Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TẦN SUẤT, BIẾN CHỨNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ HAI MẢNH<br />
Võ Tuấn Anh*, Lâm Triều Phát*, Trần Quyết Tiến**, Phạm Thọ Tuấn Anh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Van động mạch chủ 2 mảnh là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Chúng tôi đánh giá tần suất,<br />
biến chứng lên hình thái van và các biến chứng khác cũng như kết quả điều trị phẫu thuật bệnh lý trên.<br />
Phương pháp: Các bệnh nhân được chẩn đoán van động mạch chủ 2 mảnh tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật<br />
tim Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 1/2012 đến 12/2012 được thu thập và đánh giá các thông số dịch tễ và<br />
biến chứng trước và sau mổ đồng thời so sánh với các tác giả trên thế giới.<br />
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi có 26 bệnh nhân. Có 12 bênh nhân thay van động mạch chủ đơn thuần<br />
và 14 bệnh nhân thay van động mạch chủ và động mạch chủ ngực lên. Tỉ lệ tử vong là 3,8%, suy thận sau mổ là<br />
7,7%, thông khí kéo dài là 19,2%, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng sau mổ là 3,8%, không có tai biến mạch máu<br />
não kéo dài.<br />
Kết luận: Tần suất bệnh và tỉ lệ biến chứng tương đồng các nghiên cứu lớn, phương pháp điều trị hiện tại<br />
bước đầu mang lại kết quả tốt.<br />
Từ khóa: Van động mạch chủ hai mảnh, phình động mạch chủ ngực lên<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT OF PREVALENCE, COMPLICATIONS<br />
AND SURGICAL TREATMENT OF BICUSPID AORTIC VALVE DISEASE<br />
Vo Tuan Anh, Lam Trieu Phat, Tran Quyet Tien, Pham Tho Tuan Anh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 237-242<br />
Objective: Bicuspid aortic valve is the most common congenital cardiac malformation. We assess the<br />
prevalence, its complication rate on valular morphology and others. We also assess the result of surgical treatment<br />
of the disease.<br />
Method: Patients with bicuspid aortic valve at the Department of Heart Surgery, Cho Ray hospital from<br />
January 2012 to December 2012 were collected and analyzed the demographic factors, preoperative and<br />
postoperative complications and compared them with articles in the world.<br />
Results: The study included 26 patients. 12 patients were performed simple aortic valve replacement, 14<br />
patients were performed a combination of aortic valve replacement and ascending aorta replacement. Mortakity<br />
rate is 3.8%, postoperative renal failure is 7.7%, prolonged ventilation is 19.2%, postoperative endocarditis is<br />
3.8%, no postoperative stroke.<br />
Conclusion: Prevalence and complication rate are equivalent to other researchs in the world, surgical<br />
treatment initally gives good result.<br />
Keywords: Bicuspid aortic valve, ascending aortic aneurysm.<br />
<br />
* Khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
** Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực – Tim mạch Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BSNT. Võ Tuấn Anh, ĐT: 0908520016, Email: tuananh21285@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
237<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
hai mảnh<br />
<br />
Bệnh lý van động mạch chủ 2 mảnh là<br />
bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm từ<br />
0.5 – 2% dân số (7). Nam chiếm ưu thế so với<br />
nữ với tỉ lệ nam:nữ tương ứng là 3: 1. Biến<br />
chứng của bệnh thường xuất hiện ở tuổi<br />
trường thành, vì vậy, gánh nặng đối với xã hội<br />
lớn hơn bất cứ bệnh lý tim bẩm sinh nào khác.<br />
Tuy là bệnh thường gặp và có nhiều biến<br />
chứng nặng, cho đến nay chúng ta vẫn chưa<br />
hiểu biết hoàn toàn về nguyên nhân và cơ chế<br />
bệnh sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới tập<br />
trung vào hình thái bất thường của lá van, tuy<br />
nhiên, trên thực tế, bệnh có cơ chế rất phức<br />
tạp, nhất là về mặt di truyền.<br />
<br />
-Xác định tỉ lệ biến chứng của van động<br />
mạch chủ hai mảnh, bao gồm:<br />
<br />
95% các trường hợp van động mạch chủ<br />
trong bệnh lý van 2 mảnh được cấu thành từ 2 lá<br />
van có kích thước khác nhau (6). Lá van lớn có gờ<br />
trung tâm, đây là di tích của hiện tượng dính các<br />
mép van lại với nhau. Hình thái van biến đổi tùy<br />
theo lá van nào bị ảnh hưởng và dính lại. Dính lá<br />
vành trái và không vành thường đi kèm với<br />
bệnh lý hẹp eo động mạch chủ, dính lá vành<br />
phải và không vành thường đi kèm với tổn<br />
thương tại lá van.<br />
Về di truyền học, nhiều nghiên cứu gần đây<br />
đã chứng minh van động mạch chủ hai mảnh là<br />
do đột biến của nhiều gen khác nhau. Đặc biệt là<br />
đột biến gen điều hòa NOTCH1 tại vị trí 9q34.3.<br />
Bên cạnh đó, các đoạn nhiễm sắc thể 18q, 5q và<br />
13q cũng được báo cáo có liên quan đến hình<br />
thái của lá van động mạch chủ cũng như các<br />
bệnh lý tim bẩm sinh khác. Tỉ lệ di truyền của<br />
thế hệ thứ 1 của các bệnh nhân van động mạch<br />
chủ 2 mảnh là 9% (7).<br />
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại<br />
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về tần suất,<br />
các biến chứng cũng như kết quả phẫu thuật và<br />
biến chứng sau mổ của bệnh lý van động mạch<br />
chủ hai mảnh. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi<br />
thực hiện đề tài này.<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
<br />
+Hẹp van động mạch chủ đơn thuần.<br />
+Hở van động mạch chủ đơn thuần.<br />
+Hẹp hở van động mạch chủ.<br />
+Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.<br />
+Giãn hoặc phình động mạch chủ ngực lên.<br />
-Xác định biến chứng của phẫu thuật bệnh lý<br />
van động mạch chủ 2 mảnh, bao gồm:<br />
+Tử vong.<br />
+Suy thận.<br />
+Thở máy kéo dài.<br />
+Tai biến mạch máu não không hồi phục.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim<br />
bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ ngày 01<br />
tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm<br />
2012 thỏa các tiêu chuẩn sau:<br />
-Tuổi > 18.<br />
-Van động mạch chủ hai mảnh xác định<br />
bằng siêu âm tim qua thành ngực.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
-Bệnh nhân có bệnh lý van 2 lá hoặc bệnh lý<br />
tim khác đi kèm.<br />
-Bệnh nhân không đồng ý vào lô nghiên cứu.<br />
Tất cả các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh được chụp CT Scan ngực có cản quang để<br />
đánh giá kích thước động mạch chủ. Đánh giá tỉ<br />
lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ và các<br />
biến chứng xuất hiện sau phẫu thuật.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Tất cả số liệu được quản lý và xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 17.0 và Microsoft Excel 2010.<br />
Phương pháp thống kê:<br />
<br />
-Xác định tỉ lệ bệnh lý van động mạch chủ<br />
<br />
238<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến định lượng được biểu diễn dưới dạng<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
<br />
động mạch chủ hai mảnh qua siêu âm và phẫu<br />
thuật, chiếm tỉ lệ 22,8%.<br />
<br />
Biến định tính được kiểm định bằng phép<br />
kiểm Chi bình phương. Các trung bình của biến<br />
liên tục được so sánh bằng phép kiểm Student.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học<br />
<br />
Để so sánh các biến định lượng giữa các thời<br />
điểm trước và sau phẫu thuật, chúng tôi sử dụng<br />
phép kiểm dịnh Student bắt cặp.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm giới tính nhóm bệnh nhân<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Các phân tích thống kê sử dụng độ tin cậy<br />
95%, giá trị p < 0.05 để bác bỏ giả thiết không<br />
(Null hypothesis).<br />
<br />
Định nghĩa biến số<br />
- Van động mạch chủ 2 mảnh: Hình thái van<br />
động mạch chủ được xác định 2 mảnh bằng siêu<br />
âm tim qua thành ngực và được xác nhận lại<br />
trong phẫu thuật.<br />
<br />
Tuổi của bệnh nhân lớn nhất là 72 tuổi, trẻ<br />
nhất là 23 tuổi, tuổi trung bình là 42,4 tuổi.<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
76,9<br />
23,1<br />
<br />
Bảng 2: Lý do nhập viện<br />
Lý do nhập viên<br />
Khó thở<br />
Sốt<br />
Đau ngực<br />
<br />
Số lượng<br />
19<br />
2<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
73,1<br />
7,70<br />
19,2<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật và biến chứng<br />
Biến chứng trên hình thái van của<br />
van động mạch chủ hai mảnh<br />
<br />
- Giãn – phình động mạch chủ ngực lên có chỉ<br />
định can thiệp: Đường kính động mạch chủ ngực<br />
lên ≥ 45 mm đo trực tiếp trên CT Scan ngực có<br />
cản quang.<br />
<br />
5<br />
<br />
Hở van động mạch chủ đơn thuần<br />
9<br />
<br />
Hẹp van động mạch chủ đơn thuần<br />
<br />
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Điều kiện<br />
thỏa tiêu chuẩn Dukes.<br />
- Tai biến mạch máu não không hồi phục: Các<br />
khiếm khuyết về chức năng thần kinh được xác<br />
định do thay đổi tưới máu não không hồi phục<br />
sau 24 giờ.<br />
<br />
Số lượng<br />
20<br />
6<br />
<br />
12<br />
<br />
Hẹp hở van động mạch chủ<br />
<br />
Biểu đồ 1: Biến chứng trên hình thái van của van<br />
động mạch chủ hai mảnh<br />
<br />
- Suy thận: Tăng Creatinin trên 4 mg/dL hoặc<br />
gấp 3 lần Creatinin trước mổ hoặc mới cần chạy<br />
thận sau mổ.<br />
- Thông khí kéo dài: Thông khí cơ học kéo dài<br />
trên 24 giờ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi có<br />
648 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật van tim<br />
tại khoa Hồi sức – Phẫu thuật tim bệnh viện<br />
Chợ Rẫy, trong đó có 114 bệnh nhân được<br />
phẫu thuật van động mạch chủ đơn thuần,<br />
chiếm 17,6%.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Biến chứng khác của van động mạch chủ<br />
hai mảnh<br />
Loại van sử dụng<br />
2<br />
<br />
Van cơ học<br />
Van sinh học<br />
<br />
Trong 114 bệnh nhân phẫu thuật van động<br />
mạch chủ, có 26 bệnh nhân được chẩn đoán van<br />
<br />
24<br />
<br />
Biểu đồ 3: Loại van được sử dụng khi phẫu thuật<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
239<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Bảng 3: Phương pháp phẫu thuật<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Thay van động mạch chủ<br />
Thay van động mạch chủ và<br />
động mạch chủ ngực lên<br />
<br />
Số lượng<br />
26<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
<br />
14<br />
<br />
53,8<br />
<br />
Bảng 4: Tỉ lệ biến chứng sau mổ của van động mạch<br />
chủ hai mảnh<br />
Biến chứng<br />
Tử vong<br />
Suy thận<br />
Thông khí kéo dài<br />
Tai biến mạch máu não<br />
không hồi phục<br />
Viêm nội tâm mạc nhiễm<br />
trùng sau phẫu thuật<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
1<br />
3,80<br />
2<br />
7,7<br />
5<br />
19,2<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3,80<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Van động mạch chủ hai mảnh là bệnh tim<br />
bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm từ 0,5 – 2%<br />
dân số và là bệnh chiếm ưu thế ở nam. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, có 18 bệnh nhân nam,<br />
chiếm tỉ lệ 76,9%, phù hợp với các báo cáo khác<br />
trên thế giới về tỉ lệ giới tính của van động mạch<br />
chủ hai mảnh.<br />
Bảng 5: So sánh tỉ lệ giới tính của van động mạch chủ<br />
hai mảnh<br />
Tác giả<br />
Chúng tôi<br />
Kari FA và cs<br />
Wauchope<br />
Tutar và cs<br />
<br />
Tỉ lệ nam : nữ<br />
3,3:1<br />
4:1<br />
3:1<br />
4:1<br />
<br />
Trong số 26 bệnh nhân của chúng tôi, lý do<br />
nhập viện chủ yếu là khó thở khi gắng sức, có<br />
hai bệnh nhân nhập viện vì sốt, hai bệnh nhân<br />
này đều được chẩn đoán viêm nội tâm mạc<br />
nhiễm trùng sau đó dựa theo tiêu chuẩn Dukes,<br />
chiếm tỉ lệ 7,7%.<br />
Bảng 6: So sánh biến chứng hình thái van<br />
Hẹp van động Hở van động Hẹp hở van<br />
Tác giả<br />
mạch chủ<br />
mạch chủ động mạch<br />
chủ<br />
đơn thuần<br />
đơn thuần<br />
Chúng tôi<br />
46,1%<br />
34,6<br />
19,2%<br />
Shi-Min Y và cs<br />
44%<br />
36%<br />
20%<br />
Losenno KL và<br />
75%<br />
16%<br />
9%<br />
cs<br />
<br />
Trong các biến chứng trên hình thái van, hẹp<br />
đơn thuần van động mạch chủ chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất với tỉ lệ 46,1%. Nghiên cứu của Losenno và<br />
<br />
240<br />
<br />
cs. cho thấy tỉ lệ hẹp van động mạch chủ đơn<br />
thuần cao hơn hẳn với 75% bệnh nhân. Tuy<br />
nhiên, nghiên cứu của Shi-Min Yuan và cs. cho tỉ<br />
lệ 44%, gần với chúng tôi hơn. Điều này có thể<br />
được giải thích dựa trên sự khác biệt về chủng<br />
tộc giữa người Châu Á và Châu Âu.<br />
Về phương pháp phẫu thuật, chúng tôi có 12<br />
bệnh nhân thay van động mạch chủ đơn thuần<br />
và 16 bệnh nhân cần làm phẫu thuật kết hợp<br />
giữa thay van động mạch chủ và thay động<br />
mạch chủ ngực lên kèm theo, chiếm 61,5% các<br />
bệnh nhân. Chỉ định thay động mạch chủ ngực<br />
lên ở bệnh nhân có van động mạch chủ hai<br />
mảnh là đường kính của động mạch chủ ngực<br />
lên ≥ 45 mm đo trực tiếp trên CT Scan ngực có<br />
cản quang.<br />
Bảng 7: Tỉ lệ thay van động mạch chủ đơn thuần<br />
và thay van động mạch chủ kèm động mạch chủ<br />
ngực lên<br />
Tác giả<br />
Chúng tôi<br />
David T. và cs<br />
Vohra HA và cs<br />
<br />
Thay van động Thay van động mạch<br />
mạch chủ đơn chủ và động mạch<br />
thuần<br />
chủ ngực lên<br />
38,5%<br />
61,5%<br />
46%<br />
54%<br />
41,8%<br />
58,2%<br />
<br />
Như vậy, tỉ lệ phẫu thuật thay van động<br />
mạch chủ và thay động mạch chủ ngực lên kết<br />
hợp của chúng tôi chiếm ưu thế, phù hợp với kết<br />
quả nghiên cứu của các tác giả lớn trên thế giới.<br />
Điều này ủng hộ xu hướng thay động mạch chủ<br />
ngực sớm trên những bệnh nhân van động mạch<br />
chủ hai mảnh có giãn động mạch chủ đi kèm.<br />
Bên cạnh thay van động mạch chủ, trên thế<br />
giới hiện nay có xu hướng bảo tồn và sửa van<br />
động mạch chủ hai mảnh. Kari FA và cs đã<br />
nghiên cứu 75 bệnh nhân được phẫu thuật thay<br />
động mạch chủ ngực lên có hoặc không có sửa<br />
van động mạch chủ, tỉ lệ sống còn là 99% ± 2%, tỉ<br />
lệ không mổ lại sau 6 năm là90 ± 5%, không có<br />
trường hợp nào tai biến mạch máu não sau 6<br />
năm(3). Năm 2013, Vohra H và cs đã làm nghiên<br />
cứu phân tích từ 370 nghiên cứu khác nhau trên<br />
thế giới về bảo tồn van động mạch chủ và thay<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
động mạch chủ ngực lên, kết quả cho thấy tỉ lệ<br />
<br />
Trong 14 bệnh nhân phẫu thuật thay van<br />
<br />
tử vong rất thấp (0 – 5,2%), tỉ lệ sống còn sau 5<br />
<br />
động mạch chủ kèm thay động mạch chủ ngực<br />
<br />
năm cao (82% - 100%) và một tỉ lệ dao động của<br />
<br />
lên, không có trường hợp tai biến mạch máu não<br />
<br />
phẫu thuật lại sau 5 năm (43% - 100%). Đây là xu<br />
<br />
không hồi phục nào. Điều này có thể lý giải bằng<br />
<br />
hướng mới cho điều trị bệnh lý van động mạch<br />
<br />
tuổi trung bình của các bệnh nhân khá trẻ, cũng<br />
<br />
chủ 2 mảnh kèm theo giãn động mạch chủ ngực<br />
<br />
như phương pháp bảo vệ não hiệu quả bằng<br />
<br />
lên, đặc biệt hữu ích cho các bệnh nhân nhi và<br />
<br />
cách tưới máu não trực tiếp kết hợp với hạ thân<br />
<br />
trẻ tuổi khi phải đối mặt với nguy cơ bất tương<br />
<br />
nhiệt trung bình đến sâu (24 – 28oC).<br />
<br />
xứng van – bệnh nhân nếu thay van động mạch<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có nhược điểm là<br />
<br />
chủ. Khi các bệnh nhân này lớn lên, có thể phẫu<br />
<br />
không có mẫu lớn, đồng thời thời gian theo dõi<br />
<br />
thuật lại để thay van khi có chỉ định. Việc này<br />
<br />
chưa đủ dài để đánh giá các biến chứng muộn<br />
<br />
đảm bảo được chất lượng cuộc sống tốt trong<br />
<br />
và khả năng thay lại van động mạch chủ, nhất là<br />
<br />
thời gian phát triển cơ thể của bệnh nhân.<br />
<br />
đối với van động mạch chủ sinh học. Đồng thời<br />
<br />
Trong các biến chứng, chúng tôi có 1<br />
<br />
chúng tôi chưa thực hiện phẫu thuật bảo tồn van<br />
<br />
trường hợp tử vong trong vòng 3 tháng sau<br />
<br />
động mạch chủ 2 mảnh, một hướng mới đang<br />
<br />
phẫu thuật do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng<br />
<br />
được thực hiện và theo dõi trên thế giới.<br />
<br />
tái phát gây sùi Osler trên van động mạch chủ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
cơ học và làm thủng miệng nối giữa prothèse<br />
và động mạch chủ ở miệng nối gần. Đây là<br />
trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán<br />
viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước mổ gây<br />
hở chủ nặng và suy tim mất bù nhanh chóng,<br />
được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và sử dụng<br />
kháng sinh sau mổ đúng liều và đủ thời gian.<br />
Suy thận cấp diễn ra ở hai bệnh nhân, chiếm<br />
7,7% và đều hồi phục trong vòng hai tuần sau<br />
mổ. Thông khí kéo dài chiếm tỉ lệ khá cao,<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá<br />
bước đầu tần suất, biến chứng cũng như hiệu<br />
quả của điều trị phẫu thuật đối với bệnh lý van<br />
động mạch chủ 2 mảnh. Nghiên cứu cho thấy<br />
tần suất cũng như những biến chứng của bệnh<br />
lý là tương đồng với các công trình trên thế giới,<br />
đặc biệt là các công trình của Châu Á. Tỉ lệ tử<br />
vong thấp và các biến chứng thấp, hứa hẹn một<br />
phương pháp điều trị tốt cho các bệnh nhân.<br />
Trong tương lai, những nghiên cứu nghiên<br />
<br />
19,2%, tất cả các bệnh nhân đều nằm trong<br />
nhóm thay van động mạch chủ kết hợp với<br />
thay động mạch chủ ngực lên. Đây là phẫu<br />
thuật lớn, thời gian phẫu thuật cũng như chạy<br />
máy tim phổi nhân tạo và ngưng tim kéo dài<br />
nên có thể lý giải được tình trạng thông khí<br />
kéo dài > 24 giờ. Trong 5 bệnh nhân thông khí<br />
kéo dài, 3 bệnh nhân được rút nội khí quản<br />
<br />
cứu đa trung tâm với cơ sở dữ liệu lớn sẽ đánh<br />
giá chính xác hơn nữa hiệu quả của phương<br />
pháp điều trị trên. Đồng thời cũng cần những<br />
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật<br />
bảo tồn đối với van động mạch chủ 2 mảnh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
trong vòng 48 giờ, còn 2 bệnh nhân cũng được<br />
ngưng thông khí cơ học trong vòng 5 ngày sau<br />
<br />
2.<br />
<br />
Borger MA, David TE (2005). Management of the Valve and<br />
Ascending aorta in Adults with bicuspid aortic valve disease,<br />
Semin Thorac Cardiovasc Surg 17: 143-147.<br />
Evangelista et al.(2011). Bicuspid Aortic Valve and Aortic Root<br />
Disease, Current Cardiology Reports, Springer.<br />
<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
241<br />
<br />