VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VẬN ĐỘNG<br />
HEXATHLON - MIZUNO (NHẬT BẢN) TRONG THỰC TIỄN<br />
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CẤP TIỂU HỌC VIỆT NAM<br />
Trần Đình Thuận - Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
Ngày nhận bài: 16/05/2018; ngày sửa chữa: 18/05/2018; ngày duyệt đăng: 04/07/2018.<br />
Abstract: Hexathlon Mizuno - Teaching program containing activities of learning with active games<br />
has been applied widely at primary schools in Japan with aim at developing physical health for<br />
primary students and has gained achievements. This article presents the advantages of HexathlonMizuno Program and its initial results when applying this program to physical education lessons in<br />
some primary schools in northern - middle - southern areas in Vietnam. Some recommendations are<br />
also proposed in this article to apply to the New Primary Physical Education Program of Vietnam.<br />
Keywords: Physical education, active games, Hexathlon program, the New Primary Physical<br />
Education Program.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong những năm gần đây, được sự nhất trí của lãnh<br />
đạo Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể<br />
thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, các Vụ Giáo dục<br />
Thể chất, Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện Khoa học Giáo dục<br />
Việt Nam đã cộng tác và phối hợp với Tập đoàn Mizuno<br />
của Nhật Bản để triển khai thử nghiệm Chương trình vận<br />
động cơ bản Hexathlon - Mizuno Nhật Bản (sau đây gọi<br />
tắt là Chương trình vận động Hexathlon) dành cho học<br />
sinh (HS) tiểu học Việt Nam. Đây là một chương trình<br />
vận động cơ bản do tập đoàn Mizuno Nhật Bản nghiên<br />
cứu đề xuất nhằm phát triển thể chất, sức khỏe cho HS<br />
tiểu học. Chương trình này đã được thử nghiệm thành<br />
công và triển khai rộng khắp tại các trường tiểu học của<br />
Nhật Bản. Tại Việt Nam, cho đến năm học 2017-2018 đã<br />
có gần 300 giáo viên cốt cán của 18 tỉnh, thành phố được<br />
tham gia tập huấn chương trình Hexathlon bởi các chuyên<br />
gia cao cấp giáo dục thể chất của Nhật Bản. Kết quả bước<br />
đầu triển khai thử nghiệm chương trình vận động<br />
Hexathlon tại một số trường tiểu học của Hà Nội, TP. Hồ<br />
Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh lân cận đã<br />
cho thấy tính phù hợp và khả thi của chương trình này.<br />
Bài viết đánh giá hiệu quả vận dụng chương trình vận<br />
động Hexathlon trong thực tiễn giáo dục thể chất cấp tiểu<br />
học Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với<br />
mong muốn có thể ứng dụng chương trình này vào dạy học<br />
Thể dục cấp tiểu học, góp phần đổi mới nội dung chương<br />
trình và phương pháp dạy học của môn Giáo dục thể chất<br />
mới sẽ được thực hiện bắt đầu từ năm học 2019-2020.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Chương trình Hexathlon Nhật Bản<br />
Giáo dục Nhật Bản đang nhận được sự quan tâm trên<br />
toàn thế giới. Phong cách giáo dục Nhật Bản hiện nay<br />
49<br />
<br />
mang đậm các đặc trưng: nuôi dưỡng kĩ năng học tập cơ<br />
bản và thói quen sinh hoạt có kỉ luật cho HS ngay từ cấp<br />
tiểu học và trung học; tiếp nhận giáo dục toán và khoa<br />
học chất lượng cao; có định hướng và cơ chế đào tạo<br />
nhân lực cho ngành công nghiệp; có nội dung đào tạo<br />
ICT tận dụng lợi thế về công nghệ. Trong bối cảnh giáo<br />
dục Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, “Chương trình<br />
vận động Hexathlon dành cho trẻ em” do tập đoàn<br />
Mizuno nghiên cứu, thử nghiệm thành công và được Bộ<br />
Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ<br />
Nhật Bản cho phép triển khai rộng khắp tại nhiều trường<br />
tiểu học của Nhật Bản, đồng thời được chọn để “Phổ biến<br />
phong cách giáo dục Nhật Bản tại nước ngoài”.<br />
“Hexathlon” là chương trình vận động cơ bản để giáo<br />
dục thể chất HS tiểu học, thông qua các trò chơi vận động<br />
có sử dụng dụng cụ do tập đoàn Mizuno sản xuất. Các<br />
dụng cụ tập luyện này đã được nghiên cứu, phát triển có<br />
tính đến yếu tố an toàn và phù hợp với tính năng vận động<br />
tự nhiên của con người. Trò chơi vận động với các dụng<br />
cụ Hexathlon giúp cho HS nắm bắt được các động tác cơ<br />
bản như “chạy”, “nhảy”, “ném” kết hợp với khả năng vận<br />
động của từng cá nhân. Các dụng cụ được tập đoàn<br />
Mizuno nghiên cứu và chế tạo nhằm sử dụng cho vận<br />
động thực chất chứ không phải đồ chơi gồm có: các vòng<br />
tròn bằng nhựa, rào chạy, tên lửa bơm hơi, búa mềm, đĩa<br />
phi thuyền (ảnh chụp trang bên).<br />
Phương pháp dạy học chủ đạo của chương trình<br />
Hexathlon là “lấy HS làm trung tâm” và tổ chức các hoạt<br />
động trò chơi vận động cùng các dụng cụ, với những yêu<br />
cầu từ thấp đến cao dần. Các động tác vận động với độ khó<br />
được nâng lên từ từ, tạo cơ hội và động lực cho HS tham gia<br />
tích cực vào các trò chơi và phát huy được năng lực, phẩm<br />
chất và ý chí của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động.<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br />
<br />
Chương trình có kết hợp việc đo khả năng vận động<br />
của HS với các hoạt động giáo dục vừa học vừa chơi,<br />
thực hành các động tác cơ bản trong thể thao, giúp cho<br />
trẻ em không giỏi vận động cũng cảm thấy hứng thú với<br />
giờ học giáo dục thể chất. Hexathlon được cấu tạo bao<br />
gồm “Bài kiểm tra thể thao (sport test)”để đo các động<br />
tác cơ bản “chạy”, “nhảy”, “ném” ở 6 hạng mục: 1) Chạy<br />
25m; 2) Chạy vượt rào 25m; 3) Bật xa; 4) Ném “tên lửa<br />
bơm hơi (air rocket)”; 5) Ném “đĩa phi thuyền (air<br />
disk)”; 6) Ném “búa mềm (soft hammer)” và “Chương<br />
trình vui chơi” kết hợp các hạng mục này.<br />
Trong “Hướng dẫn giờ học giáo dục thể chất bậc tiểu<br />
học” của Nhật Bản có quy định các nội dung như “Trò<br />
chơi vận động trong phát triển thể lực”, “Trò chơi vận<br />
động sử dụng dụng cụ, khí cụ”, “Trò chơi vận động chạy,<br />
nhảy”... Đây là tiền đề để HS tiểu học lớp 1, lớp 2 cảm<br />
nhận được niềm vui và sự thoải mái khi vận động cơ thể<br />
thông qua “trò chơi” và tiếp tục giữ được niềm yêu thích<br />
này khi đã trưởng thành. Đó chính là cơ sở để hình thành<br />
thói quen vận động và luyện tập thể dục thể thao thường<br />
xuyên nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát triển sức khỏe, thể<br />
chất của mỗi con người.<br />
Với những ưu điểm lớn về nội dung, phương pháp của<br />
Chương trình khi được thực hiện trong bối cảnh hiện tại ở<br />
Nhật Bản, dự án mở rộng chương trình Giáo dục thể chất<br />
Hexathlon đã được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa<br />
học và Công nghệ Nhật Bản cấp giấy chứng nhận, đồng<br />
thời tiếp tục phổ biến tại một số quốc gia khác trên thế giới.<br />
2.2. Thử nghiệm vận dụng chương trình vận động<br />
Hexathlon (Nhật Bản) vào các giờ Giáo dục thể chất<br />
cho học sinh tiểu học ở Việt Nam<br />
Nhận thấy đây là một chương trình vận động có thể<br />
vận dụng tốt vào điều kiện của Việt Nam, các vụ chức<br />
năng của Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Viện Khoa học giáo<br />
dục tiến hành các hội thảo tập huấn cho một số tỉnh, thành<br />
phố đại diện cho các khu vực Bắc - Trung - Nam của nước<br />
ta. Trong năm học 2017-2018, chương trình vận động<br />
Hexathlon đã được thử nghiệm và tập huấn triển khai cho<br />
hàng trăm giáo viên dạy môn Thể dục ở tiểu học và quan<br />
sát chuyên gia dạy thử trong giờ Giáo dục thể chất cho HS<br />
lớp 1 ở một số trường tiểu học: Trường Tiểu học Thực<br />
nghiệm, Ba Đình, Hà Nội; Trường Tiểu học Nguyễn Thái<br />
Học, quận 1, TP Hồ Chí Minh; Trường Tiểu học Võ<br />
Trường Toản, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Trường Tiểu<br />
học Trần Văn Ơn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Qua trao<br />
đổi trong các lớp tập huấn, nhiều đại biểu cho rằng<br />
Chương trình có nhiều nội dung phong phú, phương pháp<br />
dạy học tích cực, dụng cụ luyện tập mang tính thẩm mĩ,<br />
đơn giản, linh hoạt rất phù hợp với HS tiểu học và hoàn<br />
toàn có tính khả thi nếu được triển khai tại các trường tiểu<br />
học của Việt Nam. Kết quả của Chương trình này không<br />
<br />
Hình 1. Rào chạy đa năng làm bằng nhựa,<br />
với nhiều bậc cao thấp khác nhau dùng cho<br />
các hoạt động chạy, nhảy... Chân đế của rào chạy<br />
là hình khối chóp nón có nhiều lỗ<br />
<br />
Hình 2. Tên lửa bơm hơi, làm bằng nhựa mềm,<br />
dùng để ném, phóng...<br />
<br />
Hình 3. Búa mềm bằng cao su và nhựa mềm,<br />
dùng để lăng, ném, tung, quăng...<br />
<br />
Hình 4. Đĩa phi thuyền, làm bằng nhựa mềm<br />
được bơm hơi và có hình tròn dùng để ném, lia...<br />
<br />
Hình 5. Vòng bằng nhựa các mầu có đường kính 3 vòng<br />
lần lượt là 385mm, 485mm, 585mm<br />
<br />
50<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br />
<br />
chỉ dừng lại ở việc tăng số lượng trẻ em và người lớn Việt<br />
Nam yêu thích vận động, thể thao mà còn góp phần hoàn<br />
thiện môi trường thể thao của Việt Nam; về lâu dài sẽ góp<br />
phần đào tạo các vận động viên thể thao thi đấu quốc tế.<br />
Để kiểm chứng các nhận định trên, nhóm nghiên cứu<br />
đã thực hiện Bài kiểm tra thể thao sử dụng Hexathlon<br />
trước và sau chương trình. Các mục của Bài kiểm tra thể<br />
thao gồm 6 hạng mục như trên. Nhóm nghiên cứu theo<br />
dõi quan sát dữ liệu thu được qua đo đạc với các điều<br />
kiện như nhau: theo dõi giá trị đo được trước và sau<br />
chương trình theo từng trường, theo giới tính nam/nữ; so<br />
sánh tỉ lệ cải thiện trước và sau chương trình trong cùng<br />
1 năm học giữa các trường. Kết quả cụ thể như sau:<br />
- Tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn<br />
Kiếm, Hà Nội:<br />
+ Trước khi áp dụng Chương trình Hexathlon, trong<br />
giờ Thể dục (theo chương trình cũ), chọn mẫu ngẫu nhiên<br />
10 HS lớp 1A1 được đeo dụng cụ đếm số bước chân (của<br />
hãng Omron). Kết quả thu được là số bước bình quân khi<br />
tham gia giờ học thể dục là 392 bước. Thời gian vận động<br />
thực chất của HS trong giờ học thể dục truyền thống chỉ<br />
là 8 phút. Có nhiều thời gian HS chỉ nghe giáo viên giảng<br />
giải mà không vận động.<br />
+ Khi thực hiện giờ học Hexathlon, sau khi khởi động,<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên 10 HS lớp 1A1 Trường Tiểu học<br />
Trần Quốc Toản chạy vượt rào với cự li 15m (bắt đầu từ<br />
mức thấp và sau đó cao hơn, mỗi mức chạy 2 lần). Sau đó<br />
chơi trò chơi tránh bóng (không để bóng chạm vào người),<br />
sử dụng dụng cụ búa mềm Mizuno (bóng mềm) để ném đi<br />
xa (mỗi HS ném 3-5 lần). Số bước vận động bình quân của<br />
HS tham gia giờ học Hexathlon là 785 bước (nghĩa là tăng<br />
hơn gấp đôi so với giờ học thể dục truyền thống). Sau 3<br />
<br />
tháng thực hiện theo Hexathlon, số bước bình quân khi<br />
tham gia giờ học thể chất đã là 1.568 bước.<br />
- Tại Trường Tiểu học Phương Liên, quận Đống Đa, Hà<br />
Nội: HS lớp 1A2 cũng thực hiện tương tự như HS lớp 1A1<br />
của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản và sau lần đo thực<br />
nghiệm cũng cho kết quả tương tự như đo tại Trường Tiểu<br />
học Trần Quốc Toản với số bước bình quân khi tham gia<br />
giờ học thể dục theo cách Hexathlon là 1.640 bước. Cũng<br />
tại trường này, khi thực nghiệm với 10 HS được chọn ngẫu<br />
nhiên của lớp 1A1 và các em vẫn học theo chương trình thể<br />
dục cũ (2006) thì số bước bình quân chỉ đạt 1.256 bước.<br />
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn tham gia Hexathlon,<br />
số bước bình quân của HS lớp 1 của các trường tiểu học<br />
được thực nghiệm trên địa bàn TP. Hà Nội đều tăng cao.<br />
- Tại 2 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận Hải Châu,<br />
TP. Đà Nẵng và Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều, TP.<br />
Cần Thơ, trong giờ học Thể dục của lớp 1A1 thực hiện theo<br />
chương trình Hexathlon, qua chọn mẫu ngẫu nhiên của mỗi<br />
trường 10 HS được đeo máy đếm số bước chân cũng cho<br />
kết quả tốt với số bước bình quân là 1.795 bước.<br />
Tháng 6/2017, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã đến<br />
thăm và dự giờ Giáo dục thể chất Trường tiểu học thành<br />
phố Kashihara tỉnh Nara - Nhật Bản. Kế hoạch hướng<br />
dẫn giờ học thể chất của HS lớp 1 của trường theo<br />
chương trình Hexathlon như sau (xem bảng 1).<br />
Kết quả đo được số bước chân trong giờ thể dục của<br />
HS lớp 1 trường tiểu học thành phố Kashihara tỉnh Nara<br />
- Nhật Bản cũng tương đương như kết quả đã thu được<br />
của HS lớp 1 Trường Tiểu học Phương Liên, quận Đống<br />
Đa, Hà Nội, tức là trung bình của số bước chân của HS<br />
lớp 1 trong giờ vận động Hexathlon của Việt Nam và<br />
Nhật Bản đều tăng cao hơn hẳn, thậm chí tăng gần gấp<br />
đôi so với giờ học thể dục truyền thống.<br />
<br />
Bảng 1. Kế hoạch hướng dẫn giờ học thể chất của HS lớp 1<br />
theo chương trình Hexathlon của Trường Tiểu học Kashihara tỉnh Nara - Nhật Bản<br />
Phạm vi<br />
■ Giải thích nội<br />
dung giờ học của<br />
ngày hôm đó<br />
■ Khởi động<br />
■ Trò chơi vận<br />
động, chạy, nhảy<br />
■ Trò chơi vận<br />
động để phát triển<br />
cơ thể<br />
■ Trò chơi vận động<br />
để tăng sức ném<br />
<br />
Nội dung thực hiện<br />
■ Đứng thành hàng nghe thầy giáo (cô giáo) nói<br />
■ Khởi động<br />
Đi bộ: Vận động trong phạm vi không gian quy định sẵn (đi bộ, đi bộ nhanh), di<br />
chuyển mà không va vào người khác<br />
■ Trò chơi nhảy (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br />
- Nhảy 1 chân<br />
- Nhảy 2 chân<br />
- Thay đổi cách nhảy theo màu sắc của các vòng nhựa được đặt liên tiếp trên sân tập.<br />
■ Ném/bắt tên lửa bơm hơi (sử dụng dụng cụ Hexathlon); Ném theo các hướng<br />
■ Trò chơi chạy vượt rào<br />
Điều chỉnh chiều cao rào từ thấp đến cao<br />
■ Ném bóng vào trong vòng với độ cao thấp khác nhau (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br />
■ Ném tên lửa bơm hơi vào trong vòng (sử dụng dụng cụ Hexathlon)<br />
<br />
51<br />
<br />
Thời gian<br />
10 phút<br />
<br />
5 phút<br />
<br />
15 phút<br />
10 phút<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br />
<br />
Qua quan sát nét mặt của những HS lớp 1 của Việt và các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trang thiết<br />
Nam và Nhật Bản trước và sau khi được tham gia chương bị dụng cụ tập luyện phù hợp với sự phát triển của giáo<br />
trình Hexathlon, nhóm nghiên cứu đều nhận thấy sự tự dục thể chất của HS cũng rất cần được quan tâm, đặc biệt<br />
tin và linh hoạt của HS được cải thiện rõ rệt. Nhìn nét mặt là trong giai đoạn hiện nay, khi Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị<br />
rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên môi của các em ban hành nội dung chương trình và sách giáo khoa mới<br />
là minh chứng thể hiện sự yêu thích và mong muốn được môn Giáo dục thể chất ở các cấp học phổ thông.<br />
tham gia nhiều vào các hoạt động, các trò chơi vận động<br />
Các kết quả kiểm chứng ở trên cho thấy tính phù hợp<br />
của chương trình Hexathlon.<br />
của chương trình vận động Hexathlon đối với HS tiểu<br />
Theo số liệu Báo cáo nhanh thống kê sức khoẻ trường học Việt Nam. Các dụng cụ do Tập đoàn Mizuno sản<br />
học năm 2016 của Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa xuất rất đơn giản nhưng khoa học, rẻ tiền, rất phù hợp và<br />
học và Công nghệ Nhật Bản thì thể chất của HS đầu cấp an toàn với trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Cùng với<br />
tiểu học của Nhật Bản và Việt Nam là tương đương nhau. phương pháp tổ chức dạy học mới tích cực, cách tập<br />
Sau nhiều năm thực hiện Chương trình giáo dục cũ, Nhật luyện và sử dụng linh hoạt các dụng cụ của Mizuno phục<br />
Bản đã và đang đổi mới nội dung chương trình giáo dục vụ cho các trò chơi trong chương trình Hexathlon sẽ đảm<br />
phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có bảo cho tính khả thi của chương trình khi triển khai ở<br />
môn học Thể dục ở cấp tiểu học.<br />
Việt Nam.<br />
Để thấy rõ hơn kết quả thực hiện chương trình<br />
2.3. Kiến nghị vận dụng Chương trình Hexathlon vào<br />
Hexathlon, nhóm nghiên cứu đã sử dụng so sánh đánh<br />
dạy học thể dục cấp tiểu học góp phần đổi mới nội dung<br />
giá kết quả học tập môn Thể dục của HS khối lớp 1 và<br />
phương pháp của chương trình giáo dục thể chất mới<br />
lớp 2 năm học 2017-2018 Trường Tiểu học Trần Quốc<br />
ở Việt Nam<br />
Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo quy định của Bộ<br />
Để có thể vận dụng và đảm bảo tính khả thi của<br />
GD-ĐT thì thấy ở học kì 2 - các lớp 1 và 2 được thực<br />
chương<br />
trình Hexathlon khi vận dụng vào dạy học thể<br />
hiện chương trình Hexathlon - HS đạt mức Hoàn thành<br />
dục<br />
cấp<br />
tiểu học góp phần đổi mới nội dung, phương<br />
tốt đều tăng lên và HS ở mức Chưa hoàn thành giảm một<br />
pháp<br />
dạy<br />
học của chương trình giáo dục thể chất mới của<br />
cách rõ rệt so với học kì 1 HS vẫn thực hiện theo chương<br />
nước<br />
ta<br />
được<br />
thực hiện bắt đầu từ năm học 2019-2020,<br />
trình cũ của môn Thể dục tiểu học.<br />
chúng<br />
tôi<br />
xin<br />
đưa<br />
ra một số khuyến nghị như sau:<br />
Kết quả thực nghiệm cùng các phân tích cho thấy, nếu<br />
- Bộ GD-ĐT cần sớm kí kết biên bản ghi nhớ với tập<br />
trẻ em của Việt Nam được áp dụng Hexathlon vào giờ<br />
Giáo dục thể chất sẽ góp phần tích cực hình thành phẩm đoàn Mizuno - Nhật bản để tiếp tục chỉ đạo thử nghiệm<br />
chất, năng lực và đáp ứng phát triển thể chất con người và triển khai Chương trình này trên phạm vi rộng hơn<br />
mới hiện đại. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh phí nhằm đúc rút kinh nghiệm và từng bước đưa vào Chương<br />
dành cho GD-ĐT còn hạn hẹp, thì việc lựa chọn nội dung trình giáo dục thể chất mới ở cấp tiểu học.<br />
Bảng 2. Đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của HS khối lớp 1 và 2 của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản,<br />
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm học 2017-2018<br />
(học kì I - chưa thực hiện Hexathlon, học kì II - bắt đầu thực hiện Hexathlon)<br />
Hoàn thành tốt<br />
Hoàn thành<br />
Chưa hoàn thành<br />
Lớp<br />
Sĩ số<br />
HK 1<br />
HK 2<br />
HK 1<br />
HK 2<br />
HK 1<br />
HK 2<br />
1A<br />
51<br />
9<br />
14<br />
40<br />
37<br />
2<br />
0<br />
1B<br />
53<br />
8<br />
12<br />
43<br />
41<br />
2<br />
0<br />
1C<br />
51<br />
8<br />
14<br />
42<br />
37<br />
1<br />
0<br />
1D<br />
52<br />
9<br />
13<br />
41<br />
39<br />
2<br />
0<br />
1E<br />
52<br />
11<br />
15<br />
41<br />
37<br />
0<br />
0<br />
1H<br />
48<br />
9<br />
14<br />
38<br />
34<br />
1<br />
0<br />
2A<br />
51<br />
10<br />
15<br />
39<br />
36<br />
2<br />
0<br />
2B<br />
47<br />
12<br />
15<br />
34<br />
31<br />
1<br />
1<br />
2C<br />
56<br />
11<br />
14<br />
45<br />
42<br />
0<br />
0<br />
2D<br />
57<br />
13<br />
16<br />
43<br />
41<br />
1<br />
0<br />
(Theo số liệu báo cáo của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)<br />
<br />
52<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 49-53<br />
<br />
- Trước mắt, Bộ GD-ĐT cần có văn bản chỉ đạo các<br />
trường tiểu học có giáo viên vừa được tham gia tập huấn,<br />
sử dụng nội dung và phương pháp của Chương trình để<br />
dạy thử nghiệm tại các trường tiểu học. Sau thời gian thử<br />
nghiệm, Bộ cần tổ chức hội thảo, đánh giá với quy mô<br />
lớn hơn để tập hợp ý kiến cụ thể nhằm nâng cao chất<br />
lượng dạy học môn Thể dục thông qua vận dụng chương<br />
trình Giáo dục thể chất Hexathlon của Nhật Bản tại các<br />
trường tiểu học ở Việt Nam.<br />
- Cần sớm hình thành tổ nghiên cứu sâu về Chương trình<br />
này để giúp Bộ GD-ĐT đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn<br />
nhằm chỉ đạo, áp dụng thí điểm và mở rộng Chương trình<br />
bởi tính khả thi của chương trình đối với HS tiểu học Việt<br />
Nam. Hàng năm cần có tổng kết, đánh giá về công tác này.<br />
- Các địa phương cần tham mưu, báo cáo với các cấp<br />
lãnh đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận<br />
thức trong các cấp quản lí, cán bộ, giáo viên, HS, cha mẹ<br />
HS và cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của sức khỏe<br />
- thể lực đối với HS tiểu học, cũng như về chương trình<br />
Hexathlon - giáo dục thể chất theo phong cách Nhật Bản.<br />
- Các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường<br />
tiểu học đầu tư kinh phí, vận dụng chương trình này tại<br />
địa phương; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ<br />
giữa các giáo viên Thể dục về chương trình này theo<br />
trường, cụm trường; đổi mới phương pháp dạy học và tổ<br />
chức giáo dục thể chất theo kinh nghiệm quý báu của<br />
chương trình Hexathlon Nhật Bản.<br />
- Phối hợp với Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa<br />
học và Công nghệ Nhật Bản và Tập đoàn Mizuno để tổ<br />
chức giao lưu giữa HS, giáo viên giữa Việt Nam và Nhật<br />
Bản để trao đổi kinh nghiệm về chương trình vận động<br />
Hexathlon, tăng cường giáo dục thể chất cho HS tiểu học,<br />
đồng thời củng cố thêm tình hữu nghị của hai quốc gia.<br />
3. Kết luận<br />
Hexathlon là chương trình vận động cơ bản tiên tiến<br />
nhằm giáo dục thể chất HS tiểu học một cách tích cực.<br />
Nội dung, phương pháp dạy học của chương trình với các<br />
dụng cụ đơn giản, linh hoạt, nhiều cách chơi, rất phù hợp<br />
với lứa tuổi HS tiểu học. Đây là phương pháp dạy học<br />
theo hình thức tổ chức trò chơi vận động nên giáo viên<br />
giảng giải ít; ngược lại, HS được vận động nhiều. Chương<br />
trình tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực vào các trò<br />
chơi vận động với độ khó tăng dần qua cách sử dụng các<br />
dụng cụ Hexathlon đã giúp các em phấn chấn, tự tin và<br />
hăng say tập luyện, vui chơi phát triển thể chất. Số bước<br />
chân trong mỗi giờ học của HS khi được tham gia chương<br />
trình đều tăng cao, mọi HS đều tham gia được vào các trò<br />
chơi và chơi tích cực. Thông qua các trò chơi vận động<br />
trong chương trình Hexathlon, HS tiểu học được trải<br />
nghiệm, được giáo dục kĩ năng sống và phát triển nhân<br />
<br />
53<br />
<br />
cách, có cơ hội bộc lộ và phát xuất các phẩm chất, năng<br />
lực cần thiết để vận dụng trong đời sống hàng ngày.<br />
Hiện nay, các chuyên gia giáo dục thể chất của hai<br />
quốc gia đang tiếp tục xử lí thêm một vài số liệu phát<br />
triển thể chất và các năng lực khác, trong đó có cả chỉ số<br />
liên quan đến phát triển trí tuệ, hành vi, kĩ năng sống và<br />
bước đầu đã cho kết quả tốt. Chương trình Hexathlon<br />
hoàn toàn có tính khả thi trong bối cảnh của Việt Nam<br />
hiện nay để phát triển thể chất nhằm nâng cao sức khỏe<br />
cho HS tiểu học, đồng thời khắc phục sự “nhàm chán”,<br />
“đơn điệu” của chương trình thể dục cũ (2006) vẫn đang<br />
tồn tại cần được đổi mới.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br />
nghệ Nhật Bản (2016). Báo cáo nhanh thống kê sức<br />
khoẻ trường học.<br />
日本文部科学省(2016)学校の健康に関する<br />
簡単報告書<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Báo cáo của Đoàn công tác<br />
khảo sát chương trình Hexathlon - Mizuno Nhật Bản<br />
(tháng 7/2017).<br />
[3] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br />
nghệ Nhật Bản (2017). Chương trình giáo dục thể<br />
chất “Hexathlon” - Mizuno Nhật Bản.<br />
[4] Bộ GD-ĐT(2006). Chương trình môn Thể dục tiểu<br />
học Việt Nam hiện hành (Quyết định số<br />
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 Ban hành<br />
Chương trình giáo dục phổ thông).<br />
[5] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br />
nghệ Nhật Bản (2017). Chương trình giáo dục thể<br />
chất cấp tiểu học của Nhật Bản.<br />
[6] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công<br />
nghệ Nhật Bản - Tập đoàn Mizuno (2017). Dự án<br />
thử nghiệm Chương trình giáo dục thể chất<br />
“Hexathlon”.<br />
日本文部科学省、ミズノ株式会社(2017)ヘキ<br />
サスロン運動プログラムのパイロットプロジ<br />
ェクト(文部科学省が取り組む「日本型教育<br />
の海外展開推進事業(「EDU-Portニッポン」)<br />
[7] Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn<br />
Kiếm, Hà Nội (2018). Báo cáo về Đánh giá kết quả<br />
học tập môn Thể dục của học sinh khối lớp 1 và lớp<br />
2 năm học 2017-2018.<br />
[8] Phòng Nghiên cứu và phát triển - Chikako<br />
Kamimukai (2018). Tài liệu tập huấn Chương trình<br />
giáo dục thể chất “Hexathlon”.<br />
<br />