ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 28
lượt xem 8
download
Trình bày bối cảnh thế giới của sự sụp đổ “Trật tự hai cực Ianta” và xu hướng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong những năm 1991 – 2000. Câu II (2,0 điểm) Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 28
- CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C ĐỀ THI THỬ SỐ 28 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Trình bày bối cảnh thế giới của sự sụp đổ “Trật tự hai cực Ianta” và xu hướng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong những năm 1991 – 2000. Câu II (2,0 điểm) Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930. Câu III (2,0 điểm) Tóm tắt quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) chiến lược 7- 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 5 - 1941. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) - Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, V.I.Lênin đã có nhận định : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc.” Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. - Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). ---------- Hết ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh:.....................................
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 28 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I Trình bày bối cảnh thế giới của sự sụp đổ “Trật tự hai cực Ianta” và xu (3 điểm) hướng thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong những năm 1991 – 2000. a) Bối cảnh thế giới của sự sụp đổ Trật tự hai cực Ianta : - Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, tới những năm 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết. - Ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. Sau đó, ngày 1 - 7 - 1991, tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động. - Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ n nghĩa không còn tồn tại: Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ. Thế hai .v cực Ianta sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường không còn nữa, Mĩ là “cực” duy nhất còn lại. Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. h - Từ năm 1991 đầy biến đổi, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, một trật tự thế giới mới được hình thành theo hướng đa cực nhiều trung tâm... 4 2 3) Xu hướng thiết lập Trật tự thế giới đơn cực của Mĩ... - Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm o c quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự một cực để làm bá chủ thế giới. - Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hịnh, từ thập kỉ 90 của thế kỷ XX, Tổng thống B.Clinton thực hiện chiến lược Cam kết và mở rộng với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an i h ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 2 – Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế u Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. - Mĩ vẫn lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO; Mĩ cùng với Liên V hợp quốc và các cường quốc khác bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông, nhưng có phần thiên vị đối với Ixraen... Mĩ vẫn tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới. - Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật và quân sự vượt trội so với tất cả các quốc gia Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXI. II Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và biểu hiện của nó trong (2 điểm) phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược từ đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930. Trang 128
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Đầu thế kỷ XX (Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất): xuất hiện khuynh hướng chính trị tư sản với những hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh… - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930: trong điều kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng: + Khuynh hướng chính trị tư sản: biểu hiện qua các phong trào dân chủ tư sản 1919 - 1925, sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng (1927 - 1930). Nỗ lực cao nhất và cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930) bị thất bại, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân đảng. + Khuynh hướng chính trị vô sản, biểu hiện qua những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân, sự xuất hiện các tổ chức tiền cộng sản... dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. III Tóm tắt quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu (2 điểm) nước trở thành một người cộng sản. n - Trước sự khủng hoảng của con đường cứu nước chống thực dân Pháp, .v khác với các thế hệ thanh niên đầu thế kỷ XX thường hướng về Nhật Bản, ngày 5 - 6 - 1911, với cái tên Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng sang Phương Tây nhằm “tìm hiểu xem nước Pháp h và các nước khác làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”. - Từ năm 1991 đến năm 1917, Người đi nhiều nước trên thế giới... ; làm 4 nhiều nghề khác nhau để sinh sống, học tập và hoạt động... Trong quá 2 trình đó, Người đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. c - Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham o gia các buổi mít tinh...; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). h - Tháng 6 - 1919, Người gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân i dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. u - Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Luận cương đã chỉ ra cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc của mình – con V đường Cách mạng vô sản. - Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Người, từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng sản. - Như vậy, từ một chiến sĩ yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên... Người khẳng định : “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của cách mạng (3 điểm) Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941. Trang 129
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử - Hội nghị tháng 7 - 1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến ; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. - Nhận xét : Hội nghị chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ nhằm vào mục tiêu dân sinh, dân chủ ; phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Đông Dương và thế giới trong giai đoạn 1936 - 1939... - Hội nghị tháng 11 - 1939 xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruột đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng... - Nhận xét : Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thể hiện sự Đông Dương... n nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản .v - Hội nghị tháng 5 - 1941 xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng h đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật 4 sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Nhận xét : Hội nghị nhấn mạnh mục tiêu số một của cách mạng là độc 2 lập dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất... tập trung giải quyết c mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp - Nhật... Điều này phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước... IV.b (3 điểm) o - Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, V.I.Lênin đã có nhận định : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu h phương tổ chức vững chắc.” u i Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Pháp, hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. - Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). V a) Đặt vấn đề : Để tiến hành chiến tranh, mỗi bên tham chiến đều phải đặt cho mình hai vấn đề cần giải quyết là hậu phương và tiền tuyến. Tiền tuyến không thể giành thắng lợi nếu không có một hậu phương vững chắc, vì như Lênin đã từng nói : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Nhận rõ tầm quan trọng này nên trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng và chính phủ ta luôn chú ý xây dựng hậu phương vững mạnh. b) Chứng minh Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. - Chính trị: Không ngừng nâng cao khối đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng, chống âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng. Tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của Đảng làm hạt nhân lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh – Liên Việt đầu năm 1951... Trang 130
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Công tác vận đồng bào miền núi, đồng bào công giáo, quần chúng trong vùng địch tạm chiếm, công tác vận động Nguỵ binh được Đảng coi trọng. - Kinh tế : Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc bảo đảm phục vụ kháng chiến, ổn định đời sống nhân dân; thực hiện chủ trương “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”... Năm 1952, Chỉ phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm... Đặc biệt, Đảng ta không ngừng thực hiện từng bước nhiệm vụ dân chủ cho nông dân; từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, Đảng và Chính phủ đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. Nhờ đó đã động viên sức mạnh to lớn của hậu phương cho kháng chiến thắng lợi. Cơ sở công nghiệp quốc phòng được xây dựng khá nhiều với quy mô vừa và nhỏ ở khắp các vùng tự do và chiến khu... - Về văn hoá, giáo dục, y tế : Năm 1948, Đảng Cộng sản Đông Dương mở Hội nghị văn hoá toàn quốc với báo cáo quan trọng của đồng chí Trường Chinh “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam”.... Phong trào “bình dân học vụ” tiếp tục phát triển... Từ năm 1950 ta bắt đầu thực .v n hiện cải cách giáo dục nhằm xoá bỏ tận gốc những tàn tích của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới – nền giáo dục dân chủ nhân dân.... Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng. Nhiều văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của đời h sống, chiến đấu và sản xuất... Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở nhiều nơi. 4 c) Tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp : 2 c - Hậu phương và tiền tuyến có mối liên hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh : o + Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên được hậu phương tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương củng cố và xây dựng. h + Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết u i định đến thắng lợi ở tiền tuyến. - Hậu phương cung cấp cho tiền tuyến : nhân lực, vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm, thuốc men, thường xuyên bổ sung lực lượng cho tiền tuyến và khích lệ tiền tuyến chiến đấu. Hậu phương chăm lo cứu chữa V thương binh, đón tiếp các chiến sĩ ốm đau bệnh tật trở về. - Hậu phương còn là chỗ “dừng chân” của các lực lượng vũ trang sau từng chiến dịch để học tập rút kinh nghiệm tác chiến, bồi bổ sức lực. - Sự đúng đăn của đường lối chiến tranh nhanh nhân dân của Đảng thể hiện rõ trong việc xây dựng hậu phương, một yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Trang 131
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Lý phần điện xoay chiều (4 đề)
20 p | 256 | 87
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa (2007-2008)_M234
4 p | 135 | 26
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa_Biên soạn: Phạm Ngọc Sơn
5 p | 129 | 24
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 1
4 p | 114 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 6
4 p | 114 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 8
5 p | 85 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 7
4 p | 82 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 5
4 p | 73 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 15
4 p | 67 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 3
4 p | 101 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 2
4 p | 84 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 14
4 p | 87 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 13
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 12
4 p | 78 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 11
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 10
4 p | 69 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 9
4 p | 68 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 4
5 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn