intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Ngân kiều trên mô hình gây sốt thực nghiệm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tạo mô hình sốt bằng LPS trên thỏ và đánh giá khả năng hạ sốt của bài thuốc Ngân kiều trên mô hình này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác dụng của bài thuốc Ngân kiều trên mô hình gây sốt thực nghiệm

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC NGÂN KIỀU<br /> TRÊN MÔ HÌNH GÂY SỐT THỰC NGHIỆM<br /> Nguyễn Thị Tuyết Nga*; Hồ Anh Sơn**; Nguyễn Trọng Tài***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu nhằm tạo mô hình sốt bằng lipopolysaccharide (LPS) và đánh giá tác<br /> dụng hạ sốt của bài thuốc Ngân kiều. LPS được tiêm cho 3 nhóm thỏ, gồm nhóm chứng, nhóm<br /> điều trị bằng bài thuốc Ngân kiều và nhóm điều trị bằng paracetamol. Kết quả: đã tạo được mô<br /> hình sốt trên thỏ. Thỏ được điều trị bằng bài thuốc Ngân kiều có mức sốt thấp và ngắn hơn so<br /> với hai nhóm còn lại. Bên cạnh đó, nhóm thỏ được điều trị bằng bài thuốc Ngân kiều có mức<br /> tăng bạch cầu thấp hơn so với hai nhóm còn lại tại thời điểm 24 giờ sau tiêm LPS.<br /> * Từ khóa: Lipopolysaccharide; Mô hình sốt; Bài thuốc Ngân kiều.<br /> <br /> Evaluating the effectiveness of “Ngan kieu”<br /> remedy on fever animal model<br /> Summary<br /> The aim of this study was to establishing an animal model of fever by LPS injection and<br /> evaluating the effectiveness of “Ngan kieu” remedy on fever reduce. LPS was injected in three<br /> rabbit groups: control, “Ngan kieu” remedy treated and paracetamol treated group. The result<br /> shows the fever animal model was successful established. “Ngan kieu” remedy treated fever<br /> rabbits had lower body temperature in compare to other groups. In addition, “Ngan kieu” remedy<br /> treated group has less incresing leucocyte than other groups at 24 hours of LPS injection.<br /> * Key words: LPS; Fever animal model; “Ngan kieu” remedy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt chủ<br /> động do tác nhân gây sốt tạo nên, đây là<br /> triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý<br /> toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh<br /> khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân<br /> nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh<br /> nhiệt và thải nhiệt của cơ thể [1]. Sốt là<br /> phản ứng của cơ thể chống đỡ lại tác<br /> nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng<br /> <br /> sốt kéo dài hoặc thân nhiệt quá cao sẽ<br /> gây ra nhiều rối loạn ở các cơ quan trong<br /> cơ thể. Vì vậy, hạ sốt là phương pháp<br /> cần thiết để đưa cơ thể về mức thân nhiệt<br /> an toàn. Y học hiện đại hiện có nhiều loại<br /> thuốc hạ sốt hiệu quả như paracetamol,<br /> tuy nhiên các thuốc này thường có tác<br /> dụng ngắn (trong vòng 4 giờ). Do vậy,<br /> cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra các loại<br /> thuốc mới có tác dụng hạ sốt.<br /> <br /> * Viện Y học Cổ truyền Quân đội<br /> ** Học viện Quân y<br /> *** Đại học Y Vinh<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hồ Anh Sơn (hoanhson@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 16/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/04/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/05/2014<br /> <br /> 51<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> Theo lý luận của Y học Cổ truyền, sốt<br /> thuộc phạm vi chứng phát nhiệt và được<br /> mô tả trong nhiều tài liệu. Y học Cổ truyền<br /> cũng mô tả nhiều phương pháp hạ sốt [4,<br /> 5], trong đó Ngân kiều là bài thuốc cổ đã<br /> được ứng dụng từ lâu trong các trường<br /> hợp có tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, để có<br /> thêm cơ sở khoa học nhằm ứng dụng vào<br /> thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> này nhằm: Tạo mô hình sốt bằng LPS<br /> trên thỏ và đánh giá khả năng hạ sốt của<br /> bài thuốc Ngân kiều trên mô hình này.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Thỏ New Zealand, cả hai giống, trọng<br /> lượng khoảng 1,8 - 2 kg, được Trung tâm<br /> Nghiên cứu Dê - Thỏ Ba Vì cung cấp.<br /> Thỏ được nuôi trong điều kiện phòng thí<br /> nghiệm tại Khoa Nghiên cứu Thực nghiệm,<br /> Viện Y học Cổ truyền Quân đội. Chất gây<br /> sốt LPS được hòa trong nước muối sinh<br /> lý vô trùng rồi tiêm vào phúc mạc của thỏ<br /> với liều 50 mcg/kg. Chia ngẫu nghiên thỏ<br /> thành 3 lô, mỗi lô 5 con.<br /> - Lô chứng: thỏ được gây sốt và điều<br /> trị bằng nước cất với thể tích 10 ml/kg thể<br /> trọng/đường miệng.<br /> - Lô nghiên cứu: thỏ được gây sốt và<br /> điều trị bằng thuốc sắc Ngân kiều với liều<br /> 4,24 g dược liệu khô/kg thể trọng, thuốc<br /> sắc với thể tích tương ứng 10 ml/kg thể<br /> trọng/đường miệng. Uống liều duy nhất<br /> ngay sau tiêm LPS.<br /> - Lô chứng dương: thỏ được gây sốt<br /> và điều trị bằng thuốc paracetamol với<br /> liều 40 mg/kg, thuốc được pha tương ứng<br /> 10 ml/kg thể trọng/đường miệng. Uống<br /> liều duy nhất ngay sau tiêm LPS.<br /> 2. Hóa chất và bài thuốc.<br /> <br /> - Chất gây sốt lipopolysaccharide (SigmaAldrich, Mỹ).<br /> - Thuốc hạ sốt efferalgan (Bristol-Myers<br /> Squibb, Pháp).<br /> - Bài thuốc Ngân kiều do Khoa Dược,<br /> Viện Y học Cổ truyền Quân đội cung cấp<br /> dưới dạng thuốc sắc đóng chai.<br /> * Các chỉ tiêu theo dõi:<br /> - Trọng lượng cơ thể thỏ tại thời điểm<br /> trước và sau sốt 1 ngày.<br /> - Nhiệt độ: đo nhiệt độ hậu môn tại các<br /> thời điểm trước tiêm LPS 1 giờ, sau tiêm<br /> 1, 2, 3, 4, 8, 24 giờ.<br /> - Số lượng bạch cầu: đánh giá mức<br /> thay đổi số lượng bạch cầu tại thời điểm<br /> sau gây sốt 8 (∆1) và 24 giờ (∆2) so với<br /> thời điểm trước gây sốt 1 giờ.<br /> * Xử lý kết quả: theo phương pháp<br /> thống kê t-test bằng phần mềm SPSS<br /> 12.0, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br /> p < 0,05.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thay đổi trọng lƣợng cơ thể thỏ<br /> sau gây sốt.<br /> Bảng 1: Thay đổi trọng lượng cơ thể<br /> thỏ sau 24 giờ gây sốt.<br /> <br /> TB ± SE<br /> (g)<br /> <br /> NHÓM<br /> CHỨNG<br /> (n = 5) (1)<br /> <br /> NGÂN<br /> KIỀU<br /> (n = 5) (2)<br /> <br /> PARACETAMOL<br /> (n = 5) (3)<br /> <br /> p<br /> <br /> 60 ± 47<br /> <br /> 20 ± 22<br /> <br /> 61 ± 27<br /> <br /> p1,2,3 ><br /> 0,05<br /> <br /> Sau gây sốt 24 giờ, trọng lượng thỏ<br /> thay đổi trung bình 20 - 60 g thể trọng, tuy<br /> nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống<br /> kê giữa các nhóm (p > 0,05).<br /> <br /> 53<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> Thay ®æi träng l-îng sau<br /> 24h (g)<br /> <br /> Nhãm chøng<br /> Nhãm Ng©n kiÒu<br /> Nhãm paracetamol<br /> <br /> Hình 1: Thay đổi trọng lượng thỏ sau tiêm chất gây sốt 24 giờ.<br /> 2. Thay đổi nhiệt độ cơ thể thỏ sau gây sốt.<br /> Bảng 2:<br /> ∆T T B<br /> <br /> )<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n = 5) (1)<br /> Ngân kiều<br /> (n = 5) (2)<br /> Paracetamol<br /> (n = 5) (3)<br /> <br /> p<br /> <br /> 1 GIỜ<br /> <br /> 2 GIỜ<br /> <br /> 3 GIỜ<br /> <br /> 4 GIỜ<br /> <br /> 8 GIỜ<br /> <br /> 24 GIỜ<br /> <br /> 0,24 ± 0,21<br /> <br /> 0,7 ± 0,16<br /> <br /> 0,94 ± 0,24<br /> <br /> 0,82 ± 0,22<br /> <br /> 0,58 ± 0,28<br /> <br /> 0,76 ± 0,36<br /> <br /> -0,78 ± 0,25<br /> <br /> -0,5 ± 0,29<br /> <br /> 0,3 ± 0,35<br /> <br /> 0,2 ± 0,27<br /> <br /> -0,46 ± 0,37<br /> <br /> -0,4 ± 0,12<br /> <br /> -1,18 ± 0,16<br /> <br /> -0,44 ± 0,14<br /> <br /> 0,3 ± 0,24<br /> <br /> 0,5 ± 0,31<br /> <br /> 0,2 ± 0,51<br /> <br /> 0,2 ± 0,27<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,2 < 0,05<br /> <br /> p1,3 < 0,05<br /> <br /> p1,3 < 0,05<br /> <br /> p1,3 < 0,05<br /> <br /> p1,3 > 0,05<br /> <br /> p1,3 > 0,05<br /> <br /> p1,3 > 0,05<br /> <br /> p2,3 > 0,05<br /> <br /> p2,3 > 0,05<br /> <br /> p2,3 > 0,05<br /> <br /> p2,3 > 0,05<br /> <br /> p2,3 < 0,05<br /> <br /> p2,3 < 0,05<br /> <br /> Sau gây sốt, nhiệt độ cơ thể thỏ ở nhóm chứng tăng dần và đạt mức tăng tối đa sau<br /> 3 giờ, xấp xỉ 1ºC. Mức nhiệt sốt được duy trì trong suốt 24 giờ, dao động 0,7 - 1ºC.<br /> Tại tất cả các thời điểm đo nhiệt độ sau gây sốt, mức nhiệt độ cơ thể thỏ nhóm<br /> Ngân kiều luôn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05).<br /> <br /> Nhãm chøng<br /> Nhãm Ng©n kiÒu<br /> Nhãm paracetamol<br /> <br /> Hình 2: Thay đổi nhiệt độ thỏ sau tiêm chất gây sốt tại các thời điểm.<br /> 54<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> Nhóm thỏ bị gây sốt và được điều trị bằng paracetamol có mức nhiệt độ cơ thể thấp<br /> hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng tại thời điểm 1, 2, 3 giờ sau gây sốt (p < 0,05).<br /> Các thời điểm còn lại, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm paracetamol và<br /> nhóm chứng (p > 0,05).<br /> Nhiệt độ cơ thể nhóm thỏ điều trị bằng Ngân kiều không khác biệt có ý nghĩa so với<br /> nhóm paracetamol tại thời điểm 1, 2, 3, 4 giờ sau gây sốt. Nhưng nhóm Ngân kiều có<br /> mức nhiệt độ thấp hơn có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 8 và 24 giờ sau tiêm LPS so<br /> với nhóm paracetamol (p < 0,05).<br /> 3. Thay đổi số lƣợng bạch cầu của thỏ sau gây sốt.<br /> <br /> Nhãm chøng<br /> <br /> Ng©n kiÒu<br /> <br /> Paracetamol<br /> <br /> Hình 3: Thay đổi số lượng bạch cầu thỏ trước và sau gây sốt.<br /> Sau gây sốt, số lượng bạch cầu đều tăng ở cả ba nhóm thỏ. Đáng lưu ý, tại nhóm<br /> chứng và nhóm paracetamol, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng cao hơn tại thời<br /> điểm 24 giờ so với thời điểm 8 giờ, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.<br /> Bảng 3: Thay đổi số lượng bạch cầu thỏ tại thời điểm 8 và 24 giờ so với trước gây sốt.<br /> NHÓM CHỨNG<br /> <br /> NGÂN KIỀU<br /> <br /> PARACETAMOL<br /> <br /> ∆1<br /> <br /> 1,94 ± 0,94<br /> <br /> 2,5 ± 2,2<br /> <br /> 2,42± 0,8<br /> <br /> ∆2<br /> <br /> 2,41 ± 1,43<br /> <br /> 1,53 ± 1,07<br /> <br /> 2,9 ± 0,58<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> (∆1 chênh lệch bạch cầu tại thời điểm 8 và 24 tiếng sau tiêm LPS so với trước<br /> tiêm LPS)<br /> Ngược lại, nhóm thỏ được điều trị bằng Ngân kiều bạch cầu có xu hướng giảm dần,<br /> mức thay đổi (∆) số lượng bạch cầu sau 24 giờ gây sốt thấp hơn có ý nghĩa thống kê<br /> so với thời điểm 8 giờ (p < 0,05).<br /> 55<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> Nhãm chøng<br /> <br /> BiÕn ®æi sè l-îng<br /> b¹ch cÇu (G/l)<br /> <br /> Nhãm Ng©n kiÒu<br /> Nhãm paracetamol<br /> <br /> Hình 4: Thay đổi số lượng bạch cầu thỏ tại thời điểm 24 giờ so với thời điểm 8 giờ<br /> sau gây sốt.<br /> So sánh với thời điểm 8 giờ, bạch cầu ở nhóm điều trị bằng Ngân kiều giảm rõ rệt.<br /> Trong khi đó, nhóm chứng và nhóm paracetamol số lượng bạch cầu vẫn có xu hướng tăng.<br /> BÀN LUẬN<br /> Chất gây sốt LPS được tách từ vỏ vi<br /> khuẩn E. coli, sau khi tiêm vào cơ thể sẽ<br /> kích thích cơ thể gây phản ứng sốt thông<br /> qua thụ thể Toll-like receptor, gần giống<br /> như nhiễm khuẩn cấp với biểu hiện điển<br /> hình là sốt và thay đổi công thức bạch<br /> cầu. Thời gian bắt đầu gây sốt sau khi<br /> tiêm 1 giờ, kéo dài khoảng 24 giờ [6, 7, 8].<br /> Chúng tôi đã gây được mô hình sốt trên<br /> thỏ với liều 50 mg LPS/kg.<br /> Y học hiện đại có khá nhiều loại thuốc<br /> để điều trị hạ sốt như paracetamol, aspirin...<br /> Đây là những hoạt chất có tác dụng hạ<br /> thân nhiệt nhanh, đang được sử dụng rất<br /> phổ biến tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên,<br /> những hoạt chất này cũng gây khá nhiều<br /> tác dụng không mong muốn cho người sử<br /> dụng như suy giảm chức năng gan, viêm<br /> loét đường tiêu hóa... và có thời gian hạ<br /> sốt ngắn, phải dùng nhiều lần. Do vậy,<br /> việc nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền<br /> <br /> có tác dụng hạ sốt tốt sẽ là cơ sở để đưa<br /> vào ứng dụng rộng rãi [2, 3, 4, 5]. Kết quả<br /> nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bài<br /> thuốc Ngân kiều có tác dụng hạ sốt rất<br /> tốt, với liều duy nhất có thể hạ thấp mức<br /> sốt trong vòng 24 giờ và duy trì nhiệt độ<br /> cơ thể hằng định hơn so với nhóm chứng<br /> và nhóm điều trị bằng paracetamol. Các<br /> vị thuốc căn bản của bài thuốc này là Liên<br /> kiều, Cát cánh, Trúc diệp, Kinh giới, Đạm<br /> đậu xị, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa, bạc<br /> hà, Cam thảo, có tác dụng chính là thanh<br /> nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, cần làm rõ cơ<br /> chế hạ sốt của bài thuốc. Kết quả nghiên<br /> cứu này cho thấy bài thuốc có tác dụng<br /> giảm mức tăng bạch cầu so với hai nhóm<br /> chứng và paracetamol (bảng 2). Khi đưa<br /> LPS vào cơ thể thỏ với mức liều giống<br /> nhau, tác dụng gây hạn chế tăng bạch<br /> cầu có thể là cơ chế kiểm soát mức độ<br /> sốt khi sử dụng bài thuốc. Với vai trò của<br /> chất gây sốt nội sinh có nguồn gốc bạch<br /> cầu, bài thuốc Ngân kiều đã tác động trực<br /> 56<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2