Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG<br />
SỐT XUẤT HUYẾT CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI TRIỂN KHAI<br />
DỰ ÁN CAN THIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN HƯNG<br />
HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG, 2009<br />
Đỗ Nguyễn Thùy Nhi* - Nguyễn Lâm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Công tác phòng chống sốt xuất huyết đã được khẳng định diệt véc tơ truyền bệnh là chính,<br />
trong đó lực lượng quan trọng và đông đảo có thể thực hiện tốt hoạt động kiểm soát véc tơ là học sinh. Do đó,<br />
truyền thông phòng chống sốt xuất huyết cho học sinh là một hoạt động rất cần thiết.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của<br />
học sinh, trước và sau khi triển khai dự án can thiệp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết tại Trường trung<br />
học cơ sở Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2009.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu trước - sau, tiến hành điều tra kiến thức, thái độ và thực hành phòng<br />
chống sốt xuất huyết của học sinh, đồng thời kết hợp với việc điều tra véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại hộ gia<br />
đình của học sinh.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu này, học sinh tiếp nhận nguồn thông tin về sốt xuất huyết từ thầy cô giáo<br />
81,2% sau can thiệp tăng lên 98,4%. Tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống<br />
sốt xuất huyết trước khi triển khai dự án can thiệp tương ứng là 58,6%; 75,9%; 48,7%, sau can thiệp tăng lên<br />
tương ứng 93,2%; 82,2%; 80,1%, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ vật chứa có thả cá trước can<br />
thiệp là 13,4%, sau can thiệp tăng lên 49,7%.<br />
Kết luận: Dự án can thiệp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết tại trường trung học cơ sở Tân Hưng<br />
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, đã làm tăng kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất<br />
huyết cho các em học sinh.<br />
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, học sinh, phòng chống sốt xuất huyết.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSING KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON DENGUE HAEMORRHAGED FEVER<br />
PREVENTION OF STUDENTS BEFORE AND AFTER PROJECT INTERVENTIONS AT TAN HUNG<br />
HIGH SCHOOL, CAI BE DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE, 2009<br />
Do Nguyen Thuy Nhi - Nguyen Lam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 1 - 6<br />
Background: Prevention of dengue hemorrhaged fever have been confirmed kill vector of transmission, in<br />
which the force of gravity and large can do better vector control activities are students. Therefore, providing<br />
knowledge, attitude and practice for dengue hemorrhaged fever prevention for students is a necessary operation.<br />
Objectives: The study aimed to evaluate the knowledge attitude and practice of prevention on dengue<br />
hemorrhaged fever, before and after project interventions to prevent dengue hemorrhaged fever in Tan Hung high<br />
school, Cai Be district in Tien Giang province in 2009.<br />
<br />
*Trung<br />
<br />
tâm Y Tế Dự Phòng TP.HCM<br />
Địa chỉ liên hệ: ThS. Nguyễn Lâm<br />
<br />
Viện Pasteur TP.HCM<br />
ĐT: 0908 864 869 Email: nguyenlamytcc@yahoo.com<br />
**<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Methods: Study design before - after, to investigate knowledge, attitude and practice on dengue<br />
hemorrhaged fever prevention, and in combination with the investigation of the vector of dengue hemorrhaged<br />
fever transmission in households of the study.<br />
Results: In this study, students receive information on dengue hemorrhaged fever from teachers is 81.2%<br />
after the intervention is 98.4%. Before intervention, the rate of students with the knowledge, attitude and practice<br />
correct, respectively 58.6%, 75.9%, 48.7%, after interference, respectively 93.2%, 82.2%, 80.1%, the difference is<br />
statistically significant. The rate of container fish is 13.4% before intervention, after intervention increased<br />
49.7%.<br />
Conclusion: Communication interventions to prevent dengue fever in Tan Hung high school, Cai Be<br />
district in Tien Giang province in 2009, has increased the knowledge, attitude and practice in the correct on<br />
dengue prevention for students.<br />
<br />
Keywords: knowledge, attitude, practice, students, dengue hemorrhaged fever.<br />
và sau khi triển khai dự án can thiệp truyền<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi<br />
rút cấp tính, gây dịch do muỗi truyền, lưu hành<br />
trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt<br />
đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây<br />
Thái Bình Dương. Khoảng 40% dân số thế giới<br />
hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước tính có<br />
khoảng 50 triệu ca nhiễm dengue mỗi năm(1,12).<br />
Việt Nam đứng đầu trong các nước khu vực<br />
Đông Nam Á về tỉ lệ mắc bệnh SXH, đa số ca<br />
bệnh được phát hiện tại khu vực phía Nam,<br />
nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Tiền Giang là tỉnh có số mắc, chết do SXH cao<br />
trong khu vực phía Nam, là nơi lưu hành bệnh<br />
SXH quanh năm. Từ năm 1999, Dự án phòng<br />
chống SXH đã triển khai, với mục tiêu giảm chết,<br />
giảm mắc, khống chế không để dịch bùng phát<br />
và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXH dựa<br />
vào cộng đồng(10). Trong đó, chiến lược giảm<br />
mắc chủ yếu là diệt véc tơ truyền bệnh thông<br />
qua các hoạt động dựa vào cộng đồng, hiện nay<br />
xã hội hóa hoạt động phòng chống SXH dựa vào<br />
học sinh là hoạt động được Dự án phòng chống<br />
SXH rất quan tâm. Tuy nhiên, khi triển khai can<br />
thiệp truyền thông phòng chống SXH cho học<br />
sinh cần phải biết thực trạng kiến thức, thái độ<br />
và thực hành phòng chống SXH của các em học<br />
sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp.<br />
Xuất phát từ nhận định trên, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và<br />
thực hành phòng chống SXH của học sinh trước<br />
<br />
thông phòng chống SXH cho học sinh.<br />
<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức<br />
thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất<br />
huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự<br />
án can thiệp truyền thông phòng chống SXH cho<br />
học sinh tại Trường trung học cơ sở Tân Hưng<br />
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2009.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh trường trung học cơ sở Tân Hưng<br />
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.<br />
<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Xã Tân Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.<br />
Từ tháng 9/2008 đến 10/2008: đánh giá trước<br />
khi triển khai dự án can thiệp.<br />
Tháng 5/2009 đến 6/2009: đánh giá sau khi<br />
triển khai dự án can thiệp.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu trước - sau đánh giá kiến thức,<br />
thái độ và thực hành phòng chống SXH của học<br />
sinh.<br />
<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỉ<br />
lệ (trước - sau):<br />
n=<br />
<br />
[Z1−α 2 p(1− p) + Z1−β p1(1− p1) + p2 (1− p2)]2<br />
2<br />
<br />
( p1 − p2 )2<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br />
<br />
2<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
Trong đó: α=5%, 1-ß=99%, p1=50% (Ước<br />
lượng tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng trong đợt<br />
điều tra trước), p2=80% (Ước lượng tỉ lệ học sinh<br />
có kiến thức đúng sau khi triển khai mô hình can<br />
thiệp).<br />
Do áp dụng kỹ thuật chọn mẫu cụm, để<br />
hạn chế sai số do chọn mẫu bằng cách nhân<br />
với hệ số ảnh hưởng thiết kế bằng 2 và cộng<br />
thêm 10% dự phòng. Vậy cỡ mẫu điều tra<br />
trong nghiên cứu này là 185, nhưng thực tế<br />
điều tra là 191 học sinh.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Chọn mẫu cụm, các cụm là khối lớp học 6, 7,<br />
8 và 9. Tổng số học sinh được chọn ở mỗi khối<br />
lớp phụ thuộc vào tỉ lệ học sinh của khối lớp đó.<br />
Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo phương<br />
pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh<br />
sách lớp.<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Phát vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi, kết hợp<br />
với điều tra các chỉ số côn trùng bằng bảng kiểm<br />
ghi nhận số vật chứa và số có lăng quăng của<br />
từng loại vật chứa nước tại 100 hộ gia đình học<br />
sinh được chọn ngẫu nhiên trong danh sách học<br />
sinh tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Kiểm tra sai lệch thông tin<br />
Bộ câu hỏi sau khi thiết lập, được điều tra<br />
thử tại điểm nghiên cứu. Tất cả điều tra viên<br />
điều được tập huấn kỹ năng thu thập thông tin<br />
và kỹ năng điều tra công trùng trước khi tiến<br />
hành điều tra.<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Hiệu chỉnh và xử lý số liệu thô trước khi tiến<br />
hành nhập liệu, thiết kế và nhập số liệu bằng<br />
phần mềm Epidata, phân tích số liệu bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0. Sử dụng thống kê mô tả tần số<br />
và tỉ lệ phần trăm của những biến số. Thống kê<br />
phân tích, sử dụng phép kiểm khi bình<br />
phương ở mức ý nghĩa 0,05.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1. Đặc tính của đối tượng nghiên cứu.<br />
Đặc tính<br />
Giới tính<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Khối lớp<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
Khối 6<br />
Khối 7<br />
Khối 8<br />
Khối 9<br />
<br />
Tần số (n=191)<br />
100<br />
91<br />
1<br />
29<br />
52<br />
56<br />
49<br />
4<br />
46<br />
49<br />
48<br />
48<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
52,4<br />
47,6<br />
0,5<br />
15,2<br />
27,2<br />
29,3<br />
25,7<br />
2,1<br />
24,1<br />
25,7<br />
25,1<br />
25,1<br />
<br />
Nghiên cứu trước - sau, đánh giá dự án can<br />
thiệp truyền thông phòng chống SXH trên cùng<br />
đối tượng là học sinh. Kết quả điều tra cho thấy,<br />
tỉ lệ học sinh nam trong nghiên cứu chiếm 52,4%<br />
cao hơn so với nữ 47,6%. Độ tuổi của học sinh<br />
trong nghiên cứu từ 11 - 16 tuổi, phân bố đều<br />
trong 4 khối lớp từ khối lớp 6 đến khối lớp 9.<br />
Bảng 2. Nguồn thông tin về sốt xuất huyết mà đối<br />
tượng thu nhận.<br />
Trước<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ<br />
(n=191)<br />
(%)<br />
Thầy cô giáo<br />
155<br />
81,2<br />
Ti vi (truyền hình)<br />
147<br />
77<br />
Sách, báo<br />
107<br />
56<br />
Loa/ñài của phường<br />
112<br />
58,6<br />
Tranh ảnh/Tờ rơi/Áp<br />
75<br />
39,3<br />
phích<br />
Cán bộ Y tế<br />
113<br />
59,2<br />
Nhân viên Y tế tổ/ấp<br />
94<br />
49,2<br />
Tình nguyện viên<br />
47<br />
24,6<br />
Ban ngành, ñoàn<br />
68<br />
35,6<br />
thể<br />
Nguồn thông tin<br />
<br />
Sau<br />
Tần số<br />
(n=191)<br />
188<br />
145<br />
94<br />
102<br />
82<br />
101<br />
80<br />
46<br />
41<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
98,4<br />
75,9<br />
49,2<br />
53,4<br />
42,9<br />
52,9<br />
41,9<br />
24,1<br />
21,5<br />
<br />
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguồn<br />
truyền thông đại chúng, đặc biệt là từ truyền<br />
hình ngày càng được người dân quan tâm và<br />
chương trình phòng chống SXH xem như đã<br />
thành công trong việc truyền tải thông tin về<br />
SXH đến cho người dân qua kênh truyền<br />
hình(3,8,5). Trong nghiên cứu này, học sinh tiếp<br />
nhận nguồn thông tin về SXH từ truyền hình<br />
khá cao 77%, nhưng vẫn thấp hơn so với một số<br />
nghiên cứu trước, có thể do đối tượng nghiên<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
cứu là học sinh cho nên việc xem truyền hình sẽ<br />
bị hạn chế. Tuy nhiên, nguồn truyền thông mà<br />
học sinh tiếp nhận nhiều nhất là từ thầy cô giáo<br />
81,2% sau can thiệp tăng lên 98,4%, cho thấy<br />
nguồn thông tin từ thầy cô giáo có vẻ như học<br />
sinh quan tâm hơn.<br />
Bảng 3. Kiến thức phòng chống sốt xuất huyết.<br />
Trước<br />
Sau<br />
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ<br />
(n=191) (%) (n=191) (%)<br />
Biết triệu chứng sốt, 156 86,4 177 92,7<br />
xuất huyết<br />
Biết nguyên nhân<br />
86<br />
45<br />
165 86,4<br />
gây bệnh<br />
Biết SXH là bệnh<br />
122 63,9 169 92,9<br />
truyền nhiễm<br />
Biết trung gian là<br />
145 75,9 179 93,7<br />
muỗi<br />
Biết muỗi vằn<br />
139 72,8 155 81,2<br />
Thời gian muỗi vằn<br />
98<br />
51,3 141 84,4<br />
ñốt người<br />
Biết nơi muỗi vằn ñẻ 116 60,7 176 92,1<br />
trứng<br />
Biết SXH không<br />
70<br />
36,6 123 64,4<br />
thuốc ñặc trị<br />
Đến cơ sở Y tế khi<br />
167 87,4 178 93,2<br />
bệnh<br />
Bệnh SXH phòng<br />
148 77,5 182 95,3<br />
ñược<br />
Phòng bằng cách<br />
155 81,2 184 96,3<br />
diệt lăng quăng<br />
Biết 1/5 biện pháp<br />
27<br />
14,1<br />
8<br />
4,2<br />
diệt lăng quăng<br />
Biết 2/5 biện pháp<br />
69<br />
36,1<br />
28<br />
14,7<br />
diệt lăng quăng<br />
Biết 3/5 biện pháp<br />
51<br />
26,7<br />
70<br />
36,6<br />
diệt lăng quăng<br />
Biết 4/5 biện pháp<br />
18<br />
9,4<br />
57<br />
29,8<br />
diệt lăng quăng<br />
Biết 5/5 biện pháp<br />
8<br />
4,2<br />
21<br />
11<br />
diệt lăng quăng<br />
Kiến thức ñúng<br />
112 58,6 178 93,2<br />
Kiến thức<br />
<br />
P<br />
0,066<br />