intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá sự hài lòng của người bệnh (NB) về giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế (NVYT) tại bệnh viện trường Đại học Y khoa (ĐHYK) Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 NB đến khám điều trị tại bệnh viện trường ĐHYK Vinh từ 1 tháng 05 năm 2023 đến từ 1 tháng 10 năm 2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH EVALUATING PATIENT SATISFACTION WITH COMMUNICATION AND BEHAVIOR OF MEDICAL STAFF AT VINH MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL IN 2023 Nguyen Thi Thanh Tinh*, Nguyen Thi Thanh Ha, Vuong Thi Hai Ha Vinh Medical University - 161 Nguyen Phong Sac, Vinh, Nghe An, Vietnam Received: 25/09/2023 Revised: 20/10/2023; Accepted: 14/11/2023 ABSTRACT Objective: Evaluating patients' satisfaction with communication and behavior of medical staff at Vinh University of Medicine Hospital in 2023. Research method: Cross-sectional descriptive study designed on 384 patients coming for examination and treatment at Vinh Medical University Hospital from May 1, 2023 to October 1, 2023. Results: The communication attitude and communication content of medical staff were generally good, reaching 93.2% and 94.5% respectively. The warm attitude of medical staff was rated the highest (89.1% rated very satisfied), the friendly attitude of medical staff was rated very unsatisfied by 2.1% of patients and 3.9% of patients rated it as dissatisfied. The content "The medical staff's communication with the patient contains one of the following words: please ask, thank you, sorry..." still has a rate of 2.1% of patients who rate it as very dissatisfied and 2.6% of patients. % of patients rated as dissatisfied. Conclusion: The communication attitude and communication content of medical staff are generally evaluated well by patients with a high satisfaction rate. However, medical staff also need to pay attention to using polite and civilized communication sentences with patients more often. Keywords: Communication; healthcare staff; patient satisfaction; Vinh Medical University Hospital. *Corressponding author Email address: Tinhminh81@gmail.com Phone number: (+84) 987 625 253 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 309
  2. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2023 Nguyễn Thị Thanh Tình*, Nguyễn Thị Thanh Hà, Vương Thị Hải Hà Trường Đại học Y khoa Vinh - 161 Nguyễn Phong Sắc, Vinh, Nghệ An, Việt Nam Ngày nhận bài: 25 tháng 09 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 20 tháng 10 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 14 tháng 11 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh (NB) về giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế (NVYT) tại bệnh viện trường Đại học Y khoa (ĐHYK) Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 NB đến khám điều trị tại bệnh viện trường ĐHYK Vinh từ 1 tháng 05 năm 2023 đến từ 1 tháng 10 năm 2023. Kết quả nghiên cứu: Thái độ giao tiếp và nội dung giao tiếp của NVYT nhìn chung là tốt với mức đạt lần lượt là 93,2% và 94,5%. Thái độ niềm nở của NVYT được đánh giá mức cao nhất (89,1% đánh giá rất hài lòng), Thái độ thân thiện của NVYT có 2,1% NB đánh giá rất không hài lòng và 3,9% NB đánh giá không hài lòng. Nội dung “Câu giao tiếp của NVYT với NB có 1 trong các cùm từ: xin hỏi, cảm ơn, xin lỗi…” vẫn có tỷ lệ 2,1% NB đánh giá rất không hài lòng và 2,6% NB đánh giá không hài lòng. Kết luận: Thái độ giao tiếp và nội dung giao tiếp của NVYT nhìn chung được NB đánh giá tốt với tỷ lệ hài lòng cao. Tuy nhiên, NVYT cũng cần lưu ý sử dụng các câu giao tiếp với NB có tính lịch sự văn minh thường xuyên hơn. Từ khoá: Giao tiếp; nhân viên y tế; hài lòng của người bệnh; Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh. *Tác giả liên hệ Email: Tinhminh81@gmail.com Điện thoại: (+84) 987 625 253 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i12 310
  3. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện trường Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong đời sống, đặc ĐHYK Vinh từ ngày 01 tháng 5 năm 2023 đến 01 biệt trong ngành y tế, giao tiếp giữa thầy thuốc hay tháng 10 năm 2023. NVYT với các đối tượng phục vụ của họ, giúp thu thập và chia sẻ thông tin, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức 2.3. Đối tượng nghiên cứu khỏe (CSSK) cả về thể chất, tinh thần và xã hội của Là người bệnh đến khám, điều trị tại bệnh viện người dân, mang lại hiệu quả cao trong CSSK. trường ĐHYK Vinh từ 16 tuổi trở lên, làm chủ hành Bệnh viện là một môi trường đặc biệt, đặc thù để chăm vi, có khả năng đọc viết và đồng ý tham gia nghiên sóc sức khỏe cho NB. Trong bệnh viện, NVYT là những cứu. NB không đủ sức khỏe; là nhân viên bệnh viện người thường xuyên tiếp xúc với NB. Số liệu thống kê và được chuyển đến bệnh viện khác bị loại trừ ra cho thấy trung bình một ngày NB nhận được sự tiếp khỏi nghiên cứu. xúc từ 15 -20 phút với bác sĩ và thời gian tiếp xúc với 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu điều dưỡng khoảng 2h - 2,5h [1]. Giao tiếp là một hoạt - Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu toàn bộ với tất cả các động hết sức quan trọng trong thực hành CSSK của NB khám chữa bệnh tại bệnh viện trường ĐHYK Vinh NVYT tại bệnh viện và là một trong các chỉ số đánh giá đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Kết quả có 384 NB chất lượng bệnh viện. Vì vậy, hoạt động giao tiếp của được khảo sát trong khoảng thời gian nghiên cứu. NVYT tại bệnh viện cần được quan tâm để nâng cao sự hài lòng của NB với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện tất cả bệnh viện. NB đến khám và điều trị tại bệnh viện phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu. Tại Việt Nam, trong những năm qua Bộ Y tế đã đặc biệt quan tâm đến việc giao tiếp của NVYT và đã ban 2.5. Biến số nghiên cứu hành nhiều văn bản quy định về giao tiếp ứng xử. Các - Thông tin chung của NB: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, văn bản như: Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công trình độ học vấn, nơi cư trú tác y tế (12 điều y đức) [2]; Quy định về chế độ giao - Thái độ giao tiếp của NVYT với NB: Thái độ niềm nở tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh [3]; Quy tắc ứng của NVYT, Sự thân thiện sự ân cần, Sự sẵn sàng trong xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y khám chữa bệnh, Thái độ trong sáng khi tiếp xúc với tế [4]; Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên NB, Thái độ tôn trọng NB, Thái độ thông cảm, lắng chức, người lao động làm việc tại các cơ sở Y tế [5]. nghe của NVYT Gần đây, Hội Điều dưỡng Việt Nam cũng đã ban hành: “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên” [6]. - Nội dung giao tiếp của NVYT với NB: Câu giao tiếp Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một số cơ sở khám của NVYT với NB có ghép đại từ nhân xưng (hay xưng chữa bệnh đã để xảy ra tình trạng NVYT có thái độ cáu hô) phù hợp, câu giao tiếp của NVYT với NB có 1 trong gắt với NB, người nhà NB gây bức xúc dư luận xã hội. các cụm từ (xin mới, xin hỏi, cảm ơn, xin lỗi, dạ,...), Do đó, việc đánh giá giao tiếp của NVYT với NB là NVYT hướng dẫn, dặn dò cụ thể và chi tiết những điều hết sức cần thiết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm cần thiết cho NB, NVYT giải thích rõ ràng các thắc mắc đánh giá sự hài lòng của NB về giao tiếp ứng xử của của NB, NVYT có cung cấp thông tin cần thiết cho NB, nhân viên y tế tại Bệnh viện trường ĐHYK Vinh từ đó là lời nói thể hiện sự trong sáng, minh bạch không có xây dựng các giải pháp nhằm phần nâng cao chất lượng biểu hiện vòi vĩnh của NVYT, NVYT có động viên khi dịch vụ khám chữa bệnh và tăng tỷ lệ hài lòng của NB NB lo lắng, đau đớn tại Bệnh viện. - Nhận xét chung về KNGT của NVYT: bao gồm “nhận xét chung về KNGT của NVYT”; “nhận xét chung về kỹ năng sử dụng lời nói ngôn ngữ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU của NVYT”; “nhận xét chung về KNGT không lời của NVYT”; “nhận xét mức độ hài lòng về KNGT 2.1. Thiết kế nghiên cứu của NVYT” với các mức đánh giá rất tốt, tốt, bình Nghiên cứu mô tả cắt ngang thường, kém, rất kém. 311
  4. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 2.6. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu NB điền vào phiếu thông tin, sau đó thu thập lại và Công cụ nghiên cứu: kiểm tra để đảm bảo đủ thông tin đã thu thập. Bộ câu hỏi phát vấn tự điền có hướng dẫn của điều tra Chọn giám sát viên: 2 cán bộ phòng Điều dưỡng, KHTH viên dựa trên quy định về chế độ giao tiếp trong các chịu trách nhiệm giám sát trong 1 ngày thu thập số liệu các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm Quyết định và thu nhận, kiểm tra phiếu. số 4031/2001/QĐ-BYT, ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng 2.7. Xử lý và phân tích số liệu BYT [3]. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, Bộ câu hỏi bao gồm 4 phần như sau: phân tích kết quả theo tần số, tỷ lệ (%). Các sai số do + Phần 1 bao gồm 5 câu hỏi vê thông tin chung của đối yếu tố chủ quan của người quan sát sẽ được khắc phục tượng: từ câu 1- 5. bằng giải thích rõ với NVYT và NB về mục đích và nội dung nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn, thảo + Phần 2 bao gồm 9 câu hỏi về thái độ giao tiếp của luận nhóm để đối tượng an tâm và thoải mái trả lời các NVYT với NB: từ câu A1 đến A9 câu hỏi. + Phần 3 bao gồm 7 câu hỏi về nội dung giao tiếp của 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu NVYT với NB: từ câu B1 đến B7 ĐTNC được giải thích về mục đích và nội dung của + Phần 4 bao gồm nội dung nhận xét chung về KNGT nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn, thảo luận của NVYT: từ câu C1 đến C4 và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý tham gia của họ. Mọi Phương pháp thu thập số liệu: thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được được Chọn điều tra viên: 4 người là giảng viên kiêm nhiệm giữ kín để đảm bảo tính riêng tư của các đối tượng tại bệnh viện đã được tập huấn và thực hành về kỹ năng nghiên cứu. Nghiên cứu được hội đồng khoa học bệnh thu thập số liệu. Mỗi ĐTV bốc thăm mỗi ngày thực hiện viện đồng ý. Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi bệnh thu thập số liệu từ thứ hai đến thứ sáu. viện khi kết thúc nghiên cứu. ĐTV nêu rõ cho NB biết mục đích nghiên cứu. ĐTV phát phiếu thu thập thông tin và đánh giá, hướng dẫn 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm về thông tin chung của NB (n = 384) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nam 190 49,5 Giới tính Nữ 194 50,5 16 -39 233 60,7 Tuổi 40 - 60 112 29,2 > 60 39 10,2 Công chức, viên chức, Hưu trí 40 10,4 Nghề nghiệp Công nhân, Nông dân 195 50,8 Nghề nghiệp khác 149 38,8 Hết THPT 280 72,9 Trình độ học vấn Trên THPT 104 27,1 Nông thôn, miền núi 250 65,1 Nơi cư trú Thành thị 134 34,9 312
  5. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 NB là nữ giới với tỷ lệ là 50,5%; Nhóm tuổi từ 16 - 39 số NB có trình độ hết THPT chiếm tới 72,9% và cư trú tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,7%. Nghề nghiệp của ở vùng nông thôn (65,1%). NB chủ yếu là công nhân và nông dân chiếm 50,8%. Đa Bảng 2: Thái độ giao tiếp của NVYT với NB (n = 384) Không đạt Đạt TT Thái độ giao tiếp của NVYT 1* (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 1 Thái độ niềm nở 0 0 0 10,9 89,1 2 Thái độ chủ động tiếp xúc 0 0 0 11,2 88,8 3 Sự thân thiện 2,1 3,9 0 16,7 77,3 4 Sự ân cần 0 0 0 22,9 77,1 5 Sự sẵn sàng chăm sóc 0 0 0 27,3 72,7 6 Thái độ trong sáng khi tiếp xúc 0 0 0 32,6 67,4 7 Thái độ tôn trọng 0 0 0 32,8 67,2 8 Thái độ thông cảm 0 0,8 0 29,2 70,1 9 Thái độ lắng nghe 0 0 0 28,1 71,9 * (1): Rất không hài lòng (2): Không hài lòng (3): Bình hài lòng” cao chiếm 88,8%. Nhưng “Sự thân thiện” thường (4): Hài lòng (5): Rất hài lòng ngoài tỷ lệ “Rất hài lòng” cao (77,3%), vẫn có một số ý kiến đánh giá “Rất không hài lòng” (2,1%) và 3,9% “Thái độ niềm nở” có tỷ lệ “Rất hài lòng” cao chiếm lượt đánh giá “Không hài lòng”. 89,1%. “Thái độ chủ động tiếp xúc” cũng có tỷ lệ “Rất Hình 1. Thái độ giao tiếp chung của NVYT (n = 384) Thái độ giao tiếp chung của NVYT với NB có tỷ lệ đạt cao (93,2%) 313
  6. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 Bảng 3. Nội dung giao tiếp của NVYT (n = 384) Không đạt Đạt Nội dung 1*(%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) Câu giao tiếp của NVYT với NB có ghép đại từ nhân 0 0 0 14,1 85,9 xưng (hay xưng hô) phù hợp Câu giao tiếp của NVYT với NB có 1 trong các cụm từ: 2,1 2,6 0,3 23,4 71,6 xin mời, xin hỏi, cảm ơn, xin lỗi… hoặc từ: dạ NVYT hướng dẫn, dặn dò cụ thể và chi tiết nhưng điều 0 0 0,3 26,6 73,2 cần thiết cho NB NVYT giải thích rõ ràng các thắc mắc của NB 0 0 0,3 22,4 77,3 NVYT có cung cấp thông tin cần thiết cho NB 0 0 0 28,4 71,6 Lới nói thể hiện sự trong sáng, minh bạch không có biểu 0 0 0 26,6 73,4 hiện vòi vĩnh của NVYT NVYT có động viên khi NB lo lắng, đau đớn 0 0,8 0 25,0 74,2 * (1): Rất không hài lòng (2): Không hài lòng (3): Bình “Rất hài lòng” cao chiếm 85,9%. “Câu giao tiếp của thường (4): Hài lòng (5): Rất hài lòng NVYT với NB có 1 trong các cụm từ: xin mời, xin hỏi, cảm ơn, xin lỗi..hoặc từ: dạ” cũng chiếm tỷ lệ “Rất hài “Câu giao tiếp của NVYT với NB có ghép đại từ nhân lòng” cao với 71,6%, tuy nhiên vẫn có một số đánh giá xưng (hay xưng hô) phù hợp” được đánh giá với tỷ lệ “Rất không hài lòng” với tỷ lệ 2,1%. Hình 2: Nội dung giao tiếp của NVYT (n = 384) Nội dung trong giao tiếp chung của NVYT với NB có tỷ lệ đạt cao (94.5%) 314
  7. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 Bảng 4: Nhận xét chung của NB về KNGT của NVYT (n = 384) TT Nhận xét chung 1** (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 1 Về KNGT của NVYT 74,0 25,5 0,5 0 0 2 Về kỹ năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ của NVYT 70,1 29,2 0,8 0 0 Về KNGT không lời (qua cử chỉ/dáng điệu/nét mặt 3 65,6 32,8 1,6 0 0 biểu cảm) của NVYT 4 Mức độ hài lòng KNGT đối với NVYT 75,0 16,1 8,6 0,3 0 ** Ghi chú: (1): Rất tốt. (2): Tốt (3): Bình thường của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của (4): Kém (5): Rất kém Đinh Ngọc Thành tại bệnh viện Đại học Y Thái Nguyên năm 2016 với 91,7% hài lòng (Rất hài lòng 37,6% và Nhận xét chung “về KNGT của NVYT” có tỷ lệ đánh hài lòng 54,1%) [7]. Có sự tương đồng này là do hai giá “Rất tốt” chiếm cao nhất với 75%. Nhưng vẫn có nghiên cứu đều được thực hiện tại bệnh viện trực thuộc một số nhận xét đánh giá KNGT là “Kém” chiếm 0,3%. các trường Đại học Y. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 4. BÀN LUẬN năm 2022 cũng đưa ra được kết quả tương tự với điểm trung bình 4,19 ± 0,37/5,0 [8]. So với nghiên cứu của 4.1. Đặc điểm của NB tác giả Lê Thị Thanh Trà tại trường Đại học Y tế Hải Dương thì KNGT tốt 80,8%, kỹ năng dắt câu hỏi và Trong tổng số 384 NB tham gia nghiên cứu, NB trong phản hồi còn 19,2% là chưa chưa tốt, KNGT ứng xử độ tuổi 16 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 60,7%, đánh giá tốt 80,8% [9]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị độ tuổi 40 - 60 là 39,2% và tỷ lệ NB trên 60 tuổi chiếm Thanh Thảo tại Bệnh viện 108 năm 2020 với 98,46% 10,1%. Giới nam và nữ không có chênh lệch nhiều với NB thỏa mãn với những giải thích của NVYT về thủ lần lượt là 49,5% và 50,5%. Có 10,4% là NB là công tục và bệnh tật khi khám, 99,23% đánh giá tốt về tác chức, viên chức, hưu trí. NB là công nhân nông dân phong làm việc, 96,93% NB và người nhà cảm phục chiếm tỷ lệ cao lên tới 50,8%. 72,9% NB có trình độ trước hành động hỗ trợ, giúp đỡ của NVYT đối với NB, từ THPT trở xuống và 27,1% NB có trình độ học nghề/ 98,25% NB chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho cao đẳng/ đại học/sau đại học. Nơi cư trú của NB chủ người khác đến khám và chữa bệnh [10]. Điều này cho yếu ở nông thôn chiếm 65,1% và ở thành thị chiếm thấy hầu hết NVYT đã nhận thức được trách nhiệm và 34,9%. Như vậy qua số liệu về đặc điểm chung của nghĩa vụ của mình trong công tác chăm sóc NB, thay NB, chúng tôi nhận thấy NB rất đa dạng với nhiều đặc thế tư tưởng sai lầm như “ban ơn” mà trước đây thường điểm lứa tuổi, vùng miền, trình độ. NVYT cần phải có gặp bằng ý thức “phục vụ” NB. Phần lớn NB khi vào các kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp để làm hài lòng bệnh viện, điều họ mong muốn trước tiên ở NVYT là đa số NB. quan tâm đến tình trạng bệnh của họ, nhanh chóng thực 4.2. Sự hài lòng của NB với giao tiếp, ứng xử của hiện các hoạt động khám, chữa bệnh và trả lời hoặc NVYT giải thích cụ thể những thắc mắc, những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Chính vì vậy, NVYT cần chủ động Giao tiếp của NVYT là yếu tố quan trọng đem lại sự hài hỏi thăm, lắng nghe NB, có thái độ tôn trọng và sẵn lòng của NB, phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ của sàng đã đem lại sự hài lòng của NB. Qua kết quả cho ta bệnh viện. Những quy định của Bộ Y tế trong lĩnh vực thấy, những quy định về giao tiếp của Bộ Y tế là những này là những chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử, là trách chuẩn mực, những kỳ vọng về giao tiếp ứng xử đối với nhiệm và nghĩa vụ của mỗi NVYT [3], [5], [6]. NB của NVYT, bệnh viện ĐHYK Vinh đã đạt được Theo kết quả khảo sát thể hiện, điểm hài lòng các tiêu các chuẩn mực về giao tiếp này nhờ sự phấn đấu không chí đều đạt mức rất cao. Kết quả ở hình 1 và hình 2 cho ngừng và thường xuyên rèn luyện mới thực hiện được, thấy: thái độ giao tiếp và nội dung giao tiếp của NVYT đồng thời, các cấp quản lý trong bệnh viện phải thường đạt từ 93,2 % đến 94,5% đánh giá rất hài lòng. Kết quả xuyên giám sát, nhắc nhở việc nghiêm túc thực hiện các 315
  8. N.T.T. Tinh et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 12, 309-316 quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện, tạo điều kiện về [3] Bộ Y tế, Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT về cơ sở vật chất và bố trí đủ nhân lực thực hiện hoạt động việc ban hành Quy định về chế độ giao tiếp trong chuyên môn. các cơ sở khám, chữa bệnh. Ngày 27/9/2001. Đáng lưu ý là trong nội dung giao tiếp, “Câu giao tiếp [4] Bộ Y tế, Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT về việc của NVYT với NB có 1 trong các cụm từ: xin mời, xin ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức hỏi, cảm ơn, xin lỗi… hoặc từ: dạ” vẫn có 2,1% NB trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Ngày 18/8/2008. đánh giá ở mức “Rất không hài lòng”. Điều này cho [5] Bộ Y tế, Thông tư số 07/2019/TT-BYT Quy định thấy tính lịch sự văn minh trong giao tiếp của NVYT đã về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, được chú ý nhưng tỷ lệ sử dụng chưa nhiều. Điều này người lao động làm việc tại các cơ sở Y tế. Ngày có thể xuất phát từ hoạt động thường ngày các NVYT 25/2/2014. nhận thấy là xung quanh có ít người thực hiện, mặt khác do quan hệ thân thiết với NB, nên những cụm từ [6] Hội Điều dưỡng Việt Nam, Quyết định số 20/ lịch sự khi dùng trong giao tiếp trực tiếp mang dáng vẻ QĐ-HĐD ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp khách sáo. Do đó môi trường làm việc là rất quan trọng của điều dưỡng viên. Ngày 10/9/2012 đối với mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi lãnh đạo bệnh [7] Đinh Ngọc Thành, Nguyễn Thị Thúy Hà, Lê viện và các khoa lâm sàng cần đẩy mạnh công tác huấn Thị Thu Trang và cộng sự, Đánh giá sự hài lòng luyện, hỗ trợ NVYT thông qua việc nghiêm túc tuân của người bệnh nội trú về giao tiếp ứng xử của thủ các quy định, tạo môi trường làm việc tích cực, giao nhân viên y tế bệnh viện trường Đại học Y khoa tiếp lịch sự văn minh, làm gương và nêu gương. Thái Nguyên; Tạp chí Khoa học & công nghệ, 165(05), 2016, 117 - 122. 5. KẾT LUẬN [8] Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Đức Thành, Đánh giá của người bệnh về giao tiếp của nhân viên Thái độ giao tiếp và nội dung giao tiếp của NVYT nhìn y tế: Khảo sát tại khoa khám bệnh, Bệnh viện chung được NB đánh giá tốt với tỷ lệ hài lòng cao. Tuy trung ương Thái Nguyên năm 2022, Tạp chí Y nhiên, NVYT cũng cần lưu ý sử dụng các câu giao tiếp học cộng đồng, 63(3), 2022, 113-119. với NB có tính lịch sự văn minh thường xuyên hơn. [9] Lê Thị Thanh Trà, Lê Văn Thêm, Nguyễn Thị Nhung, Thực trạng kỹ năng giao tiếp, ứng xử của TÀI LIỆU THAM KHẢO kỹ thuật viên tại Bệnh viện trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương; Tạp chí Y học Việt Nam, [1] Đỗ Thị Ngọc, Nâng cao năng lực của điều dưỡng 2021, 500 (tháng 3) số 1: 103 -107. trong công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh [10] Trần Thị Thanh Thảo, Đào Thị Thu Giang, điều trị nội trú tại Bệnh viện E tháng 6/2012 - Thực trạng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với bệnh 6/2014; Tiểu luận tốt nghiệp, Trường Đại học Y nhân của điều dưỡng Khoa Khám bệnh Cán bộ tế Công cộng, 2012. cao cấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [2] Bộ Y tế, Quy chế bệnh viện. Nhà xuất bản Y học, năm 2020; Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2020, Hà Nội, 2001. 38 - 41. 316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2