intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hộ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam theo tiêu chí phù hợp

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ bài viết, nhóm nghiên cứu đánh giá quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu ch phù hợp thông qua khảo sát đối với hai đối tượng: người lao động, người sử dụng lao động thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hộ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam theo tiêu chí phù hợp

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM THEO TIÊU CHÍ PHÙ HỢP Mai Thị Dung, Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Thị Vân Anh Trường Đại học Lao động – Xã hội Tóm tắt: Với ba nội dung cơ bản: hoạch định ch nh sách, pháp luật; tổ chức thực hiện; kiểm tra- giám sát; quản lý Nhà nước về thu bảo hiểm xã hội hướng tới đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết, nhóm nghiên cứu đánh giá quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu ch phù hợp thông qua khảo sát đối với hai đối tượng: người lao động, người sử dụng lao động thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: pháp luật điều ch nh hoạt động thu bảo hiểm xã hội còn một số quy định chưa phù hợp với thực tế và khuyến nghị của ILO; mô hình tổ chức thực hiện và thanh tra- kiểm tra theo ngành dọc phù hợp với sự phân bổ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, song quy trình thu và sự phối hợp giữa bảo hiểm xã hội với các tổ chức liên quan còn bất cập. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng sự phù hợp của hoạt động quản lý Nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Quản lý nhà nước, thu ảo hiểm xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu ch hợp lý ASSESSMENT OF STATE MANAGEMENT ON SOCIAL INSURANCE COLLECTION AT SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM ACCORDING TO SUITABLE CRITERIA Abstract: With three basic contents: legal policy making; implementation organization; inspection and supervision, state management in social insurance collection towards ensuring the right, adequate and timely collection, guarantee the rights of workers. Small and medium enterprises are group of enterprises accounting for the largest proportion of social insurance object participants in Vietnam. In the framework of the article, the research team evaluates the state management of social insurance collection at small and medium enterprises according to 381
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 appropriate criteria through surveys for two subjects: employees and employers in small and medium enterprises. The research results show that: the law adjusted social insurance collection activities still exist some regulations that are not in line with the reality and recommendations of ILO; The organization model of implementation and vertical inspection is suitable with the allocation of small and medium enterprises, but the collection process and the coordination between social insurance and related organizations are still inadequate. On that basis, the research team give a number of recommendations to increase the appropriateness of State management activities on social insurance collection at small and medium enterprises in Vietnam in the current period. Keyword: State management, collection of social insurance, small and medium enterprises, appropriate criteria 1. Đặt vấn đề Thông qua hoạt động QLNN về thu BHXH, Nhà nước định hướng, xác định mục tiêu, tác động, điều chỉnh hoạt động thu BHXH. QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo nghĩa rộng, QLNN về thu BHXH là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, bao gồm cả lập pháp (ban hành văn bản pháp luật về thu HXH), hành pháp (tổ chức thực hiện HXH, thanh tra, kiểm tra) và tư pháp (giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm). Theo nghĩa hẹp, QLNN về thu BHXH chỉ bao gồm chức năng hành pháp. QLNN được đề cập trong bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng: QLNN về thu HXH là quá trình Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thu BHXH; tuyên truyền, phổ biến chính sách; tổ chức bộ máy và quy trình thu BHXH; thanh tra - kiểm tra việc chấp hành thu BHXH nhằm điều ch nh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thu BHXH. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm đa số các doanh nghiệp và là một nguồn chính tạo việc làm cho các nền kinh tế. Trên toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% giá trị gia tăng và tạo ra 60% tổng số việc làm. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là DNNVV chưa có sự thống nhất, theo Gentrit and Justina (2015), hiện nay tồn tại hơn 50 khái niệm về DNNVV. Tiêu chí xác định DNNVV về cơ bản bao gồm hai nhóm: (i) Tiêu chí định lượng: số lượng lao động, tổng tài sản, tổng doanh thu (ii) Tiêu chí định tính: phần thị trường doanh nghiệp chiếm lĩnh (thường tương đối nhỏ), sở hữu và quản lý doanh nghiệp mang yếu tố cá nhân, doanh nghiệp mang tính cá thể- không chịu sự kiểm soát bên ngoài của một doanh nghiệp khác. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Tại Việt Nam, theo nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 11 tháng 3 năm 2018, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là tiêu chí định lượng bao gồm: 382
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Doanh nghiệp siêu nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ. - Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ. - Doanh nghiệp vừa: Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ. DNNVV của Việt Nam là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Với tiêu chí xác định trên, đến năm 2018 có 517.900 doanh nghiệp đang tồn tại trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98%, đóng góp 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, đóng góp tới 40% GDP cho nền kinh tế, giải quyết 50% công ăn việc làm cho xã hội (Tổng cục Thống kê, 2018). Để phát triển DNNVV, tại Việt Nam DNNVV được nhận nhiều hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đa số các DNNVV là doanh nghiệp cá nhân hay gia đình, quy mô nhỏ, quy trình công nghệ lạc hậu nên không có lợi thế kinh tế theo quy mô dẫn đến khó khăn trong giảm chi phí sản xuất và kinh doanh. Tại Việt Nam, trong tổng số DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ (xét theo tiêu chí dưới 10 lao động) đã chiếm tới 66 – 67% (Tổng cục Thống kê, 2018). Thêm vào đó, DNNVV thông thường có trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là thủ công chưa qua đào tạo, doanh nghiệp do thành viên trong gia đình trực tiếp lao động nên không nhận thức được đầy đủ quyền lợi lâu dài về BHXH, quan hệ lao động trong DNDVV tương đối lỏng lẻo. (Tình trạng doanh nghiệp ký hợp đồng lao động không đúng quy định, thậm chí không ký hợp đồng lao động đối với người làm công như quy định còn phổ biến…). Do vậy, nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động, không làm thủ tục giải thể, còn cơ quan cấp phép cũng chưa thường xuyên kiểm soát chặt chẽ doanh nghiệp có thực sự hoạt động hay không. Các nghiên cứu tại Singapore chỉ ra rằng “có 83% DNNVV sau 5 năm phải giải thể nếu không có sự trợ giúp từ chính phủ” (Dr Elango Rengasamy, 2016). Từ những đặc điểm trên của DNNVV, quản lý Nhà nước về thu BHXH đối với DN này gặp không ít khó khăn và là một vấn đề phức tạp, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết. 2. Tiêu chí phù hợp trong đánh giá quản lý nhà nƣớc về thu Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ những nghiên cứu chung về tiêu chí đánh giá QLNN của Tim Cadman (2012), Dhruv Agarwal, Neil Mathew, Shyam Goyal (2015) đến những nghiên cứu về quản lý Nhà nước về thu BHXH của ISSA, ADB (1999), Chiavo Campo và Sundaram (2003); Ortiz (2010) đều chưa thống nhất mô hình và tiêu chí đánh giá QLNN nói chung. Tuy nhiên, về cơ bản, những tiêu chí được sử dụng để đánh giá QLNN trong từng lĩnh vực cụ thể bao gồm năm nhóm tiêu chí: (1) Tiêu chí hiệu lực; (2) Tiêu chí hiệu quả; (3) Tiêu chí trách nhiệm giải trình - tính minh bạch - công khai - sự tham gia; (4) Tiêu chí công bằng - bình đẳng - phù hợp; (5) Tiêu chí bền vững - có thể dự báo. 383
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Trong phạm vi bài viết này, nhóm nghiên cứu tập trung đánh giá QLNN về BHXH đối với DNNVV theo tiêu chí công bằng- bình đẳng- phù hợp. Cụ thể, tiêu chí công bằng- bình đẳng- phù hợp được hiểu như sau: Theo Kaufmann, (1997) Công bằng (theo nghĩa rộng) được hiểu là: sự bình đẳng, sự phù hợp với mục đích và sự bảo đảm an toàn pháp lý. Bình đẳng chính là công bằng theo nghĩa hẹp, thể hiện khía cạnh hình thức của công bằng. Trong QLNN về thu BHXH đối với DNNVV, công bằng thể hiện ở sự bình đẳng tương quan về điều kiện tham gia BHXH, mức đóng, căn cứ đóng, tỉ lệ đóng, thủ tục đóng, quyền và trách nhiệm đóng giữa NLĐ, DNNVV với các doanh nghiệp khác, các đối tượng khác; giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau. Như vậy, sự bình đẳng là hạt nhân của công bằng. Ngược lại, sự phù hợp với mục đích là khía cạnh nội dung của công bằng. Trong QLNN về thu BHXH đối với DNNVV, sự phù hợp với mục đích thể hiện ở sự phù hợp của các mục tiêu định hướng; phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan QLNN với DNNVV; phù hợp giữa quy định với thực tế; phù hợp giữa phương pháp, cách thức điều hành với đặc thù của DNNVV… Có thể nói công bằng- bình đẳng là hai khía cạnh không thể tách rời của tiêu chí phù hợp trong đánh giá QLNN về thu BHXH đối với DNNVV: sự phù hợp về nội dung được thể hiện, và đạt được thông qua sự bình đẳng về hình thức. Tiêu chí phù hợp trong đánh giá QLNN về thu BHXH đối với DNNVV được hiểu như sau: "Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng; sự phù hợp trong quy định của pháp luật; phù hợp về nội dung, phương pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, hình thức, kiểm tra, thanh tra, giám sát về thu HXH đối với DNNVV". Cụ thể, sự phù hợp về nội dung được đánh giá tương ứng theo ba nội dung cơ bản của QLNN về thu BHXH đối với DNNVV, bao gồm: Hoạch định chiến lược, chính sách, pháp luật về thu bảo hiểm xã hội Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung của chính sách thu BHXH bao gồm : - Quy định đối tượng tham gia BHXH - Quy định căn cứ đóng, tỷ lệ đóng, quy trình, phương thức đóng BHXH - Quy định về các hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH và biện pháp xử lý tương ứng. Những nội dung trên được quy định trong Hiến pháp, các Luật, bộ Luật trực tiếp điều chỉnh hoặc liên quan đến BHXH và Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hoặc hướng dẫn thi hành. Tổ ch c bộ máy quản lý Nhà nước về thu bảo hiểm xã hội. Để hiện thực hóa chính sách, đưa pháp luật vào thực tiễn, Nhà nước thiết lập tổ chức bộ máy QLNN về thu BHXH bao gồm: - Bố trí hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy, - Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của BHXH Việt Nam - Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các tổ chức liên quan và cơ chế phối hợp với BHXH Việt Nam 384
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Thiết kế, hướng dẫn quy trình tổ chức thu BHXH Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội. Thanh tra là chức năng thiết yếu của QLNN, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về thu BHXH. Chủ thể tiến hành thanh tra bao gồm: - Thanh tra Nhà nước: Thanh tra Chính phủ và thanh tra của UBND các cấp có chức năng thanh tra Nhà nước về BHXH. Tuy nhiên, hai chủ thể này theo quy định chỉ thực hiện khi có yêu cầu của các cấp quản lý. - Thanh tra chuyên ngành: thanh tra lao động của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra tài chính quỹ BHXH của Bộ tài chính, và thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH của BHXH Việt Nam, BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 3. Đánh giá quản lý Nhà nƣớc về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam theo tiêu chí phù hợp. 3.1. Phương pháp đánh giá Dựa trên các nội dung đánh giá, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định tính nhằm hoàn chỉnh khung nghiên cứu của bài viết phù hợp với điều kiện nghiên cứu là QLNN về thu BHXH đối với DNNVV. Qua phỏng vấn sâu các đối tượng là lãnh đạo cơ quan BHXH và cán bộ thu BHXH, tác giả thăm dò các nội dung, biểu hiện của sự phù hợp trong QLNN về thu BHXH đối với DNNVV; những yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của quy định của pháp luật đối với tổ chức thực hiện và đặc điểm của DNNVV, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện thu của DNNVV; đánh giá mức độ phù hợp trong tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH đối với DNNVV. Nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp trong quản lý Nhà nước về thu BHXH đối với DNNVV dựa trên số liệu khảo sát dành cho hai đối tượng: DNNVV và NLĐ làm việc trong DNNVV theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện ở DNNVV. Nội dung câu hỏi được thực hiện trên cơ sở xác định khái niệm lý thuyết và cách thức đo lường tương ứng của tiêu chí phù hợp trong đánh giá QLNN về thu BHXH đối với DNNVV. Tất cả các biến quan sát đều sử dụng yếu tố cấu thành đo lường Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 là ―hoàn toàn không đồng ý‖ với phát biểu và lựa chọn số 5 là ―hoàn toàn đồng ý‖ với phát biểu. Đối với đối tượng điều tra là NLĐ trong DNNVV: Số lượng phiếu đã phát ra là 150 phiếu, số lượng phiếu thu về 146 phiếu. Đối với đối tượng điều tra là DNNVV, Số lượng phiếu đã phát ra là 100 phiếu, số lượng phiếu thu về 95 phiếu. Sau khi thu thập được đủ số phiếu theo yêu cầu, tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp tác giả sử dụng các bảng biểu đồng thời tham chiếu với kết quả định lượng bằng phần mềm SPSS để đánh giá thực trạng QLNN về thu BHXH đối với DNNVV theo tiêu chí phù hợp. 3.2. Kết quả đánh giá (1) M c độ phù hợp của quy định pháp luật về thu BHXH đối với DN nhỏ và vừa. Để tiến hành thu BHXH đối với DNNVV, các câu hỏi cần được quy phạm hóa bao gồm: Thu của ai? Thu bao nhiêu tiền? Thu như thế nào? Trách nhiệm quản lý quỹ, trách nhiệm giải trình, thanh tra - kiểm tra ra sao? 385
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 (i) Quy định đối tượng tham gia HXH Quy định của luật BHXH 2014 không phân biệt đối tượng tham gia BHXH theo loại hình doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng dưới 10 lao động) mà căn cứ vào quan hệ lao động thể hiện qua hợp đồng lao động (HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên bắt buộc tham gia BHXH từ 1/1/2018). Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2018, cả nước có 1.767 người có HĐLĐ dưới 3 tháng đang tham gia BHXH, lũy kế từ đầu năm là 21.278 người. Tuy nhiên, đặc thù NLĐ làm việc theo HĐLĐ dưới 3 tháng có thời gian làm việc ngắn, thực tế phần lớn thuộc DNVVN, quan hệ lao động không bền chặt, thậm chí lao động gia đình, không ký kết HĐLĐ, không quan tâm đến quyền lợi lâu dài về BHXH. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả, khi được hỏi “Quy định NLĐ có HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên bắt buộc tham gia BHXH là phù hợp”, có 27,4% doanh nghiệp đồng ý. Điều này dễ lý giải bởi doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng góp chính cho NLĐ, việc tăng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngay cả NLĐ cũng còn tới 57% không cho rằng mở rộng diện bao phủ đến lao động HĐLĐ 1 tháng là cần thiết. (ii) Quy định căn cứ đóng, tỷ lệ đóng Căn cứ thu BHXH theo quy định hiện hành dựa trên lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản bổ sung. Tuy nhiên: - Doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách: Cơ cấu tiền lương không bao gồm phụ cấp, các khoản bổ sung theo quy định hoặc bóc tách thành rất nhiều các khoản phụ cấp, thu nhập khác như: Khoán sản phẩm (ngoài định mức lương), hỗ trợ tăng năng suất lao động, hỗ trợ tiền Nhà, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, đi lại, tiền chuyên cần… - Chỉ tính từ giai đoạn 2008 – 2016 mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm, trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng bình quân 10,7%, năng suất lao động tăng 3,9%. Lương tối thiểu vùng năm 2019 mức bình quân tăng 5,3% so với năm 2018. Do vậy, mức đóng BHXH hiện nay được 85,1% NLĐ đánh giá là cao so với khả năng đóng góp của họ. - Quy định mức trần đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở là quá cao so với mức khuyến cáo của ILO là 10 lần mức lương cơ sở và kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới, dẫn đến ―nợ lương hưu tiềm ẩn‖, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả của quỹ sau này. - Tổng tỷ lệ đóng BHXH của DN và NLĐ cho quỹ BHXH là 26%, trong đó doanh nghiệp đóng 18% tổng quỹ lương; cao hơn so với mức 8% của NLĐ. Tỷ lệ này hơn 2 lần so với ASEAN 6, tương ứng 23,7% so với mức trung bình 11% của nhóm ASEAN 6 (WB, 2017). Đánh giá về cơ cấu mức đóng của NLĐ và doanh nghiệp; chỉ có 21% doanh nghiệp cho rằng quy định doanh nghiệp đóng BHXH với tỷ lệ cao hơn NLĐ là phù hợp; ngược lại 90,2% NLĐ đồng ý với quan điểm này. Điều này dễ hiểu xuất phát từ quan điểm về lợi ích kinh tế cá nhân. (iii) Quy định về các hành vi trốn đóng, nợ đóng HXH và biện pháp xử lý tương ứng. Pháp luật đã ban hành cụ thể các hình thức trốn đóng BHXH bao gồm: trốn đóng cho toàn bộ NLĐ; trốn đóng cho 1 nhóm lao động trong doanh nghiệp; đóng không đúng mức lương làm căn cứ đóng; chậm đóng BHXH. Tương ứng mỗi hành vi vi phạm đều có chế tài xử lý tương ứng đối với cả hai chủ thể là NLĐ và DNNVV. Tuy nhiên, với đặc điểm về quy mô, tình hình sử 386
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 dụng lao động, mối quan hệ lao động cũng như vấn đề về quản lý lao động, tiền lương của cơ quan quản lý về lao động dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện xử lý vi phạm. Thêm vào đó, quy định của pháp luật về khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH đang có bất cập giữa Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và Luật BHXH năm 2014, làm ảnh hưởng đến việc tiến hành xét xử các doanh nghiệp nợ BHXH của tòa án. Theo quy định, nguyên đơn khởi kiện phải là cấp công đoàn cơ sở, nhưng cấp công đoàn cơ sở thuộc doanh nghiệp nên việc thực hiện vai trò này gặp nhiều khó khăn. (2) M c độ phù hợp của cách th c tổ ch c thu BHXH với DNNVV Về cơ cấu tổ ch c bộ máy QLNN và tổ ch c thực hiện và ch c năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam Chức năng QLNN về thu BHXH nói chung, thu BHXH đối với DNNVV nói riêng được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở Trung ương và ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương. Quy định này về cơ bản là phù hợp với cơ cấu tổ chức hiện hành theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương của BHXH Việt Nam. Mô hình tổ chức này phù hợp với tính chất công việc chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện, nhất là với đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là DNNVV có quy mô sử dụng lao động nhỏ, mang nặng tính chất gia đình, phân bổ không tập trung. Tại Việt Nam, chức năng QLNN về thu BHXH của cơ quan QLNN đối với BHXH khá đặc thù. Một số chức năng của QLNN được giao cho BHXH như biểu mẫu sổ BHXH, quy trình thực hiện chính sách BHXH; thanh tra kiểm tra về đóng BHXH. Ngược lại, ngoài việc xây dựng và ban hành pháp luật về BHXH, Nhà nước còn tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Trong hội đồng quản lý của cơ quan BHXH, bên cạnh các đại diện của giới chủ, NLĐ luôn có thành viên của Chính phủ, vừa để giám sát, vừa dung hòa mâu thuẫn phát sinh. Về sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Phối hợp với cơ quan QLNN về lao động: Luật BHXH 2014, một trong những quyền của cơ quan BHXH là được cơ quan QLNN về lao động địa phương định kỳ 06 tháng cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. Tuy nhiên theo BHXH Việt Nam, thực tế chỉ có 16,8 % cơ quan lao động địa phương thực hiện quy định này. Nguyên nhân trước tiên là do các cơ quan còn thiếu cơ sở pháp lý để phối hợp bởi ngoài Luật BHXH 2014, chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin. Với cơ quan thuế: BHXH đã có cơ chế phối hợp với cơ quan thuế. Tuy nhiên, BHXH phân cấp theo từng tỉnh còn cơ quan thuế quản lý DNNVV theo 2 cấp: cục thuế và chi cục thuế không có sự thống nhất gây khó khăn cho quá trình phối hợp. Ngoài ra, theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ thì doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ mà không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính. Do vậy, cơ quan BHXH gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin và sử dụng dữ liệu để quản lý thu BHXH đối với DNNVV. Với U ND, HĐND các cấp: UBND các cấp chịu trách nhiệm tham mưu về BHXH nhưng thiết kế bộ máy hiện hành không có phòng BHXH, do đó hiệu quả tham mưu chưa cao. HĐND 387
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 một số địa phương đã tích cực giám sát việc thực hiện thu BHXH: xác định đối tượng thuộc diện tham gia, quản lý đối tượng tham gia, giảm số nợ đọng, hỗ trợ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật... Tuy nhiên, HĐND phần lớn thực hiện dựa trên báo cáo của cơ quan BHXH địa phương và chưa có biện pháp đảm bảo thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Thiết kế, hướng dẫn quy trình tổ ch c thu BHXH Trong quy trình thu BHXH, NLĐ không đóng BHXH trực tiếp cho cơ quan BHXH mà đóng thống qua doanh nghiệp. Như vậy, DNNVV vừa đóng vai trò là đối tượng thu nộp, vừa đóng vai trò là ―đại lý‖- trung gian thu BHXH cho cơ quan BHXH. Sơ đồ 1: Quy trình thu BHXH Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ quy trình hiện hành Thu BHXH thông qua doanh nghiệp về cơ bản được 82% lao động và 80,7% doanh nghiệp đánh giá là thuận tiện. Mặc dù quy trình thu BHXH được cả NLĐ và DN đánh giá là thuận lợi nhưng chưa hiệu quả trong việc đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ. Tình trạng NLĐ đã bị doanh nghiệp trích phần đóng góp của mình trước khi trả lương, song doanh nghiệp không chuyển phần đóng đó cho cơ quan BHXH vẫn tồn tại. Đồng thời, kết quả khảo sát DNNVV cho thấy, chỉ có 6,2% doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm thông tin đến NLĐ về tình hình đóng góp BHXH định kỳ 6 tháng/lần theo quy định. Đặc biệt, với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, trong khi chưa có hệ thống liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan nên khó kiểm soát được số lao động thuộc diện tham gia. Thêm vào đó, NLĐ không chủ động tìm hiểu thông tin dẫn đến theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, có 79,4% NLĐ không biết cụ thể số tiền đóng BHXH hàng tháng của mình, 83,2% NLĐ không biết cụ thể số tiền đóng thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp cho mình. Về phía cơ quan BHXH, xuất phát từ cơ chế quản lý gián tiếp NLĐ, nên chỉ có 18,4% NLĐ được cơ quan BHXH thường xuyên liên hệ, nhắc nhở NLĐ thực hiện quy định về BHXH. 388
  9. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (3) Mức độ phù hợp giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra với với DNNVV Theo quy định hiện hành, cơ quan QLNN về BHXH, UBND địa phương có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về BHXH; Quốc hội, HĐND; tổng liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng giám sát hoạt động BHXH. Ngoài ra, từ 1/6/2016, BHXH từ cấp tỉnh trở lên được thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. Đây là quy định phù hợp trong bối cảnh lực lượng thanh tra Nhà nước mỏng, chỉ có 1 thanh tra lao động cho mỗi 100.000 lao động (Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, 2018). Bên cạnh đó, thanh tra lao động lại kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác như thanh tra lao động, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra của UBND tại địa phương chưa phát huy hiệu quả. Trước hết, quy định của pháp luật về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về BHXH của UBND chưa rõ ràng. Ngoài ra, quy định về trách nhiệm của địa phương đối với việc tham gia BHXH của NLĐ hiện nay mới dừng ở phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức và báo cáo hành chính. Hoạt động thanh tra của thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành đều mới dừng lại ở kiểm tra doanh nghiệp mà chưa tiếp cận đến từng NLĐ. Điều này cũng xuất phát từ quy trình thu BHXH thông qua doanh nghiệp như hiện hành. Thêm vào đó, khâu xử lý thu hồi nợ sau kết luận thanh tra chưa đảm bảo, năm 2018, tỷ lệ chấp hành hình phạt của thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là 38%, của BHXH Việt Nam là dưới 30% doanh nghiệp bị xử phạt chấp hành hình phạt (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 2018). Đặc biệt, những doanh nghiệp trốn đóng thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, những doanh nghiệp nợ đóng kéo dài thường là những doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh dẫn đến phá sản, giải thể, không còn tài sản để chấp hành hình phạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ. 4. Một số đề xuất tăng cƣờng sự phù hợp trong quản lý Nhà nƣớc về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một là, Điều chỉnh một số quy định về thu BHXH cho phù hợp - Pháp luật cần có quy định cụ thể danh mục các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập bổ sung nào phải ghi vào HĐLĐ để đóng BHXH. - Nghiên cứu quy định theo hướng tỷ lệ đóng của NLĐ tiệm cận dần với tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động. - Với những khó khăn trong quản lý NLĐ theo hợp đồng lao động như hiện nay, có thể quy định DNNVV buộc phải đóng BHXH cho NLĐ theo mức thu nhập. Chẳn hạn, NLĐ khi có thu nhập quá một mức nào đó/tháng, ví dụ trên mức lương tối thiểu vùng thì phải đóng BHXH, tuy nhiên phải đảm bảo số tiền dự trữ trong tài khoản tích lũy ở mức tối thiểu để đảm bảo quyền lợi khi gặp rủi ro. Hai là, thu BHXH trực tiếp từ NLĐ và DNNVV và thu BHXH kết hợp với thu thuế Với những vấn đề hạn chế xuất phát từ phương thức thu BHXH thông qua DN, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình thu BHXH trực tiếp từ NLĐ và DNNVV như sau: 389
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Sơ đồ 2: Quy trình thu BHXH đề xuất Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Theo quy trình này, cơ quan BHXH không thu thông qua đơn vị sử dụng lao động mà thu phần đóng góp của NLĐ trực tiếp từ NLĐ. Mỗi NLĐ được cấp một mã số độc lập, toàn bộ quy trình đăng ký tham gia, thu, kiểm soát tiền thu đều được thực hiện trực tuyến. Cách thức này vừa khắc phục được nhược điểm của cách thức thu thông qua đơn vị SDLĐ mà lại tăng cường sự chủ động, tăng cường khả năng tự kiểm soát và bảo đảm quyền lợi của chính đối tượng thụ hưởng BHXH là NLĐ. Tuy nhiên, đề xuất này cần được BHXH kết hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng và phù hợp với phương thức trả lương của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trả tiền lương, tiền công không theo kỳ hạn và thường bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, tích hợp thu BHXH và thu thuế là giải pháp hướng tới cơ quan thuế đứng ra thu hộ BHXH. Để thực hiện được giải pháp này, điều kiện là: - Quy định cụ thể cơ chế phối hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật với các nội dung cụ thể: + Bổ sung quy trình nghiệp vụ: thống nhất mã số cá nhân để quản lý chung, chuẩn hóa giấy tờ, hồ sơ kê khai, + Chuẩn hóa phần mềm kế toán, + Xác định rõ quyền, trách nhiệm của các bên, trong đó Tổng cục thuế đóng vai trò chủ trì. Quy định cả hoạt động thanh tra kiểm tra được phối hợp thực hiện giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội với Bộ tài chính theo cách thức ủy quyền hoặc thanh tra liên ngành. + Phương pháp chuyển tiền, theo dõi, đối chiếu: Tiền của cơ quan nào do cơ quan đó quản lý, xây dựng quy trình chuyển phí BHXH vào tài khoản của cơ quan BHXH, đối chiếu tiền thuế, phí đã nộp giữa Kho bạc hoặc Ngân hàng với cơ quan thuế và BHXH.‖ - Nâng cao nền tảng cơ sở hạ tầng E-Gov, ứng dụng công nghệ thông tin đầy đủ, xây dựng hỗ trợ cách tiếp cận khách hàng theo định hướng hệ thống thu được tích hợp cung cấp một truy cập duy nhất cho cả thuế và các vấn đề liên quan đến ASXH. Ba là, Tăng cường vai trò và quyền lực của thanh tra BHXH Kết quả điều tra đối với cả hai nhóm đối tượng là NLĐ và DNNVV đều cho thấy tăng cường thanh tra, kiểm tra là yếu tố quan trọng để điều chỉnh hành vi tuân thủ BHXH của cả hai chủ thể này. 390
  11. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Để tăng cường thanh tra, việc phân quyền thanh tra đóng BHXH cho BHXH cấp quận, huyện là cần thiết thay vì chỉ phân cấp cho BHXH cấp tỉnh và BHXH Việt Nam như hiện nay. Ngoài ra, pháp luật cần cần quy định rõ những quyền và trách nhiệm của đoàn thanh tra, chẳng hạn như quyền kiểm tra các tài khoản, bảng cân đối, sổ sách báo cáo tài chính liên quan đến đặc điểm công việc, số lượng lao động, tiền lương, tiền công của NLĐ…. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dr Elango Rengasamy, Small & Medium Enterprises-The Backbone for Growth & Development, tham luận tại hội thảo SMEs Việt Nam tại Đà Nẵng ngày 2-4/8/2016 [2]. Kaufmann, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện KHXH vùng Nam bộ, số 05, 2014, tr. [3]. ISSA, (2013), Good governance in social security administration [4]. ISSA, (2016), Administrative solutions for Extending coverage [5]. ISSA, (2016), Information and comunication technology. [6]. Ortiz, Chris A; Park, Murry (2010). Visual Controls: Applying Visual Management to the Factory. CRC Press. ISBN 978-1-4398-2090-2. [7]. Tim Cadman, (2012), Evaluating the Quality and Legitimacy of Global Governance: A Theoretical and Analytical Approach; Griffith University. [8]. S- Chiavo Campo và P.S.A Sundaram, (2003), Phục vụ và duy trì- cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị- quốc gia. [9]. Ngô Thị Mỹ Dung, (2014), Khái niệm công bằng trong triết học pháp quyền Arthu [10]. Kết quả điều tra của nhóm tác giả. [11]. Tổng cục thống kê, (2018) 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2