intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kiến thức, thái độ sử dụng các xét nghiệm sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại quận Bắc Từ Liêm năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (SLTS) của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ tại Quận Bắc Từ Liêm năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang, định lượng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, phần mềm SPSS20 phân tích câu trả lời của 150 sản phụ tại Quận Bắc Từ Liêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kiến thức, thái độ sử dụng các xét nghiệm sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại quận Bắc Từ Liêm năm 2022

  1. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC Đánh giá kiến thức, thái độ sử dụng các xét nghiệm sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại quận Bắc Từ Liêm năm 2022 Nguyễn Đức Trung1*, Phạm Thúy Ngân1, Phùng Thị Thủy Tiên1, Trần Xuân Thắng1, Bùi Thị Ngọc Hà1 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (SLTS) của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ tại Quận Bắc Từ Liêm năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang, định lượng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, phần mềm SPSS20 phân tích câu trả lời của 150 sản phụ tại Quận Bắc Từ Liêm. Kết quả: Giá trị trung bình của kiến thức và thái độ dao động lần lượt từ 3,47 – 3,69 và 3,34 – 3,57 theo thang điểm Likert 5 mức độ. Ngoài ra, Siêu âm là xét nghiệm SLTS phổ biến nhất (100%) và phương thức tiếp cận thông tin liên quan đến các xét nghiệm SLTS được lựa chọn nhiều nhất là thông qua Bác sĩ Sản thăm khám tư vấn (119/150). Các yếu tố trình độ văn hóa giáo dục, tình trạng việc làm, nơi sinh sống có ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ đối với lựa chọn thực hiện các xét nghiệm SLTS của sản phụ trong khi số lượng con cái hoàn toàn không ảnh hưởng. Kết luận: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có kiến thức Tốt và thái độ Khá tích cực về sử dụng các xét nghiệm SLTS. Phụ nữ có trình độ văn hóa cao, có việc làm, sống tại khu vực đô thị có kiến thức và thái độ tốt hơn trong việc lựa chọn các xét nghiệm SLTS. Từ khoá: Đánh giá, kiến thức, thái độ, phụ nữ mang thai, 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệm sàng lọc trước sinh, Bắc Từ Liêm. ĐẶT VẤN ĐỀ Tùy thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ, các kỹ thuật SLTS được áp dụng khác nhau như Dị tật bẩm sinh (DTBS) là những bất thường siêu âm, xét nghiệm SLTS, chọc ối và làm xuất hiện trong giai đoạn bào thai do rối loạn nhiễm sắc thể đồ.... Tuy nhiên các xét nghiệm yếu tố di truyền hoặc không di truyền thường SLTS được ưu tiên hơn vì nó giúp đánh giá hay gặp ở thai nhi ở trẻ sơ sinh (5,6). Đây là một cách tổng quan tình trạng của thai nhi và nguyên nhân dẫn tới tử vong sớm ở trẻ sơ sinh không xâm lấn (1,2). Các xét nghiệm SLTS với ước tính khoảng 6% trẻ sinh ra mắc một dị có thể đánh giá được nguy cơ di truyền, các tật bẩm sinh (4). Tùy thuộc vào mức độ nặng bệnh liên quan đến bất thường số lượng, cấu nhẹ của dị tật mà hậu quả ảnh hưởng đến sức trúc nhiễm sắc thể. Từ đó đưa ra được những khỏe thể chất, tinh thần của trẻ khác nhau. Vì tư vấn phù hợp cho sản phụ và gia đình (3). vậy, ngăn ngừa DTBS đã nhận được nhiều chú ý từ các bác sĩ cũng như các sản phụ. Việc thực hiện các xét nghiệm SLTS như Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đức Trung Ngày nhận bài: 09/8/2022 Email: trungnguyenduc1511@gmail.com Ngày phản biện: 15/3/2023 1 Trường Đại học Y tế Công cộng Ngày đăng bài: 31/10/2023 Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 46
  2. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) NIPT, Double test, triple test và siêu âm thai p(1-p) trong 3 tháng đầu thai kỳ có ý nghĩa quan trọng n = Z2(1 - /2) d2 góp phần phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể. Tuy nhiên kiến thức, thái độ và sự chấp Trong đó Z = 1,96; α = 0,05; P = 0,5; d = nhận các xét nghiệm SLTS phụ thuộc vào rất 0,05 => N = 385. Cỡ mẫu thực tế: 150 nhiều yếu tố như; dân tộc, kinh tế, địa bàn.... Với tốc độ tăng nhanh dân số trẻ tại các khu Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số vực đô thị, tỷ lệ sản phụ mang thai tại khu vực liệu: Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn để thu thập đô thị và bán đô thị cũng tăng cao. Tuy nhiên số liệu. Bộ câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 hiện tại có rất ít bài báo, nghiên cứu đánh giá mức độ để đánh giá mức độ đồng ý của sản kiến thức, thái độ sử dụng các xét nghiệm SLTS phụ đối với các nhận định xét nghiệm SLTS của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ ở khu được đưa ra, cụ thể: 1 - Hoàn toàn không đồng vực bán đô thị như quận Bắc Từ Liêm. ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý. Chính vì lý do trên, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm mục tiêu 1) Mô tả kiến Điểm cắt đánh giá kiến thức và thái độ được thức, thái độ và một số yếu tố liên quan đến xác định lần lượt như sau: lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (SLTS) của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai Mức điểm Phân loại Phân loại thái kỳ tại Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2022; kiến thức độ 2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến 4,5 Rất tốt Rất tích cực Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phần Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thời mềm IBM SPSS20 và xử lý phân tích thống gian thực hiện: Từ tháng 02 năm 2022 đến kê, suy luận dựa trên kiểm định ANOVA. tháng 06 năm 2022 tại Phòng khám Sản, trường Đại học Y tế công cộng; Phòng khám Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được Sản, Bệnh viện đa khoa Phương Đông, Bệnh Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y tế công viện Nam Thăng Long. cộng số 022- 016/DD- YTCC thông qua. Kết quả nghiên cứu được mã hóa, bảo mật Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ mang thai 3 thông tin và chỉ được sử dụng với mục đích tháng đầu đến khám thai tại phòng khám/khoa nghiên cứu. Sản ở cơ sở y tế thuộc Quận Bắc Từ Liêm Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn KẾT QUẢ mẫu ngẫu nhiên hệ thống - Công thức nghiên cứu gồm 1 mẫu, xác định Đặc điểm nhân khẩu học các đối tượng một tỷ lệ: nghiên cứu 47
  3. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Bảng 1. Tổng hợp các đặc điểm nhân khẩu học Nội dung Số lượng (n=150) % THPT hoặc tương đương 40 26,7 Trình độ văn hóa Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 96 64 giáo dục Sau đại học 14 9,3 Tình trạng nghề Đang đi làm 129 86 nghiệp Thất nghiệp 21 14 Quan hệ chung sống 132 88 Tình trạng hôn nhân Đơn thân 18 12 0 39 26 1 75 50 Tình trạng con cái 2 27 18 >2 9 6 Thành phố 120 80 Nơi sinh sống Nông thôn/Ngoại ô 30 20 Theo kết quả mô tả ở bảng 1, có thể thấy được công việc ổn định (86%); phần lớn sản phụ có trình độ văn hóa giáo dục của các đối tượng chồng (88%) và sống tại thành phố (80%). phỏng vấn chủ yếu là Trung cấp/Cao đẳng/Đại học (64%), tình trạng nghề nghiệp hiện tại là Đánh giá kiến thức Bảng 2. Tổng hợp giá trị trung bình cho từng nhận định đánh giá kiến thức sàng lọc trước sinh STT Nội dung đánh giá kiến thức Điểm trung bình 1 Mục đích sàng lọc 3,69 2 Thời gian sàng lọc 3,56 3 Mục đích siêu âm 3,58 4 Thời gian siêu âm 3,6 5 Hiểu biết về kết quả xét nghiệm SLTS nguy cơ thấp 3,47 6 Hiểu biết về kết quả xét nghiệm SLTS nguy cơ cao 3,63 7 Hậu quả của xét nghiệm SLTS 3,53 8 Mục đích của XN SLTS vào tuần 11-13 3,57 Giá trị trung bình điểm kiến thức 3,578 Theo kết quả mô tả ở bảng 2, cho thấy các điểm trung bình cao nhất là ở nhận định 1 và sản phụ đều có điểm kiến thức ở mức Tốt, với thấp nhất là ở nhận định 7 với 3,69 và 3,47. giá trị trung bình đạt được là 3,578. Trong đó 48
  4. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Biểu đồ 1. Các phương thức sản phụ tiếp cận thông tin về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh Trong nhóm các kỹ thuật SLTS được phụ nữ tìm hiểu thông qua mạng Internet (68%) và mang thai đề cập, Siêu âm là kỹ thuật quen Thông tin từ người thân, bạn bè (54%). Đáng thuộc (100%), sau đó là Double/Triple test chú ý là tỷ lệ sản phụ tiếp cận với thông tin (80,7%) và NIPT (65,3%). Các sản phụ tiếp về các xét nghiệm SLTS thông qua đọc sách, báo, tạp chí,… tương đối thấp (32%). cận với các xét nghiệm SLTS chủ yếu thông qua tư vấn của các Bác sĩ Sản (79,3%), Tự Đánh giá thái độ Bảng 3. Đánh giá thái độ đối với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh Điểm STT Thái độ của sản phụ với xét nghiệm SLTS trung bình 1 Các xét nghiệm SLTS rất có giá trị 3,43 2 Các xét nghiệm SLTS sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm và kịp thời các bệnh di 3,47 truyền và dị tật bẩm sinh 3 Các xét nghiệm SLTS nên được triển khai rộng rãi cho tất cả sản phụ 3,53 4 Thông tin từ các xét nghiệm SLTS sẽ giúp gia đình lên kế hoạch tương lai 3,54 5 Thực hiện các xét nghiệm SLTS làm giảm mức độ lo lắng trong thời kỳ mang thai 3,44 6 Nếu các xét nghiệm SLTS có nguy cơ cao thì sẽ tiếp tục thực hiện các xét 3,48 nghiệm chuyên sâu hơn như chẩn đoán trước sinh 7 Có sự tin tưởng về độ chính xác, tin cậy của các xét nghiệm SLTS 3,34 8 Các xét nghiệm SLTS không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tình trạng của thai nhi 3,57 Giá trị trung bình điểm thái độ 3,475 Kết quả bảng 3 cho thấy các sản phụ đều có cực về việc sử dụng các xét nghiệm SLTS. điểm thái độ ở mức Khá tích cực, với giá trị trung bình là 3,475 – mà như đã nói ở trên, giá Phân tích các yếu tố liên quan đến điểm đánh trị trung bình càng cao biểu thị thái độ càng tích giá kiến thức kiến thức của các sản phụ 49
  5. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Bảng 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của sản phụ Giá trị Độ tin cậy 95% Yếu tố ảnh hưởng N trung Giới hạn Giới hạn Giá trị P bình dưới trên THPT hoặc tương đương 40 2,98 2,57 3,39 Trình độ văn Trung cấp/Cao đẳng/ 96 3,52 3,31 3,73 P=0,000* hóa giáo dục Đại học Sau đại học 14 4,46 4,13 4,80 Tình trạng Đang đi làm 129 3,70 3,53 3,88 P=0,000* nghề nghiệp Thất nghiệp 21 1,98 1,58 2,39 Tình trạng hôn Quan hệ chung sống 132 3,53 3,34 3,72 P=0,04* nhân Đơn thân 18 2,94 2,31 3,58 0 39 3,52 3,16 3,87 Tình trạng con 1 75 3,43 3,17 3,69 cái P=0,861 2 27 3,56 3,07 4,04 >2 9 3,21 2,14 4,28 Thành phố 120 3,66 3,47 3,84 Nơi sinh sống P=0,001* Nông thôn/Ngoại ô 30 2,69 2,23 3,15 Trong nhóm các yếu tố được khảo sát, có sự nhóm thất nghiệp (2,15); nhóm sản phụ ở khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sản thành phố (3,75) cao nhóm ở nông thôn hoặc phụ có trình độ văn hóa khác nhau đối với kiến ngoại ô (2,88). Tình trạng hôn nhân và tình thức về các xét nghiệm SLTS (P=0,000*); trạng con cái không ảnh hưởng gì đến kiến tình trạng nghề nghiệp khác nhau (P=0,000*), thức của sản phụ về các xét nghiệm SLTS. nơi sinh sống khác nhau (P=0,001*). Cụ thể, Phân tích các yếu tố liên quan đến điểm nhóm sản phụ đang đi làm (3,80) cao hơn đánh giá thái độ của các sản phụ Bảng 5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sản phụ Giá trị Độ Độ tin cậy 95% Yếu tố ảnh hưởng N trung lệch Giới hạn Giới hạn Giá trị P bình chuẩn dưới trên THPT hoặc tương 40 2,98 1,27 2,57 3,39 đương Trình độ văn Trung cấp/Cao P=0,000* hóa giáo dục 96 3,52 1,05 3,31 3,73 đẳng/Đại học Sau đại học 14 4,46 0,59 4,13 4,80 Tình trạng Đang đi làm 129 3,70 0,99 3,53 3,88 P=0,000* nghề nghiệp Thất nghiệp 21 1,98 0,89 1,58 2,39 50
  6. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Giá trị Độ Độ tin cậy 95% Yếu tố ảnh hưởng N trung lệch Giới hạn Giới hạn Giá trị P bình chuẩn dưới trên Tình trạng Quan hệ chung sống 132 3,53 1,11 3,34 3,72 P=0,04* hôn nhân Đơn thân 18 2,94 1,28 2,31 3,58 0 39 3,52 1,10 3,16 3,87 Tình trạng 1 75 3,43 1,12 3,17 3,69 P=0,861>0,05 con cái 2 27 3,56 1,23 3,07 4,04 >2 9 3,21 1,40 2,14 4,28 Nơi sinh Thành phố 120 3,66 1,04 3,47 3,84 P=0,000* sống Nông thôn/Ngoại ô 30 2,69 1,23 2,23 3,15 Từ kết quả kiểm định bảng trên, thấy được Trung bình và Tích cực (5). Trong nghiên cứu rằng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa này các sản phụ có kiến thức tốt hơn về các các nhóm sản phụ có Trình độ văn hóa khác xét nghiệm SLTS (Kết quả của sản phụ tại nhau (P=0,000*). Ngoài ra cũng ghi nhận sự Quận Bắc Từ Liêm đạt mức Tốt và Khá tích khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nhóm sản cực). Sự khác biệt có thể bắt nguồn từ giáo phụ có Tình trạng nghề nghiệp khác nhau dục, văn hóa, vùng miền địa phương và tâm (P=0,000*). Cụ thể, nhóm sản phụ đang đi lý của sản phụ ở các quốc gia khác nhau. Siêu làm (3,7) cao hơn nhóm Thất nghiệp (1,98). âm là lựa chọn phổ biến nhất (100%) - đây là Đồng thời kết quả bảng kiểm định cũng cho xét nghiệm cơ bản đầu tay ở mọi phòng khám thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các Sản, các sản phụ 3 tháng đầu thai kỳ sẽ được nhóm sản phụ có Tình trạng hôn nhân khác Bác sĩ sản chỉ định siêu âm và nghe tim thai nhau (P=0,04
  7. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) các xét nghiệm sàng lọc DTBS chủ yếu thông một phần kiến thức, thái độ của sản phụ tại qua Nhân viên y tế (65,7%); Internet (41,4%) địa bàn quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Việc thu (7). Tương tự, các sản phụ tại Hồng Kong, thập dữ liệu gặp khó khăn do thực hiện vào Trung Quốc nhận thông tin về SLTS phần lớn thời điểm dịch COVID-19 nên đa số các cơ là từ Bác sĩ Sản (47,4%) và từ Web (41,5%) sở y tế từ chối tham gia đề tài do số lượng (8). Có thể thấy, Bác sĩ và các kênh truyền sản phụ đến thăm khám không nhiều, dừng thông hiện đại (Internet, Web) đóng vai trò hoạt động vì dịch, nhóm chỉ liên hệ được với rất quan trọng trong việc đưa các thông tin 3 cơ sở y tế. Ngoài ra, bác sĩ phụ trách chuyên liên quan đến xét nghiệm SLTS tới sản phụ. môn do thời gian thăm khám có hạn nên chưa Xu hướng này được ghi nhận ở trong nghiên thể giải thích kỹ cho các đối tượng tham gia cứu và một số nghiên cứu khác ở các quốc nghiên cứu và nhóm nghiên cứu chỉ có thể lên gia, địa phương khác nhau. Vì vậy bên cạnh cơ sở y tế một lần/tuần để thu thập phiếu trả việc tăng cường cập nhật thông tin về các xét lời – dẫn đến việc đối tượng tham gia nghiên nghiệm SLTS đến các bác sĩ, việc sử dụng các cứu chưa được hỗ trợ đầy đủ, kịp thời về mặt kênh truyền thông số là phương tiện hiệu quả thông tin đề tài do đó họ từ chối trả lời, trả để phổ biến thông tin cho sản phụ ở các địa lời không đầy đủ, không đủ tiêu chuẩn để phương nói chung và trên địa bàn quận Bắc phân tích. Cỡ mẫu ban đầu dự tính là 385, Từ Liêm. nhóm nghiên cứu thu được cỡ mẫu là 162, sau khi sàng lọc ban đầu và tiếp tục xử lý bằng Một số đặc điểm nhân khẩu học như: Trình phần mềm SPSS20 thì còn 150 câu trả lời đủ độ văn hóa giáo dục, tình trạng việc làm, nơi tiêu chuẩn cho vào bộ số liệu – chỉ đạt được sinh sống có ảnh hưởng đến kiến thức và thái khoảng 40% so với cỡ mẫu dự tính ban đầu, độ sử dụng các xét nghiệm STLS của sản phụ do đó phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác - duy chỉ có số lượng con cái là không ảnh của kết quả nghiên cứu. Chính vì vậy, việc hưởng. Theo nghiên cứu KAP sử dụng xét thu thập cỡ mẫu tối đa nhất có thể là cần thiết nghiệm siêu âm của Molla tại Ethiopia (2021) để giúp tăng độ tin cậy, độ chính xác với các thì nơi sinh sống và trình độ văn hóa giáo dục nghiên cứu tương tự. có ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ của sản phụ - phù hợp 2/3 đặc điểm nhân khẩu học so với kết quả của nhóm (10). Kết quả của đề tài KẾT LUẬN cũng chỉ ra rằng nhóm sản phụ có trình độ văn hóa giáo dục càng cao thì kiến thức càng cao Nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức và cũng như thái độ càng tích cực hơn so với các thái độ đối với các xét nghiệm SLTS của 150 nhóm còn lại. Để củng cố cho nhận định này, sản phụ trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Hà sản phụ tại Hong Kong với trình độ văn hóa Nội cho thấy điểm kiến thức chung và thái giáo dục cao đưa ra câu trả lời chính xác hơn độ chung đạt được lần lượt là 3,578 và 3,475 khoảng 10-20% so với các nhóm khác (9). tương đương mức phân loại là Tốt và Khá tích Tương tự, nghiên cứu của K Dahl chỉ ra mức cực về việc sử dụng các xét nghiệm SLTS – độ hiểu biết cao có liên quan tới trình độ học giá trị này khá cao so với kết quả trong một vấn của sản phụ (11). Các yếu tố ảnh hưởng số nghiên cứu khác. Siêu âm là kỹ thuật SLTS nhóm đưa ra dường như khá tương đồng và phổ biến nhất (100%), tiếp theo là Double/ có độ tin cậy nhất định khi so với các hướng Triple test (80,7%) và NIPT (65,3%). Các nghiên cứu tương tự. sản phụ chủ yếu tiếp cận thông tin liên quan đến các xét nghiệm SLTS thông qua Bác sĩ Bên cạnh các kết quả ghi nhận được, nghiên Sản khi thăm khám tư vấn (79,3%), tiếp theo cứu này còn hạn chế khi chỉ khái quát được Internet (68%) và Người thân, bạn bè (54 %). 52
  8. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Các yếu tố trình độ văn hóa giáo dục, tình 5. Chibuzor Franklin Ogamba, Ochuwa Adiketu trạng việc làm, nơi sinh sống có ảnh hưởng Babah, Alero Ann Roberts et al. Knowledge, attitudes, and decision making towards prenatal đến kiến thức và thái độ sử dụng các xét testing among antenatal clinic attendees nghiệm SLTS của sản phụ trong khi số lượng in Lagos University Teaching Hospital: an con cái hoàn toàn không ảnh hưởng. institution-based cross-sectional study. Pan Afr Med J. 2021; 39:106. Doi: 10.11604/ Khuyến nghị: Nghiên cứu này giúp tạo tiền pamj.2021.39.106.23667. đề để thực hiện các nghiên cứu có chiều sâu 6. American College of Obstetricians Gynecologists hơn về xét nghiệm SLTS như mức độ sẵn sàng Committee on Practice Bulletins.  ACOG Practice Bulletin No. 77: Screening for fetal thực hiện NIPT tại cơ sở y tế, ảnh hưởng của chromosomal abnormalities.  Obstetrics and kết quả Double/Triple test đối với quyết định Gynecology. 2007; 109, 217–227 của sản phụ trong việc tiếp tục thai kỳ và định 7. Hoàng Thị Thu Hoài. Kiến thức, thái độ và thực hướng việc triển khai các biện pháp cung cấp hành của phụ nữ mang thai về dự phòng dị tật thông tin cho sản phụ về dịch vụ xét nghiệm bẩm sinh tại huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk năm 2020. Thư viện điện tử Trường Đại học Y SLTS tại quận Bắc Từ Liêm. Hình thức thông tế công cộng. 2020; Luận văn Thạc sỹ, Trường tin trực tuyến; thông tin qua các Bác sĩ Sản Đại học Y tế Công cộng. về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, góp phần nâng 8. Kam On Kou, Chung Fan Poon, Wai Ching Tse, cao mức độ hiểu biết, thái độ của sản phụ về Shui Lam Mak, Kwok Yin Leung. Knowledge các xét nghiệm SLTS là biện pháp nên được and future preference of Chinese women in a major public hospital in Hong Kong after tiếp tục triển khai tại địa bàn. undergoing non-invasive prenatal testing for positive aneuploidy screening: a questionnaire survey. BMC Pregnancy and Childbirth. 2015; TÀI LIỆU THAM KHẢO 15:199. Doi: 10.1186/s12884-015-0636-7 9. Hend Abdel Rahaman Shalaby,  Reda Abd 1. Felisha L. Kitchen, Brian W. Jack. Prenatal Elhady,  Anas Mohamed Gamal et al. Prenatal Screening. Treasure Island (FL): StatPearls diagnosis in low resource setting: is it acceptable? Publishing. 2020 J Obstet Gynaecol India 2012 Oct. 2012; 2. Hendrix M, Arits J, Bannink R et al. The choice 62(5):515-9. Doi: 10.1007/s13224-021-0185-1 for invasive prenatal tests after subfertility. Hum 10. Wondwosen Molla, Nebiyu Mengistu, Aregahegn Fertil (Camb). 2020; 23(2): 134-141 Wudneh. Pregant women’s knowledge, attitude, 3. Robin L Page, Christina Murphey, Yahyahan and associated factors toward obstetric ultrasound Aras et al. Pregnant Hispanic women’s views in public hospitals, Ethiopia, 2021: Multi-centered and knowledge of prenatal genetic testing. cross-sectional study. Women’s Health (London, J Genet Couns. 2021; 30(3):838-848. Doi: England). 2022; 18: 17455057221091357. Doi: 10.1002/jgc4.1383 10.1177/17455057221091357. 4. Bộ Y tế. Quyết định số 1807/QĐ-BYT về 11. K Dahl,  L Hvidman,  F S Jørgensen,  C “Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng Henriques,  F Olesen,  H Kjaergaard,  U S lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh”. Kesmodel. First-tremester Down syndrome Chương II, Điều 4, mục 2: Sàng lọc, chẩn đoán screening: pregnant women’s knowledge. một số bất thường về số lượng nhiễm sắc thể và Ultrasound in obstetrics & gynaecology. 2011; hình thái thai nhi. 2020; NXB Y học 38(2): 145 – 51. Doi: 10.1002/uog.8839. 53
  9. Nguyễn Đức Trung và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT22-068 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Knowledge and attitudes toward using prenatal screening tests of first- trimester pregnant women in North Tu Liem District in 2022 Nguyen Duc Trung1, Pham Thuy Ngan1, Phung Thi Thuy Tien1, Tran Xuan Thang1, Bui Thi Ngoc Ha1 1 Hanoi University of Public Health Objective: Describe knowledge, attitudes and related factors as well as the readiness regarding opting prenatal screening tests of first-trimester pregnant women in North Tu Liem District, Hanoi in 2022. Analyzing some factors affect knowledge and attitudes toward the use of prenatal screening tests. Methods: A quantitative, cross-sectional study was applied, using a 5-point Likert scale to assess. SPSS20 software was used to analyzed the answers of 150 participants. Main findings: The mean score of knowledge and attitudes ranged from 3.47 – 3.69 and 3.34 – 3.57 respectively on a 5-point Likert scale. In addition, Ultrasound was the most well-known test (100% women knew about it) and they mainly accessed prenatal screening’s information through Obstetricians (119/150 options). Notably, educational level, employment status and place of residence significantly affected knowledge and attitudes toward opting prenatal screening tests while the number of children was unrelated. Conclusions: First- trimester pregnant women in North Tu Liem District, Hanoi had a good level of knowledge and relatively positive attitudes toward the use of prenatal screening tests. Pregnant women with a high level of education, having an occupation and living in the urban areas have better knowledge and attitudes toward using prenatal screening tests. Keywords: Assessment, knowledge, attitudes, pregnant women, prenatal screening tests, first- trimester, North Tu Liem. 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2