Đầu tư trực tiếp nước ngoài có góp phần biến đổi khí hậu? Trường hợp các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Đầu tư trực tiếp nước ngoài có góp phần biến đổi khí hậu? Trường hợp các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á" tập trung phân tích bộ dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới giai đoạn 2000-2020 để làm rõ tác động của FDI đến biến đổi khí hậu tại 43 nền kinh tế châu Á đang phát triển. Kết quả chỉ ra FDI có tương quan thuận đến lượng phát thải CO2, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có góp phần biến đổi khí hậu? Trường hợp các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á
- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÓ GÓP PHẦN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU? TRƯỜNG HỢP CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á TS Nguyễn Thị Mai1 Lê Quang Đức2 Đào Ngọc Thúy Vi 3 Thân Thị Hồng Nguyên4 Ngô Ngọc Minh Khuê5 Phạm Lê Ngọc Như6 Tóm tắt Thế giới đang đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó nguyên nhân chính là hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia đang phát triển chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đạt tăng trưởng kinh tế nhưng nếu không kiểm soát tốt thì luồng vốn này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nghiên cứu này tập trung phân tích bộ dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới giai đoạn 2000-2020 để làm rõ tác động của FDI đến biến đổi khí hậu tại 43 nền kinh tế châu Á đang phát triển. Kết quả chỉ ra FDI có tương quan thuận đến lượng phát thải CO2, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện sự khác nhau về tình hình biến đổi khí hậu ở giai đoạn trong và sau suy thoái kinh tế 2007-2009. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị, nhằm hạn chế mức độ tác động tiêu cực của FDI đến môi trường. Từ khóa: biến đổi khí hậu, châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), môi trường. 1. Giới thiệu Trong thời đại toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế của các nước. FDI có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho nước nhận đầu tư, mang lại phương thức sản xuất mới cho các doanh nghiệp địa phương và nâng cao chất lượng lao động, từ đó tăng cơ hội việc làm cho người dân (Lee, 2013; Omri và Kahouli, 2014). Vài thập kỷ gần đây, lượng lớn vốn FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển của khu vực châu Á nhờ việc dỡ bỏ các rào cản thương mại và thực hiện các chính sách thu hút dòng vốn FDI của Chính phủ các quốc gia này. FDI vào các nước đang phát triển ở châu Á tăng 4% lên 535 tỷ USD vào năm 2020, phản ánh khả năng phục hồi trong bối 1 Bộ môn Khoa học Cơ bản, trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM, Email: nguyenthimai.cs2@ftu.edu.vn, số điện thoại: 0909714298 2 Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM 3 Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM 4 Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM 5 Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM 6 Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM 976
- cảnh FDI toàn cầu thu hẹp (UNCTAD, 2021). Tuy nhiên, sự gia tăng FDI đã vô tình tạo áp lực khổng lồ lên tài nguyên môi trường nước sở tại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan thuận giữa FDI và lượng phát thải CO2 - nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu (Paul và cộng sự, 2021; Jiang và cộng sự, 2021; Yan, 2021; Rashid và cộng sự, 2021; Bardi và Hfaiedh, 2021). Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2020 ghi nhận là năm “ấm nhất” từ 2010 ở khu vực Châu Á với nhiệt độ trung bình cao hơn 1,5°C so với mức trung bình của 1981–2010. Cùng với đó, nhiệt độ bề mặt nước biển và sự ấm lên của đại dương trong và xung quanh châu Á đang tăng hơn mức trung bình toàn cầu - với tốc độ gấp ba lần so với trường hợp của biển Ả Rập (Tổ chức khí tượng thế giới, 2020). FDI đã có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế ở các quốc gia Châu Á đang phát triển, nhưng đồng thời cũng không thể phủ nhận những tác nhân tiềm ẩn mà nó có thể gây ra cho môi trường nước tiếp nhận đầu tư. Trong những năm gần đây, trung tâm ô nhiễm từ các quốc gia phát triển đã được chuyển hướng sang các nước đang phát triển do tốc độ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Chỉ bằng cách phối hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á mới có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Nghiên cứu tiếp tục khai thác một chủ đề đã thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên ở các nước đang phát triển khu vực châu Á nghiên cứu tác động của FDI đối với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM). Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn đi xa hơn các nghiên cứu trước đó bằng cách xem xét ảnh hưởng trong giai đoạn trong và sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2009. Trong tình hình hiện nay khi đại dịch Covid-19 đang cho thấy dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế mới trên phạm vi toàn cầu, cách tiếp cận mới này đưa ra một cái nhìn tổng thể để đề xuất những chính sách phù hợp và kịp thời cho các nền kinh tế châu Á đang phát triển. 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến đổi khí hậu Với sức lan tỏa nhanh chóng của FDI trong thời đại toàn cầu hóa cùng với tình trạng suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu đã tiến hành xem xét liệu sự gia tăng FDI có tác động đến môi trường hay không nhằm đưa ra chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của thế giới. Nhóm tác giả xem xét các nghiên cứu này trong bối cảnh hai tác động chính FDI gây ra đối với chất lượng môi trường: tác động ngược dấu (giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm) và tác động cùng dấu (giả thuyết Hiệu ứng lan tỏa). 2.1. Giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm 977
- Giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm lần đầu được xây dựng trong lý thuyết kinh tế bởi Copeland và Taylor (1994). Theo đó, khi thương mại được tự do hóa, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm có xu hướng dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn, mang lại FDI nhưng kéo theo đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng và biến những nước này thành “Nơi ẩn giấu ô nhiễm”. Lý do chính là do nhu cầu của các công ty đa quốc gia đối với việc giảm thiểu chi phí phát sinh khi phải tuân thủ theo các quy định về môi trường tại các nước phát triển như thuế môi trường, chi phí phát sinh do chậm trễ hoặc chống thi hành các quy định, chi phí nếu xảy ra kiện tụng liên quan đến ô nhiễm môi trường và chi phí nghiên cứu lại quy trình sản xuất sao cho phù hợp với giới hạn phát thải. Ủng hộ giả thuyết này, nghiên cứu của Shakib và cộng sự (2021) đã điều tra mối liên hệ của năng lượng, kinh tế và môi trường từ 1995 đến 2019 ở 42 nước đang phát triển trong nhóm BRI (Sáng kiến một vành đai) và cho thấy mức độ tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số và FDI có mối quan hệ dương với ô nhiễm môi trường. 2.2. Giả thuyết hiệu ứng lan tỏa Song song với giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm, giả thuyết Hiệu ứng lan tỏa cũng được nhiều học giả sử dụng để nghiên cứu tác động của FDI đến môi trường. Theo giả thuyết này, các nhà đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước nhận đầu tư. Họ cũng thúc đẩy sự phát triển công nghệ bảo vệ môi trường của nước sở tại thông qua việc truyền bá kiến thức và lan tỏa công nghệ. Tóm lại, FDI thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ công nghệ của nước nhận đầu tư, đồng thời giúp các nước này giảm thiểu các vấn đề môi trường. Để chứng minh giả thuyết này, Marques & Caetano (2020) đã điều tra mối quan hệ giữa FDI và phát thải môi trường ở 21 quốc gia được phân chia theo nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp trong giai đoạn từ 2001 đến 2017 bằng cách sử dụng phương pháp ARDL. Họ kết luận FDI vào các nước có thu nhập cao góp phần giảm lượng khí thải CO2 cả trong ngắn hạn và dài hạn. Shao (2018) nghiên cứu tác động của FDI đối với phát thải CO2 bằng cách sử dụng phương pháp ước tính GMM cho dữ liệu của 188 quốc gia trong giai đoạn 1990-2013. Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết “Hiệu ứng lan tỏa” ở các nước thu nhập cao, được lý giải là vì nhóm nước này tập trung vào chất lượng của nguồn vốn FDI thay vì số lượng dòng vốn. Tóm lại, từ các nghiên cứu của hai giả thuyết trên, FDI có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường của nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, khung thời gian và khu vực được chọn để thực hiện nghiên cứu. Ngoài những nghiên cứu phân chia rõ ràng về tác động của FDI, cũng có những kết luận cho rằng FDI 978
- vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có tác dụng ức chế đối với hiệu suất phát thải CO2 ra môi trường (Song, Mao và Han, 2021; Dauda, Long, Mensah, Salman, Boamah, Wireko và Dogbe, 2021). Sự không đồng nhất trong tác động của FDI đến môi trường có thể được lý giải bởi sự khác nhau về thời gian nghiên cứu, các khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu (Mukhtarov và các cộng sự, 2020). Các phương pháp tiếp cận kinh tế lượng khác nhau, cũng như các khung lý thuyết khác biệt đã được cho là nguyên nhân chính cho sự không đồng nhất trong kết quả. Cụ thể hơn, hiện tại các cách tiếp cận khá đa dạng và khác biệt, từ tiến hành mô hình hồi quy cho đến nghiên cứu tình huống. Ngoài ra, do cơ sở dữ liệu không đồng nhất và khó khăn khi thu thập thống kê chính xác về mức độ ô nhiễm, chi phí giảm thiểu và mức độ hiệu quả của các quy định về môi trường, các tác giả đã phải dựa vào các cơ sở dữ liệu thay thế khác nhau. Hơn nữa, ảnh hưởng của FDI đối với sự suy thoái môi trường khác nhau tùy theo quốc gia hoặc nhóm quốc gia, cũng như các chỉ số được sử dụng. Chính vì vậy, hiện tại không có sự thống nhất nào giữa các nghiên cứu cho mối tương quan này. 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Theo đó, nhóm tác giả xem xét các nghiên cứu trong bối cảnh hai tác động chính mà FDI gây ra đối với môi trường, đó là tác động cùng dấu (giả thuyết Hiệu ứng lan tỏa) và tác động ngược dấu (giả thuyết Nơi ẩn giấu ô nhiễm) giữa FDI và ô nhiễm môi trường. Đề tài đề xuất các giả thuyết liên quan đến mô hình nghiên cứu tác động của FDI đến biến đổi khí hậu. Dựa theo các nghiên cứu trước, hiện tượng biến đổi khí hậu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gồm (1) các yếu tố kinh tế (vốn FDI, độ tăng trưởng GDP, độ mở thương mại), (2) yếu tố về đô thị hóa (tỷ lệ dân số, lực lượng lao động, quy mô đô thị hóa), (3) sự phát triển về công nghệ (yếu tố đổi mới công nghệ) và (4) yếu tố phát triển nông nghiệp. Từ đó, đề tài đưa ra những giả thuyết tương ứng với các yếu tố cấu thành như sau: Giả thuyết 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tương quan thuận với CO2/PM 2.5. Giả thuyết 2: Mức độ tăng trưởng GDP có tương quan thuận với phát thải CO2/PM 2.5. Giả thuyết 3: Dân số có tương quan thuận với CO2/PM 2.5. Giả thuyết 4: Quy mô đô thị hóa có tương quan thuận với phát thải CO2/PM 2.5. Giả thuyết 5: Giá trị gia tăng của ngành sản xuất có quy mô công nghệ vừa và cao có tương quan nghịch với phát thải CO2/PM 2.5. Giả thuyết 6: Giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư nghiệp có tương quan nghịch với phát thải CO2/PM 2.5. 979
- Giả thuyết 7: Độ mở thương mại có tương quan thuận với phát thải CO2/PM 2.5. Giả thuyết 8: Lực lượng lao động có tương quan thuận với CO2. Giả thuyết 9: Tỷ lệ thất nghiệp có tương quan nghịch với CO2/PM 2.5. 3. Phương pháp nghiên cứu Theo Gujarati (2004), mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian ký hiệu là i, và thời gian ký hiệu là t có dạng như sau: Yit = β1it + β2it X2it + β3it X3it +…+ βkit Xkit + uit (3.1) Và việc ước lượng phương trình (3.1) phụ thuộc vào các giả định về tung độ gốc, các hệ số độ dốc và số hạng sai số uit. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả giả định chỉ xét tung độ gốc thay đổi đơn vị không gian và hệ số độ dốc thì không thay đổi theo không gian và thời gian cho cả 3 loại mô hình phổ biến trong phân tích sử dụng số liệu bảng là: mô hình hồi quy gộp cho hệ số không thay đổi (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Để lựa chọn mô hình phù hợp với dữ liệu bảng, Gujarati (2004) khuyến cáo hãy bắt đầu với mô hình Pooled OLS, FEM và thực hiện kiểm định các giả thuyết. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện hồi quy cả ba mô hình trên và lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Các biến đưa vào mô hình được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Khai báo các biến trong mô hình Kỳ Kế thừa các Tên Nguồn Diễn giải, công thức tính vọng nghiên cứu biến số liệu dấu trước Biến đại diện để đo lường tình trạng biến Kumaran và lnco đổi khí hậu, được tính bằng logarit tự cộng sự Github 2 nhiên của tổng lượng phát thải khí CO2, (2021) đơn vị là triệu tấn theo hệ mét. Biến đại diện để đo lường tình trạng biến đổi khí hậu, được tính bằng lượng phát Xie và cộng pmt OECD thải bụi mịn PM 2.5, đơn vị là microgam sự (2020) trên mét khối. Dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước Paul và cộng lnfdi ngoài, được tính bằng logarit tự nhiên của + WDI sự (2021) dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước 980
- Kỳ Kế thừa các Tên Nguồn Diễn giải, công thức tính vọng nghiên cứu biến số liệu dấu trước ngoài, đơn vị là đô la Mỹ theo tỷ giá năm 2020. Mức độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội, được tính bằng phần trăm tăng Khan và cộng gdp + WDI trưởng hằng năm của tổng sản phẩm quốc sự (2021) nội, đơn vị phần trăm. Dân số, được tính bằng logarit tự nhiên Mujtaba và lnpo của của tổng dân số quốc gia, đơn vị + cộng sự WDI p người. (2021) Quy mô đô thị hóa, được tính bằng tỷ lệ Hoàng và urb dân số thành thị trên tổng dân số quốc gia, + cộng sự WDI đơn vị phần trăm. (2021) Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất có quy mô công nghệ vừa và cao, được tính Shakib và mht bằng tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành - cộng sự WDI này trên tổng giá trị gia tăng của ngành (2021) sản xuất, đơn vị phần trăm. Giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư Shakib và nghiệp, được tính bằng tỷ lệ giá trị gia agd - cộng sự WDI tăng của ngành trên tổng sản phẩm quốc (2021). nội, đơn vị phần trăm. Opoku và các Độ mở thương mại, được tính bằng tỷ lệ cộng sự của tổng xuất và nhập khẩu của hàng hóa (2021), ope + WDI dịch vụ trên tổng sản phẩm quốc nội, đơn Singhania và vị phần trăm. các cộng sự (2021) 981
- Kỳ Kế thừa các Tên Nguồn Diễn giải, công thức tính vọng nghiên cứu biến số liệu dấu trước Lực lượng lao động, được tính bằng tỷ lệ Mujtaba và lfo dân số trên độ tuổi từ 15 đến 64 đang tham + các cộng sự WDI gia hoạt động kinh tế, đơn vị phần trăm. (2021) Tỷ lệ thất nghiệp, được tính bằng tỷ lệ Khan và các utl người thất nghiệp trên tổng lực lượng lao - cộng sự ILO động, đơn vị phần trăm. (2021) rs1=1 nếu đang ở giai đoạn tiền suy thoái tức 2000-2006, rs1=0 với các trường hợp Gallego- rs1, còn lại; rs2=1 nếu đang ở giai đoạn suy Aslvarez và rs2, thoái, rs2=0 với các trường hợp còn lại; + các cộng sự rs3 rs3=1 nếu đang ở giai đoạn hậu suy thoái (2014) tức 2010-2020, rs3=0 với các trường hợp còn lại. int1, int1 Biến tương tác: 0, int1: lnfdi x rs1; Khám phá của int1 int10: lnfdi x rs3; + nhóm tác giả 3, int13: urb x rs3; int1 int14: mht x rs3. 4 Nguồn: Nhóm tác giả (2022) Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 43 nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, bao gồm: Ả Rập Xê Út, Afghanistan, Ấn Độ, Bahrain, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Đông Timor, Fiji, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kiribati, Kuwait, Lào, Li-băng, Malaysia, Maldives, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Qatar, Samoa, Singapore, Solomon Islands, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Vanuatu, Việt Nam, Yemen và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Do 3 nền kinh tế là Đài Loan, Triều Tiên và Palestine bị hạn chế về mặt dữ liệu ở biến FDI nên đã bị loại khỏi mẫu nghiên cứu. Thời gian của dữ liệu là từ năm 2000 đến năm 2020. Dữ liệu được thu thập chủ yếu 982
- từ Ngân Hàng Thế Giới và đã được xử lý cho phù hợp với tính chất của biến trong mô hình định lượng nhằm đảm bảo tính đồng nhất và tin cậy bởi nhóm tác giả. Trong quá trình xử lý, có những dữ liệu ở một vài năm của một số nền kinh tế không đảm bảo và không đáp ứng được ước lượng nên nhóm tác giả đã loại ra khỏi mô hình. Ngoài ra, trong khoảng thời gian được nghiên cứu, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trải qua cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2009, có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của khu vực. Lý do chính xuất phát từ việc các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu dừng cho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về. Do đó, nhóm tác giả sử dụng các biến giả để chia thời gian nghiên cứu thành các giai đoạn trước, trong và sau suy thoái kinh tế để có thể làm rõ sự khác biệt trong tác động của FDI cũng như các yếu tố khác đến biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn thời gian khác nhau. 4. Kết quả mô hình đo lường tác động của FDI đến biến đổi khí hậu 4.1. Thống kê mô tả Để nhận diện các thông số của dữ liệu trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình định lượng Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn nhất nhất lnco2 901 3,128 2,676 -3,540 9,275 pmt 903 20,342 23,931 0 95,800 lnfdi 811 20,584 2,748 11,890 26,396 gdp 894 4,245 5,562 -36,658 53,382 lnpop 903 16,104 2,268 11,343 21,068 urb 903 55,419 29,334 12,978 372,435 mht 740 25,886 19,361 0,260 88,037 agd 876 12,622 10,756 0,030 57,140 ope 874 101,628 70,112 25,277 442,620 lfo 882 63,510 12,210 31,170 88,510 utl 882 4,951 3,642 0,110 18,500 rs1 903 0,333 0,472 0 1 rs3 903 0,524 0,500 0 1 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2022) Bảng thống kê mô tả gồm 12 biến, trong đó các biến co2, fdi và pop có độ lệch chuẩn tương đối lớn. Vì vậy, nhóm tác giả đã lấy ln của các biến đó để phân phối là phân 983
- phối chuẩn. Cũng theo bảng thống kê mô tả các biến cho thấy tất cả các biến đều có giá trị trung bình là dương. Trong đó, dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khoảng 11,89-26,39 với giá trị trung bình là 20,58 và độ lệch chuẩn 2,75. Tổng dân số có giá trị độ lệch chuẩn 2,27 thấp hơn vốn FDI và khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cũng ngắn hơn so với vốn FDI. Giá trị trung bình của độ mở thương mại là lớn nhất 101,63 và giá trị trung bình của biến rs1 là 0,33 thấp nhất. Trong số các biến nghiên cứu, độ mở thương mại cũng có độ lệch chuẩn lớn nhất 70,11. Điều này chỉ ra rằng có sự khác biệt tương đối lớn về độ mở thương mại giữa các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á và thấp nhất cũng là biến rs1 với độ lệch chuẩn 0,47. Một mô hình lý tưởng là các biến độc lập không có tương quan với nhau, mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc và thông tin đó không có trong biến độc lập khác. Khi đó hệ số hồi quy riêng cho biến ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi. Để kiểm tra mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình, đề tài sử dụng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình. Kết quả được trình bày chi tiết ở Phụ lục 2 và Phụ lục 3 cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp biến giải thích trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 nên có thể kết luận các cặp biến phụ thuộc không có tương quan chặt với nhau và không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. 4.2. Kiểm định của mô hình Nghiên cứu đã thực hiện các bước kiểm định liên quan đến mô hình bao gồm kiểm định Wooldridge test, kết quả cho thấy mô hình được dùng trong kiểm định có F_value = 71,877 và giá trị Prob.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình trên xảy ra hiện tượng tự tương quan, mô hình có biến phụ thuộc pmt 55 được dùng trong kiểm định có F_value = 195,766, giá trị Prob.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình cũng xảy ra hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Modified Wald, ở mô hình có biến phụ thuộc lnco2, kết quả chỉ ra chi2 (37) = 24.481,54 và Prob>chi2 = 0,0000. Kết quả ở mô hình có biến phụ thuộc pmt chỉ ra chi2 (37) = 3.305,11 và Prob>chi2 = 0,0000. Vậy, cả hai mô hình đều bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Do đó, đề tài đã sử dụng mô hình phương sai sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors). Ước lượng mô hình sai số chuẩn mạnh sẽ cho một kết quả ước lượng đúng của sai số chuẩn trong đó chấp nhận sự hiện diện của hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Bên cạnh đó, để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình, đề tài đã sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF, kết quả được thể hiện ở Phụ lục 4 và Phụ lục 5 cho thấy các giá trị VIF đều bé hơn 5, thấp hơn ngưỡng báo động. Điều này cho thấy đa cộng 984
- tuyến không xảy ra trong mô hình của đề tài. Đề tài tiến hành một số kiểm định như kiểm định F, kiểm định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp trong 3 mô hình Pooled OLS, FEM và FEM để tiến hành thảo luận kết quả. Kết quả kiểm định cho thấy p_value của kiểm định F < 0,01 dẫn đến bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman có chi2 (11) = 27,10 và p_value = 0,0044 nên bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là kết quả ước lượng từ mô hình FEM đáng tin cậy hơn. Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của biến lnfdi mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% chứng tỏ nguồn FDI có tác động làm tăng sự biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế châu Á đang phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ vốn FDI tăng lên thì lượng phát thải ô nhiễm cũng tăng theo. Kết quả hồi quy FDI tác động đến biến đổi khí hậu bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM được trình bày chi tiết ở Phụ lục 6. Đối với mô hình có biến phụ thuộc pmt, kết quả hồi quy giữa ba phương pháp Pooled OLS, FEM và REM được trình bày ở Phụ lục 7). Mặc dù ước lượng bằng 3 phương pháp khác nhau nhưng chiều tác động của các biến giải thích trong mô hình cũng rất ổn định. Kết quả chỉ ra sự thống nhất rằng gia tăng FDI sẽ làm tăng bụi mịn. Đề tài tiến hành một số kiểm định như kiểm định F, kiểm định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy p_value của kiểm định F < 0,01 dẫn đến bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman có chi2 (8) = 167,03 và p_value = 0,0000 nên bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là kết quả ước lượng từ mô hình FEM đáng tin cậy hơn. Kết quả cho thấy hệ số hồi quy của biến lnfdi mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% chứng tỏ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động làm tăng bụi mịn đối với các nền kinh tế Châu Á đang phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ vốn FDI tăng lên thì phát thải bụi mịn cũng tăng theo. 4.3. Kết quả mô hình đo lường tác động của FDI đến biến đổi khí hậu Đề tài đã tiến hành thực hiện mô hình hồi quy của biến lnfdi đến lượng phát thải khí CO2 và nồng độ bụi mịn PM 2.5. Kết quả hồi quy của Bảng 3 cho thấy sự tác động của từng biến đến mỗi mô hình là khác nhau, cụ thể: Hệ số hồi quy của biến nguồn vốn vào ròng FDI mang dấu dương và đều mang ý nghĩa ở mức 10% trong cả hai mô hình. Điều này hàm ý rằng sự gia tăng dòng vốn vào ròng FDI sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm, ủng hộ mục tiêu nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nhận định ban đầu của nhóm tác giả rằng các nước đang phát triển nhận đầu tư đang chịu ảnh hưởng xấu về môi trường từ nguồn vốn FDI, hàm ý có hiện tượng Nơi 985
- ẩn giấu ô nhiễm ở các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Theo Copeland và Taylor (1994), khi thương mại hóa, FDI từ các công ty đa quốc gia có thể gây hại cho môi trường, đặc biệt khi các ngành công nghiệp ô nhiễm di chuyển từ các nước phát triển sang đang phát triển, và một số có thể đang tìm cách khai thác lợi thế từ các điều luật kiểm soát môi trường tương đối lỏng lẻo ở nước nhận đầu tư. Kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước đây (Jiang và các cộng sự, 2020; Abdouli và Omri, 2020; Ali và các cộng sự, 2020; An và cộng sự, 2021; Weimin và các cộng sự, 2021; Shakib và các cộng sự, 2021; Xiaoming Yan, 2021). Tuy nhiên, biến lnfdi lại không có ý nghĩa ở mô hình 3, hàm ý rằng dòng vốn vào ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài không tác động đến nồng độ bụi mịn PM 2.5. Bảng 3. Kết quả hồi quy FDI tác động đến biến đổi khí hậu Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Biến Không có biến Có biến tương Biến phụ thuộc tương tác tác PM 2.5 int13: Quy mô đô thị hóa x giai -0,00372** đoạn hậu suy thoái (0,00166) int14: Giá trị gia tăng các ngành -0,00436* sản xuất có quy mô công nghệ (0,00236) vừa & cao x giai đoạn hậu suy thoái lnfdi: Dòng vốn vào ròng đầu tư 0,0461* 0,0404* 1,372 trực tiếp nước ngoài (0,0247) (0,0231) (1,101) gdp: Mức độ tăng trưởng của 0,000853 0,000536 -0,0768 tổng sản phẩm quốc nội (0,00312) (0,00311) (0,174) lnpop: Dân số 0,450** 0,549*** 63,83*** (0,179) (0,195) (10,76) urb: Quy mô đô thị hóa 0,000462 0,00430** 0,0732 (0,00102) (0,00183) (0,0587) mht: Giá trị gia tăng của các -0,00429 -0,000764 -0,150 ngành sản xuất có quy mô công (0,00360) (0,00324) (0,242) nghệ vừa và cao agd: Giá trị gia tăng của ngành -0,0499*** -0,0392** -0,670** nông lâm ngư nghiệp (0,0173) (0,0152) (0,286) ope: Độ mở thương mại -0,000218 -0,000170 0,00781 986
- Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Biến Không có biến Có biến tương Biến phụ thuộc tương tác tác PM 2.5 (0,00112) (0,000957) (0,0501) lfo: Lực lượng lao động 0,0152 0,0164 (0,00981) (0,0102) utl: Tỷ lệ thất nghiệp 0,0261 0,0141 0,717 (0,0162) (0,0140) (0,998) rs1=1 nếu đang ở giai đoạn tiền -0,0817 -0,0828 suy thoái tức 2000-2006, rs1=0 (0,0601) (0,0611) với các trường hợp còn lại rs3=1 nếu đang ở giai đoạn hậu 0,176*** 0,515*** suy thoái tức 2010-2020, rs3=0 (0,0333) (0,0930) với các trường hợp còn lại Hệ số chặn -5,041* -7,021** -1,068*** (2,893) (3,131) (174,5) Số quan sát 664 664 664 Số nhóm quốc gia 37 37 37 R-squared 0,642 0,671 0,288 Giá trị độ lệch chuẩn Robust trong ngoặc đơn (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2022) Glen và cộng sự (2011) chỉ ra rằng giai đoạn sau suy thoái kinh tế, lượng phát thải CO2 tăng, nên nhóm tác giả đã xem xét đưa các giai đoạn trước suy thoái kinh tế (2000- 2006), trong suy thoái kinh tế (2007-2009) và sau suy thoái kinh tế (2010-2020) vào để so sánh lượng phát thải ô nhiễm giữa các giai đoạn. Đề tài đã chia các năm thành các giai đoạn trước suy thoái và giai đoạn hậu suy thoái kinh tế tương ứng với biến rs1 và rs3. Theo đó, giai đoạn hậu suy thoái chứng kiến lượng phát thải khí CO2 tăng và ngược lại lượng phát thải CO2 ít hơn trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Hơn nữa, các biến tương tác quy mô đô thị hóa x giai đoạn hậu suy thoái, giá trị các ngành sản xuất có quy mô công nghệ vừa và cao x giai đoạn hậu suy thoái trong mô hình 2 đều mang ý nghĩa thống kê lần lượt là mức 5% đối với biến int13 và 10% đối với biến int14. Cả hai biến này đều tác động ngược chiều đối với biến phụ thuộc, hệ số hồi quy mang giá trị âm. Khi đó, sự gia tăng quy mô đô thị hóa giai đoạn hậu suy thoái kinh tế làm lượng phát thải ô nhiễm thấp hơn so với giai đoạn trong suy thoái. Sự gia tăng giá trị các ngành sản xuất có quy mô 987
- công nghệ vừa và cao ở giai đoạn hậu suy thoái cũng làm lượng phát thải khí CO2 ít hơn so với giai đoạn trong suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, tổng dân số tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm với mức ý nghĩa lần lượt là 5% ở mô hình 1 và 1% ở mô hình 2. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của O'Neill và các cộng sự, 2012; Cohen, 2015. Kết quả tác động của dân số lên phát thải bụi mịn cũng ủng hộ nghiên cứu của Yan và các cộng sự (2020). Biến quy mô đô thị hóa cũng được xác định là một yếu tố làm thay đổi lượng phát thải khí CO2. Tuy nhiên, biến chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình 2 với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu gần đây ở châu Á và Mỹ Latinh (Anwar và các cộng sự, 2021; Adebayo và các cộng sự, 2021). Cũng theo bảng kết quả phân tích hồi quy, lượng phát thải ô nhiễm chịu sự tác động âm gây ra bởi biến giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở mô hình 1 (mức ý nghĩa 1%) và đối với mô hình 2 (mức ý nghĩa 5%), sự gia tăng quy mô GDP trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp làm chậm đi lượng phát thải khí CO2. Kết quả tương đồng với một số nghiên cứu trước đó (Prosper và cộng sự, 2016; Jebli và cộng sự, 2017; Mahmood và cộng sự, 2019). Luo và cộng sự (2019) cũng ủng hộ kết quả, làm rõ mối tương quan nghịch giữa nông lâm ngư nghiệp với lượng phát thải PM2.5. 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế mà FDI đem lại cho nước nhận đầu tư, dòng vốn này cũng đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó có vấn đề về phát thải ra môi trường - tác nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Từ năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra “Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu” là 1 trong 10 vấn đề nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Những hậu quả của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, axit hóa đại dương hay băng vĩnh cửu tan là không thể tránh khỏi và được coi là gần như không thể đảo ngược. Khí thải CO2 cùng bụi mịn PM 2.5 đã và đang là tác nhân gây nên sự ô nhiễm không khí, khiến nguy cơ đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ nét hơn. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả kết luận các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn đang chịu tác động tiêu cực về môi trường, do những hậu quả của tăng trưởng kinh tế mang lại thông qua thu hút và sử dụng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lý giải cho phát hiện này, nhóm nghiên cứu nhận thấy như sau: Thứ nhất, các tác nhân ô nhiễm như phát thải CO2 và nồng độ bụi PM 2.5 được hình thành chủ yếu từ hoạt động công nghiệp và giao thông đường bộ tại các đô thị lớn. Các quốc gia châu Á có chất lượng không khí kém nhất trong những năm gần đây đây là 988
- Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Mông Cổ và Afganistan. Thứ hai, phần lớn nguồn năng lượng sử dụng ở các quốc gia đang phát triển là nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ nên quá trình đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu sẽ phát thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường và khí nhà kính. Ở một số nơi, hoạt động công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, ồ ạt, góp phần tác động đến việc dòng vốn FDI tập trung nhiều vào các ngành tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường. Thứ ba, hoạt động chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật đối với các nước châu Á nhận đầu tư thông qua các dự án FDI hiện chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Đại đa số công nghệ chuyển giao chỉ đạt trình độ công nghệ ở mức trung bình, thậm chí nhiều dây chuyền công nghệ tụt hậu đến cả hơn nửa thế kỷ. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển vẫn đang chủ yếu là đầu tư các máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, chưa đầu tư đổi mới trang thiết bị dẫn đến quá trình sản xuất còn gây ô nhiễm cao, tiêu hao nhiều năng lượng dẫn đến tác động xấu cho môi trường. Thứ tư, các hệ thống văn bản quy định hay chính sách của chính quyền và cơ quan chức năng chưa được phổ biến rộng rãi, cụ thể đến các doanh nghiệp FDI. Một số còn phức tạp, chồng chéo, thay đổi quá nhanh hoặc quá chậm, gây ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý, thanh tra của chính phủ và cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thiên về tiền kiểm mà chưa chú trọng đến hậu kiểm. 5.2. Một số khuyến nghị 5.2.1. Đối với chính phủ Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách cần triển khai các chính sách để lựa chọn thu hút dòng vốn FDI theo hướng xanh và bền vững hơn thông qua sàng lọc để loại bỏ các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên như dệt may, da giầy, hoặc các ngành công nghiệp nặng như thép, hóa dầu, phân bón, giấy; ưu tiên thu hút đầu tư cho danh mục các ngành nghề thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến. Thứ hai, các chính phủ cần tích cực tìm kiếm và ưu tiên phát triển những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... Thứ ba, các cơ quan ban ngành cần rà soát, ban hành đồng bộ các văn bản, quy định hướng dẫn rõ ràng và chính sách dễ thực hiện về giảm phát thải, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cho đầy đủ các cấp và đối tượng khác nhau trong thành phần nền kinh tế. Các lĩnh vực có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cần được siết chặt kỷ luật, đặt ra rào cản để hạn chế những vi phạm nghiêm trọng. Thứ tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, 989
- khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh, thân thiện với môi trường từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế đang phát triển. Thứ năm, tích cực tham gia và tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học hỏi sáng kiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế có sự tham gia của nhiều quốc gia, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Thứ sáu, ở những đô thị lớn đang phát triển tại châu Á - nơi đang góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2009, các chính phủ cần tăng cường đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình, có chính sách kiểm soát mức độ gia tăng dân số, siết chặt tình trạng phát triển đô thị quá nhanh mà thiếu quan tâm giải quyết các rủi ro đến môi trường, có chiến lược phát triển và quy hoạch đô thị thông minh, thúc đẩy giao thông công cộng, xây dựng mới nhiều mảng xanh (cây trồng, công viên,...) để cải thiện bầu khí quyển. 5.2.2 Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ, tuân thủ và áp dụng hiệu quả các quy định, chính sách của chính phủ về giảm phát thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp hiểu sai và thực hiện không đúng các yêu cầu được đề ra. Thứ hai, các doanh nghiệp nên hướng đến phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường hay đầu tư vào những dự án xanh, áp dụng tốt các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Thứ ba, sự tự chuẩn bị và lên các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều kịch bản xảy ra khác nhau là điều cần thiết cho các doanh nghiệp để có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu đem lại, đảm bảo doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Mặc dù bài viết đã chỉ ra được vốn FDI tăng mức phát thải dẫn đến gia tăng tình hình biến đổi khí hậu tại các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, bài viết vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa xem xét đến đặc điểm nền kinh tế bao gồm thu nhập, vị trí vùng địa lý,... để làm rõ mức độ tác động của FDI lên môi trường giữa từng nền kinh tế có đặc điểm khác nhau. Đồng thời, để đo lường biến đổi khí hậu, phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh phát thải CO2 và bụi mịn PM 2.5 mà chưa nghiên cứu đến các chỉ số ô nhiễm khác như nhiệt độ bề mặt trung bình hàng năm, mực nước biển trung bình, lượng mưa toàn cầu,... Từ đó, các nghiên cứu tiếp theo cần tiến hành xem xét, bổ sung các biến này vào mô hình để có thể giải thích toàn diện và đầy đủ hơn ảnh hưởng của FDI đến biến đổi khí hậu tại từng nền kinh tế đang phát triển khác nhau trong khu vực châu Á, giúp đưa ra những khuyến nghị thiết thực cho chính phủ lẫn doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. 990
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdouli, M., & Omri, A. (2021). Exploring the nexus among FDI inflows, environmental quality, human capital, and economic growth in the Mediterranean region. Journal of the Knowledge Economy, 12(2), 788-810. 2. Adesina, K. S., & Mwamba, J. W. M. (2019). Does economic freedom matter for CO2 emissions? Lessons from Africa. The Journal of Developing Areas, 53(3). 3. Akamatsu, K. (1962). A historical pattern of economic growth in developing countries. The developing economies, 1, 3-25. 4. Akyüz, Y. (2010). The global economic crisis and Asian developing countries: impact, policy response and medium-term prospects. Third World network (TWN). 5. Ali, M. U., Gong, Z., Ali, M. U., Wu, X., & Yao, C. (2021). Fossil energy consumption, economic development, inward FDI impact on CO2 emissions in Pakistan: testing EKC hypothesis through ARDL model. International Journal of Finance & Economics, 26(3), 3210-3221. 6. An, T., Xu, C., & Liao, X. (2021). The impact of FDI on environmental pollution in China: Evidence from spatial panel data. Environmental Science and Pollution Research, 28(32), 44085-44097. 7. Apergis, N., Christou, C., & Gupta, R. (2017). Are there environmental Kuznets curves for US state-level CO2 emissions?. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 69, 551-558. 8. Asghari, M. (2013). Does FDI promote MENA region’s environment quality? Pollution halo or pollution haven hypothesis. Int J Sci Res Environ Sci, 1(6), 92-100. 9. Bardi, W., & Hfaiedh, M. A. (2021). Causal interaction between FDI, corruption and environmental quality in the MENA region. Economies, 9(1), 14. 10. Ben Jebli, M., Ben Youssef, S., & Apergis, N. (2019). The dynamic linkage between renewable energy, tourism, CO2 emissions, economic growth, foreign direct investment, and trade. Latin American Economic Review, 28(1), 1-19. 11. Bermejo Carbonell, J., & Werner, R. A. (2018). Does foreign direct investment generate economic growth? A new empirical approach applied to Spain. Economic geography, 94(4), 425-456. 12. Brucal, A., & Roberts, M. J. (2017). Do energy efficiency standards hurt consumers? Evidence from household appliance sales. Journal of Environmental Economics and Management, 96, 88–107. 13. Cheng, Z., Li, L., & Liu, J. (2020). The impact of foreign direct investment on urban PM2. 5 pollution in China. Journal of environmental management, 265, 110532. 991
- 14. Cohen, J. E. (2015). Population and climate change. Proceedings of the American Philosophical Society, 154(2), 158-182. 15. Copeland, B. R., & Taylor, M. S. (1994). North-South trade and the environment. The quarterly journal of Economics, 109(3), 755-787. 16. Diaconu, L. (2014). The foreign direct investments in South-East Asia during the last two decades. Procedia Economics and Finance, 15, 903-908. 17. Dietz, T., & Rosa, E. A. (1997). Effects of population and affluence on CO2 emissions. Proceedings of the National Academy of Sciences, 94(1), 175-179. 18. Dunning, J. (2013). International production and the multinational Enterprise (RLE international business). Routledge. 19. CIEM (2017). Điều tra thực tế. 20. Eckaus, R. S. (2006). China's exports, subsidies to state-owned enterprises and the WTO. China Economic Review, 17(1), 1-13. 21. Edoja, P. E., Aye, G. C., & Abu, O. (2016). Dynamic relationship among CO2 emission, agricultural productivity and food security in Nigeria. Cogent Economics & Finance, 4(1), 1204809. 22. Eicke, R. (2009). Tax planning with holding companies - Repatriation of US profits from Europe : concepts, strategies, structures. Alphen aan den rijn: Kluwer law international. 23. Eskeland, G. S., & Harrison, A. E. (2003). Moving to greener pastures? Multinationals and the pollution haven hypothesis. Journal of development economics, 70(1), 1-23. 24. Glen P. P., Gregg M., Corinne L. Q., Thomas B., Josep G. C. & Michael R. R. (2011). Rapid growth in CO2 emissions after the 2008–2009 global financial crisis. 25. Granados, J. A. T., & Spash, C. L. (2019). Policies to reduce CO2 emissions: Fallacies and evidence from the United States and California. Environmental Science & Policy, 94, 262-266. 26. Grossman, G. M., & Krueger, A. B. (1991). Environmental impacts of a North American free trade agreement. 27. Grossman, G. M., & Krueger, A. B. (1995). Economic growth and the environment. The quarterly journal of economics, 110(2), 353-377. 28. Gujarati, D.N. (2004) Basic Econometrics. 4th Edition, McGraw-Hill Companies. 29. Gunby, P., Jin, Y., & Reed, W. R. (2017). Did FDI really cause Chinese economic growth? A meta-analysis. World Development, 90, 242-255. 30. Hejazi, W., & Safarian, A. E. (1999). Trade, foreign direct investment, and R&D spillovers. Journal of International Business Studies, 30(3), 491-511. 992
- 31. Helpman, E. (2006). Trade, FDI, and the Organization of Firms. Journal of economic literature, 44(3), 589-630. 32. Hoffmann, R., Lee, C. G., Ramasamy, B., & Yeung, M. (2005). FDI and pollution: a granger causality test using panel data. Journal of International Development: The Journal of the Development Studies Association, 17(3), 311-317. 33. Hu, X., Ali, N., Malik, M., Hussain, J., Fengyi, J., & Nilofar, M. (2021). Impact of economic openness and innovations on the environment: A new look into asean countries. Polish Journal of Environmental Studies, 30(4), 3601-3613 34. Huang, J., Tian, H., Wang, J., Yang, T., Peng, Y., Wu, S., ... & Li, G. (2021). A Modelling Study on PM2. 5-Related Health Impacts from Climate Change and Air Pollution Emission Control—China, 2010s and 2040s. China CDC Weekly, 3(23), 500. 35. Hymer, S. H. (1960). The international operations of national firms, a study of direct foreign investment (Doctoral dissertation, Massachusetts Institute of Technology). 36. IMF (1993), Balance of Payments Manual: Fifth Edition (BPM5), Washington, D.C., International Monetary Fund. 37. Intergovernmental Panel on Climate Change. (2018). Global warming of 1.5° C: an IPCC special report on the impacts of global warming of 1.5° C above pre- industrial levels and related global greenhouse gas emission pathways, in the context of strengthening the global response to the threat of climate change, sustainable development, and efforts to eradicate poverty. Intergovernmental Panel on Climate Change. 38. Javorcik, B.K.S. and Wei, S.-J. (2001), Pollution Havens and Foreign Direct Investment: Dirty Secret or Popular Myth?, World Bank, Development Research Group, Trade 39. Jiang, H., Kong, P., Hu, Y. C., & Jiang, P. (2021). Forecasting China’s CO2 emissions by considering interaction of bilateral FDI using the improved grey multivariable Verhulst model. Environment, Development and Sustainability, 23(1), 225-240. 40. Keat, H. S. (2009, October). The global financial crisis: impact on Asia and policy challenges ahead. In Federal Reserve Bank of San Francisco Proceedings (No. Oct, pp. 267-276). San Francisco: Federal Reserve Bank. 41. Khan, M. K., Trinh, H. H., Khan, I. U., & Ullah, S. (2021). Sustainable economic activities, climate change, and carbon risk: an international evidence. Environment, Development and Sustainability, 1-23. 42. Kirkpatrick, C., & Shimamoto, K. (2008). The effect of environmental regulation on 993
- the locational choice of Japanese foreign direct investment. Applied Economics, 40(11), 1399-1409. 43. Kirkpatrick, C., & Shimamoto, K. (2008). The effect of environmental regulation on the locational choice of Japanese foreign direct investment. Applied Economics, 40(11), 1399-1409. 44. Knapp, T., & Mookerjee, R. (1996). Population growth and global CO2 emissions: A secular perspective. Energy Policy, 24(1), 31-37. 45. Kostakis, I., Lolos, S., & Sardianou, E. (2017). Foreign direct investment and environmental degradation: further evidence from Brazil and Singapore. Journal of Environmental Management & Tourism, 8(1 (17)), 45. 46. Kumaran, V. V., Munawwarah, S. N., & Ismail, M. K. (2021). Sustainability in ASEAN: The Roles of Financial Development towards Climate Change. Asian Journal of Economics and Empirical Research, 8(1), 1-9. 47. Lagos, G., & Velasco, P. (1999). Environmental policies and practices in Chilean Mining. In Mining and the environment: case studies from the Americas. IDRC, Ottawa, ON, CA. 48. Latief, R., Kong, Y., Javeed, S. A., & Sattar, U. (2021). Carbon emissions in the SAARC countries with causal effects of FDI, economic growth and other economic factors: evidence from dynamic simultaneous equation models. International Journal of Environmental Research and Public Health, 18(9), 4605. 49. Liu, Q., Wang, S., Zhang, W., Li, J., & Dong, G. (2019). The effect of natural and anthropogenic factors on PM2. 5: Empirical evidence from Chinese cities with different income levels. Science of the Total Environment, 653, 157-167. 50. Liu, X., Zou, B., Feng, H., Liu, N., & Zhang, H. (2020). Anthropogenic factors of PM2. 5 distributions in China’s major urban agglomerations: A spatial-temporal analysis. Journal of Cleaner Production, 264, 121709. 51. Mahmood, H., Alkhateeb, T. T. Y., Al-Qahtani, M. M. Z., Allam, Z., Ahmad, N., & Furqan, M. (2019). Agriculture development and CO2 emissions nexus in Saudi Arabia. PloS one, 14(12), e0225865. 52. Makki, S. S., & Somwaru, A. (2004). Impact of foreign direct investment and trade on economic growth: Evidence from developing countries. American journal of agricultural economics, 86(3), 795-801. 53. Malik, M. Y., Latif, K., Khan, Z., Butt, H. D., Hussain, M., & Nadeem, M. A. (2020). Symmetric and asymmetric impact of oil price, FDI and economic growth on carbon emission in Pakistan: Evidence from ARDL and non-linear ARDL 994
- approach. Science of the Total Environment, 726, 138421. 54. Marques, A. C., & Caetano, R. (2020). The impact of foreign direct investment on emission reduction targets: Evidence from high-and middle-income countries. Structural Change and Economic Dynamics, 55, 107-118. 55. Mehmood, U., & Tariq, S. (2021). Effects of population structure on CO2 emissions in South Asian countries: evidence from panel estimation. Environmental Science and Pollution Research, 28(47), 66858-66863. 56. Morrissey, O., & Udomkerdmongkol, M. (2012). Governance, private investment and foreign direct investment in developing countries. World development, 40(3), 437- 445. 57. Mujtaba, A., & Jena, P. K. (2021). Analyzing asymmetric impact of economic growth, energy use, FDI inflows, and oil prices on CO2 emissions through NARDL approach. Environmental Science and Pollution Research, 28(24), 30873-30886. 58. Myhre, G., Shindell, D.T., & Pongratz, J. (2014). Anthropogenic and Natural Radiative Forcing. 59. Nasir, M. A., Huynh, T. L. D., & Tram, H. T. X. (2019). Role of financial development, economic growth & foreign direct investment in driving climate change: A case of emerging ASEAN. Journal of environmental management, 242, 131-141. 60. OECD (2015), Definition Foreign Direct Investment, The forth edition of the OECD Detailed Benchmark, page 48 – 49. 61. Onafowora, O. A., & Owoye, O. (2014). Bounds testing approach to analysis of the environment Kuznets curve hypothesis. Energy Economics, 44, 47-62. 62. Onafowora, O. A., & Owoye, O. (2014). Bounds testing approach to analysis of the environment Kuznets curve hypothesis. Energy Economics, 44, 47-62. 63. O'Neill, B. C., Liddle, B., Jiang, L., Smith, K. R., Pachauri, S., Dalton, M., & Fuchs, R. (2012). Demographic change and carbon dioxide emissions. The Lancet, 380(9837), 157-164. 64. Opoku, E. E. O., Adams, S., & Aluko, O. A. (2021). The foreign direct investment- environment nexus: does emission disaggregation matter?. Energy Reports, 7, 778- 787. 65. Pal, D., & Mitra, S. K. (2017). The environmental Kuznets curve for carbon dioxide in India and China: Growth and pollution at crossroad. Journal of Policy Modeling, 39(2), 371-385. 66. Panayotou, T. (1993). Empirical Tests and Policy Analysis of Environmental 995
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 302 | 34
-
Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
16 p | 83 | 15
-
Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - Chương 2: Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
44 p | 97 | 12
-
Một số giải pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam
8 p | 86 | 12
-
hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2014
260 p | 102 | 10
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
53 p | 16 | 8
-
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng lực cạnh tranh của Việt Nam
6 p | 48 | 8
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hiệu quả kinh tế Việt Nam
6 p | 15 | 7
-
Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, tầm nhìn 2030
15 p | 18 | 7
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm tại Hưng Yên
9 p | 11 | 6
-
Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
12 p | 11 | 6
-
Ảnh hưởng của chi phí kinh doanh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
6 p | 78 | 6
-
Tác động của phát triển thị trường tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tiếp cận bằng trọng số Entrypy và mô hình Ardl
10 p | 55 | 5
-
Huy động nguồn lực tài chính từ đầu tư trực tiếp nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
5 p | 8 | 3
-
Thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tại Việt Nam
14 p | 6 | 3
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, những kinh nghiệm và bài học đặt ra
5 p | 4 | 1
-
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn