intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc SJC do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương

Chia sẻ: Lê Thị Tam Thùy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:139

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của dự án: Là dự án phát triển một cao ốc đa năng gồm văn phòng cho thuê, thương mại và căn hộ cao cấp. Dự án sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan trên trục đường Lê Lợi. Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc SJC do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương

  1. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” MỞ ĐẦU 1.    XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Theo từng bước trong quy hoạch chỉnh trang cảnh quan đô thị  thành phố, cùng với   việc đáp ứng các nhu cầu về văn phòng làm việc, không gian ở cao cấp và mua sắm  của người dân đô thị trong tiến trình hội nhập và phát triển của thành phố như hiện   nay, thì việc xây dựng và phát triển các cao ốc thương mại, văn phòng, căn hộ  cao  cấp đã góp phần vào việc đổi mới bộ mặt đô thị trở nên văn minh, hiện đại.  Đại lộ Lê lợi là một trong những đại lộ trung tâm của thành phố Hố Chí Minh, tập  trung nhiều các công trình trọng điểm như  Nhà Hát Thành Phố,  Ủy Ban Nhân Dân  TP… các trung tâm thương mại lớn như  Chợ  Bến Thành, Trung Tâm thương mại   Tax, tòa tháp Saigon Center…là 1 trong những trục cảnh quan trọng điểm của thành  phố. Tọa lạc trên khu đất được bao quanh bởi 4 trục đường: đại lộ Lê Lợi­Nam Kỳ  Khởi Nghĩa­ Lê Thánh Tôn­Nguyễn Trung Trực, SJC Tower là một cao ốc phức hợp   cùng với hình thức kiến trúc độc đáo của nó đã góp phần trong kế hoạch thực hiện   và phát triển cảnh quan đô thị  thành phố  nói chung và khu vực trục đường Lê Lợi   nói riêng.  Trong quá trình xây dựng và hoạt động của “Cao ốc SJC” sẽ phát sinh các tác động   làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu vực. Đồng thời, thấy rõ được tầm quan   trọng trong công tác bảo vệ  môi trường và nhằm thi hành nghiêm chỉnh Luật Bảo  vệ  môi trường năm 2005, Công ty Cổ  phần Sài Gòn Kim Cương đã tiến hành xây  dựng Đánh giá tác động môi trường cho dự án này.  Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: Dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ  Chí Minh phê duyệt. 2.   CĂN CỨ  PHÁP LUẬT VÀ KỸ  THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN   ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật - Luật bảo vệ  môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt   Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ  họp thứ  8, khóa XI và có hiệu lực thi  hành vào ngày 01/07/2006. - Luật đất đai số 13/2003/QH11 năm 2003; - Luật Tài nguyên Nước đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ  nghĩa   Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. - Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. - Luật phòng cháy chữa cháy do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ  nghĩa  Việt Nam ban hành ngày 29/06/2001.     Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 1                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  2. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” - Nghị định số 80/2006/NĐ­CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ Nước  Cộng Hòa Xã Hội Chủ  Nghĩa Việt Nam về  việc quy định chi tiết và hướng  dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. - Thông   tư   số   05/2008/TT­BTNMT   ngày   08/12/2008   của   Bộ   trưởng   Bộ   Tài   nguyên và Môi trường về  Hướng dẫn về  đánh giá môi trường chiến lược,  đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Nghị  định số  21/2008/NĐ­CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ  về  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ­CP ngày 09 tháng   08 năm 2006 của Chính phủ  về  việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành  một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Quyết   định   số   22/2006/QĐ­BTNMT,   ngày   18   tháng   12   năm   2006   của   Bộ  trưởng Bộ  Tài nguyên và Môi trường về  việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn  Việt Nam về môi trường.    - Quyết định số  04/2008/QĐ­BTNMT của Bộ  Tài nguyên và Môi trường ngày  18/7/2008 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số  16/2008/QĐ­BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ  Tài nguyên và  Môi trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.  - Thông tư  số 16/2009/TT­BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi  trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Nghị  định số  174/2007/NĐ­CP của Chính phủ  ngày 29 tháng 11 năm 2007 về  phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Quyết định số  23/2006/QĐ­BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ  trưởng Bộ  Tài  nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Thông   tư   số   12/2006/TT­BTNMT   ngày   26/12/2006   của   Bộ   trưởng   Bộ   Tài   nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập   hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Nghị  định 59/2007/NĐ­CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ  về  quản lý chất   thải rắn. - Nghị  định 88/2007/NĐ­CP ban ngày 28/05/2007 về  thoát nước đô thị  và khu  công nghiệp. - Nghị  định số  67/NĐ­CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ  về  việc thu phí bảo  vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 04/2007/NĐ­CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi,  bổ  sung một số điều của Nghị định số  67/NĐ­CP ngày 13/06/2003 của Chính  phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 08/2005/NĐ­CP của Chính phủ ngày 14 tháng 1 năm 2005 về quy  hoạch xây dựng.  - Nghị  định 35/2003/NĐ­CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ  về  việc quy định  chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.     Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 2                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  3. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” - Thông tư  04/2004/TT­BCA ngày 31/03/2004 của Bộ  Công an hướng dẫn thi  hành Nghị  định 35/2003/NĐ­CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ  về  việc quy  định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.  - Quyết định của Bộ  xây dựng số 04/2008/QĐ­BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008  về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.  Một số văn bản liên quan đến dự án: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế  Công ty Cổ  phần số  0305244843 của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương đăng ký lần đầu ngày  02 tháng 10 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 16 tháng 12 năm 2009 do Sở  Kế hoạch và đầu tư Thành phố HCM cấp.  - Giấy chứng nhận đầu tư số 41121000051 ngày 12/11/2007 do UBND Tp.HCM   cấp. - Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất diện tích 2.003 m2 do Sở Tài nguyên và  Môi trường Tp.HCM cấp ngày 01/12/2005. - Quyết định số  1501/QĐ­UBND ngày 03/4/2008 của UBND Tp.HCM về  việc   thu hồi đất để  tổ  chức bồi thường, giải phóng mặt bằng chuẩn bị  thực hiện   dự án xây dựng Tháp SJC tại khu tứ giác giới hạn bởi 04 tuyến đường Lê Lợi,  Nam   Kỳ   Khởi   Nghĩa,   Lê   Thánh   Tôn   và   Nguyễn   Trung   Trực   phường   Bến  Thành, Quận 1 (diện tích thu hồi là 1.867,5 m2). - Công văn số 820/SXD­ĐTMT ngày 03/3/2009 của UBND Tp.HCM về tháo dỡ  phần diện tích còn lại tại dự án xây dựng Tháp SJC của Công ty cổ phần Sài  Gòn Kim Cương. - Công văn số  888/SXD/QLCLXD ngày 15/02/2009 của Sở  Xây dựng Tp.HCM  về việc tháo dỡ phần diện tích công trình còn lại tại dự án xây dựng tháp SJC   của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương. - Công văn số 88/CV/SGKC ngày 10/9/2010 của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim   Cương về việc xác nhận đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tháp SJC. Ban   bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 1 đã xác nhận. - Công văn số  566/QHKT­NCKT ngày 03/3/2006 của Sở  Quy hoạch Kiến trúc  Tp.HCM về việc Báo cáo về Quy hoạch, kiến trúc Cao ốc Tháp SJC. - Công   văn   số   5342/UBND­ĐTMT   ngày   22/8/2008   của   UBND   Tp.HCM   về  phương án kiến trúc công trình, căn hộ, khách sạn và trung tâm thương mại   (Tháp SJC) tại ô phố Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn và Nguyễn   Trung Trực, Quận 1.  Các tiêu chuẩn, quy chuẩn - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về chất lượng không  khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT:  Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về  một số  chất độc  hại trong không khí xung quanh.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 3                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  4. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” - QCVN   19:2009/BTNMT:  Quy   chuẩn   kỹ   thuật   quốc   gia   về  khí   thải   công  nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;   - QCVN 09:2008/BTNMT: Giá trị  giới hạn của các thông số  chất lượng nước  ngầm.  - QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới h ạn cho phép  của kim loại nặng trong đất. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt   – giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt. - Tiêu chuẩn TCVN 5949:1998 – Âm học ­ Tiếng ồn khu vực công cộng và dân  cư Mức ồn tối đa cho phép; - TCVN 7378: 2004:  Rung động và chấn động – Rung động đối với công trình.  - QCVN 07:2009/BTNMT – Ngưỡng chất thải nguy hại  Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu  Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Nguồn tài liệu tiếng Việt:  - Các điều kiện về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của khu vực Thành  phố Hồ Chí Minh.  - Nội dung thuyết minh thiết kế cơ sở Cao  ốc SJC và các bản vẽ mô tả  dự  án;  các tài liệu, số liệu, các văn bản liên quan đồ án. - Các tài liệu, báo cáo khoa học về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải  rắn trong và ngoài nước. - Các Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM của Cục Bảo vệ  Môi trường, những báo   cáo ĐTM đã thực hiện trong thời gian gần nhất nhằm sử  dụng làm tài liệu   tham khảo, đồng thời dựa trên nguồn số liệu nền từ các cơ quan quản lý Nhà   nước tại khu vực thực hiện dự án. - Các báo cáo ĐTM tương tự  để  có cơ  sở so sánh và xác định các tác động tiêu   cực đến môi trường do các hoạt động của dự án gây ra. - Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực thực hiện dự án   do Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ  công nghệ  và Môi trường (ETC) thực hiện   vào tháng 10 năm 2010. - Báo cáo kết quả phân loại rác thành phố của trung tâm Centema, 2004. - Xử lý nước cấp cho dân dụng và công nghiệp, Trịnh Xuân Lai,1998. - Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000. - Hóa học môi trường, Đặng Kim Chi, 1998. - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường năm 2008.   - Các tiêu chuẩn của Viện vệ sinh và y tế  công cộng ban hành kèm theo Quyết   định 3733/2002/QD­BYT.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 4                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  5. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Nguồn tài liệu tiếng Anh: - Pollution – World Health Organization, Geneva, 1993. - Wastewater Engineering, Metcalf & Eddy. - Industrial Water Pollution Control,W.Wesley Eckenfelder,Jr . - Environmental Impact Assessment, Canter.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 5                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  6. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC”  Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc SJC do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương. Báo cáo khảo sát địa chất khu vực dự án do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vina   Mekong (VMEC) thực hiện vào 3/2009. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong báo cáo ĐTM là những tài liệu có tính cập nhật   và độ tin cậy cao.  3.  PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Các phương pháp sau được sử dụng trong báo cáo: - Các phương pháp nghiên cứu, phân tích môi trường vật lý (nước, không khí):  để phân tích hiện trạng môi trường nền khu vực dự án. - Phương pháp thống kê: dùng thể thu thập các số liệu nền về các điều kiện tự  nhiên, đất đai, thủy văn, chất lượng không khí, môi trường nước… tại khu vực   thực hiện dự án. - Phương pháp so sánh: sử  dụng để  đánh giá các nguồn gây ô nhiễm trên nền   tảng là các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và của khu vực dự án. - Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh về các nguồn ô nhiễm đất,  nước, không khí do Economopolus soạn thảo, được Tổ  chức Y tế  Thế  giới  (WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để đánh giá tác động môi trường   do Dự án. - Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: phương pháp này sử dụng trong quá  trình phỏng vấn lãnh đạo địa phương tại nơi thực hiện dự án. 4. TỔ  CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO  ĐÁNH GIÁ  TÁC   ĐỘNG  MÔI TRƯỜNG   Chấp hành luật bảo vệ môi trường năm 2005, Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương  ­ chủ đầu tư Dự án xây dựng Khu cao ốc văn phòng, thương mại, căn hộ cao cấp –   Tháp SJC  đã phối hợp với đơn vị  tư  vấn ­ Công ty Phát triển Công nghệ  và Môi  trường Á Đông (ASIATECH) lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự  án   nêu trên. Quá trình biên soạn Báo cáo ĐTM do chủ  đầu tư  chủ  trì với sự  tham gia   của một số chuyên gia thuộc ASIATECH. Thông tin về Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương: - Người đại diện pháp luật của công ty: Ông Phùng Xuân Minh - Chức vụ: Tổng giám đốc - Địa chỉ trụ sở chính: 115 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận  1. - Điện thoại: 08.39144059 Fax: 08.39144057    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 6                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  7. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Danh sách những thành viên tham gia hỗ trợ quá trình lập báo cáo ĐTM: 1. Ông Huỳnh Tấn Thành Chức vụ: Phó Tổng Giám Đốc. 2. Đặng Văn Phong Chức vụ: Phó Giám đốc dự án. 3. Ông Trương Ngọc Minh Chức vụ: Kỹ sư Dự án Thông tin về ASIATECH: ­ Giám đốc : TS. Trần Mạnh Trung ­ Địa chỉ : 88/28 Đào Duy Anh, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh ­ Điện thoại : 08.38445436 Fax: 08.38454697 ­ Website : www.asiatech.com.vn  Danh sách những thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM: 1. TS. Trần Mạnh Trung Chủ nhiệm 2. TS. Trần Thị Tuyết Mai Phó chủ nhiệm 3. ThS. Trương Thị Vân Anh Chuyên viên 4. ThS. Nguyễn Viết Đức Chuyên viên 5. KS. Trần Thị Bích Thảo Chuyên viên 6. KS. Nguyễn Thị Ngọc Hương Chuyên viên Trong quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự  án, bên cạnh sự  phối hợp của đơn vị tư vấn, Chủ dự án còn nhận được sự phối hợp và giúp đỡ của  các đơn vị sau:  1. Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận tổ quốc Phường Bến Thành, Quận 1. 2. Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ & Môi trường (ETC).     Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 7                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  8. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1  TÊN DỰ ÁN Dự  án  xây dựng Khu cao  ốc văn phòng, thương mại, căn hộ  cao cấp – Tháp SJC  (diện tích 3.805 m2, 45 tầng cao, 06 tầng hầm) Địa điểm: Khu tứ  giác Lê Lợi, Nam Kỳ  Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn và Nguyễn   Trung Trực, phường Bến Thành, Quận 1.  1.2  CHỦ DỰ ÁN Tên công ty: Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN KIM CƯƠNG Tên tiếng Anh: SAI GON DIAMOND CORPORATION  Tên viết tắt: SAI GON DIAMOND CORP. Địa chỉ trụ sở chính: 115 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. Địa chỉ  văn phòng giao dịch: Sunwah Tower, lầu 8, phòng 806, 115 Nguyễn Huệ,   Quận 1, Tp.HCM. Lĩnh vực kinh doanh:  Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; dịch vụ quản lý chung cư, nhà cao  tầng; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không kinh doanh nhà hàng khách sạn tại trụ  sở); Kinh doanh bất động sản. Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Phùng Xuân Minh Quốc tịch: Việt Nam Chức vụ: Tổng giám đốc 1.3  VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN  Địa điểm thực hiện dự án Khu đất có tổng diện tích 3.805 m2 thuộc khu tứ giác Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa  – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, với tọa độ như sau: 10 08’ Vĩ Độ Bắc, 10607’  Kinh Độ Đông. Vị trí dự án được thể hiện trên hình vẽ bên dưới:    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 8                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  9. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Vị trí dự án Tháp SJC Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí của dự án  Hiện trạng các công trình tiếp giáp dự án Hiện tại, khu đất dự  án đã được giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh, được che chắn  bằng tôn xung quanh (cao 3,5m) cách ly khu vực dự  án với bên ngoài, sẵn sàng   chuẩn bị triển khai thi công xây dựng. Các công trình xung quanh khu đất dự án như  sau: ­ Phía Tây Bắc giáp đường Lê Thánh Tôn (lộ giới 20m), đối diện là Tòa nhà Thư  viện khoa học tổng hợp Tp.HCM.  ­ Phía Tây Nam giáp đường Nguyễn Trung Trực (lộ  giới 20m), đối diện là các  cửa hàng dịch vụ, tầng cao tối đa là 5 tầng (2 lô có tầng cao 5 tầng), còn lại là   các cửa hàng thấp tầng (khoảng 2 ­3tầng). ­ Phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (lộ  giới 20m), đối diện dự  án  là các cửa hàng buôn bán, thấp tầng. ­ Phía Đông Nam giáp đường Lê Lợi (lộ giới 60m), không có công trình đối diện   với dự án phía đường này. Trên đường lê lợi có tòa nhà Sài Gòn Center cách dự  án khoảng 400m về phía Đông 1.4  NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1  Mục tiêu của dự án Là dự án phát triển một cao ốc đa năng gồm văn phòng cho thuê, thương mại và căn   hộ cao cấp. Dự án sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan trên trục đường Lê Lợi.  Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 9                                  Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  10. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” 1.4.2  Quy hoạch sử dụng đất 1.4.2.1 Qui mô đầu tư Dự án có tổng diện tích 3.805 m2, với các tiêu chí quy hoạch xây dựng như sau:    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 10                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  11. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Bảng 1. 1 Các thông số cơ bản của Tháp SJC Stt Hạng mục Diện tích/tầng cao 1 Tổng diện tích 3.805 m2 2 Diện tích xây dựng công trình 2.383,8 m2 3 Diện tích xây dựng khối cao tầng  1.498,2 m2 4 Mật độ xây dựng khối cao tầng 39,37% 5 Mật độ xây dựng 62,6% 6 Tổng diện tích sàn công trình 91.676 m2 7 Hệ số sử dụng đất 18,05 8 Tầng cao tối đa khối đế 7 tầng 9 Tầng cao tối đa tòa nhà 45 tầng (175m) 10 Chiều sâu tầng hầm 6 tầng (22,4m) (Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở ­ Tháp SJC, 12/2008) 1.4.2.2 Phương án thiết kế kiến trúc và phương án kết cấu   Giải pháp kiến trúc a. Chức năng sử dụng chính: cao ốc văn phòng cho thuê, thương mại và căn hộ cao  cấp.  b. Qui mô công trình: Công trình được xây dựng trong khu đất diện tích 3.805m2  (nằm trong lộ giới). ­ Khoảng lùi công trình: + Khối bệ  lùi 10 m so với lộ  giới đường Lê Lợi, lùi 5m so với các tuyến  đường còn lại. + Khối tháp căn hộ (tầng 12 trở lên) lùi 30 m so với lộ giới đường Lê Lợi, lùi  15m so với lộ giới đường Lê Thánh Tôn, lùi 7m so với đường Nam Kỳ Khởi   Nghĩa và đường Nguyễn Trung Trực. ­ Bố cục mặt bằng công trình: + Lối vào chính công trình từ  3 mặt đường Nam Kỳ  Khởi Nghĩa, Nguyễn   Trung Trực và Lê Thánh Tôn tạo được hành lang đi bộ  bên trong tầng trệt   công trình kết nối với hệ thống đi bộ  dự  kiến tổ  chức quy hoạch thiết kế  đô thị tại khu vực này. + Lối vào ô tô (1 chiều) phía đường Nguyễn Trung Trực dẫn vào 6 tầng hầm  đậu xe, lối ra ô tô (1 chiều) từ phía đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. ­ Các chỉ tiêu quy hoạch:    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 11                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  12. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Bảng 1. 2 Dự kiến số lượng người quy hoạch sinh sống và làm việc tại khu vực dự   án Stt Hạng mục Diện tích  Chỉ tiêu  Số người (m2) (m2/người) 1 Văn phòng 13.277 14 948 2 Cửa hàng 8.678 12,5 694 3 Siêu thị 2.000 12,5 160 4 Căn hộ 190 2­4 người/căn 392 5 Công cộng (ẩm thực,  3.266 1 3.266 cà phê, vãng lai…) Tổng ­ ­ 5.460 (Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở, Tháp SJC) c. Giao thông Vị trí dự án rất thuận lợi cho việc giao thông tiếp cận trực tiếp với trục đại lộ lớn   Lê Lợi. Tuy nhiên, do lộ giới các trục đường còn lại nhỏ, đặc biệt là Nam Kỳ Khởi   Nghĩa lượng xe rất nhiều nên hệ  thống giao thông giữa trong và ngoài công trình  được tổ chức như sau: ­ Giao thông dành cho khách tới làm việc tại khu văn phòng: khi khách tới các   công ty để liên hệ công việc sẽ vào bằng lối vào sảnh được tổ chức trên đường  Nguyễn Trung Trực. ­ Giao thông dành cho dân cư căn hộ sẽ vào bằng sảnh trên đường Lê Thánh Tôn. ­ Giao thông dành cho khách tới mua sắm, tham quan: khách có thể dừng xe trực  tiếp tại sảnh đường Nam Kỳ  Khởi Nghĩa, Nguyễn Trung Trực hoặc xuống   tầng hầm 3, 4, 5, 6 và đi lên tầng trệt mua sắm bằng thang máy. ­ Giao thông đối nội: + Giao thông đứng: hệ thống giao thông đứng gồm 2 thang máy, 2 thang cuốn   được sử dụng cho các tầng thương mại và dịch vụ; có 4 thang máy phục vụ  cho các tầng văn phòng từ tầng 8­18; có 4 thang máy phục vụ cho tầng căn  hộ cao cấp từ tầng 20­43. Các luồng giao thông được thiết kế rõ ràng, hiệu  quả giúp giải quyết lưu lượng người ra vào và sử dụng các không gian chức   năng khác nhau được triệt để nhất. + Giao thông ngang: được thiết kế theo hướng chia đều từ  lõi ra hai bên nên  tránh tình trạng tập trung quá đông người tại sảnh, hành lang. Việc sử dụng   thêm hành lang hai bên làm cho việc thiết kế các không gian đa dạng hơn,  việc di chuyển cũng dễ  dàng hơn từ  lõi thang máy đến các không gian làm  việc.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 12                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  13. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” + Giao thông thoát hiểm: 2 thang bộ  thoát hiểm được tính toán và thiết kế  đúng theo tiêu chuẩn của PCCC từ khoảng cách từ điểm xa nhất đến thang   và khoảng cách giữa 2 thang. Tại tầng trệt có ít nhất 2 lối thoát nạn để đảm  bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận  lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động. d. Phương án hình khối công trình Ngay từ  lúc ban đầu, ý tường về   một phương án kiến trúc mang tính biểu tượng  cao, hình  ảnh 1 viên kim cương biểu tượng cho Công ty Cổ  phần Sài Gòn Kim  Cương. Hình khối của công trình cũng lấy từ  ý tưởng trên, những đường xiên, vát   cạnh… sắp xếp dựa trên bố  cục chặt chẽ từ mặt bằng công trình cho đến bố  cục   hình khối công trình. Phần đế công trình:   ­ Phần đế  công trình bao gồm 7 tầng thương mại, và không gian cây xanh được   thiết kế rộng rãi xen kẽ với khu vực này nhằm tạo sự thư  giãn, nhẹ  nhàng và   thoải mái cho khách hàng...  ­ Phần đế cũng được sử dụng vật liệu kính và khung thép, nhưng được xử lý linh  hoạt hơn, tầng trệt có thiết kế  những tiểu cảnh nhỏ, những lối đi bộ  kết hợp  với vỉa hè nhằm tạo cho những người tham quan, khách hàng luôn luôn có cảm  giác được chào mời mà gần gũi. ­ Chính vì việc thiết kế  xử  lý những không gian đi bộ  xung quanh tầng trệt đã   làm cho người tham quan có thể  dễ  dàng tiếp cận công trình, có thể  nhìn thấy   nhiều hoạt động mua bán, thương mại đang diễn ra trong tầng trệt và các tầng  thương mại phía trên… ­ Từ  tầng trệt, khách hàng có thể  đi xuống tầm hầm 1 bằng 2 thang cuốn hoặc   hầm 2 Khách muốn gửi xe xuống hầm 3,4,5,6 sẽ đi vào lối vào hầm tại vị  trí  đường Nguyễn Trung Trực và lối ra hầm tại vị trí đường Lê Thánh Tôn. Phần thân công trình:  ­ Phần thân công trình là một khối tháp 38 tầng với mặt bằng điển hình hình lục   giác, bao gồm 2 chức năng là văn phòng cho thuê và căn hộ  cao cấp. Sáu mặt  của khối tháp được xử lý bằng 2 hệ thống mặt đứng khác nhau và xen kẻ nhau,  tạo nên sự  linh hoạt trong xử lý bề  mặt kiến trúc, cho ta cảm nhận sinh động  hơn từ phía bên ngoài… Đồng thời, phần thân công trình được thiết kế liên tục   với phần đế  công trình cùng một hệ  thống khung kính và nhôm thép, tạo cho  công trình một sự vững chãi nhất định, bố  cục kiến trúc vững chắc, mạnh mẽ  mà không kém phần linh hoạt và sinh động…   Phần đỉnh công trình:  ­ Phần đỉnh công trình bắt đầu từ tầng 38 đến tầng 45, bao gồm các tầng căn hộ  và 2 tầng kỹ  thuật trên cùng. Đây là phần kiến trúc thế  hiện rõ nhất ý tưởng   của toàn công trình, bằng những đường xiên vát cạnh, những mảng xiên xen kẻ     Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 13                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  14. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” nhau trên bố cục mặt đứng đã làm cho công trình rất thanh thoát, nhẹ nhàng và   cao vút trên nền trời...  ­ Các không gian, kết hợp các sân vườn trên cao trong căn hộ  penthouse trở  nên  dễ dàng và cần  thiết hơn để điều hòa không khí, môi trường sống trên cao… Phần hầm công trình:  ­ Công trình có 6 tầng hầm, trong đó hầm 1 có chức năng là siêu thị, hầm 2 là khu   ẩm thực. Hầm 1 và hầm 2 đều có tổ chức bãi xe máy cho khách, còn có 2 thang  cuốn và 2 thang máy phục vụ cho khách từ tầng trệt xuống và từ hầm 3,4,5,6 đi  lên.  ­ Các hầm 3,4,5,6 là bãi xe, đường giao thông được thiết kế  rõ ràng, thuận tiện   cho việc bố trí xe và các phòng kỹ thuật mỗi tầng có thể chứa được 81 chiếc ô  tô và 290 xe máy. Như vậy, tổng sức chứa của các khu vực để xe là 324 xe ô tô  và 1660 xe máy (bao gồm khu vực để xe máy của siêu thị và khu ẩm thực). e. Quy mô và chức năng các tầng Chức năng và quy mô: Toàn bộ công trình gồm 45 tầng cao và 6 tầng hầm. Khối công trình chia làm 3 phần  rõ rệt: phần đế  (tầng 1 đến tầng 7), phần thân (tầng 8 đến tầng 37) và phần tháp  (còn lại từ tầng 38 đến tầng 45). Cụ thể như sau:  Phần đế công trình Tầng trệt: chức năng thương mại ­ Diện tích sàn : 1.842 m2 ­ Không gian thương mại  : 1.319 m2 ­ Sảnh văn phòng  : 138 m2 ­ Sảnh thương mại  : 552 m2 ­ Các phòng kỹ thuật : 392 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang cuốn  ­ 3 thang thoát hiểm từ  tầng hầm 1 lên tầng trệt, 3 thang thoát hiểm từ  các   tầng thương mại xuống trệt. ­ 2   thang   máy   dành   cho   các   tầng   thương   mại   và   2   tầng   hầm   siêu   thị   và  Foodcout ­ 2 thang thoát hiểm của các tầng văn phòng và căn hộ xuống trệt. ­ 4 thang máy cho văn phòng ­ 4 thang máy cho căn hộ. ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 2: Chức năng thương mại ­ Diện tích sàn : 2.291 m2 ­ Không gian thương mại : 1.590 m2 ­ Các phòng quản lý, nhân viên: 392 m2 ­ Các phòng kỹ thuật : 392 m2    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 14                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  15. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang cuốn phục vụ thương mại  ­ 3 thang bộ thoát hiếm ­ 2 thang máy dành cho khách ­ 2 khu vệ sinh dành cho khách  ­ 2 thang máy phục vụ  Tầng 3, 4, 5: Chức năng thương mại ­ Diện tích sàn : 3.805 m2 ­ Không gian thương mại :1.965,7 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 392 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 tháng cuốn phục vụ thương mại ­ 3 thang thoát hiểm ­ 2 thang máy dành cho khách ­ 2 khu vệ sinh dành cho khách ­ 3 thang máy phục vụ Tầng 6: chức năng là tầng kỹ thuật và thương mại ­ Diện tích sàn : 2.291 m2 ­ Không gian thương mại : 1.261 m2 ­ Khu kỹ thuật M&E (bao gồm khu vực để máy phát điện dự phòng): 1.030 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang cuốn phục vụ thương mại ­ 2 thang thoát hiểm ­ 2 thang máy dành cho khách hàng ­ 3 thang máy phục vụ Tầng 7: chức năng là nhà hàng, tiện ích phục vụ ­ Diện tích sàn : 1.475 m2 ­ Khu vực nhà hàng : 543 m2 ­ Khu vực giải khát ngoài trời: 234m2 ­ Diện tích khu bơi lội : 642 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 392 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang cuốn phục vụ nhà hàng ­ 01 thang thoát hiểm ­ 2 thang máy dành cho nhà hàng ­ 02 nhà vệ sinh dành cho khách trong nhà ­ 02 khu vệ sinh dành cho hồ bơi ngoài trời ­ 01 khu vệ sinh dành cho nhân viên ­ 1 khu vệ sinh dành cho bếp ­ 1 khu vực bếp ­ Các phòng tiện nghi khác  ­ Các phòng quản lý, nhân viên…    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 15                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  16. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” ­ 3 thang máy phục vụ  Phần thân bao gồm từ tầng 8 đến tầng 37 Tầng 8­18: chức năng là văn phòng cho thuê. ­ Diện tích sàn : 1.475 m2 ­ Diện tích sàn sử dụng : 1.224,1 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 18,57 m2  Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho văn phòng  ­ 2 khu vệ sinh dành cho nhân viên văn phòng ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 19: chức năng tầng kỹ thuật. ­ Diện tích sàn : 1.475 m2, toàn bộ không gian dành cho kỹ thuật Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm  ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 20­37: Chức năng là căn hộ. ­ Diện tích sàn : 1.498 m2 ­ Không gian căn hộ cao cấp : 1.146 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 18,57 m2  Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ  Phần đỉnh bao gồm từ tầng 38 đến tầng 45 Tầng 38: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 1.465 m2, không gian là căn hộ cao cấp ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 18,57 m2  Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 39: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 1.367 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 18,57 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 16                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  17. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 40: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 1.290 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E  : 18,57 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 41: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 1.068 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E : 18,57 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 42: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 735 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E : 18,57 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 43: Chức năng là căn hộ ­ Diện tích sàn : 458 m2 ­ Các phòng kỹ thuật M&E : 18,57 m2 Và các khoảng không gian dành cho các hạng mục khác như: ­ 2 thang thoát hiểm ­ 4 thang máy dành cho tầng căn hộ ­ 2 thang máy phục vụ Tầng 44: chức năng kỹ thuật ­ Diện tích sàn : 299 m2 ­ 2 thang bộ phục vụ kỹ thuật Tầng 45: chức năng kỹ thuật ­ Diện tích sàn : 75 m2 Phần hầm bao gồm hầm 1 đến hầm 6 Tầng hầm 1: chức năng chính là siêu thị, và bãi xe máy phục vụ siêu thị ­ Diện tích sàn : 3.805 m2    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 17                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  18. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” ­ Không gian siêu thị : 1.156 m2 ­ 1 kho hàng  ­ 1 bãi đậu xe chở hàng : 100 m2 ­ 1 bãi xe gắn máy : 300 m2 (sức chứa 300 (m2):1,2(m2/xe) = 250 xe ­ 2 thang cuốn dành cho khách ­ 3 thang bộ thoát hiểm  ­ 3 thang máy phục vụ ­ 2 thang máy dành cho khách ­ 3 thang bộ thoát hiểm ­ 3 thang máy phục vụ  ­ 2 thang máy dành cho khách ­ 1 ram dốc từ tầng trệt xuống ­ 1 ram dốc từ hầm 1 xuống hầm 2  ­ Các phòng kỹ thuật M&E : 234 m2 Tầng hầm 2: chức năng chính là khu ăn uống, và bãi xe máy phục vụ cho khu ăn  uống ­ Diện tích sàn : 3.805 m2 ­ Không gian ẩm thực : 1.156 m2 ­ Kho hàng ­ Bãi đậu xe chở hàng  : 100 m2 ­ Bãi xe gắn máy : 300 m2 (sức chứa 300 (m2):1,2(m2/xe) = 250 xe) ­ 2 thang cuốn dành cho khách. ­ 3 thang thoát hiểm ­ 3 thang máy phục vụ ­ 2 thang máy dành cho khách  ­ 1 ram dốc từ hầm 1 xuống  ­ 1 ram dốc từ hầm 2 xuống hầm 3 ­ 2 khu vệ sinh dành cho khách ­  Các phòng kỹ thuật M&E : 234 m2 Tầng hầm 3, 4, 5, 6: Chức năng chính là khu đậu xe, và các khu kỹ thuật. Cấu trúc  4 tầng này giống nhau, cụ thể như sau: ­ Diện tích sàn : 3.805 m2 ­ Khu vực bãi đậu xe ôtô : 1.867 m2, sức chứa 81 xe ô tô/tầng ­ Bãi xe máy :   350   m2  (sức   chứa   350   (m2):1,2(m2/xe)   =   290  xe/tầng) ­ 3 thang bộ thoát hiểm ­ 3 thang máy phục vụ ­ 2 thang máy dành cho khách ­ 4 thang máy dành cho văn phòng ­ 4 thang máy dành cho căn hộ ­ 2 vị trí ram dốc xuống tầng hầm ­ Các phòng kỹ thuật M&E : 234 m2    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 18                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  19. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC”  Giải pháp thi công nền móng, tầng hầm  Giải pháp kết cấu của công trình mang tính hiện đại và bền vững phù hợp với yêu  cầu kiến trúc cũng như tiêu chuẩn thiết kế. ­ Thiết kế móng: Thiết kế cọc thử cho lớp nền móng. Khả  năng chịu tải của các nhóm cọc bên dưới cột hoặc lõi thang máy khu vực   dịch vụ  sẽ  được tính toán để  giảm khả  năng chịu tải của từng cọc riêng lẻ  bằng cách giảm tải cho nhóm cọc. ­ Thiết kế tường vây: mẫu và phân tích chi tiết trên vi tính dưới hệ thi công tầng   hầm sẽ tạo ra được lực tác dụng lên tường theo phương ngang. Căn cứ vào kết   quả sẽ xác định dộ dày của tường vây và vật liệu gia cố. Chân tường được đặt   ở  hố  sâu thích hợp   để  đảm bảo trong suốt quá trình đào 6 tầng hầm, nước   ngầm bị ngăn lại và không chảy ngược vào tòa nhà. ­ Thiết kế  06 tầng hầm bao gồm 4 tầng hầm  đậu xe và 2 tầng kinh doanh.   Tường vây  bê  tông  cốt thép  ở   tầng  hầm  sẽ   được  xây  dưới  lòng đất  bằng  phương pháp đào và đổ  tạm thời sét bentonite. Để  xây dựng tầng hầm, phải  đào đất và dựng tường theo trình tự thích hợp. Ở tất cả các giai đoạn đào và thi  công, tầng hầm sẽ cần được gia cố và chống đỡ tại mỗi cao độ sàn. ­ Sàn tầng hầm sẽ được thiết kế và thi công theo phương pháp hệ sàn và dầm bê  tông căng sau kỹ thuật cao ­ Giải pháp thi công móng, tầng hầm: Khi thi công tầng hầm cho các công trình nhà cao tầng, một vấn đề  phức tạp   đặt ra là giải pháp thi công hố đào sâu trong khu đất chật hẹp liên quan đến các   yếu tố kỹ thuật và môi trường. Thi công hố đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng  suất, biến dạng trong đất nền xung quanh khu vực hố đào và có thể  làm thay   đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất bị dịch chuyển và có thể lún gây hư hỏng  công trình lân cận nếu không có giải pháp thích hợp. Các giải pháp thiết kế, thi   công chủ yếu phục vụ việc chống giữ ổn định thành hố đào sâu: + Loại tường: Tường barrette (thường được sử  dụng khi thi công các công  trình có tầng hầm sâu hơn 10m). + Phương án thi công: Top ­ Down Tường vây barrette: Là tường bêtông đổ  tại chỗ, dày 800mm để  chắn giữ   ổn  định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn   cọc barette, tiết diện chữ  nhật, chiều rộng thay đổi từ  2,6 m đến 5,0m. Các  đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm  việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên  trong tầng hầm.  Tường barrette được giữ   ổn định trong quá trình thi công bằng giải pháp thi  công  Top­Down. Phương pháp thi công này thường được dùng phổ  biến hiện   nay. Để  chống đỡ  sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử     Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 19                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
  20. Đánh giá tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC” dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L...). Trình tự  phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình,   trình độ thi công, máy móc hiện đại có. Quá trình thi công theo đi theo trình tự từng bước như sau: 1. Giai đoạn I:  Thi công phần cột chống tạm bằng thép hình  Do phương án chống tạm theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép  hình cắm trước vào các cọc khoan nhồi ở đúng vị  trí các cột suốt chiều cao từ mặt  đất đến cọc nhồi. Các cột này được thi công ngay trong giai đoạn thi công cọc  khoan nhồi  2. Giai đoạn II: Thi công phần kết cấu ngay trên mặt đất (tầng 1 cốt 0.00m)  Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau:  ­ Đào một phần đất 1.66m để tạo chiều cao cho thi công dầm sàn tầng 1  ­ Ghép ván khuôn thi công tầng 1 ­ Đặt cốt thép thi công bê tông dầm ­ sàn tầng 1 ­ Chờ 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu  3. Giai đoạn III : Thi công tầng hầm thứ nhất (cốt ­4.00m)  Gồm các công đoạn sau : ­ Tháo ván khuôn dầm ­ sàn tầng 1 ­ Bóc đất đến cốt ­ 6.80m  ­ Ghép ván khuôn thi công tầng ngầm thứ nhất ­ Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm ­ sàn tầng ngầm thứ nhất  ­ Ghép ván khuôn thi công cột – tương từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 1 ­ Chờ 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu  4. Giai đoạn IV: Thi công tầng hầm thứ hai (cốt ­8.00m)  Gồm các công đoạn sau: ­ Tháo ván khuôn chịu lực tầng ngầm thứ nhất. ­ Đào đất đến cốt mặt dưới của tầng hầm thứ 2  ­ Chống thấm cho phần móng  ­ Thi công đài cọc ­ Thi công chống thấm sàn tầng hầm thứ 2 ­ Thi công cốt thép bê tông sàn tầng hầm thứ hai  ­ Thi công cột và lỏi từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ nhất 5. Giai đoạn V: Thi công các tầng hầm tiếp theo và hoàn tất xây dựng móng và   chống thấm.    Đơn vị tư vấn: Công ty Phát triển công nghệ & Môi trường Á Đông                 20                                Địa chỉ: 336B/2 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0