Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG VI KHUẨN <br />
SINH HỢP CHẤT SULFUR BAY HƠI TRÊN BỀ MẶT LƯNG LƯỠI <br />
CỦA SỮA CHUA CHỨA PROBIOTIC <br />
Võ Mạnh Hùng*, Đặng Vũ Ngọc Mai*, Huỳnh Công Nhật Nam* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Probiotic đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực y khoa, bao gồm cả việc điều trị các bệnh nhiễm <br />
khuẩn. Chúng được cho là có khả năng làm giảm một số nguy cơ gây ra bệnh răng miệng. Một số loài vi khuẩn <br />
trong miệng có khả năng sinh ra các hợp chất sulfur bay hơi trong quá trình chuyển hóa, là nguyên nhân gây ra <br />
mùi khó chịu ở miệng <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng làm thay đổi số lượng vi khuẩn sinh hợp <br />
chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi sau khi ăn sữa chua chứa probiotic trong 2 tuần, so sánh với sữa chua <br />
không có bổ sung probiotic. <br />
Đối tượng ‐ Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi, bắt chéo. 15 đối tượng <br />
nghiên cứu được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm I và nhóm II; và trải qua một quy trình nghiên cứu gồm 4 <br />
giai đoạn. Giai đoạn 1 và 3, hai nhóm trải qua thời kỳ rửa trong vòng 1 tuần. Ở giai đoạn 2, nhóm I ăn sữa chua <br />
thường (không chứa probiotic), nhóm II ăn sữa chua chứa probiotic trong 2 tuần. Đến giai đoạn 4, hai nhóm đổi <br />
loại sữa chua. Trước và sau giai đoạn 2 và 4, lấy mẫu mảng bám trên bề mặt lưng lưỡi các đối tượng nghiên <br />
cứu, sau đó pha loãng, nuôi cấy trong môi trường thạch chọn lọc. Số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi <br />
trên bề mặt lưng lưỡi được đếm qua số lượng khúm vi khuẩn màu nâu hoặc đen trên bề mặt thạch. <br />
Kết quả: Số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi giảm có ý nghĩa thống kê ở <br />
nhóm ăn sữa chua chứa probiotic trong 2 tuần (p = 0,003). Trong khi đó, ở nhóm ăn sữa chua thường, số lượng <br />
vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi tăng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,776). <br />
Kết luận: Số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi giảm có ý nghĩa sau khi ăn <br />
sữa chua chứa probiotic trong 2 tuần. <br />
Từ khóa: probiotic, VSCs, sữa chua. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE EFFECT OF PROBIOTIC‐CONTAINING YOGURT ON THE NUMBER OF VOLATILE SULFUR <br />
COMPOUNDS‐PRODUCING BACTERIA ON THE DORSAL SURFACE OF TONGUE <br />
Vo Manh Hung, Dang Vu Ngoc Mai, Huynh Cong Nhat Nam <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 347 ‐ 351 <br />
Background: The probiotic bacteria are used in many medical indications, including the treatment of disease <br />
caused by bacteria. They are thought to reduce the risk of some oral diseases. Some bacteria produce volatile sulfur <br />
compounds during their metabolism, which cause oral malodor. <br />
Objectives: The aim of the study was to assess the effect of probiotic‐containing yogurt on the number of <br />
volatile sulfur compounds‐producing bacteria on the dorsal surface of tongue after 2 weeks of daily eating. <br />
Method: A double‐blind, randomized, cross‐over study was performed. 15 healthy subjects were randomized <br />
into two groups: I and II. They followed over four periods. Periods 1 and 3 were 1‐week wash‐out periods. During <br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Võ Mạnh Hùng ĐT: 0986969471 <br />
<br />
Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Email: vomanhhung.rhm@gmail.com<br />
<br />
347<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
period 2, the subjects in group I were given normal yogurt (non‐probiotic) and the subjects in group II were <br />
given probiotic‐containing probiotic for 2 weeks (200g daily). Being cross‐over study, the yogurts were <br />
interchanged in the two group in period 4. At the beginning and the ending of the periods 2 and 4, the plaque <br />
sample on the dorsal surface of tongue was taken, diluted and cultured on selective bacteria growth media. The <br />
number of volatile sulfur compounds‐producing bacteria on the dorsal surface of tongue were counted by the <br />
number of black or brown colonies on the media. <br />
Results: A statistically significant decrease (p = 0.003) of the number of volatile sulfur compounds‐<br />
producing bacteria on the dorsal surface of tongue was recorded in the group using probiotic‐containing yogurt. <br />
While in the group using normal yogurt, a statistically non‐significant increase (p = 0.776) of the number of <br />
volatile sulfur compounds‐producing bacteria was recorded. <br />
Conclusion: The number of volatile sulfur compounds‐producing bacteria on the dorsal surface of tongue <br />
decreased statistically after 2 weeks of daily eating probiotic‐containing yogurt. <br />
Keywords: probiotic, VSCs, yogurt. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Một trong những vấn đề răng miệng được <br />
quan tâm hiện nay chính là hôi miệng. Nguyên <br />
nhân chính gây hôi miệng là do vi khuẩn có khả <br />
năng sinh ra các hợp chất sulfur bay hơi có mùi <br />
trong miệng, chủ yếu là những vi khuẩn trên bề <br />
mặt lưng lưỡi. <br />
Ngày nay, probiotic cũng như liệu pháp <br />
probiotic được các nhà khoa học nhắc tới như <br />
một cách thức mới góp phần kiểm soát một số <br />
bệnh răng miệng. Probiotic, hay còn gọi là lợi <br />
khuẩn, được định nghĩa là những tổ chức vi sinh <br />
vật sống, có khả năng đem lại lợi ích cho sức <br />
khỏe con người khi được cung cấp một lượng <br />
nhất định(3). <br />
Một trong những sản phẩm chứa probiotic <br />
thông dụng chính là sữa chua. Sữa chua đã được <br />
chứng minh có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con <br />
người thông qua cơ chế giữ hệ vi sinh vật cân <br />
bằng trong ruột hay cơ chế cạnh tranh giữa các <br />
vi khuẩn trong sữa chua với các vi khuẩn có <br />
hại(2). Sữa chua chứa lợi khuẩn cũng có hiệu quả <br />
nhất định lên hệ vi khuẩn trong miệng, giúp cải <br />
thiện tình trạng bệnh lý vùng miệng như nha <br />
chu, sâu răng, hôi miệng... Caglar (2005) đã thực <br />
hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, bắt <br />
chéo trên 26 đối tượng, sử dụng sữa chua chứa <br />
Bifidobacterium animalis trong 2 tuần, cho thấy <br />
sữa chua có khả năng làm giảm số lượng <br />
<br />
348<br />
<br />
Streptococcus mutans và lactobacilli trong nước <br />
bọt(1). <br />
Đến nay, chưa có một nghiên cứu về khả <br />
năng của sữa chua chứa probiotic sản xuất tại <br />
Việt Nam làm thay đổi các chỉ số liên quan đến <br />
tình trạng hôi miệng. Nghiên cứu được thực <br />
hiện nhằm đánh giá khả năng làm thay đổi số <br />
lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trên <br />
bề mặt lưng lưỡi sau khi ăn sữa chua chứa <br />
probiotic trong 2 tuần, so sánh với sữa chua <br />
không có bổ sung probiotic với 2 mục tiêu cụ thể <br />
sau: <br />
‐ So sánh số lượng vi khuẩn sinh hợp chất <br />
sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi trước và sau <br />
khi ăn sữa chua chứa và không chứa probiotic <br />
trong 2 tuần. <br />
‐ So sánh sự thay đổi số lượng vi khuẩn sinh <br />
hợp chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi <br />
giữa hai nhóm ăn hai loại sữa chua. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Khỏe mạnh, không có <br />
bệnh toàn thân; không có bệnh vùng miệng (sâu <br />
răng, viêm nướu từ trung bình đến nặng, viêm <br />
nha chu, các bệnh viêm nhiễm vùng miệng, khô <br />
miệng...); không sử dụng kháng sinh trong vòng <br />
1 tháng trước khi tham gia nghiên cứu; không <br />
mang phục hình, khí cụ chỉnh hình; không hút <br />
thuốc; không dị ứng với sữa và các sản phẩm từ <br />
sữa. <br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, <br />
loại trừ các đối tượng sử dụng kháng sinh, đồ <br />
uống có cồn; có điều trị các bệnh toàn thân hay <br />
bệnh răng miệng. <br />
Mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 15 sinh viên <br />
khoa Răng Hàm Mặt, độ tuổi từ 18‐24. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, <br />
ngẫu nhiên, mù đôi, bắt chéo. <br />
<br />
Quy trình nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu gồm 2 lần thử nghiệm với 1 thời <br />
kỳ rửa trước lần thử nghiệm đầu tiên và 1 thời <br />
kỳ rửa xen kẽ . 15 đối tượng được chia ngẫu <br />
nhiên làm 2 nhóm: nhóm I gồm 8 người, nhóm <br />
II gồm 7 người. <br />
Giai đoạn 1: là thời kỳ rửa trước lần thử nghiệm đầu <br />
tiên <br />
7 ngày trước khi lấy mẫu lần 1, các đối tượng <br />
được cung cấp một tờ cẩm nang hướng dẫn, bàn <br />
chải không có mặt chải lưỡi và kem đánh răng <br />
không có chất kháng khuẩn, không sử dụng <br />
thêm các biện pháp vệ sinh răng miệng khác <br />
như nước súc miệng, chải lưỡi. <br />
Lần lấy mẫu 1: Kể từ lần chải răng cuối cùng <br />
tối hôm trước đến buổi sáng lấy mẫu, các đối <br />
tượng không vệ sinh răng miệng, không ăn, <br />
không uống bất kì loại nước nào trừ nước lọc. <br />
Các đối tượng được lấy mẫu mảng bám trên bề <br />
mặt lưng lưỡi. Dùng bàn chải răng vô khuẩn đặt <br />
trên lưng lưỡi, sao cho đầu bàn chải ở đỉnh V <br />
lưỡi, ấn bàn chải nhưng không kéo bàn chải di <br />
chuyển. Hòa lượng mảng bám dính trên bàn <br />
chải vào 20ml dung dịch nước cất vô trùng đựng <br />
trong ống nghiệm. Chuyển các mẫu vào phòng <br />
xét nghiệm vi sinh. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các đối tượng được nhận sữa chua và ăn mỗi ngày 2 <br />
lần, mỗi lần 1 hộp, khối lượng 100g, sau bữa trưa và <br />
bữa tối trong 14 ngày tiếp theo. Các hộp sữa chua <br />
được che nhãn hiệu bằng decal để đối tượng nghiên <br />
cứu không biết đang ăn loại sữa chua nào. Nhóm I ăn <br />
sữa chua thông thường, nhóm II ăn sữa chua chứa <br />
probiotic. <br />
<br />
Lần lấy mẫu 2: thực hiện vào buổi sáng sau <br />
khi kết thúc 14 ngày ăn sữa chua. Cách thực hiện <br />
tương tự lần lấy mẫu 1. <br />
Giai đoạn 3: là thời kỳ rửa xen kẽ <br />
Tất cả các đối tượng nghiên cứu lặp lại quá <br />
trình rửa tương tự giai đoạn 1. <br />
Lần lấy mẫu 3: thực hiện vào buổi sáng sau <br />
khi kết thúc 7 ngày của giai đoạn 3. <br />
Giai đoạn 4: là lần thử nghiệm lần thứ 2 <br />
Thực hiện tương tự giai đoạn 2, trong đó 2 <br />
nhóm nghiên cứu đổi loại sữa chua đã ăn trong <br />
giai đoạn 2. <br />
Lần lấy mẫu 4: thực hiện vào buổi sáng sau <br />
khi kết thúc 14 ngày của giai đoạn 4. <br />
Qui trình trong phòng xét nghiệm vi sinh <br />
Pha loãng mẫu với tỉ lệ 1/5. Lấy 50μl dung <br />
dịch đã pha loãng cấy dàn trải lên đĩa thạch <br />
chứa môi trường nuôi cấy chọn lọc vi khuẩn <br />
sinh hợp chất sulfur bay hơi. Ủ trong môi trường <br />
yếm khí ở 370C trong 7 ngày. Sau thời gian ủ, <br />
đếm số khúm vi khuẩn có màu nâu hoặc đen <br />
mọc trên mặt đĩa thạch. Tính ra số đơn vị tạo <br />
khúm trên mỗi đơn vị thể tích. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur <br />
bay hơi trước và sau khi ăn mỗi loại sữa <br />
chua <br />
<br />
Giai đoạn 2: là lần thử nghiệm đầu tiên <br />
Bảng 1: Số đơn vị tạo khúm (x105 CFU/ml) trung bình của hai nhóm trước và sau khi ăn hai loại sữa chua. <br />
Loại sữa chua<br />
<br />
n<br />
<br />
Trước (x 105 CFU/ml)<br />
<br />
Sau (x 105 CFU/ml)<br />
<br />
p<br />
<br />
Sữa chua thường <br />
<br />
15 <br />
<br />
52,73 ± 41,46 <br />
<br />
64,20 ± 111,92 <br />
<br />
00,776* <br />
<br />
Sữa chua probiotic <br />
<br />
15 <br />
<br />
64,07 ± 40,07 <br />
<br />
19,07 ± 12,65 <br />
<br />
0,003* <br />
<br />
(*) Test Wilcoxon. <br />
<br />
Răng Hàm Mặt <br />
<br />
349<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Đối với nhóm ăn sữa chua thường, số lượng <br />
vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi tăng, sự <br />
thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Đối với <br />
sữa chua probiotic, số lượng vi khuẩn sinh hợp <br />
<br />
chất sulfur bay hơi giảm, sự thay đổi này rất có ý <br />
nghĩa thống kê (p