intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi thử Đại học môn Hóa học lần 2, năm 2012-2013

Chia sẻ: Trần Duy Tùng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

193
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đáp án đề thi thử Đại học môn Hóa học lần 2, năm 2012-2013 giúp các em có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu kết quả làm bài. Đây là tài liệu bổ ích giúp các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi ĐH, CĐ sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi thử Đại học môn Hóa học lần 2, năm 2012-2013

  1. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 DIỄN ĐÀN BOXMATH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC LẦN 2, NĂM 2012-2013 Thời gian làm bài: 90 phút www.boxmath.vn (Đề thi gồm 50 Câu) Mã đề thi: BM.2.13  Đề thi được công bố trên diễn đàn vào lúc 20h. Các thành viên có thể gửi bài làm của mình để được chấm điểm trước 23h59 cùng ngày bằng cách điền đáp án vào mẫu sau: http://bit.ly/Rkn0mH  Boxmath sẽ mở chủ đề thảo luận các câu hỏi trong đề thi sau khi thời hạn gửi bài kết thúc.  Đáp án chi tiết sẽ được công bố trong tuần kế tiếp. ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Câu 1. Hòa tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được là: A. 21,6 gam. B. 43,2 gam. C. 54,0 gam. D. 75,6 gam. Giải. Có 0,1 mol Fe, 0,1 mol Cu và 0,7 mol AgNO3. Ta có 0,1.3 + 0,1.2 < 0,7, nên phản ứng sẽ tạo sắt 3 và dư AgNO3. Khối lượng chất rắn: (0,1.3 + 0,1.2).108 = 54 gam. Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây gây ra tính bazơ cho amin? A. Do phân tử amin bị phân cực. B. Do amin dễ tan trong nước. C. Do amin có khả năng tác dụng với axit. D. Do nguyên tử nitơ còn cặp electron tự do. Giải. Câu 3. Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là: A. 0,896 B. 3,36 C. 4,256 D. 2,128 Giải. 46.10.0,8 Ta có: nC2 H 5OH   0, 08(mol ) ; VH 2O  10  4, 6  5, 4(ml )  nH 2O  0,3(mol ) 46.100 * C2 H 5OH  Na  C2 H 5ONa  1 H 2 2 0,08 0,04 1 * Na  H 2O  NaOH  2 H 2 0,3 0,15  VH 2  4, 256(l ) Câu 4. Trộn 0,81g bột Al với 3,2g Fe2O3 và 8g CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoàn tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được V lít (đkc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Giá trị của V là: A. 1,120 B. 0,896 C. 1,344 D. 0,672 Giải So sánh trạng thái các nguyên tố Fe, Al, Cu đầu và cuối, ta thấy chỉ có Al thay đổi số oxi hóa. Số mol e trao đổi là ne = 0,09 (mol) Đặt số mol NO, NO2 lần lượt là a,b Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 1/13
  2. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 3a  b a  0, 015 Ta có hệ   3a  b  0, 09 b  0, 045 Suy ra V  (0, 015  0, 045).22, 4  1,344 (lít) Câu 5. Cho các cặp chất sau: (1) Fe2O3 + C; (2) CO + Cl2 ; (3) F2 + O2; (4) O2 + Ag; (5) C + Cl2 ; (6) Al + N2; (7) NH3 + CuO; (8) P + K2Cr2O7; (9) FeCl2 (dd) + H2S (k). Số cặp chất có thể phản ứng với nhau (cho điều kiện nhiệt độ, áp suất và xúc tác có đủ) là: A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Giải. Các phản ứng (1)(6)(7)(8) đã quá rõ ràng. Về phản ứng (2), “Khi có than hoạt tính làm xúc tác, CO kết hợp được với clo: CO + Cl2 → COCl2 (photgen)” (SGK Hóa học 11 NC, tr. 83) Phản ứng (3), O2 không phản ứng trực tiếp với F2 hay halogen nói chung (SGK Hóa học 10 NC, tr. 159) Phản ứng (4), trong chương trình học, chúng xem O2 không phản ứng với Ag ở điều kiện thường. Phản ứng (5), theo SGK Hóa học 11 NC, tr. 79, C không tác dụng trực tiếp với halogen. Câu 6. Hợp chất hữu cơ M mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết rằng M không phản ứng với Na. Số công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện trên của M là: A. 6 B. 7 C. 9 D. 8 Giải. Ta có n(O2) = 0,55 (mol); n(CO2) = n(H2O) = 0,4 (mol)  M có dạng CnH2nOx (x  0) nCO2 n 4 0,1 Theo định luật bảo toàn nguyên tố: nO = 0,1x + 2.0,55 = 2.0,4 + 0,4  x = 1 (C4H8O) M không phản ứng với Na  M không chứa nhóm OH Suy ra: Công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện trên của M là CH3-CH2-CH2-CHO ; CH3-CH(CH3)-CHO ; CH3-CH2-CO-CH3 ; CH3-CH2-O-CH=CH2 ; CH3-CH=CH-O-CH3 (cis-, trans-) ; CH2=CH-CH2-O-CH3 ; CH2=C(CH3)-O-CH3. Câu 7. Trong công thức cấu tạo sau : CH3-CH=CH2 . Thứ tự lai hóa của nguyên tử C từ trái sang phải là: A. sp3 , sp2 , sp2 B. sp , sp2 , sp3 C. sp3 , sp2 , sp D. sp3 , sp , sp2 Giải. Đáp án A. Câu 8. Đốt cháy cùng số mol, chất hữu cơ nào sau đây cần nhiều oxi nhất? A. C3H5(OH)3 B. C2H3COOH C. C2H5NH2 D. HCOOC3H5 Giải. Với mỗi mol các chất A, B, C, D; số mol O2 cần dùng theo thứ tự là: 5,5; 4; 5,5; 6. Chọn D. Câu 9. Cho 3,64 gam hỗn hợp A gồm oxit, hiđroxit và muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng thu được 448 ml khí CO2 (đktc) và dung dịch X chứa một muối duy nhất. Dung dịch X có có nồng độ phần trăm và nồng độ mol lần lượt là 10,876% và 0,545M. Khối lượng riêng của dung dịch X là 1,093 g/ml. Tính % khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp A: A. 63,73% B. 54,95% C. 46,15% D. Không tồn tại M Giải. * Xác định kim loại M Đặt số mol của MO, M(OH)2, MCO3 tương ứng là x, y, z. Nếu tạo muối trung hòa ta có các phản ứng MO + H2SO4  MSO4 + H2O  (1) M(OH)2 + H2SO4  MSO4 + 2H2O  (2) MCO3 + H2SO4  MSO4 + H2O + CO2  (3) Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 2/13
  3. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 Nếu tạo muối axít ta có các phản ứng MO + 2H2SO4  M(HSO4)2 + H2O  (4) M(OH)2 + 2H2SO4  M(HSO4)2  + 2H2O (5) MCO3 + 2H2SO4  M(HSO4)2 + H2O + CO2  (6) d.C%.10 1, 093.10,876.10 Ta có : M muôi    218 CM 0,545 -TH1: Nếu muối là MSO4  M + 96 = 218  M=122. (loại) -TH2: Nếu là muối M(HSO4)2  M + 97.2 = 218  M = 24 (Mg) Vậy xảy ra các phản ứng (4,5,6) tạo muối Mg(HSO4)2 *Theo (4), (5), (6)  Số mol CO2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol  z = 0,02 (I) 117,6.10% Số mol H2SO4 =  0,12 mol => 2x + 2y + 2z = 0,12 (II) 98 Mặt khác 40x + 58y + 84z = 3,64 (III) Giải hệ (I), (II), (III) được: x = 0,02; y = 0,02; z = 0,02 %MgCO3 = 84.0,02/3,64 = 46,15% Câu 10. Cho các hợp chất của Nitơ: N2, HNO2, NH4Cl, HNO3. Cộng hóa trị của nitơ trong hợp chất nào là lớn nhất: A. N2 B. HNO2 C. HNO3 D. NH4Cl và HNO3 Giải. N2 có cộng hóa trị 0; HNO2: 3; HNO3: 4; NH4Cl: 4 Vậy chọn D Lưu ý: "Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử nguyên tố đó tạo ra với các nguyên tử khác trong phân tử" Câu 11. Với công thức cấu tạo CH3CH(C2H5)COOH có tên gọi là: A. axit α-metylbutiric B. axit 2-etylpropanoic C. axit α-etylpropionic D. axit 2-metylbutiric Giải. 1 2 3 4 CH Viết lại và đánh số: C H 3  C H 2  |  C OOH CH 3 Chọn đáp án A. Câu 12. Khi thủy phân hoàn toàn 43,40 gam một peptit X (mạch hở) thu được 35,60 gam alanin và 15,00 gam glixin. Số công thức cấu tạo có thể có của peptit X là: A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Giải. 15, 00 35, 6 nglixin   0, 2mol ; nalanin   0, 4mol 75 89 Peptit X + (x + y – 1) H2O  x H2NCH2COOH + y H2NCH(CH3)COOH -BTKL: m H2O  15 + 35,6 – 43,4 = 7,2g  nH 2O  0, 4mol x+y-1 x y -Tỉ lệ:    x = 1; y = 2 0, 4 0,2 0,4  X là tripeptit gồm 2Ala + 1Gly  X có 3 CTCT có thể có là: Gly-Ala-Ala ; Ala-Gly-Ala ; Ala-Ala-Gly H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH Câu 13. Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng (không dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quỳ tím và nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào? A. Cả 5 kim loại B. Ba, Ag, Fe C. Ba và Ag D. Ba, Ag và Al Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 3/13
  4. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 Giải. Câu 14. Hòa tan hết 53,82 gam một kim loại M hóa trị n vào dung dịch HNO3 chưa rõ đặc hay loãng thu được dung dịch X và 8,064 lít (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H 2 bằng 16,75. Cô cạn X thu được 190,8 gam chất rắn khan Z. Hỏi thành phần % về khối lượng của nguyên tố nitơ trong chất rắn Z bằng bao nhiêu? A. 16,21% B. 15,85% C. 16,61 % D. 13,86% Giải. *Xét trường hợp hỗn hợp khí chỉ chứa N2 hoặc các oxit của nitơ. Phân tử khối trung bình của hai khí 190,8  53,82 M  33, 5 (1). Ta lại có ne  nNO   2, 209  ne  6,13 (2). Từ (1)(2), suy ra chỉ có 2 trường 3 62 hợp: (NO và N2O) hoặc (N2 hoặc NO2) Thử hai trường hợp này, đều không thỏa mãn. *Vậy hỗn hợp khí phải chứa H2, và do đó khí còn lại phải là N2O hoặc NO2 (do tỉ khối) Chỉ duy nhất 1 trường hợp thỏa đó là hỗn hợp khí chứa N2O và H 2 .  nN 2O  0, 27 mol ; nH 2  0, 09mol  ne nhận  2,16  0,18  2,34mol 2,34  nM   M  23n  n  1 ; M  23( Na ) n Thật vậy: 8 Na  10 HNO3  8 NaNO3  N 2O  H 2O Na  H 2O  NaOH  1/ 2 H 2  mran  190,8 gam  (thỏa yêu cầu)  %mN = (0,27.8.14.100%)/190,8 = 15,85% Câu 15. Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dung dịch chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu đựơc m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 78(4z - x - 2y) B. 78(2z - x - y) C. 78(4z - x - y) D. 78(2z - x - 2y) Giải. Ban đầu có (x + 2y) mol OH-, z mol Al3+. Vì kết tủa đã tan đi một phần nên số mol Al(OH)3 là: 4z – x – 2y. Chọn đáp án A. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 2,96 gam 1 chất hữu cơ X chứa C, H, O rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng 140 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng bình KOH tăng thêm 7,76 gam, đồng thời trong bình xuất hiện 2 muối có tổng khối lượng là 14,76 gam. Biết tỷ khối hơi của X so với hidro là 74 và X là anhidrit được tạo bởi phản ứng oxi hóa aren Y bởi oxi (xúc tác V2O5). Nhận định nào sau đây về Y không đúng? A. Y không bị oxi hóa bởi KMnO4. B. Một phân tử Y có thể cộng tối đa 6 phân tử H2. C. Y không tan trong nước. D. Y có thể tham gia phản ứng thế Br2 với xúc tác CH3COOH. Giải. Dễ dàng tìm ra CTPT của X là C8H4O3, X là anhidrit phtalic. Vậy Y là naphtalen, chỉ cộng tối đa 5 phân tử H2 để tạo thành đecalin. Câu 17. Trong số các muối : KCl, NH4NO3, CH3COOK, NaHS, Al2(SO4)3, Na2HPO3, BaCO3, NaHSO3. Số muối trung hoà là A. 6. B. 5. C.7. D. 4. Giải. Có 6 chất được tô đỏ ở trên. Câu 18. Thủy phân hoàn toàn 2,475 gam halogenua của photpho (PX3 hoăc PX5), người ta thu được hỗn hợp 2 axit (axit của photpho với số oxi hóa tương ứng và axit không chứa oxi của halogen). Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần dùng 45 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức của halogen đó. Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 4/13
  5. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 A. Cl B. Br C. F D. Không tồn tại halogen thỏa mãn Giải. Halogenua của photpho có thể có công thức PX3 hoặc PX5.  Xét trường hợp PX3: PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX H3PO3 + 2NaOH → Na2HPO3 + 2H2O ( axit H3PO3 là axit hai lần axit) HX + NaOH → NaX + H2O nNaOH = 2. 0,045 = 0,09 mol Theo 3 phương trình trên, để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX3 cần 5 mol NaOH; 1 0, 09  nPX 3  .nNaOH   0, 018  mol  5 5 Khối lượng mol phân tử PX3: MPX3 = 2,475/0,018 = 137,5 Suy ra X = (137,5 – 31): 3 = 35,5  X là Cl. Công thức PCl3  Xét trường hợp PX5: PX5 + 4H2O → H3PO4 + 5HX H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O HX + NaOH → NaX + H2O Để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX5 cần 8 mol NaOH; 1 0, 09 nPX 5  .nNaOH   0, 01125  mol  8 8 Khối lượng mol phân tử PX5: MPX5 = 2,475/0,01125 = 220 Suy ra X = (220 – 31): 5 = 37,8  không ứng với halogen nào. 1 Câu 19. Dung dịch X chứa các ion: Ca 2 , Na  , HCO3 và Cl  , trong đó số mol của Cl  là 0,1 mol. Cho 2 1 dung dịch X phản ứng với NaOH (dư) thu được 2g kết tủa. Cho dung dịch X tác dụng với Ca(OH ) 2 2 dư thu được 3g kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dich X thì thu được m g chất rắn khan. Giá trị của m là A. 6,99g B. 8,79g C. 10,77g D. 7,47g Giải. Từ phản ứng với Ca(OH)2 suy ra: nHCO  0, 03mol . 3 Xét phản ứng với NaOH, n  nCaCO3  0, 02(mol )  nHCO . Vậy nCa2  0, 02mol 3 2  Ca  0, 04mol   HCO3 : 0, 06mol Vậy trong X gồm:   Cl  : 0,1mol  Na  : 0, 06  0,1  0, 04.2  0, 08mol  Khi cô cạn dung dịch: 2HCO3  CO32  CO2  H 2O Vậy m  0, 04.40  0, 03.60  0,1.35,5  0, 08.23  8, 79g Câu 20. Cho các axit sau: H2CO3 (1), HClO (2), HBrO (3), HCOOH (4). Thứ tự tăng dần về tính axit của các axit này là: A. (1) < (4) < (2) < (3) B. (1) < (4) < (3) < (2) C. (3) < (2) < (1) < (4) D. (2) < (3) < (4) < (1) Giải. *So sánh HclO và HclO ta thấy rằng độ âm điện của Cl lớn hơn Br , do đó liên kết O-H ở HClO sẽ yếu hơn ở HBrO, suy ra tính axit của HClO lớn hơn HBrO *Tính axit của H 2CO3 lớn hơn HClO . Ta có phương trình sau: NaClO  CO2  H 2O  Na2CO3  HClO Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 5/13
  6. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 *Tính axit của của HCOOH lớn hơn H 2CO3 . Ta có phương trình sau: Na2CO3  HOOH  HCOONa  CO2  H 2O Vậy (2)  (3)  (1)  (4)  C Câu 21. Cho các phản ứng sau: o o t t (1) NH4Cl   (2) F2 + H2O → (3) O3 + dd KI → (4) KMnO4   o o o t t t (5) NH3 + CuO   (6) Ag + O3 → (7) CuNO3   (8) AgNO3   Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 5 B. 6 C. 8 D. 7 Giải. Câu 22. Cho tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) lập phương tâm diện của tinh thể kim loại X (hình bên), có cạnh a = 3,62.10-8 cm và khối lượng riêng của X bằng 8920 kg/m3. Nguyên tố X là: A. Cu B. Fe C. Cr D. Ca Giải. Lời giải của bạn dzitxiem 1 Ta đã biết rằng mỗi ô cơ sở của mạng lập phương tâm diện có 8 đỉnh, mỗi đỉnh chứa nguyên tử; có 6 mặt, 8 1 1 1 mỗi mặt chứa nguyên tử. Vậy thì xét 1 ô cơ sở của mạng lập phương tâm diện có 8·  6·  4 nguyên 2 8 2 tử. Quay lại bài toán, ta tính thể tích của ô cơ sở như sau : V  a 3  4, 7438.1023 cm3 Khối lượng của ô cơ sở chính bằng khối lượng của 4 nguyên tử X và nó được tính gián tiếp qua khối lượng riêng: m  dV  8,92 g.cm 3 ·4, 7438.1023 cm3  4, 2315.1022 g. m Do đó, khối lượng của 1 nguyên tử KL là m   1, 0579.1022 g . 4 Vậy khối lượng mol (gam) của KL cần tìm là M  1, 0579.1022 ·6, 022.1023  63, 7 g / mol  . Suy ra đó là Cu. Chọn A. Câu 23. Xét hệ cân bằng sau: C (r )  CO2 (k )  2CO(k ) . Thực hiện phản ứng trên trong bình có dung tích 1 lít ở toC, với số mol C, CO2 ban đầu lần lượt là 1 mol và 2 mol, thì đến trạng thái cân bằng thu được 1,2 mol CO. Nếu thực hiện phản ứng trên với 2 mol C và 3 mol CO2 thì ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 2x mol CO. Hiệu suất của phản ứng thứ 2 là: A. 53,60% B. 37,95% C. 25,30% D. 35,73% Giải. 2 1, 2 36 Từ phản ứng đầu tính được KC   1, 4 35 Ở trạng thái cân bằng của phản ứng thứ 2 có: (2 – x) mol C, (3 – x) mol CO2 và 2x mol CO. (2 x)2 36 n 0, 759 KC    x  0, 759 . Suy ra H  C (phan ung)  .100%  37, 95% (3  x ) 35 nC 2 Câu 24. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6 M vào 200 ml dung dịch HCl 1 M thu dung dịch X. Cho X với nước vôi dư thu kết tủa: A. 10g B. 8g C. 12g D. 6g Giải. nCO2  0,12mol ; nHCO  0, 06mol ; nH   0, 2mol ; 3 3   HCO  H  CO2  H 2O 3 Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 6/13
  7. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 CO32  2 H   CO2  H 2O Tỉ lệ nCO 2 : nHCO  2 :1 3 3 Vì phản ứng xảy ra đồng thời nên tỉ lệ mol phản ứng bằng tỉ mol ban đầu cũng như tỉ lệ mol dư Gọi x là số mol HCO3 phản ứng  nCO2 pư  2 x(mol ) 3  x  4 x  0, 2  x  0, 04mol  nHCO  dư  0, 02mol ; nCO2 dư  0, 04mol 3 3  nCaCO3  0, 06mol  m  6, 0 gam Câu 25. Trong các kim loại Fe, Sn, Sr, Li, Mg, Na; số kim loại phản ứng được với nước trong điều kiện thường là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Giải. Sr, Li, Mg, Na là các kim loại kiềm hoặc kiềm thổ. Chúng phản ứng với nước với mức độ tăng dần khi đi từ trên xuống trong nhóm IA, IIA của bảng tuần hoàn. Mg phản ứng rất chậm với nước. Sr tác dụng mạnh với nước. Câu 26. Cho 5,52 gam một ancol đơn chức X phản ứng với CuO nung nóng, thu được 7,44 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, kết thúc phản ứng sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là: A. 51,84 gam B. 25,92 gam C. 38,88 gam D. 12,96 gam Giải. to RCH2OH + CuO  RCHO + Cu + H2O  x x x x m = mY - mX = 16x = 7,44 - 5,52 = 1,92  x = 0,12 mol 5,52  MX   46( gam / mol )  M ancol  32(CH 3OH ) 0,12 HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 6NH3 + 2H2O + 4Ag 0,12 0,48  mAg = 108.0,48 = 51,84 gam Câu 27. Chọn phát biểu đúng về chất béo: A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài không phân nhánh. B. Chất béo bao gồm sáp, streroit, photpholipit. C. Dầu mỡ bị ôi do phản ứng oxi hóa các gốc axit béo không no. D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Giải. Câu 28. Cho hỗn hợp Zn và Al (có tổng số mol là x) tan hoàn hoàn trong dung dịch chứa y mol HNO3 (x:y = 8:21) thu được một hợp chất khí (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat. Số mol e do lượng kim loại trên nhường khi bị hòa tan là: A. 2,1x B. 0,75y C. y D. 0,833y Giải. Có thể giả sử x = 8, y = 21. Gọi k là số mol electron mà HNO3 nhận để tạo ra 1 mol nguyên tử N trong khí sản phẩm khử. Mặt khác sản phẩm khử là hợp chất khác N2. Như vậy, k có thể nhận các giá trị 1, 3, 4 tương ứng với các sản phẩm khử NO2, NO, N2O. (1) 2a  3b Bảo toàn e suy ra, số mol N trong sản phẩm khử là: nN 5k  k (trong đó a, b lần lượt là số mol Zn và Al) Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 7/13
  8. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 a  b  8  21k Bảo toàn nguyên tố Fe, N ta được  2a  3b  16   k  3, 2 (2)  2a  3b   21 k 1  k 4 Từ (1) và (2) suy ra: k = 4, tổng số mol e trao đổi là: 2a  3b  21.  16,8  0,8 y  2,1x 5 Câu 29. Cho 6 chất sau: axit ε-aminocaproic, phenol, etylen glicol, caprolactam, stiren, fomandehit. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là: A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Giải. Câu 30. Cho hỗn hợp X gồm hai chất C3 H 6 , C4 H8 vào dung dịch Br2 thì thấy dung dịch bị nhạt màu và thấy một chất khí thoát ra. Mặt khác dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường, thấy dung dich trên không bị nhạt. Hai hidrocacbon đó là A. Propen và But-2-en B. Propen và xiclobutan C. Xiclopropan và Metylxiclopropan D. Xiclopropan và Xiclobutan Giải. Ta có C3 H 6 , C4 H8 có thể là anken hoặc vòng no Theo đề bài, C3 H 6 , C4 H8 + dung dịch Br2  dung dịch mất màu và có khí thoát ra *Có một chất tác dụng với Br2 , chất đó có thể là vòng no 3 cạnh hoặc là anken. *Chất còn lại không tác dụng với Br2 thì chất đó là vòng 4 cạnh C3 H 6 , C4 H8 + dung dịch KMnO4  dd không mất màu  Hai chất đó là Xicloankan Vậy chọn đáp án D. Câu 31. Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là A. củi gỗ, than cốc B. than đá, xăng, dầu C. khí thiên nhiên D. xăng, dầu Giải. Câu 32. Trộn CuO với 1 oxit kim loại M hóa trị II theo tỉ lệ mol 1:2 được hỗn hợp A. Cho khí H2 dư qua 2,4g A đến hỗn hợp B, hòa tan B cần 0,1 mol HNO3 chỉ tạo khí NO. Kim loại M là: A. Mg B. Ca C. Fe D. Cr Giải. Xét 2 TH  B gồm Cu và MO (với M là kim loại có oxit không bị H2 khử ). Chỉ có Cu phản ứng với HNO3 nên số mol Cu là: nCu = 0,015 Suy ra 0, 015.80  0, 03( M  16)  2, 4. Giải ra M = 24 (Mg) thỏa mãn  B gồm Cu và M: Gọi số mol Cu và M lần lượt là x và 2x, ta có 2( x  2 x)  0, 75  x  0, 0125(mol ) Từ đó: 0, 0125.80  0, 025.( M  16)  2, 4 Giải ra M = 40 (Ca) (loại bởi vì CaO bền ko bị H2 khử oxit) Câu 33. Cho các phát biểu sau: (1) Thuốc trừ sâu 666 được sản xuất bằng phản ứng thế clo vào phân tử benzen (2) Benzen bị oxi hóa bởi thuốc tím ở 80-100oC (3) Có thể nhận biết benzen bằng phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc tạo chất hữu cơ màu vàng, mùi hạnh nhân (4) Benzen có thể hòa tan được brom, iot, lưu huỳnh (5) Sáu nguyên tử C trong benzen đều lai hóa sp3 Số phát biểu đúng về benzen là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Giải. Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 8/13
  9. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 (1) Sai. Benzen cộng với clo mới tạo thành 666. (2) Sai. Benzen không làm mất màu thuốc tím. (5) Sai. Cả sáu nguyên tử C trong benzen đều lai hóa sp2. Tóm lại chỉ có 2 phát biểu đúng. Chọn B. Câu 34. Hỗn hợp X gồm muối sunfua của kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B (A, B thuộc hai chu kì liên tiếp nhau). Lấy 21,45 gam X chia làm hai phần không bằng nhau. Phần 1 tác dụng với O2 vừa đủ tạo khí C, phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo khí D. Trộn C và D thu được 4,32 gam kết tủa màu vàng, còn lại chất khí mà khi tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E. Dung dịch E chứa hai muối có tổng khối lượng là 3,8 gam. A, B lần lượt là: A. K và Mg B. Rb và Ca C. Na và Ca D. Không tồn tại A, B. Giải. Chú ý: BoxMath xin sửa lại đề ra ở phần in nghiêng như trên. Kết tủa vàng là S, khí còn lại tdv dd NaOH có thể là SO2 hoặc H2S. 2 H 2 S  SO2  3S  H 2 O 0,09 0,045 0,135 2a  b  0, 08 *Nếu khí dư là SO2, ta có hệ phương trình:  , trong đó a, b lần lượt là số mol muối 126a  104b  3,8 Na2SO3 và NaHSO3. Hệ này có nghiệm âm, loại, suy ra khí dư là H2S. *Cũng gọi a, b lần lượt là số mol muối Na2S và NaHS, ta có 2a  b  0, 08 a  0, 02   78a  56b  3,8 b  0, 04 Suy ra nH 2 S  0, 06 (mol) . Do đó, tổng số mol khí H2S ở phần 2 là 0,06 + 0,09 = 0,15 mol. m2 nH 2 S 0,15 10 10 *Tỉ lệ khối lượng phần 1 và phần 2:    . Suy ra m2  .21, 45  16, 5 ( gam) m1 nSO2 0, 045 3 10  3 *Gọi a và b lần lượt là số mol của A2S và BS trong mỗi phần. Bảo toàn nguyên tố S, suy ra: a  b  0,15 a  b  0,15   2a.A  b.B  16,5  0,15.32  11, 7 a.(2A)  bB  11, 7 11, 7 Trong hai giá trị 2A và B, một giá trị phải nhỏ hơn  78 , một giá trị phải lớn hơn 78. Dễ thấy B là đáp 0,15 án cần tìm. Câu 35. Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A và H2. Đun nóng X với xúc tác Ni thu được khí Y duy nhất. Tỉ khối hơi của Y so với H2 gấp 3 lần tỉ khối hơi của X so với H2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng khác của Y thu được 22 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của A: A. C3H4 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4 Giải. 22 n CO2 = = 0,5(mol) 44 13,5 n H2 O = = 0,75(mol) 18 nH O 0, 75 Đốt hiđrocacbon Y cho nH 2O  nCO2  Y là hiđrocacbon no. Lại có 2   1,5 Y là C2H6 nCO2 0,5 Vậy A có thể là C2H2 (x = y = 2) hoặc C2H4 (x = 2, y = 4) * Khi A là C2H2 C2H2 + 2H2  C2H6 d Y/H2 M 30 = Y = = 3 (thoả mãn) d X/H2 MX 26 2.2 + 3 3 Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 9/13
  10. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 * Khi A là C2H4 C2H4 + H2  C2H6 d Y/H 2 M 30 = Y = = 2  3 (không thoả mãn)  Loại d X/H 2 MX 28 2 + 2 2 Vậy công thức của A là C2H2. Câu 36. Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các chất hữu cơ như sau: A dd KMnO4 B dd H2SO4 đặc CH3CHO t0 C F (Muối amoni) C D E Số ancol trong các chất chưa biết là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Giải. Công thức cấu tạo các chất: A. CH2=CH2 B. HOCH2-CH2OH C. CH3-CH2-Cl D. CH3-CH2-OH E. CH3-COOH F. CH3-COONH4 Câu 37. Cho 30,7 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,464 lít H2 (đktc), dung dịch chứa 22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là: A. 32,78 B. 31,29 C. 35,76 D. 34,27 Giải. Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na (a mol), K (b mol), O (c mol). 22, 23 *Dễ thấy a   0,38(mol ) (1) 58,5 *Khối lượng hỗn hợp: 30,7 = 23a + 39b + 16c (2) *Các quá trình oxi hóa khử: Na  Na   1e; K  K   1e O 0  2e  O 2 ; 2 H   2e  H 2 Bảo toàn e, ta có a + b = 0,22 + 2c (3) Từ (1),(2),(3) ta có: a = 0,38; b = 0,44. Suy ra mKCl = 0,44.74,5 = 32,78 Câu 38. Hóa hơi 14,32 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và 1 axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (dktc). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lit CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X,Y lần lượt là: A. HCOOH và HOOC-COOH B. CH3COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH C.CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH D. CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH Giải. Đặt công thức hai axit là: Cn H 2 nO2 và Cm H 2 m  2O4 Ta có naxit  0, 2(mol ) ; nCO2  0, 48(mol ) Ta có hệ phương trình: xn  ym  0, 48 ; và (28n  32) x  (28m  62) y  14,32 Giải ra ra được x = 0,16 và y = 0,04 0,16n + 0,4m = 0,48  4n + m = 12  n = 2 và m = 4 Hai axit là CH3-COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH Câu 39. Khi khử natridicromat bằng than thu được oxi kim loại, muối cacbonat và một chất khí có tính khử. Tính khối lượng oxit kim loại biết đã dùng 24 gam than và hiệu suất của phản ứng là 80%. A. 152,0 gam B. 121,6 gam C. 304,0 gam D. 243,0 gam Giải. Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 10/13
  11. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 Phản ứng: Na2Cr2O7 + 2C → CO + Na2CO3 + Cr2O3. Dễ dàng tính được moxit kim loại = m(Cr2O3) = 121,6 gam Câu 40. Đun hỗn hợp gồm ancol A và axit B (đều là chất có cấu tạo mạch hở, không phân nhánh) thu được este X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,72 gam nước. Lượng oxi cần dùng là 1,344 lít (đktc). Biết tỷ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 6. Công thức phân tử của X là: A. C3H4O2 B. C6H8O4 C. C3H2O2 D. Đáp án khác Giải. Dễ dàng tìm được CTĐGN là C3H4O2  CTPT là (C3H4O2)n. Vì dX/kk < 6 nên n = 1 hoặc 2. + Với n = 1 thì chỉ có 1 CTCT là HCOO-CH=CH2  loại vì ancol tương ứng là CH2=CH-OH không bền + Với n = 2 thì CTPT là C6H8O4. Câu 41. Chọn nhận định đúng. A. Xenlulozơ được hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β–1,4–glicozit. B. Oxi hóa glucozơ bằng thuốc thử Felinh (Cu(OH)2 trong NaOH) sẽ thu được axit gluconic. C. Ở α-fructozơ, C số 1 và C số 6 ngược phía so với mặt phẳng vòng. D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều có thể tạo ete với CH3OH/HCl. Giải. B. Sai. Muối thu được là natri gluconat. C. Sai. Ở α-fructozơ, C số 1 và C số 6 cùng phía so với mặt phẳng vòng. D. Sai. Saccarozo không còn nhóm -OH hemiaxetal nên không tác dụng với CH3OH/HCl. Câu 42. Cặp phân tử nào sau đây có hình dạng giống nhau nhiều nhất A. BeH2 và H2O B. BF3 và NH3 C. CO2 và SiO2 D. BeH2 và C2H2 Giải. Đáp án D. Vì cùng lai hóa sp. Câu 43. Thổi 672 ml (đktc) hỗn hợp khí A gồm một ankan, một anken và một ankin (đều có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau) qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thì thấy có 3,4 gam AgNO3 đã tham gia phản ứng. Cũng lượng hỗn hợp khí A như trên làm mất màu vừa hết 200 ml dung dịch Br2 0,15 M. Khối lượng ankin trong A là: A. 0,39 gam B. 0,40 gam C. 0,26 gam D. 0,28 gam Giải. Nếu ankin có dạng RCCH :RCCH + AgNO3 + NH3  RCCAg + NH4NO3 3, 4  nankin   0, 02(mol ) và nBr2  2.nankin  0, 04mol 170 Điều này trái giả thiết, vì số mol Br2 chỉ bằng 0, 2.0,15  0, 03(mol ) Vậy ankin phải là C2H2 và như vậy ankan là C2H6, anken là C2H4. Từ phản ứng : C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3  C2Ag2 + 2NH4NO3  n(C2H2) = 1/2n(AgNO3) = 0,01 mol Từ các phản ứng : C2H2 + 2Br2  C2H2Br4 C2H4 + Br2  C2H4Br2  n(C2H4) = 0,01 mol 0, 672 n(C2H6) =  0, 01  0, 01  0, 01(mol ) 22, 4 Khối lượng của C2H2: 0,26gam Câu 44. Cho sơ đồ phản ứng Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 11/13
  12. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 +Benzen/H+ A3 +O2,xt Crackinh (3) CnH2n+2 A2 (2) A5 (C3H6O) (1) A1(khí) (4) A4 +H2O/H+ (5) +O2/xt Chọn phát biểu đúng: A. A1 là C5H8. B. Có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn A4. C. A2 có thể được tạo ra khi đun nóng hỗn hợp một dẫn xuất clorua và KOH. D. A5 tan vô hạn trong nước. Giải. Chú ý: BoxMath điều chỉnh nội dung đáp án cho đúng ý tác giả. Các chất cần tìm: A1: CH3-CH2-CH2-CH3 A2: CH3-CH=CH2 A3: C6H5-CH(CH3)2 (Cumen) A4: CH3-CH(OH)-CH3 A5: CH3-CO-CH3 Câu 45. Cho phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)2 + NO + H2SO4 +H2O Tổng hệ số tối giãn của các chất tham gia khi cân bằng phản ứng là: A. 25 B. 17 C. 23 D. 19 Giải. 3 FeS2  20 HNO3  3Fe( NO3 )2  14 NO  6 H 2 SO4  4 H 2O Câu 46. Cho 50ml dung dịch A gồm axit hữu cơ X đơn chất mạch hở và một muối kim loại kiềm của nó tác dụng 120ml dung dịch Ba(OH )2 0,125M sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà hết lượng kiềm trong dung dịch B cần 3,75g dung dịch HCl 14, 6% , sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,4325g muối khan. Mặt khác khi cho 50ml dung dịch A tác dụng hết với dd H 2 SO4 dư đun nóng thu được 1,05 lít hơi axit hữu cơ trên (ở 136,50 và1,12atm ). Axit và muối tương ứng đó là A. CH3OOH , CH 3COOK B. CH 3OOH , CH 3COONa C. HCOOH , HCOONa D. HCOOH , HCOOK Giải. Ta có: A gồm RCOOH , RCOOM 3, 75.14, 6 * nBa ( OH )2  0, 015mol; nHCl   0,015 mol 100.36, 5  mBaCl2  0, 0075.208  1,56 g  nBa (OH )2 du  HCl  0, 0075 mol   n  2 nBa (OH )2 phanung  0, 0075 mol    RCOOH  0, 0075.2  0, 015 mol *Mặt khác, từ phản ứng với H2SO4 của A ta có nRCOOH  nRCOOM   (n ) RCOOH bay ra  0, 035 mol  nRCOOM  0, 02 mol Ta lại có Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 12/13
  13. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 mmuoi  mRCOOM  mBaCl2  m( RCOO )2 Ba  5, 4325  0, 02.( R  44  M )  0, 075.(2 R  88  137)  1,56  0, 035R  0, 02M  1,305 1,305  0,02 M R 0,035 • Li  7  R  33, 28 • Na  23  R  24,1 • K  39  R  15  R  CH 3 , M  K Vậy chọn đáp án A. Câu 47. Nung m gam hỗn hợp M gồm (NH4)2CO3 và Cu(OH)2 trong bình kín không có không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X, hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Cho toàn bộ Y phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 4 gam kết tủa và còn có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 tăng 3,34 gam so với ban đầu. X tan một phần trong dung dịch 150 ml H2SO4 aM loãng. Với giá trị nhỏ nhất nào của a thì X tan được một lượng tối đa? A. 1,000 B. 0,200 C. 1,296 D. Đáp án khác. Giải. Giả sử ban đầu có a mol (NH4)2CO3 và b mol Cu(OH)2 *Phản ứng hóa học (NH4)2CO3 → 2NH3 + H2O + CO2 (1) Cu(OH)2 → CuO + H2O (2) 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O (3) *Do X chỉ tan một phần nên CuO còn dư sau (3), vậy NH3 hết. *Từ phản ứng của Y với dd Ca(OH)2 dễ dàng suy ra: nCO2 = 0,04 và nH2O = 0,31 mol.  n(NH3) = 2n(CO2) = 0,08 mol. Do CuO dư nên sản phẩm ở (3) tính theo NH3. n(H2O (2)) = n(H2O) – n(H2O (3)) – n(H2O (1)) = 0,31 – 0,12 – 0,04 = 0,15  nCuO = 0,15 mol  nCuO dư = 0,15 – 0,12 = 0,03  nH2SO4 = 0,03 mol  a = 0,2(M) Câu 48. Hỗn hợp A gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp và 1 anken, trong đó có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy một lượng A thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức phân tử của anken trong A: A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. Chưa đủ dữ kiện để tính Giải. Gọi công thức của ankan là CnH2n+2 (x mol) và anken CmH2m (y mol) Ta có: Số mol CO2 = 0,3 (mol); Số mol H2O = 0,45 (mol)  nankan = 0,45 – 0,3 = 0,15 (mol)  0,15.n + ym = 0,3  n < 2  2 ankan là CH4 và C2H6 Trong A có 2 chất cùng số nguyên tử cacbon, suy ra anken C2H4. Câu 49. Hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Cu có tỉ lệ số mol theo thứ tự là 1:2. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch: A. HCl dư B. NH3 dư C. AgNO3 dư D. HI dư Giải. Lời giải của bạn dzitxiem Đầu tiên x mol Fe3O4 sẽ bị hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư tạo thành x mol FeCl2 , 2x mol FeCl3 . Sau đó x mol Cu sẽ bị hoà tan hết trong 2x FeCl3 tạo thành x mol CuCl2 . Vậy là còn lại x mol Cu và chính lượng này sẽ bị hoà tan hoàn toàn trong dung dịch gồm HCl dư và x mol CuCl2 do xảy ra phản ứng tạo phức sau Cu  CuCl2  2 HCl  2 H [CuCl2 ]. Chọn đáp án A. Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 13/13
  14. Đề thi thử đại học môn Hóa học, lần 2, 2013 – Mã đề BM.2.13 (Chúng ta có thể dễ dàng loại ngay đáp án B, C. Với đáp án D, HI có thể hòa tan Cu, nhưng tạo ra CuI không tan) Câu 50. Chất nào sau đây được dùng để điều chế thuốc bổ gan? A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Methionin. D. Hemoglobin. Giải. C. Methionin. NHẬN XÉT CHUNG  Đề thi có nhiều bài tập sử dụng các kĩ thuật khá cơ bản, tuy nhiên có lẽ vì chưa thực sự “chín” trong kiến thức và kĩ năng, nên kết quả của nhiều bạn chưa đạt yêu cầu. Hi vọng với Đề thi thử Hóa học số 3 vào tháng 1/2013, các bạn sẽ trở lại với kiến thức và kĩ năng vững vàng hơn, và đạt được một điểm số “tự tin” để chuẩn bị cho việc hoàn thành hồ sơ dự thi đại học.  Xin chúc mừng bạn JQADHD đã đạt số điểm cao nhất với đề thi thử lần này.  Cảm ơn các bạn WeK-N, thienlonghoangde đã đóng góp bài tập cho đề thi. Hoan nghênh các bạn dzitxiem, LinhThiMyLe, nhatquy, phammai, vohuytanNQD_12T, Acidnitric_HNO3 cùng các bạn mod, smod đã tích cực thảo luận và đóng góp lời giải cho các bài tập trong đề thi.  Tải đề thi và đáp án miễn phí tại www.boxmath.vn HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN VỚI ĐỀ THI THỬ HÓA HỌC SỐ 3 CỦA BOXMATH VÀO THÁNG 1/2013! Diễn đàn Boxmath – Website: www.boxmath.vn – Email: hoahoc.boxmath@gmail.com Trang 14/13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2