Đánh giá thực trạng áp dụng qui định trong hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết Đánh giá thực trạng áp dụng qui định trong hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam trình bày các qui định liên quan đến kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam; Khảo sát thực trạng áp dụng qui định trong hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng áp dụng qui định trong hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Đánh giá thực trạng áp dụng qui định trong hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng Việt Nam Trần Quốc Thịnh Ngày nhận: 11/01/2016 Ngày nhận bản sửa: 19/01/2017 Ngày duyệt đăng: 28/06/2017 Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang dần thiết lập các hành lang pháp lý chung nhất theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng thông tin cũng như nâng cao tính hữu hiệu, hiệu quả trong phát triển kinh tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một trong những công cụ trong quản lý và kiểm soát hoạt động kinh tế, trong đó tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong hệ thống tài chính có ý nghĩa quan trọng, thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của quốc gia. Để có nhìn nhận xác thực trong việc áp dụng những qui định trong hoạt động KSNB, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng đang trực tiếp làm việc trong các TCTD. Kết quả cho thấy, các qui định liên quan đến hoạt động KSNB hiện nay đã đảm bảo tính đầy đủ và hữu ích, tuy nhiên một số nội dung về khái niệm, tiêu chuẩn, các hướng dẫn cần cụ thể hóa hơn; bên cạnh đó các TCTD đều quan tâm và thực hiện áp dụng KSNB nhưng vẫn còn một số tồn tại về sự phân cấp, phân quyền; nhân sự chuyên trách… Do vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần có những chính sách, qui định theo thông lệ của thế giới, xây dựng khuôn mẫu chung về quy trình KSNB, có những chế tài đối với các TCTD trong việc thực hiện các qui định liên quan đến hoạt động KSNB. Điều này góp phần tạo dựng hành lang pháp lý lành mạnh và hữu ích góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững TCTD. Từ khóa: kiểm soát nội bộ, tổ chức tín dụng, qui định kiểm soát. 1. Các qui định liên quan đến kiểm soát nội bộ của NHNN. Đây là hệ thống ngân hàng hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam mang nặng tính hành chính bao cấp, phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. rước khi có Pháp lệnh Ngân hàng, hệ Thời kỳ này, hoạt động kiểm tra, kiểm soát do Ban thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức Thanh tra ở Ngân hàng Trung ương, các chi nhánh với tính chất của một vụ, cục chức năng tỉnh, khu vực thực hiện. Tuy nhiên, chức năng của © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 40 Số 181- Tháng 6. 2017
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP bộ phận này không được quy định rõ ràng, cụ thể; tệ trong khu vực và quốc tế, đáp ứng mức tăng hoạt động nghiệp vụ mang nặng tính hình thức, trưởng kinh tế, cũng như nhận thức được tính chưa có tác dụng phòng ngừa rủi ro. ưu việt, thiết yếu của hệ thống KSNB trong việc Từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng, hoạt động của ngăn ngừa rủi ro, kiểm soát hoạt động của TCTD, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu có sự đổi NHNN đã sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các qui mới toàn diện. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống định liên quan đến hệ thống KSNB, cụ thể: KSNB thời kỳ đầu mới chủ yếu thực hiện công - Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày việc kiểm soát các chứng từ kế toán phát sinh trong 01/8/2006 về việc ban hành quy chế kiểm tra, ngày giao dịch, chưa thể hiện đúng bản chất của sự KSNB của TCTD và Quyết định số 37/2006/QĐ- độc lập trong KSNB. NHNN ngày 01/8/2006 về việc ban hành quy chế Trong xu hướng phát triển, từ năm 1997 các cơ KTNB của TCTD; quan quản lý Nhà nước đã ban hành các văn bản - Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho 16/6/2010; hoạt động kiểm tra, KSNB của hệ thống TCTD, - Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 điển hình như: Quy định về KSNB, KTNB của NHNN, có hiệu - Luật các TCTD số 07/1997/QH10 ngày lực từ ngày 01/10/2011; 12/12/1997; - Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày - Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998 29/12/2011 Quy định về hệ thống KSNB và KTNB về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài động kiểm tra, kiểm toán nội bộ (KTNB) trong (NHNNg), thay thế Quyết định 36/NHNN; Quyết các TCTD hoạt động tại Việt Nam, có hiệu lực thi định 37/NHNN (Thông tư 44). V ấn đề tái cơ cấu hệ thống và đề án xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất quan tâm, trong đó có việc hoàn thiện các qui định trong hoạt động các TCTD. Hệ thống KSNB là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần giải quyết vấn đề này. Thời gian qua, NHNN đã ban hành các qui định liên quan đến hoạt động KSNB của TCTD một cách đầy đủ và hữu ích nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro, góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, trong các qui định, một số nội dung cần phải chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cũng như xu hướng phát triển. Điều này góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý lành mạnh cho hoạt động của các TCTD của Việt Nam. hành từ 18/01/1998; Thông tư số 44/2011/TT-NHNN qui định hệ thống - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, TCTD ngày 15/6/2004 về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD, chi một số điều của Luật các TCTD năm 1997. nhánh NHNNg nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát Có thể thấy, hệ thống kiểm tra, KSNB của các hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề TCTD Việt Nam được xây dựng và vận hành ra, cụ thể: trên cơ sở Luật các TCTD năm 1997 và sửa đổi năm 2004 cũng như Quyết định số 03/NHNN là Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ thống KSNB theo đúng nghĩa. Mặc dù một số nội - Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu dung chưa được qui định cụ thể nhưng đã thể hiện quả và mục tiêu hoạt động của TCTD, chi nhánh những vấn đề căn bản về các khái niệm, mục tiêu, NHNNg phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá các yêu cầu, phương pháp hoạt động và yêu cầu thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn chất lượng của hệ thống KTNB. ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi Với xu hướng hội nhập thị trường tài chính, tiền có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 181- Tháng 6. 2017 41
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, TCTD, chi kinh doanh thường xuyên, liên tục của TCTD, chi nhánh NHNNg phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên nhánh NHNNg. quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, - Bảo đảm cán bộ, nhân viên của TCTD, chi nhánh quy định KSNB phù hợp. NHNNg đều phải hiểu được tầm quan trọng của - Hoạt động của hệ thống KSNB là một phần hoạt động KSNB; vai trò của từng cá nhân trong không tách rời các hoạt động hàng ngày của quá trình KSNB có liên quan đến chức năng, TCTD, chi nhánh NHNNg. KSNB được thiết kế, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình quả các quy định, quy trình KSNB liên quan. nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của TCTD, - Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và chi nhánh NHNNg dưới nhiều hình thức như phân cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ KSNB; các tồn tại, bất cập của hệ thống KSNB phận trong TCTD, chi nhánh NHNNg; Quy định phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất phận trong việc thực hiện giao dịch; Quy trình hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hội giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải đồng thành viên, Ban kiểm soát. có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện - Cá nhân, bộ phận ở các cấp của TCTD, chi nhánh giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không NHNNg phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước TCTD, chi nhánh NHNNg cho phép phù hợp với TCTD, chi nhánh NHNNg và trước pháp luật. quy định của pháp luật. - Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của TCTD, chi nhánh - Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện NHNNg phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo thống KSNB tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực mọi cán bộ trong TCTD, chi nhánh NHNNg không tiếp. có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật soát nội bộ và quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNNg. - TCTD, chi nhánh NHNNg phải xây dựng hệ - Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán thống KSNB giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD, chi nhánh trong TCTD, chi nhánh NHNNg và tình hình kinh NHNNg. tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời - TCTD, chi nhánh NHNNg phải thường xuyên nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy hiệu quả. định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động - Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, TCTD, chi nhánh NHNNg phải được giám sát, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản vị sự nghiệp và công ty con của TCTD, chi nhánh lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những NHNNg. TCTD phải thường xuyên kiểm soát việc tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy, chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các công ty liên kết của TCTD theo quy định của pháp quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ luật. thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động - TCTD, chi nhánh NHNNg khi phát hiện những 42 Số 181- Tháng 6. 2017 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp KSNB. Báo cáo đánh giá độc lập là một phần của khắc phục. báo cáo KTNB hàng năm. Kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời cho Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm bộ soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD, chi - Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) nhánh NHNNg đồng thời gửi cho NHNN (Cơ quan TCTD, chi nhánh NHNNg phải tiến hành tổ chức Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh); rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống KSNB của QTDND chỉ gửi báo cáo cho NHNN chi nhánh. từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác - Việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ. với hệ thống KSNB được thực hiện theo quy định - Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát của NHNN về kiểm toán độc lập đối với TCTD, và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu chi nhánh NHNNg. quả của hệ thống KSNB dựa trên việc xác định và Nhìn chung, các qui định đối với hoạt động KSNB đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn của các TCTD Việt Nam đã bao hàm các vấn đề, tại của hệ thống KSNB và chỉ ra các thay đổi cần nội dung về cơ chế, chính sách, quy trình, quy định thiết đối với hệ thống KSNB để xử lý, khắc phục nội bộ, cơ cấu tổ chức liên quan đến hoạt động của các vấn đề đó. hệ thống KSNB. Điều này đã giúp phòng ngừa, - Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD, chi nhánh phát hiện cũng như xử lý kịp thời các rủi ro nhằm NHNNg phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đảm bảo tính hữu ích và hiệu quả của các TCTD. đánh giá hệ thống KSNB nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt 2. Khảo sát thực trạng áp dụng qui định trong động chính của TCTD, chi nhánh NHNNg, các hoạt động kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm dụng Việt Nam tra, kiểm soát ở cấp độ toàn TCTD, chi nhánh NHNNg, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt Các nghiên cứu trước có liên quan động. Các nghiên cứu cơ bản liên quan hoạt động - Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống KSNB KSNB điển hình như Nguyễn Anh Phong & Hà được gửi cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành Tôn Trung Hạnh (2010) trình bày các giải pháp viên, Ban kiểm soát và NHNN (Cơ quan Thanh nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB ở các ngân tra, giám sát Ngân hàng; NHNN chi nhánh) trong hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Tp. Hồ thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài Chí Minh. Đào Minh Phúc & Lê Văn (2012) đề chính; Riêng Quĩ tín dụng nhân dân (QTDND) gửi cập đến hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro tại cho NHNN chi nhánh. NHTM Việt Nam. Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền (2014) đề xuất hoàn thiện hệ thống Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB của các NHTM Việt Nam theo mô hình - Hoạt động của hệ thống KSNB của TCTD, chi COSO. Nguyễn Thị Hương Liên (2015) trình bày nhánh NHNNg phải được đánh giá độc lập theo các bài học từ thất bại của hệ thống KSNB của quy định tại Luật Các TCTD. NHTM. Ngô Thái Phượng (2015) xây dựng khuôn - Nội dung đánh giá độc lập của KTNB đối với hệ khổ hệ thống KSNB theo tiêu chuẩn Basel. Các thống KSNB bao gồm rà soát, đánh giá và báo cáo nghiên cứu trước tập trung chủ yếu đến đánh giá về tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống hệ thống cũng như giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB liên quan đến các hoạt động, lĩnh vực được KSNB. Tuy nhiên việc khảo sát và đánh giá qui kiểm toán thông qua việc xác định và đánh giá rủi định hiện hành về hệ thống KSNB của TCTD thì ro, xác định các tồn tại của hệ thống KSNB và chỉ chưa có nghiên cứu chuyên biệt này. Với mục đích ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống KSNB để hoàn thiện những qui định trong hoạt động KSNB xử lý, khắc phục. của các TCTD Việt Nam, việc đánh giá này sẽ - Định kỳ hàng năm, KTNB của TCTD, chi nhánh góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý cũng NHNNg phải thực hiện rà soát, đánh giá về tính như nội dung các qui định liên quan đến hệ thống Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 181- Tháng 6. 2017 43
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP KSNB của TCTD Việt Nam. chuyên trách. Câu hỏi nghiên cứu Thứ hai, thực trạng triển khai áp dụng các qui định Trên cơ sở các qui định hiện hành cũng như thực về KSNB của các TCTD Việt Nam. Các đối tượng tiễn áp dụng các qui định liên quan hoạt động khảo sát đều cho rằng hiện tại các TCTD đều quan KSNB của các TCTD, câu hỏi đặt ra là các qui tâm và thực hiện áp dụng KSNB trong hoạt động định liên quan đến hoạt động KSNB hiện nay đã tùy qui mô, đặc điểm của các đơn vị. Tuy nhiên, đảm bảo tính đầy đủ và hữu ích; và thực trạng triển thực trạng áp dụng còn tồn tại một số vấn đề theo khai áp dụng các qui định về KSNB của các TCTD tổng hợp của hầu hết các đối tượng khảo sát gồm: Việt Nam hiện nay? - Sự phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng, còn chồng chéo; Phương pháp nghiên cứu - Nhân sự đảm trách nhiệm vụ này chưa có sự Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính chuyên trách, còn kiêm nhiệm và chưa được đào bằng việc phỏng vấn và thảo luận từng đối tượng tạo chuyên nghiệp; khảo sát. Nhóm tác giả đã khảo sát 167 chuyên - Yếu tố văn hóa về quen biết, gửi gắm còn tồn tại viên của các TCTD, trong đó có KTNB (67%), trong việc giải quyết và xử lý hồ sơ; tín dụng (22%), thẩm định (7%) và khác bao gồm - Chủ yếu tập trung và quan tâm trong giai đoạn tư vấn, giao dịch (4%) để có nhìn nhận toàn diện hậu kiểm; và bao quát. Tất cả các chuyên viên đều có trình - Những áp lực về chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận độ đại học và sau đại học, có kinh nghiệm và am đôi khi khiến các cán bộ làm công tác KSNB bỏ tường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, và đang qua một số bước, công đoạn trong qui trình thực làm việc tại các TCTD tại thành phố Hồ Chí Minh. hiện. Kết quả khảo sát 3. Kết luận và những gợi ý chính sách liên quan Kết quả khảo sát cho thấy một số vấn đề cần được quan tâm liên quan đến hoạt động KSNB, cụ thể: Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực và cố gắng nhằm hoàn thiện chính sách, chế độ phù hợp với Thứ nhất, các qui định liên quan đến hoạt động xu thế phát triển bằng việc sửa đổi, bổ sung, hoàn KSNB, theo các đối tượng khảo sát đều nhìn nhận chỉnh các qui định liên quan đến hoạt động kinh tế so với trước đây các qui định liên quan đến hoạt nói chung và hệ thống tài chính tiền tệ nói riêng. động KSNB hiện nay đã đảm bảo tính đầy đủ và Hệ thống KSNB trong các TCTD là một trong hữu ích. Điều này thể hiện là một số khái niệm đã những vấn đề đáng quan tâm bởi tính thiết yếu được làm rõ; đã chú trọng những nội dung nhận của hệ thống tài chính quốc gia. Có thể thấy, các diện, đo lường, đánh giá các rủi ro có nguy cơ ảnh qui định liên quan đến hoạt động KSNB hiện nay hưởng đến hiệu quả hoạt động; đã mở rộng phạm đã đảm bảo tính đầy đủ và hữu ích, cũng như các vi đến các chi nhánh hoạt động ở nước ngoài. Tuy TCTD đều quan tâm và thực hiện áp dụng KSNB nhiên, đa phần những đối tượng khảo sát cho rằng: là một trong những tín hiệu khả quan trong việc - Nội dung qui định cần bổ sung những khái niệm quản lý và kiểm soát hoạt động kinh tế, ngăn ngừa về chi nhánh NHNNg; KSNB trong TCTD. rủi ro, đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt - Qui định rõ trách nhiệm của Ban kiểm soát, kiểm động kinh tế. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển soát viên; và hội nhập với các quốc gia trong khu vực và thế - Hướng dẫn cụ thể hóa hơn hoặc bổ sung những giới, Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa các qui phụ lục để minh họa để dễ dàng hình dung vấn đề định về KSNB phù hợp với thông lệ các quốc gia liên quan đến tổ chức, qui trình KSNB; trên thế giới, thích ứng với điều kiện Việt Nam - Cần có những tiêu chuẩn cụ thể đối với kiểm soát nhằm tạo dựng hành lang pháp lý lành mạnh và viên nội bộ; hữu ích góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền - Hướng dẫn cụ thể hơn về môi trường kiểm soát vững. trong điều kiện công nghệ thông tin; Trên cơ sở kết quả khảo sát về các qui định cũng - Bổ sung yêu cầu và nội dung của bộ phận KSNB như thực trạng áp dụng hoạt động KSNB của các 44 Số 181- Tháng 6. 2017 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP TCTD, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính kinh tế chưa thực hiện đầy đủ các qui định liên quan đến của các TCTD, tác giả đề xuất một số vấn đề liên hoạt động KSNB; quan sau: - Tiêu chuẩn hóa về kiểm soát viên nội bộ và đảm bảo tính chuyên trách trong hệ thống tổ chức Trước tiên, đối với NHNN- cơ quan quản lý Nhà KSNB; nước về tiền tệ, bảo đảm sự an toàn hoạt động - Cần có qui định về chứng chỉ hành nghề đối với ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an kiểm soát viên nội bộ. Ngoài ra, qui định việc cập toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; nhật kiến thức ít nhất 52 giờ/năm (tương đương 1 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, do đó giờ/tuần) nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cần: đối với những kiểm soát viên nội bộ. - Chỉnh sửa, bổ sung, những nội dung qui định pháp lý liên quan đến hoạt động KSNB của TCTD Tiếp theo, đối với các TCTD, để phát huy tính hiệu nhằm đáp ứng thông lệ chung của thế giới. Theo quả, hữu hiệu, kinh tế nhằm bảo đảm phòng ngừa, đó, những qui định mới trong COSO 2013 cần phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu được nghiên cứu để vận dụng phù hợp trong điều đề ra, cần đảm bảo các vấn đề sau: kiện của Việt Nam, đặc biệt quan tâm kiểm soát - Nhận thức trách nhiệm và tính tuân thủ các qui trong môi trường công nghệ thông tin bởi các công định của NHNN trong việc áp dụng đầy đủ hoạt nghệ phát triển nhanh, ngày càng cao và phức tạp; động KSNB; - Bổ sung những qui định chung về quản trị ngân - Cần có định hướng và chiến lược phát triển vững hàng cho các TCTD, đặc biệt là NHTM trên cơ sở mạnh hoạt động KSNB trong đơn vị; từng bước thực hiện các chuẩn mực quản lý rủi ro - Tạo dựng môi trường kiểm soát lành mạnh để theo Hiệp ước Basel II; đảm bảo tính hữu hiệu và kinh tế trong qui trình - Tiến tới bổ sung việc phân loại, xếp hạng TCTD đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời; bao hàm tiêu chí đánh giá tổ chức hiệu quả hệ - Đầu tư kinh phí và quan tâm trong việc đào tạo, thống KSNB, cụ thể thêm nội dung trong nhóm bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách kiểm soát viên nội điều hành tổ chức về việc chấp hành, thực hiện chế bộ; độ, chính sách. - Chú trọng đạo đức trong kinh doanh, theo đó mục - Xây dựng khuôn mẫu chung về quy trình KSNB tiêu lợi nhuận là vấn đề quan trọng nhưng không của TCTD tương đương bộ kiểm toán mẫu để thể bất chấp các qui định trong hoạt động KSNB; thuận lợi trong việc áp dụng trong thực tiễn, bởi - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KSNB không phải là vấn đề dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát các hoạt động của TCTD. vận dụng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Việc thiết lập khuôn mẫu về qui trình sẽ thuận lợi Sau cùng, Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 cần trong việc xử lý và giải quyết các hoạt động liên bổ sung và làm rõ hơn những qui định trong Điều quan đến TCTD; 40 “Hệ thống KSNB”, theo đó cần bổ sung thêm - Kiểm tra, giám sát định kỳ một số hoạt động nội dung qui định về vai trò và nhiệm vụ cũng như KSNB của các TCTD nhằm đảm bảo tính tuân tổ chức của hệ thống KSNB trong TCTD. ■ thủ. Đồng thời có những chế tài đối với các TCTD Tài liệu tham khảo 1. Đào Minh Phúc & Lê Văn (2012), Hệ thống KSNB gắn với quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí ngân hàng số 24, ttang 20-42 2. Ngân hàng Nhà nước (1998), Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, KTNB trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam. 3. Ngân hàng Nhà nước (2006a), Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 về việc ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD. 4. Ngân hàng Nhà nước (2006b), Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 về việc ban hành quy chế KTNB của TCTD. 5. Ngân hàng Nhà nước (2011a), Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 Quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. Ngân hàng Nhà nước (2011b), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, CNNHNN. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 181- Tháng 6. 2017 45
- QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 7. Ngô Thái Phượng (2015), Khuôn khổ hệ thống KSNB theo tiêu chuẩn Basel, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 5 (422). 8. Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung Hạnh (2010), Nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB ở các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế, trang 41-48. 9. Nguyễn Thị Hương Liên (2015), Bài học từ thất bại của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại, Tạp chí Kinh tế. 10. Quốc hội (2010), Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. 11. Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền (2014), Hoàn thiện hệ thống KSNB của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình COSO, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 14, tháng 7/2014, trang 22-27. Thông tin tác giả Trần Quốc Thịnh, Tiến sĩ Phó Trưởng Khoa Kế toán Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Email: thinhtq@buh.edu.vn Summary Assess the Reality of the Regulations Applied in the Internal Control Activities of Vietnamese Credit Institutions In the trend of international economic integration, Vietnam has gradually established legal framework under the most common to improve the quality of information as well as improving the effectiveness and efficiency of economic development. Internal control system (ICS) is one of the tools in the management and control of economic activities, which the credit institution (CI) is one of the financial system has important implications, essential in the development of the national economy. To acknowledge the authenticity of the application of the regulations contained in ICS, the author has surveyed the objects are directly employed in the CI. The results showed that, the provisions relating to ICS now ensure full and helpful, but some of the content of concepts, standards, guidelines specifying more required; besides CI is concerned and the application of ICS, but there are still some problems related to hierarchy, decentralization; suchuyen’s responsible... So, the next time Vietnam should have policies and regulations according to common practice in the world, building on the global template processes ICS, with sanctions for banks in the performance the provisions relating to ICS. This contributes to creating a legal framework and useful healthy stability contributes to sustainable development and the CI. Key words: Internal controls, credit institutions, regulatory controls. Tran Quoc Thinh, PhD. Vice Dean of Accounting- Auditing Faculty, Banking Universite of Ho Chi Minh City tiếp theo trang 66 tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả, phải bởi IASB và một số quốc gia phát triển trên thế thu nội bộ, phải trả nội bộ... các chỉ tiêu được trình giới, khu vực. Theo đó, Việt Nam nên xây dựng bày gộp từ những chỉ tiêu khác nhau như tài sản cố bộ chuẩn mực VASs for SMEs và chế độ kế toán định, vay nợ dài hạn. dành cho SME, chú trọng bổ sung các qui định Theo chúng tôi, qui định về BCTC không nên yêu về các giao dịch thực tế đã phát sinh ở Việt Nam cầu về bảng cân đối tài khoản mà cần bổ sung báo và những nội dung quan trọng như báo cáo lưu cáo LCTT, gồm 4 BCTC: Bảng cân đối kế toán; chuyển tiền tệ trên tinh thần đơn giản, dễ hiểu và Báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo LCTT; Bản đặc biệt, cần có sự thống nhất giữa các qui định thuyết minh BCTC. Với kiến nghị về tài khoản kế cho doanh nghiệp lớn và các SME đối với cùng toán như trên cũng cần điều chỉnh các chỉ tiêu trên loại giao dịch. ■ BCTC cho phù hợp. 3. Kết luận Bài viết tìm hiểu về các qui định kế toán cho các SME trên thế giới, đặc biệt là qui định theo thông lệ kế toán quốc tế hiện nay được ban hành 46 Số 181- Tháng 6. 2017 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên
10 p | 97 | 10
-
Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI: Thực trạng tại các quốc gia đang phát triển và kiến nghị cho Việt Nam
12 p | 70 | 8
-
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 72 | 7
-
Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
18 p | 10 | 6
-
Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016
14 p | 73 | 5
-
Đề tài: Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1995 đến nay
14 p | 98 | 4
-
Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 107 | 4
-
Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập
7 p | 62 | 3
-
Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 38 | 3
-
Giới thiệu kế toán lợi ích người lao động - bài học kinh nghiệm và lộ trình áp dụng IAS 19 ở Việt Nam
4 p | 29 | 2
-
Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 trong việc xác định giá trị bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu
8 p | 30 | 2
-
Áp chế tài chính đã kiềm chế sự phát triển của thị trường tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển như thế nào – thực trạng tại Việt Nam
7 p | 26 | 2
-
Hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện nay và vai trò của kiểm toán nhà nước
7 p | 70 | 2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
9 p | 7 | 1
-
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
8 p | 4 | 1
-
Quan điểm của người đào tạo kế toán khi triển khai đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam
10 p | 6 | 1
-
Áp dụng kế toán khách hàng trong các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn