Đánh giá rủi ro
lượt xem 13
download
Phân tích độ nhạy để biết được một dự án hay một tiến trình giải ngân. Trong phân tích kinh tế, nhu cầu phân tích độ nhạy rất lớn vì nó cung cấp thông tin rất đa dạng cho nhà quản trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá rủi ro
- VaR Value at Risk
- Phân tích độ nhạy để biết được một dự án hay một tiến trình giải ngân. Trong phân tích kinh tế, nhu cầu phân tích độ nhạy rất lớn vì nó cung cấp thông tin rất đa dạng cho nhà quản trị. Với phân tích độ nhạy giúp giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Khi độ chính xác của tài liệu không đảm bảo thì nhà quản trị có phải quá lo lắng về tính tối ưu của bài toán hay không? Trong điều kiện dữ liệu của bài toán qui hoạch luôn thay đổi do giá cả, định mức, năng suất lao động, nhu cầu khách hàng, thị trường, nguồn lực luôn thay đổi thì bài toán qui hoạch sẽ như thế nào? Khi nguồn lực thay đổi ở mức độ nào thì nhà quản trị không phải giải lại bài toán qui hoạch mà có thể sử dụng bài toán cũ để tìm phương án tối ưu và giá trị hàm mục tiêu của bài toán đã điều chỉnh; Khi nguồn lực thay đổi ở mức độ nào thì nhà quản trị phải giải lại bài toán qui hoạch để tìm phương án tối ưu và giá trị hàm mục tiêu của bài toán đã điều chỉnh; Biết rõ nguồn lực nào là quan trọng khi tham gia vào quá trình sản xuất; Trong trường hợp nguồn lực có hạn cần có sự lựa chọn đầu tư thì nhà quản trị biết phải lựa chọn đầu tư cho yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả. Để thực hiện giải bài toán qui hoạch tuyến tính và quan tâm đến phân tích độ nhạy, chúng ta cần sử dụng các phần mềm máy tính. Hiện nay có nhiều phần mềm như vậy. Trong EXCEL có công cụ SOLVER hay EXCEL QM có thể thực hiện giải các bài toán qui hoạch nhỏ. Hoặc một số phần mềm độc lập khác như WINQSP, QM FOR WINDOWS… Đối với những bài toán lớn có thể sử dụng phần mềm LINGO.
- Nghiệp vụ? Đánh giá bản thân Đánh giá của đội nhóm Hay công thức tính toán...
- Trong thời gian gần đây, cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng” (Stress Testing - ST) là một chủ đề rất “hot” và như một “trào lưu”, không ít lần cụm từ này được nhắc đến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lý rủi ro ngân hàng.
- ST là gì? ST được nhìn nhận là tập hợp các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước những sự kiện, hoàn cảnh rất bất lợi. Để đánh giá được mức độ tổn thương, sự kiện rất bất lợi mà người thực hiện ST cần kiến tạo là những sự kiện có tính chất cực độ, mang tính chất rất ngoại lệ, bất thường (extreme & exceptional) nhưng có khả năng xảy ra (plausible) (theo định nghĩa của Basel). Kết quả tác động của ST thường được thể hiện ở hai dạng chính: (1) các chỉ số tài chính về vốn, mức độ tổn thất (solvency stress test), hoặc (2) các tỷ lệ an toàn về thanh khoản (liquidity stress test).
- Vậy kiểm tra sức chịu đựng (ST) là gì? Nó có thật quan trọng không? Khi nào Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng? Đâu là các thách thức lớn nhất và những lựa chọn giải pháp mà NHNN có thể cân nhắc? Trong phạm vi hạn hẹp về kiến thức của mình, người viết cố gắng nêu ra một vài giải đáp và lựa chọn cho các câu hỏi này. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu khoa học quốc t ế, kinh nghiệm của một số quốc gia và thử nghiệm thực tế của cá nhân khi tìm hiểu về ST ở Việt Nam, người viết muốn đưa ra những trao đổi cởi mở, thẳng thắn đối với một chủ đề còn mới nhưng rất quan trọng trong hoạt động quản lý ngân hàng.
- Gold Silver Thiếc Nhôm Đường Cà phê Gạo ... BĐS Đánh giá rủi ro theo các chỉ tiêu nào
- Định nghĩa VaR là một phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ toán học và thống kê. Một cách tổng quát, VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với một mức xác suất cho trước (thường gọi là độ tin cậy ), VaR được xác định theo cách này được gọi là VaR tuyệt đối. Tuy nhiên, nhằm mục đích xác định vốn kinh tế mà ngân hàng cần nắm giữ, VaR tương đối dễ hiểu về mặt khái niệm, tuy nhiên khá phức tạp khi triển khai thực hiện, đặc biệt trong đo lường rủi ro tín dụng. Vì phần lớn các khoản vay được cấp bởi các ngân hàng không được mua bán trên thị trường th ứ cấp, các dữ liệu cần thiết giúp cho việc ước lượng phân phối tổn thất tín dụng trong tương lai hầu như rất hạn chế. Để giải quyết khó khăn này, hầu hết các cách tiếp cận mô hình rủi ro tín dụng đều dựa trên một vài giả thiết nhất định cũng như các lý thuyết kinh tế để mô phỏng phân phối tổn thất tín dụng, từ đó xác định VaR tín dụng.
- Như chúng ta đã biết trong nghiệp vụ Ngân hàng các yếu tố đánh giá và áp dụng của VAR trong: Việc giám sát rủi ro thị trường đối với các ngân hàng Thương Mại Việc kinh doanh ngoại hối... Chứng khoán; các phép thử; tỷ giá ... Đều được đánh giá tầm quan trọng của rủi ro...
- Về bản chất, KDNH tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro quốc gia, thì KDNH còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng. Do tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động thường xuyên và bất thường, nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNH của các ngân hàng.
- rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng làm ảnh hưởng xấu đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng: (1) các ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài, vàng nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình; (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn.
- Các yếu tố bên ngoài Đây là các yếu tố chủ yếu thuộc các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên th ế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế của một Quốc gia nói chung và hoạt động KDNH nói riêng. Mức độ tác động này có thể tùy theo độ mở cửa của từng nền kinh tế khác nhau. Tuy nhiên qua các năm, mức độ ảnh hưởng của sự biến động của các nền kinh tế trên thế giới sẽ tác động ngay đến các hoạt động của nền kinh tế của một Quốc gia theo chính sách mở cửa của Quốc gia đó.
- Các yếu tố bên trong Đây là các yếu tố tác động từ nội tại của nền kinh tế ở một Quốc gia, trong đó chủ yếu bao gồm: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế, trạng thái ngoại tệ, cơ chế điều hành tỷ giá và các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối.
- Quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi yếu tố này là nguyên nhân và yếu tố kia là kết quả. Điều đó có thể tạo ra các thiệt hại tài chính lớn hơn nhiều do “vòng xoáy” lạm phát - tỷ giá gây ra. Giá trị tiền đồng giảm sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu và tạo thêm áp lực lên CPI, rồi từ CPI lên cao trở lại sẽ gây áp lực mặt bằng lãi suất cao và làm tiền đồng thêm mất giá.
- Nhập siêu hay tình trạng thâm hụt cán cân thương mại là sự mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu trong điều kiện nhập khẩu vượt quá xuất khẩu. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng hơn có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
- Theo IMF, đôla hóa là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Đôla hóa được hiểu theo cách đơn giản nhất là ngoại tệ USD được sử dụng rộng rãi bên cạnh đồng nội tệ làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch thương mại. Điển hình như, IMF đã xếp Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đôla hóa không chính thức. Đôla hóa không chính th ức là trường hợp đồng đôla được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế nhưng không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đôla hóa tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đôla hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân và các tổ chức kinh tế có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đôla Mỹ, làm cho cầu của đôla Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
- Phương pháp ước tính VaR Hiện nay có bốn phương pháp thông dụng nhất để tính VaR : • phân tích quá khứ (historical method) • phương sai - hiệp phương sai (variance- covariance method) • RiskMetrics • Monte Carlo
- Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định như sau : 1. tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư 2. tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, vv) 3. xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất 4. tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá kh ứ. Ví dụ : nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm "Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ"
5 p | 776 | 299
-
Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (2001)
11 p | 505 | 149
-
Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động
5 p | 342 | 86
-
Bài giảng Giới thiệu về mức sinh lời và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
32 p | 249 | 51
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Khuôn mẫu lý thuyết (phần 1) - ThS. Ngô Ngọc Linh
51 p | 199 | 38
-
Bài giảng Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Bài 5 - GS. TS. Nguyễn Văn Tiến
48 p | 166 | 19
-
Bài giảng Rủi ro kiểm toán: Đánh giá và đối phó - Vũ Hữu Đức
30 p | 150 | 17
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 7 - Trần Hải Yến
42 p | 105 | 17
-
Bài giảng Tổng quan kiểm toán (TS Trần Phước) - Chương 2.4 Rủi ro kiểm toán
8 p | 182 | 17
-
Bài giảng Chương 2: Mức sinh lợi và rủi ro
12 p | 145 | 13
-
Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán
9 p | 164 | 12
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 2: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
11 p | 39 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 3: Quản trị rủi ro lãi suất của doanh nghiệp
10 p | 38 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) - Bài 4: Quản trị rủi ro hối đoái của doanh nghiệp
12 p | 34 | 8
-
Đánh giá rủi ro trong ngân hàng thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
5 p | 128 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 7: Giới thiệu rủi ro và lợi nhuận
15 p | 83 | 5
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Đinh Thị Hồng Thêu
48 p | 57 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn