intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau dây thần kinh sọ Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

Chia sẻ: Quynh Quynh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau dây thần kinh sọ có thể có nhiều nguyên nhân, mặc dù chúng có thể không xác định được. Trong một số trường hợp, các dây thần kinh sọ bị tổn thương do chèn ép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau dây thần kinh sọ Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

  1. Đau dây thần kinh sọ - Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân Đau dây thần kinh sọ có thể có nhiều nguyên nhân, mặc dù chúng có thể không xác định được. Trong một số trường hợp, các dây thần kinh sọ bị tổn thương do chèn ép. Các dây thần kinh có thể bị đè ép hoặc kẹp lại do những cấu trúc xung quanh như mạch máu hoặc khối u. Chúng cũng có thể bị tổn thương bởi chất độc, thuốc hoặc chấn thương (bao gồm luôn cả phẫu thuật) gây đau. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây đau dây thần kinh sọ của bệnh nhân không thể xác định được. Một số bệnh hoặc một số tình trạng nhiễm trùng cũng có thể gây đau dây thần kinh sọ. Bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu cung cấp cho các dây thần kinh có thể gây trục trặc trong chức năng của các dây thần kinh. Một số bệnh về thận và máu (vd như rối loạn chuyển hóa porphyrin) làm cho chất độc tích tụ trong máu có thể dẫn đến đau dây thần kinh. Những bệnh khác có thể cũng liên quan đến đau dây thần kinh sọ bao gồm bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, giang mai và bệnh Lyme. Herpes zoster oticus và đau dây thần kinh sau phẫu thuật cũng có thể là kết quả của tổn thương dây thần kinh do virus bệnh thủy đậu và zona. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường xảy ra ở một số người nhất định. Nhiều thể bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi. Chẳng hạn như bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu thường gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, bệnh đau dây thần kinh sinh ba thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Ngoài ra cũng có một số thể bệnh (vd như hội chứng Raeder) có thể xảy ra nhiều hơn hoặc chỉ xảy ra ở nam giới. Ngược lại, đau
  2. dây thần kinh sinh ba thường gặp ở phụ nữ. Ở một số trường hợp, đau dây thần kinh sinh ba xảy ra có tính cách gia đình, có thể là biểu hiện có sự liên quan di truyền. NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH Triệu chứng chính của bệnh là đau tái phát nhiều lần ở những khu vực nhất định ở đầu. Nó thường tái phát ở cùng một vị trí, và thường có cảm giác ở gần bề mặt da hoặc da đầu. Cơn đau có thể lan qua những vùng khác nhau của đầu và theo đường đi của dây thần kinh bị tổn thương. Đôi khi, bệnh nhân cũng có thể đau tai hoặc đau mắt. Ở nhiều trường hợp, những yếu tố kích thích cơn đau có thể xác định được và do đó có thể giúp bệnh nhân tránh được những yếu tố kích thích đó. Những loại đau dây thần kinh sọ và đau mặt hoặc đầu có liên quan bao gồm: Đau dây thần kinh sinh ba. Đau chói, đột ngột dọc theo một bên mặt, đặc biệt là ở  phần dưới mặt hoặc hàm. Đau dây thần kinh thiệt hầu. Đau như bị giật điện bắt nguồn từ họng và lan đến  tai. Đau dây thần kinh lang thang và dây thần kinh thanh quản trên. Cơn đau chủ yếu  ảnh hưởng đến họng và hàm. Đau dây thần kinh trung gian. Cảm giác bị cắt sâu bên trong tai.  Herpes zoster oticus. Đau nặng nề ở bên trong và xung quanh tai.  Hội chứng Raeder. Cảm giác nóng rát liên tục gần một bên mắt.  Hội chứng nhức đầu chùm - máy cơ. Là sự kết hợp giữ đau dây thần kinh sinh ba  và nhức đầu chùm có vị trí gần mắt. Cơn đau có liên quan đến những dạng nhức đầu khác có khuynh hướng ảnh hưởng đến những khu vực rộng lớn hơn ở đầu so với những cơn đau do dây thần kinh sọ. Ngoài ra, một số dạng đau dây thần kinh sọ có thể được đặc trưng bởi chu kỳ thuyên giảm rồi lại tái phát. Trong tiến triển của bệnh, thời gian thuyên giảm có thể trở nên ngắn hơn và ít xuất hiện hơn khi bệnh nặng hơn. Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến đau dây thần kinh sọ có thể bao gồm: Nhạy cảm với sờ chạm và thay đổi nhiệt độ.  Ngứa và tê.  Yếu cơ hoặc liệt cơ  Không đổ mồ hôi được  Cảm giác da bất thường  Mất cảm giác.  NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
  3. Bạn nên đến khám bệnh nếu nghi ngờ bị đau dây thần kinh sọ. Trước khi thiết lập chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xem xét lại bệnh sử của bệnh nhân thực hiện khám thần kinh. Bệnh sử của bệnh nhân sẽ bao gồm những câu hỏi về các triệu chứng của người bệnh. Những yếu tố làm nhân lên số lần xuất hiện các triệu chứng có thể giúp xác định cơ chế kích thích các triệu chứng xảy ra. Khám thần kinh thường bao gồm khám phản xạ của bệnh nhân, sự phối hợp và tình trạng thần kinh. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tìm những khu vực bị nhạy cảm đau dọc theo đường đi của các dây thần kinh sọ và những bất thường chức năng của bất kỳ dân thần kinh nào nếu có, chẳng hạn như phản xạ bất thường. Để xác định chẩn đoán đau dây thần kinh sọ, bác sĩ cần phải loại trừ hết những nguyên nhân gây nhức đầu khác có thể xảy ra, chẳng hạn như nhức đầu migraine hoặc những loại nhức đầu khác, viêm động mạch thái dương, nhiễm trùng, gãy xương, hoặc viêm khớp. Do đó cũng có thể cần một số phân tích cận lâm sàng khác, trong đó có xét nghiệm máu. Những xét nghiệm này có thể giúp xác định những nguyên nhân có thể gây đau dây thần kinh sọ như đường huyết cao và suy chức năng thận. Điện cơ đồ (EMG - Electromyogram) và khảo sát tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCS - Nerve Conduction Velocity Study) cũng có thể thực hiện để xác định xem những triệu chứng của bệnh nhân có phải là do tổn thương cơ hoặc dây thần kinh hay không, và tổn thương đã lan rộng đến đâu. Điện cơ đồ giúp xác định sức khỏe của các mô cơ và NCS giúp xác định tính hiệu quả của một số dây thần kinh. Trong một số trường hơp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu khám nha khoa để xác định xem có phải cơn đau là do vấn đề răng miệng hay không. Có thể thực hiện các khảo sát hình ảnh bao gồm MRI (cộng hưởng từ) của não, có thể xác định xem có khối u hoặc những cấu trúc khác đè ép lên dây thần kinh sọ gây đau hay không. MRI cũng có thể giúp xác định những bất thường thần kinh có thể gây đau, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng. Trong những trường hợp trên, bệnh nhân cũng có thể sẽ được chọc dịch não tủy. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA Trong một số trường hợp đau dây thần kinh, cơn đau có thể giảm dần theo thời gian mà không cần điều trị. Ở những trường hợp khác, có thể cần phải điều trị để làm giảm triệu chứng của bệnh nhân. Cách điều trị t ùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, độ nặng và vị trí của cơn đau. Có nhiều loại thuốc có thể làm giảm những cơn đau dây thần kinh sọ. Nên khởi đầu điều trị với những loại thuốc giảm đau thông thường. Nếu chúng không có tác dụng, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân những loại thuốc giảm đau mạnh hơn, bao gồm:
  4. Thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này giúp điều hòa những dẫn truyền  thần kinh của não. Chúng thường được dùng để làm giảm những triệu chứng trầm cảm nhưng cũng có thể có tác dụng giảm đau do dây thần kinh sọ. Thuốc chống co giật. Là những loại thuốc giảm những hoạt động điện của não.  Chúng cũng giúp làm giảm đau do dây thần kinh sọ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân và bác sĩ cần phải hợp tác với nhau để theo dõi những đáp ứng của bệnh nhân với thuốc. Có thể phải cần một khoảng thời gian mới t ìm ra được loại thuốc và liều phù hợp để điều trị những triệu chứng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, thuốc không thể chữa khỏi đau được nhưng có thể làm giảm đau. Trong những trường hợp này, có thể cần phải có những cách điều trị khác, có thể bao gồm: Nghỉ ngơi. Là cách điều trị đơn giản nhất có thể làm giảm những stress thực thể  và giúp cơ thể có thể phản ứng lại với nguyên nhân gây đau. Thuốc tiêm. Dùng thuốc tê cục bộ tiêm vào khu vực gần dây thần kinh bị tổn  thương có thể làm giảm đau. Vật lý trị liệu. Các bài tập được các nhà vật lý trị liệu hướng dẫn có thể giúp làm  giảm sự xuất hiện các cơn đau. Massage. Những thao tác trên da và gân xung quanh dây thần kinh bị tổn thương  có thể làm giảm sự chèn ép gây đau. Phẫu thuật. Trong một ôố trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ khối u  hoặc điều chỉnh vị trí của những mạch máu chèn ép dây thần kinh. Cũng có những trường hợp phải lấy toàn bộ hoặc một phần dây thần kinh ra để giảm đau. Cách này thường hiệu quả nhưng bệnh nhân cũng có thể bị mất những cảm giác khác liên quan đến dây thần kinh bị lấy đi. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do các dây thần kinh sọ có thể xuất hiện mà không báo trước và không thể phòng ngừa. Một ngoại lệ là herpes zoster oticus, đôi khi có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị sớm bệnh zona. Tự chăm sóc tốt bản thân do những bệnh khác (chẳng hạn như bệnh nhân đái tháo đường theo dõi mức đường huyết của họ) có thể giúp phòng ngừa những trường hợp bị đau dây thần kinh sọ. Ở một số bệnh nhân, ghi lại lịch xuất hiện các cơn đau hằng ngày (lúc nào, ở đâu, một trường hoặc những yếu tố khác) có thể giúp xác định ra nguyên nhân gây khởi phát cơn đau để có thể phòng tránh trong tương lai. NHỮNG CÂU BẠN CÓ THỂ HỎI BÁC SĨ Chuẩn bị các câu hỏi một cách kỹ lưỡng có thể giúp bệnh nhân thảo luận được tốt hơn với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ những câu hỏi sau về cơn nhức đầu do dây thần kinh sọ của họ: Tại sao bác sĩ lại nghĩ tôi bị đau dây thần kinh sọ? 
  5. Tôi bị đau loại dây thần kinh sọ nào?  Những nguyên nhân nào có thể gây ra cơn đau của tôi?  Có những xét nghiệm nào cần làm để xác định lại chẩn đoán của bác sĩ, hoặc đển  xác định nguyên nhân gây đau? Tôi cần phải chuẩn bị những gì cho các xét nghiệm đó? Cơn đau của tôi có thể sẽ diễn tiến theo hướng ngày càng nặng hơn không?  Những triệu chứng của tôi có phải là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn  không? Bệnh của tôi có di truyền không?  Tôi có thể lựa chọn những phương pháp điều trị nào? Bác sĩ có khuyên tôi điều trị  theo cách nào không, và những nguy cơ hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra? Tôi sẽ cần phải điều trị theo cách này trong bao lâu?  Có bao nhiêu khả năng những triệu chứng của tôi sẽ xuất hiện lại sau khi được  điều trị?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0