủ ổn định. cao hơn các hộ có mức đầu tư thấp. Giải pháp về lao động: Mở những lớp tập - Những bất cập, tồn tại: CSTĐ Quảng huấn về kỹ thuật trồng và khai thác thực sự có Bình trồng theo quy mô nhỏ, phân tán, có vốn chất lượng cho những người tham gia sản xuất đầu tư thấp, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa nên kinh doanh cao su. Mặt khác tạo tâm lý cho hộ 47
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 trồng cao su phải làm đúng quy trình kỹ thuật như 4. Kết luận một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát thực thuật, chỉ thấy được lợi ích trước mắt mà không tế, chúng tôi phân tích, đánh giá được thực trạng để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây. kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh CSTĐ Giải pháp về các dịch vụ sản xuất: Đảm Quảng Bình cho thấy việc xác định phát triển mô bảo các dịch vụ sản xuất như: Cung cấp vật tư hình CSTĐ trên địa bàn Quảng Bình là một thường xuyên và ổn định; cung cấp thông tin đầy hướng đi đúng, bước đầu đã đem lại kết quả và đủ cho các hộ về giá cả các yếu tố đầu vào; có hiệu quả kinh tế nhất định góp phần nâng cao chính sách hỗ trợ một số yếu tố đầu vào cho các thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm,... hộ, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư thâm canh, Tuy nhiên, CSTĐ Quảng Bình còn gặp nhiều tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; có sự liên khó khăn, hiệu quả đạt được chưa cao, năng suất kết chặt chẽ giữa các hộ trồng cao su với các chỉ đạt khoảng 70% đến 80% năng suất của cao doanh nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào, các su đại điền. Qua đó chúng tôi xác định các yếu doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đảm bảo sự tố chính ảnh hưởng và các bất cập tồn tại từ đó hợp tác lâu dài, hài hoà lợi ích của các bên. đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình (2011). [2] Danuta Hubner, 2008. Guide to Cost Benefit Analysis of Improvement Projects. European Union Regional Policy. [3] Trần Võ Hùng Sơn, 2001. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. [4] Đinh Xuân Trường (2000), Nghiên cứu mô hình CSTĐ ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. (BBT nhận bài: 11/06/2013, phản biện xong: 27/06/2013) 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2