intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp

Chia sẻ: Nguyen An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

227
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếu kém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp làm quảng cáo và các cơ quan quản lý quảng cáo phải có cách nhìn định hướng đối với ngành quảng cáo, coi quảng cáo như một ngành kinh tế thực sự chiến lược để phát triển lâu dài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp

  1. Đánh giá hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếu kém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp làm quảng cáo và các cơ quan quản lý quảng cáo phải có cách nhìn định hướng đối với ngành quảng cáo, coi quảng cáo như một ngành kinh tế thực sự chiến lược để phát triển lâu dài. Cần có những chính sách khuyến khích sự phát triển của ngành quảng cáo trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài . Bài viết này sẽ đề cập đến 2 vấn đề: 1. Thực trạng yếu kém của ngành quảng cáo của doanh nghiệp 2. Cơ quan quản lý phải có cái nhìn định hướng về hoạt động quảng cáo. Thực trạng yếu kém của ngành quảng cáo của doanh nghiệp Việt Ngành quảng cáo của doanh nghiệp trong nước còn có nhiều hạn chế, yếu kém là do doanh nghiệp quảng cáo nặng tính tự phát;
  2. nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo còn yếu kém, bất cập; sự bất đồng về ngôn ngữ và tính hiệu quả trong quảng cáo; doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào vốn của các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp còn mang tính tự phát · Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài, chủ yếu là khai thác cái có sẵn, chạy theo việc làm trước mắt mà chưa quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân lực, thậm chí còn có tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ. · Môi trường quảng cáo truyền thống (tivi và báo chí) đã bão hòa và chật chội; doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư phát triển các kênh truyền thông khác; không có ý tưởng đột phá; nghiên cứu thị trường còn co cụm, thiếu tự tin. · Thái độ dè dặt với những khó khăn phát sinh trong lĩnh vực mới, mơ hồ về khả năng sinh lợi tức thì và đánh giá chưa đầy đủ. Bên cạnh đó cũng có vài hướng đi riêng đáng khích lệ như Internet, SMS, radio… nhưng còn khiêm tốn về quy mô, mù mờ về định hướng, yếu kém về đầu tư, nghèo nàn về hình thức và nghi ngờ về chất lượng. Sự bất đồng về ngôn ngữ và hiệu quả trong quảng cáo
  3. · Quảng cáo làm người tiêu dùng cảm nhận được linh hồn được sản phẩm, đọc ra được thông điệp mà nhãn hiệu đó muốn gửi gắm đến khách hàng. Nhưng thực tế ít doanh nghiệp làm được điều đó. Họ quảng cáo, lăng xê sản phẩm của mình là đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, rồi nhiều công dụng… nhưng không hoàn toàn là như vậy. · Sự nhầm lẫn về các khái niệm, thước đo về tính hiệu quả trong quảng cáo, tiếp thị cũng dẫn đến tình trạng bất đồng trong ngôn ngữ kinh doanh. Không ít nhân viên bán hàng vô tư nói với khách hàng “quảng cáo của chúng tôi rất nhiều người đọc, nhưng họ lại không trả lời được sản phẩm của họ phục vụ đối tượng độc giả chính nào.” Nguồn nhân lực quảng cáo còn nhiều bất cập · Nguồn nhân lực quảng cáo còn nhiều bất cập đó là yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý trong ngành quảng cáo. · Nguồn nhân lực của ngành quảng cáo ở Việt Nam hầu hết đều là các nhân vật then chốt trong các doanh nghiệp quảng cáo đa quốc gia, họ có trình độ, kinh nghiệm, và đều đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Nhưng họ không được đãi ngộ thỏa đáng.
  4. · Yếu kém ở đây là yếu kém về mặt quản lý, định hướng phát triển, chế độ đãi ngộ nhân tài, điều kiện học hỏi, không gian sáng tạo, bồi dưỡng lực lượng kế thừa. · Tình trạng không đồng đều về mặt chuyên môn, thái độ lệch lạc khi tiếp cận vấn đề của một số nhân sự quảng cáo người Việt Nam trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài · Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài về vốn đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cùng doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ là sự đóng góp, cộng tác về nhà xưởng, đất đai. Vai trò của cơ quan quản lý đối với hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Để hoạt động quảng cáo trong nước phát triển, giảm dần những nhược điểm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Hiệp hội quảng cáo Việt Nam nên có các chính sách khuyến khích sự phát triển của quảng cáo trong nước, nới lỏng một số quy định để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành quảng cáo
  5. Cơ quan quản lý quảng cáo nên xác định phương hướng và tiêu chí phát triển lâu dài, vạch kế hoạch tập trung thế mạnh vào các lĩnh vực chuyên sâu, có lợi thế. Tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, xác định tầm vóc, tư duy chiến lược. Đồng thời nâng cao trình độ quản lý theo mô hình tối ưu, linh động, thu hút đào tạo nhân sự một cách có bài bản, hệ thống. Xây dựng hệ thống liên kết và hỗ trợ chuyên môn, nâng cao vai trò của hiệp hội, tác động mạnh mẽ vào chiến lược, sách lược của nhà nước, tạo môi trường tự do, thông thoáng cho cạnh tranh, bình đẳng, phát triển lành mạnh. Bên cạnh đó, thuyết phục các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam về tầm quan trọng của tiếp thị chuyên nghiệp, khuyến khích họ gia tăng doanh số đầu tư thông qua quảng cáo, tránh tính trạng “lệ nhiều hơn luật”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2