T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXY HÓA<br />
TRONG HUYẾT TƯƠNG Ở CÔNG NHÂN<br />
TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI THỦY NGÂN<br />
Hồ Văn Quang*; Đỗ Phương Hường**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu chống oxy hóa ở công nhân (CN) tiếp xúc nghề<br />
nghiệp với thủy ngân. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu trên 54 CN tiếp xúc<br />
nghề nghiệp với thủy ngân nguyên tố và 47 người ở nhóm chứng không tiếp xúc với thủy ngân.<br />
Nồng độ SOD, MDA ở nhóm tiếp xúc cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (SOD tiếp xúc:<br />
1.307,6 ± 275,66 pg/ml; SOD chứng: 976,4 ± 304,31 pg/ml, p < 0,001; MDA tiếp xúc: 1.839,7 ±<br />
125,79 pg/ml; MDA chứng: 1.724,1 ± 119,02 pg/ml, p < 0,001). Nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc<br />
(1.047,0 ± 104,03 pg/ml) thấp hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (1.512,8 ± 135,1 pg/ml). Nồng<br />
độ SOD, MDA tương quan thuận với tuổi đời, tuổi nghề (SOD với tuổi đời: r = 0,756; p < 0,01;<br />
SOD với tuổi nghề: r = 0,888; p < 0,01; MDA với tuổi đời: r = 0,654; p < 0,01; MDA với tuổi nghề:<br />
r = 0,844; p < 0,01). Nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề, với hệ số tương<br />
quan tương ứng: r = -0,716 và r = -818, p < 0,01. Kết luận: nồng độ SOD và MDA cao hơn,<br />
GPx thấp hơn ở nhóm tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân so với ở nhóm chứng. Nồng độ SOD<br />
và MDA tương quan thuận, nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề.<br />
* Từ khóa: Bệnh nghề nghiệp; Tiếp xúc với thủy ngân; Chống oxy; Huyết tương.<br />
<br />
Evaluate some Changes of Antioxidant Indicators in Plasma in<br />
Workers Occupationally Exposed to Mercury<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the changes of some antioxidant indicators in workers occupationally<br />
exposed to elemental mercury. Methods: Descriptive cross-sectional study. Results: The study<br />
included 54 workers exposed to elemental mercury and a control group of 47 subjects who had<br />
never exposed to mercury. SOD and MDA concentration of workers occupationally exposed to<br />
mercury was significantly higher than in the control group (SOD in the exposure group: 1307.6 ±<br />
275.66 pg/mL; SOD in the control: 976.4 ± 304.31 pg/mL, p < 0.001; MDA in the exposure<br />
group: 1839.7 ± 125.79 pg/mL; MDA in the control: 1724.1 ± 119.02 pg/mL, p < 0.001). The<br />
GPx concentration of workers occupationally exposed to mercury (1047.0 ± 104.03 pg/mL) was<br />
significantly lower than in the control group (1512.8 ± 135.1 pg/mL). The SOD and MDA<br />
concentration positively correlated with the age and seniority (SOD with age: r = 0.756;<br />
p < 0.01; SOD with seniority: r = 0.888; p < 0.01; MDA with age: r = 0.654; p < 0.01; MDA with<br />
seniority: r = 0.844; p < 0.01). GPx concentrations inversely correlated with the age and seniority,<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Phương Hường (dophuonghuong@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 07/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2016<br />
<br />
137<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
with correlation coefficients corresponding to r = -0.716 and r = -0.818; p < 0.01). Conclusion:<br />
SOD and MDA levels were higher and GPx levels were lower in groups occupationally exposed<br />
to mercury than in the control group. SOD and MDA concentrations positively correlated, GPx<br />
inversely correlated with the age and seniority.<br />
* Key words: Occupational diseases; Exposure to mercury; Antioxidant; Plasma.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Do thủy ngân là nguyên liệu hiện<br />
không thể thay thế trong nhiều ngành<br />
công nghiệp [1] nên vẫn tiếp tục được sử<br />
dụng trong thời gian tới. Vì vậy, số người<br />
tiếp xúc với thuỷ ngân có xu hướng tăng<br />
lên.<br />
Nhiễm độc thủy ngân gây tổn thương<br />
đa dạng và phức tạp trên hầu hết cơ<br />
quan và tổ chức trong cơ thể. Cơ chế gây<br />
độc của thủy ngân là thủy ngân liên kết<br />
đặc hiệu đối với các enzym, chất sinh học<br />
có chứa nhóm thiol (-SH) trong cấu trúc<br />
phân tử. Từ đó, gây ức chế hoạt động<br />
của enzym, các chất sinh học có chứa<br />
nhóm thiol này [1]. Dựa trên cơ sở đó,<br />
người ta đã điều chế một số thuốc có<br />
chứa nhóm -SH làm thuốc chống độc đặc<br />
hiệu để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm<br />
độc cấp tính thủy ngân. Tuy nhiên, trong<br />
nhiễm độc mạn tính thủy ngân, đến nay<br />
vẫn chưa có thuốc chống độc đặc hiệu<br />
[1]. Gần đây, một số nghiên cứu trên<br />
người có tiếp xúc mạn tính nghề nghiệp<br />
với thủy ngân ở liều thấp đã gợi ý thủy<br />
ngân có khả năng kích thích tạo gốc tự<br />
do và làm giảm chức năng của hệ thống<br />
chống gốc tự do trong cơ thể [5]. Để góp<br />
phần làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá sự<br />
biến đổi một số chỉ số chống oxy hóa<br />
trong huyết tương và mối tương quan của<br />
nó với tuổi đời, tuổi nghề ở CN tiếp xúc<br />
nghề nghiệp với thủy ngân.<br />
138<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
101 CN đạt tiêu chuẩn chọn, chia làm<br />
2 nhóm:<br />
- Nhóm tiếp xúc ngề nghiệp với thủy<br />
ngân: 54 CN tiếp xúc trực tiếp với thủy<br />
ngân.<br />
- Nhóm chứng: 47 người không tiếp<br />
xúc với thủy ngân.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Nhóm tiếp xúc với thủy ngân: 54 CN.<br />
+ Tiêu chuẩn chọn: CN có thời gian<br />
làm việc trong môi trường trực tiếp tiếp<br />
xúc với thủy ngân ≥ 1 năm, thời gian tiếp<br />
xúc liên tục. Không tiếp xúc với các yếu tố<br />
độc hại khác. Tự nguyện tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
+ Tiêu chuẩn loại trừ: có đợt cấp các<br />
bệnh mạn tính, bệnh ác tính, đái tháo<br />
đường, tăng huyết áp, bệnh thận tiết niệu,<br />
viêm gan cấp và mạn, suy gan.<br />
- Nhóm chứng: 47 người.<br />
+ Tiêu chuẩn chọn: sống trong cùng<br />
môi trường, làm việc tại cùng một nhà<br />
máy nhưng không tiếp xúc với thủy ngân<br />
và các hoá chất độc hại khác. Làm các<br />
công việc như văn thư, hành chính, hậu<br />
cần… Tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
+ Tiêu chuẩn loại trừ: tương tự như<br />
nhóm tiếp xúc với thủy ngân.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước tiến hành:<br />
- Lấy máu xét nghiệm tại cùng một thời<br />
điểm ở cả 2 nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
- Xét nghiệm các chỉ số SOD, GPx và<br />
MDA huyết tương trên máy ELISA<br />
Reader Dar800 Diagnostic Automation<br />
USA (Mỹ) theo phương pháp ELISA,<br />
tại Bộ môn Sinh lý Bệnh, Học viện<br />
Quân y.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br />
kê SPSS 22.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Phân bố giới tính của nhóm tiếp xúc thủy ngân và nhóm chứng.<br />
Theo giới<br />
<br />
Nhóm tiếp xúc thủy ngân<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
21<br />
<br />
38,9<br />
<br />
9<br />
<br />
19,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nam<br />
<br />
33<br />
<br />
61,1<br />
<br />
38<br />
<br />
80,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
54<br />
<br />
100<br />
<br />
47<br />
<br />
100<br />
<br />
Không khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu về giới (p > 0,05).<br />
Bảng 2: Phân bố tuổi đời của nhóm tiếp xúc thủy ngân và nhóm chứng.<br />
Tuổi đời<br />
(năm)<br />
<br />
Nhóm tiếp xúc thủy ngân<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
20 - 30<br />
<br />
12<br />
<br />
22,2<br />
<br />
12<br />
<br />
25,5<br />
<br />
31 - 40<br />
<br />
28<br />
<br />
51,9<br />
<br />
28<br />
<br />
59,6<br />
<br />
> 40<br />
<br />
14<br />
<br />
25,9<br />
<br />
7<br />
<br />
14,9<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
54<br />
<br />
100<br />
<br />
47<br />
<br />
100<br />
<br />
35,9 ± 7,0<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
35,3 ± 7,31<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Không khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu về tuổi đời trung bình (p > 0,05).<br />
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm nồng độ SOD, GPx và MDA.<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 47)<br />
<br />
Nhóm tiếp xúc thủy ngân<br />
(n = 54)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
SOD (pg/ml)<br />
<br />
976,4 ± 304,31<br />
<br />
1.307,6 ± 275,66<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
GPx (pg/ml)<br />
<br />
1.512,8 ± 135,1<br />
<br />
1.047,0 ± 104,03<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
MDA (pg/ml)<br />
<br />
1.724,1 ± 119,02<br />
<br />
1.839,7 ± 125,79<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
Nồng độ SOD và MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn có ý nghĩa so với<br />
nhóm chứng (p < 0,001). Ngược lại, nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân thấp<br />
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,001).<br />
139<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Bảng 4: Mối tương quan giữa SOD, GPx và MDA với tuổi đời.<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Hệ số tương quan (r)<br />
<br />
p<br />
<br />
Phương trình hồi quy<br />
<br />
SOD (pg/ml)<br />
<br />
0,756<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = 29,803 x + 237,565<br />
<br />
GPx (pg/ml)<br />
<br />
-0,716<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = -10,64 x + 1.429,091<br />
<br />
MDA (pg/ml)<br />
<br />
0,654<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = 11,75 x + 1.417,768<br />
<br />
- Nồng độ SOD có mối tương quan thuận mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).<br />
- Nồng độ GPx, MDA có mối tương quan nghịch mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).<br />
Bảng 5: Mối tương quan giữa SOD, GPx và MDA với tuổi nghề.<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Hệ số tương quan (r)<br />
<br />
p<br />
<br />
Phương trình hồi quy<br />
<br />
SOD (pg/ml)<br />
<br />
0,888<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = 34,429 x + 916,8<br />
<br />
GPx (pg/ml)<br />
<br />
-0,818<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = -11,974 x + 1182,966<br />
<br />
MDA (pg/ml)<br />
<br />
0,844<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
y = 14,943 x + 1670,075<br />
<br />
- Nồng độ SOD có mối tương quan thuận mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).<br />
- Nồng độ GPx, MDA có mối tương quan nghịch mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Thay đổi một số chỉ số chống oxy<br />
hóa trong huyết tương ở CN tiếp xúc<br />
với thủy ngân.<br />
* Tuổi đời, giới tính của đối tượng<br />
nghiên cứu:<br />
Để đảm bảo tính khách quan, khoa<br />
học chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu<br />
ở nhóm chứng và nhóm tiếp xúc nghề<br />
nghiệp với thủy ngân cùng sống trong<br />
một môi trường, làm việc tại cùng nhà<br />
máy. Không có sự khác biệt tuổi đời trung<br />
bình và giới tính giữa 2 nhóm (p > 0,05)<br />
(bảng 1 và 2). Như vậy, giữa 2 nhóm<br />
tương đồng về giới và tuổi đời, góp phần<br />
đảm bảo độ tin cậy của số liệu cho so<br />
sánh sau này.<br />
* Thay đổi nồng độ SOD:<br />
SOD là enzym xúc tác quá trình biến<br />
đổi các superoxid ( O 2• ) thành H2O2, có<br />
chức năng hạ thấp nồng độ O2• [6].<br />
140<br />
<br />
Theo Kobal BA và CS (2016) [9], SOD<br />
ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn<br />
so với nhóm chứng. Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi: nồng độ SOD ở nhóm tiếp<br />
xúc với thủy ngân (1.307,6 ± 275,66<br />
pg/ml) cao hơn so với nhóm chứng<br />
(976,4 ± 304,31 pg/ml) (p < 0,001).<br />
SOD tăng có thể do thủy ngân sau khi<br />
xâm nhập vào cơ thể có khả năng liên kết<br />
và ức chế enzym ALA dehydratase, dẫn<br />
đến ứ đọng δ-ALA và δ-ALA, sau đó bị<br />
oxy hóa tạo thành chất tiền oxy hóa như<br />
+<br />
•<br />
•<br />
O2• , H2O2, OH , NH4 , ALA [7]; làm tăng<br />
hoạt tính của một số enzym có khả năng<br />
làm giảm hình thành các gốc tự do, bao<br />
gồm enzym CuZn-SOD và xanthine<br />
oxidase [4]. Các chất tiền oxy hóa (trong<br />
•<br />
<br />
đó có O2 ) tăng có thể kích thích cơ thể<br />
phản ứng lại bằng cách tăng nồng độ<br />
SOD.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
* Thay đổi nồng độ GPx:<br />
GPx là enzym xúc tác cho phản ứng loại<br />
bỏ các loại peroxid, hoạt động ở các mô và<br />
trong hồng cầu khi nồng độ H2O2 thấp. Khi<br />
nồng độ H2O2 cao ức chế GPx [6]:<br />
ROOH + 2GSH GPx<br />
<br />
→ GSSG + ROH + H2O2<br />
<br />
Bulat P và CS (1998) [5] nghiên cứu<br />
trên CN sản xuất xút, clo thấy GPx ở<br />
nhóm tiếp xúc với thủy ngân thấp hơn so<br />
với nhóm chứng. Kết quả của chúng tôi<br />
cũng thấy: nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc<br />
với thủy ngân (1047,0 ± 104,03 pg/ml)<br />
thấp hơn so với ở nhóm chứng (1512,8 ±<br />
135,1 pg/ml) (p < 0,001).<br />
Nồng độ GPx giảm là do khi nhiễm độc<br />
thủy ngân làm giảm hấp thu selen, nên<br />
nồng độ selen trong máu giảm, mà selen<br />
là một trong những thành phần cấu tạo<br />
GPx [10]. Vì vậy, nồng độ SOD tăng dẫn<br />
đến tăng sinh H2O2, mà H2O2 lại ức chế<br />
GPx [11]; bên cạnh đó thủy ngân tác động<br />
đến nhóm -SH của GPx, gây ức chế<br />
enzym và hậu quả là GPx giảm cả hoạt<br />
động và hoạt độ.<br />
* Thay đổi nồng độ MDA:<br />
Theo Al-azzawie FH và CS (2013) [3],<br />
nồng độ MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy<br />
ngân > 10 năm (7,40 ± 1,20 µmol/l) và<br />
nhóm tiếp xúc < 10 năm (6,30 ± 1,10<br />
µmol/l) đều thấp hơn so với ở nhóm<br />
chứng (2,40 ± 0,60 µmol/l). Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy:<br />
nồng độ MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy<br />
ngân (1839,7 ± 125,79 pg/ml) cao hơn so<br />
với ở nhóm chứng (1724,1 ± 119,02<br />
pg/ml) (p < 0,001) (bảng 3).<br />
Như trên đã phân tích, tiếp xúc nghề<br />
nghiệp với thủy ngân có thể làm tăng sinh<br />
gốc tự do O 2• , giảm hấp thu selen và gây<br />
<br />
giảm nồng độ GPx, từ đó peroxid hóa<br />
lipid, dẫn đến hình thành sản phẩm<br />
aldehyt và làm tăng nồng độ MDA [8].<br />
2. Mối tương quan giữa một số chỉ<br />
số chống oxy hóa với tuổi đời và tuổi<br />
nghề ở CN tiếp xúc nghề nghiệp với<br />
thủy ngân.<br />
Nồng độ SOD và MDA huyết tương<br />
tăng theo tuổi đời và tuổi nghề; trong khi<br />
nồng độ GPx huyết tương giảm khi tuổi<br />
đời và tuổi nghề tăng (bảng 4, 5). Nguyễn<br />
Văn Bằng (2013) [2] nghiên cứu trên CN<br />
nhiễm độc chì cũng nhận thấy SOD và<br />
MDA tăng, GPx giảm khi tuổi đời và tuổi<br />
nghề tăng. Một số nghiên cứu khác cũng<br />
cho thấy các chỉ số GPx giảm, MDA tăng<br />
khi tuổi đời và thời gian tiếp xúc với thủy<br />
ngân (tuổi nghề) tăng [6]. Theo chúng tôi,<br />
đây có thể là sự phản ứng của cơ thể khi<br />
gốc tự do sinh ra nhiều hơn, khi đó SOD<br />
tăng lên để phản ứng lại và chống lại các<br />
gốc tự do tăng. Gốc tự do sinh ra nhiều<br />
sẽ phá hủy màng tế bào, dẫn đến tăng<br />
nồng độ MDA, mặt khác có thể gây ức<br />
chế GPx, dẫn đến giảm hoạt độ và nồng<br />
độ GPx.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số<br />
chống oxy hóa ở 54 CN tiếp xúc với thủy<br />
ngân và nhóm chứng, chúng tôi rút ra một<br />
số kết luận sau:<br />
- Nồng độ SOD và MDA trung bình ở<br />
nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn có ý<br />
nghĩa so với ở nhóm chứng (p < 0,001).<br />
Ngược lại, nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc<br />
với thủy ngân thấp hơn có ý nghĩa so với<br />
ở nhóm chứng (p < 0,001).<br />
- Nồng độ SOD và MDA tương quan<br />
thuận, nồng độ GPx tương quan nghịch<br />
với tuổi đời và tuổi nghề.<br />
141<br />
<br />