Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm tại Hưng Yên
lượt xem 6
download
Bài viết "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm tại Hưng Yên" tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại Hưng Yên giai đoạn 2005-2016; Vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2016, từ đó chỉ ra những hạn chế tạo việc làm thông qua FDI tại tỉnh Hưng Yên. Tác giả cũng thực hiện nghiên cứu phân tích triển vọng thu hút FDI và tạo việc làm thông qua FDI tại Hưng Yên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động tại Hưng Yên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm tại Hưng Yên
- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM TẠI HƯNG YÊN Đoàn Thị Thanh Tâm* 1 Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư. FDI không chỉ giúp huy động vốn đầu tư, các nguồn lực để phát triển kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng thu nhập mà còn kích thích sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại Hưng Yên giai đoạn 2005-2016; Vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2016, từ đó chỉ ra những hạn chế tạo việc làm thông qua FDI tại tỉnh Hưng Yên. Tác giả cũng thực hiện nghiên cứu phân tích triển vọng thu hút FDI và tạo việc làm thông qua FDI tại Hưng Yên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động tại Hưng Yên. Từ khóa: FDI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo việc làm, Hưng Yên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp với việc tạo việc làm đã được các nhà nghiên cứu học thuyết kinh tế như: Adam Smith, Recardo, Keynes… nghiên cứu và đã chỉ ra rằng: “ Việc làm chỉ có thể tăng tương ứng với sự tăng lên của đầu tư” đây là một trong những kết luận như “ Kim chỉ nam” để các quốc gia có những đường đi đúng hướng và nhận thức đúng nhất về tầm quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển[1]. Ở Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương, bởi một trong lý do là các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nhiều địa phương, trong đó phải kể đến Hưng Yên - một tỉnh mới được tái lập từ năm 1997 với vô vàn khó khăn nhưng bằng những bước đi phù hợp, tỉnh Hưng Yên đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư, tạo bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt. Nếu năm 1997, tại Hưng Yên lao động trong các doanh nghiệp FDI chỉ xấp xỉ 5.000 lao động thì đến năm 2010 đã có trên 30.000 lao động, tăng hơn 6 lần. Đến hết năm 2016, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã tạo ra khoảng 62.000 việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng chục vạn việc làm gián tiếp cho các doanh nghiệp phụ trợ cũng như các đơn vị dịch vụ khác. [2] Tuy nhiên, trong 20 năm qua hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài với vấn đề tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn còn gặp nhiều hạn chế và thách thức, dẫn đến việc thu hút FDI chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Trong bài viết này tác giả chỉ ra thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2016; vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2016; đề xuất một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Hưng Yên. 1 Khoa Kinh tế và kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1127 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀ VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM TẠI HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2016 2.1. Thực trạng thu hút FDI tại Hưng Yên giai đoạn 2005-2016 Dự án FDI đầu tiên đầu tư vào Hưng Yên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17/01/1989 với vốn đầu tư 300.000 USD. Kể từ đó, kinh tế Hưng Yên có nhiều biến động do ảnh hưởng từ các dự án FDI vào Hưng Yên. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hưng Yen giai đoạn 2005-2016 được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.1: Thu hút FDI tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 -2016 Đơn vị: Nghìn Đô la Số dự án cấp mới Năm Tổng vốn đầu tư cấp mới Tăng trưởng (%) (Dự án) 2005 15 105.862 - 2006 27 317.119 199,56 2007 30 236.181 -25,53 2008 51 594.810 151,85 2009 22 144.311 -75,74 2010 23 238.713 65,42 2011 30 469.080 96,5 2012 28 318.020 -32,2 2013 32 209.030 -34,27 2014 49 378.536 81,1 2015 31 282.999 -25,34 2016 39 320.747 13,34 Tổng 377 3.615.408 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2005- 2016) [3] Trong những năm 2005-2016, với những đổi mới tích cực về chính sách đầu tư của Nhà nước như hai lần thay đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 và năm 2014, và cùng với sự nỗ lực hết sức của mình, tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về số lượng dự án mới lẫn số vốn đầu tư trực tiếp, cụ thể: năm 2008 là đỉnh điểm của số lượng dự án mới tăng vọt tới 51 dự án với tổng số vốn đầu tư là 594.810 nghìn đô la, năm 2014 với 49 dự án mới được cấp vốn với số vốn đầu tư 378.536 nghìn đô la. Năm 2006 đánh dấu sự tăng vọt về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên, số lượng dự án tăng, nhiều dự án triển khai nhanh, sớm đi vào hoạt động. Cụ thể, số vốn đầu tư thu hút trực tiếp năm 2006 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2005 từ 105.862 nghìn đô la lên tới 317.119 nghìn đô la, tốc độ tăng đạt mức gần 200%, trong đó số vốn đầu tư cao nhất phải kể đến nhà máy sản xuất nhôm Hyundai Aluminum Vina với số vốn đầu tư hơn 131.375 nghìn đô la, nhà máy sản xuất giấy lụa của Công ty TNHH JP Corelex (Việt Nam) 38.000 nghìn đô la. Có được thành tựu như vậy là do tỉnh đã phát huy tích cực kết quả của chính sách đầu tư trong nước và ngoài nước theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trong năm 2007, tình hình đầu tư trực tiếp vào Hưng Yên ở mức ổn định với 30 dự án đầu tư mới, tăng 3 dự án so với năm 2006, với tổng số vốn đầù tư 236.181 nghìn đô la, giảm 25,53% so với cùng kỳ
- 1128 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION năm trước do số vốn đầu tư bình quân vào mỗi dự án giảm nhẹ. Tuy vậy, đến năm 2008, cơ sở hạ tầng của một số khu công nghiệp như Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II đang dần hoàn thiện và mở rộng, triển khai tiếp nhận các dự án nên số lượng dự án đầu tư mới tăng vọt tới đỉnh điểm 51 dự án, tăng 21 dự án so với năm trước kéo theo số vốn đầu tư tăng tới 594.810 nghìn đô la, mức tăng trưởng hơn 150%. Riêng trong năm 2008, Hưng Yên thu hút nhiều dự án lớn, quan trọng đến từ các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới như: Nhà máy Hoya Glass Disk Việt Nam II của công ty Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II với số vốn đầu tư 200.000 nghìn đô la, Nhà máy sản xuất lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh và các loại bộ phận, linh kiện và thiết bị điện tủ liên quan bằng kỹ thuật cao của Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam với số vốn đầu tư 128.568 nghìn đô la, Nhà máy Hamaden Việt Nam với số vốn đầu tư 88.000 nghìn đô la, Nhà máy sản xuất dao cạo Dorco Hưng Yên với số vốn đầu tư 74.500 nghìn đô la. Giai đoạn 2009-2013, thu hút FDI biến động không ổn định do tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2009 là năm chứng kiến sự sụt giảm mạnh đầu tiên của FDI không chỉ ở Hưng Yên mà còn ở hầu hết các địa phương, số dự án dầu tư nước ngoài tại Hưng Yên giảm xuống còn 22 dự án, giảm 29 dự án so với năm 2008, làm tổng số vốn cấp mới giảm đến 75,74% từ 594.810 nghìn đô la xuống còn 144.311 nghìn đô la. Nếu như năm 2010 và 2011 có một sự quay đầu tăng nhẹ cả về số dự án mới và tổng vốn đầu tư cấp mới, cụ thể số dự án cấp mới năm 2010 là 23 dự án tăng 1 dự án so với năm 2009, năm 2011 là 30 dự án tăng 7 dự án so với 2010, tổng mức tăng trưởng vốn hai năm này ở mức tương đối với 65,42% năm 2010 và 96,5% ở năm 2011; thì theo sau lại là một sự giảm nhẹ FDI năm 2012 và 2013 về tổng số vốn với mức giảm 32,2% năm 2012 và 34,27% năm 2013. Trong hai năm này, sản xuất gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu và nguyên vật liệu đầu vào tăng, sức mua giảm mạnh, sản phẩm tồn kho cao, lãi suất ngân hàng giảm nhưng sự tiếp xúc nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế, đã tác động đến giá thành sản phẩm, giá cả thị trường, tiêu thụ hàng hóa và ảnh hưởng lớn đến đầu tư doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh cũng tăng trưởng ở mức cầm chừng. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2014 có vẻ khả quan hơn với bước tăng vọt từ 32 dự án lến 49 dự án, tổng số vốn đầu tư là 378.536 nghìn đô la, mức tăng trưởng 81,1% so với năm 2013. Các dự án thu hút FDI lớn trong năm này đều từ các doanh nghiệp tên tuổi: Dự án nhà máy TOTO Việt Nam thứ 2 của Công ty TNHH TOTO Việt Nam chi nhánh Hưng Yên (100.000 nghìn đô la) và Dự án sản xuất khung tivi LCD/OLED bằng nhôm của Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina (73.366 nghìn đô la). Năm 2015, tổng số vốn FDI đầu tư mới vào Hưng Yên giảm nhẹ 25,34% từ 378.536 nghìn đô la xuống 282.999 nghìn đô la, số lượng dự án mới cũng giảm từ 49 dự án xuống 31 dự án với mức giảm 18 dự án. Năm 2016 là năm thực hiện khâu đột phá về thu hút đầu tư về địa phương, tỉnh Hưng Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đã tổ chức 04 hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp gỡ doanh nghiệp, ký cam kết về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong đó các thời gian về các thủ tục đầu tư kinh doanh đều cam kết rút ngắn 2/3 so với quy định, xây dựng đề án cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Nhờ vậy, số dự án tăng lên đến 39 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới tăng thành 320.747 nghìn đô la, tăng 13,34% so với năm 2015. Nhờ những kết quả đó, năm 2011, Hưng Yên đứng thứ 4, năm 2012 đứng thứ 2 và năm 2013 đứng thứ 3 toàn quốc về thu hút FDI và được Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đánh giá là 1 trong 10 địa phương nằm trong top đầu về hội nhập kinh tế.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1129 Tính cả giai đoạn 2005 - 2016, Hưng Yên đã thu hút được 377 dự án FDI mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3,6 tỷ đô la. Số vốn bình quân một dự án FDI thu hút mới giai đoạn 2005-2016 là 9.590 nghìn đô la. Về tốc độ tăng trưởng vốn, bình quân vốn FDI thu hút được giai đoạn 2005-2016 tăng 37,70%/ năm, trong đó giai đoạn 2006-2008 tăng 108,63%/năm, giai đoạn 2009-2013 tăng 3,94%/năm và giai đoạn 2009-2013 tăng 23,03%/năm. 2.2. Vấn đề tạo việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2016. 2.2.1 Về mặt số lượng: Cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI, sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp, công ty, các dự án có quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia thì số lượng lao động trực tiếp được tuyển vào làm việc trong khu vực này và số lượng lao động gián tiếp phát sinh từ khu vực này cũng tăng lên liên tục. Bảng 2.2. Số lượng lao động trực tiếp khu vực FDI giai đoạn 2005 - 2016 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lao động trực 14,175 18,246 22,734 24,556 25,332 29,237 37,065 43,387 47,801 55,510 59,139 62,824 tiếp (người) Lao động 3,9 4,5 4,7 5,2 6,6 6,3 6,4 6,6 6,6 6,5 6,9 7,1 gián tiếp Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2005- 2016 [3] Dựa vào số liệu bảng 2.2 số lao động trực tiếp khu vực FDI giai đoạn 2005 -2016 có thế thấy rằng số lượng việc làm trực tiếp từ khu vực FDI cung cấp tăng mạnh qua các năm. Trong giai đoạn 2007- 2010 lượng việc tăng lên không đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực. Khi nền kinh tế phục hồi, cơ hội việc làm trong khu vực FDI tăng mạnh. Tính đến năm 2016, tổng số việc làm trực tiếp mà khu vực FDI cung cấp lên tới 62,824 công việc, gấp gần 5 lần so với năm 2005. Bên cạnh lao động trực tiếp các doanh nghiệp FDI đã tạo ra, lực lượng lao động gián tiếp cũng phát triển theo và tạo ra số việc làm đáng kể. Đó là các lao động làm việc cho ngành xây dựng trong nước thông qua nhu cầu xây dựng nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạ tầng,…của các doanh nghiệp FDI, lao động tại các đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khu vực FDI còn gọi là các vệ tinh. Tính đến năm 2016, số lao động gián tiếp liên quan đến khu vực FDI tại Hưng Yên lên khoảng hơn 13 nghìn người thông qua vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, xu hướng liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI và các vệ tinh được dự báo sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng trong tương lai và là nguồn tạo việc làm quan trọng cho xã hội. 2.2. Về mặt chất lượng: Có thể khẳng định chất lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Một tỷ lệ lớn người lao động trong khu vực này đã được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ chyên môn, nghiệp vụ tay nghề cũng như thay đổi tác phong làm việc nhằm thích ứng với điều kiện và cơ chế làm việc mới. Nhờ đó, người lao động có thể nắm bắt và làm chủ được các
- 1130 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION công nghệ hiện đại, từng bước thay thế các chuyên gia nước ngoài, thậm chí có thể cải tiến và thích nghi với các công nghệ mới,… Điều kiện lao động tại các doanh nghiệp có FDI cũng tốt hơn đáng kể so với các đơn vị khác cùng ngành. Khu vực FDI có điều kiện nhà xưởng, trang bị bảo hộ lao động tốt hơn, mội trường lao động cũng sạch sẽ hơn. Khu vực FDI chú trọng hơn vào việc đào tạo cho người lao động. Tỷ lệ vốn/lao động của khu vực FDI cao hơn hẳn so với các khu vực khác trong nước. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, nâng cao tay nghề phát huy tính sang tạo, tự chủ. FDI đã góp phần cải thiện thu nhập của một số lượng lao động và tăng cường sức mua của người dân. Theo kết quả thống kê về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI Hưng Yên do Cục Thống kê Hưng Yên tiến hành năm 2016, tình hình thu nhập, giá trị gia tăng và năng suất lao động của khu vực FDI Hưng Yên thể hiện qua bảng 2.3: Bảng 2.3. Chất lượng lao động khu vực FDI giai đoạn 2005-2016 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thu nhập 1.41 1.85 2.11 2.4 2.77 3.15 3.95 4.52 5.49 5.46 6.71 7.02 (triệu đồng) Giá trị gia tăng 54,701 82,052 106,667 128,000 166,400 183,493 238,541 286,249 314,873 412,685 448,241 (VA) Năng suất lao 3.9 4.5 4.7 5.2 6.6 6.3 6.4 6.6 6.6 6.5 6.9 7.1 động (VA/L) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2005- 2016 [3] Mức thu nhập bình quân của một lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tăng dần theo các năm. Năm 2005, mức thu nhập bình quân đạt 1,410 triệu đồng/ tháng, cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp Nhà nước (800 nghìn đồng) và các doanh nghiệp tư nhân (1,0 triệu đồng) thì con số này năm 2016 tăng gấp gần 7 lần (mức 7,02 triệu đồng). Giá trị gia tăng được tạo ra trên lượng lao động giá trị gia tăng được tạo ra trên lượng lao động của từng năm có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Giai đoạn 2005- 2009 giá trị gia tăng trên một lao động tăng nhanh từ 3,9 triệu đồng lên đến 6,6 triệu đồng tuy nhiên đến năm 2010 có sự sụt giảm nhẹ xuống chỉ còn 6,3 triệu đồng. Giai đoạn 2011- 2014, giá trị gia tăng trên một lao động gần như không có sự biến động nằm trong khoảng 6,3- 6,6 triệu đồng. Bắt đầu từ năm 2015 thì giá trị gia tăng trên một lao động có sự biến động tăng 6,9- 7,1. Đây là một tín hiệu khả quan 2.3- Những hạn chế tạo việc làm thông qua FDI tại tỉnh Hưng Yên FDI là một trong những giải pháp quan trọng của nước ta trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân,.. của Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng. Nhưng hiện nay, việc thu hút nguồn vốn FDI, thu hút các nhà đầu tư vào Hưng Yên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vấn đề nầy xuất phát bởi những hạn chế sau: Thứ nhất, Môi trường đầu tư, cơ sở vật chất hạ tầng còn thấp kém và lạc hậu.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1131 Thứ hai, Hệ thống pháp luật còn bất cập, phức tạp và chồng chéo, hệ thống chính sách chưa động bộ và hiệu quả. Thứ ba, Sức mua hạn chế của thị trường trong nước gây sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ tư, Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp là yếu tố gây cản trở và làm chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Thứ năm, Thiếu giải pháp khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và khu vực nông nghiệp,… Điều kiện ăn, ở, đi lại của người lao động làm việc xa nhà nhất là trong các khu công nghiệp và khu chế xuất gây e ngại cho lao động đến làm ở đây,… 2.4- Triển vọng thu hút FDI và tạo việc làm thông qua FDI tại Hưng Yên. 2.4.1. Về tình hình thu hút FDI: Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt được nhiều kết quả, các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tăng năng lực sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Triển vọng tích cực trong thu hút đầu tư FDI tại Hưng Yên thời gian qua là có nhiều dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến và có khả năng đóng góp ngân sách cao. Điển hình như: Dự án sản xuất, lắp ráp và gia công máy vi tính, các thiết bị và sản phẩm internet, viễn thông, thông tin, phụ tùng, linh kiện các sản phẩm của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II (200 triệu USD); dự án sản xuất các linh kiện ô tô và mô tô của Công ty TNHH Hamaden Việt Nam (133 triệu USD); dự án sản xuất phôi nhôm, nhôm thanh, nhôm định hình của Công ty cổ phần Hyundai Aluminum ViNa (131 triệu USD); dự án sản xuất, lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh và các loại bộ phận, linh kiện và thiết bị điện tử liên quan bằng kỹ thuật cao của Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (128,6 triệu USD); dự án sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử của Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam (100 triệu USD); dự án sản xuất các thiết bị vệ sinh và các phụ kiện liên quan đến thiết bị vệ sinh của Công ty TNHH Toto Việt Nam (90 triệu USD); dự án sản xuất máy điều hòa không khí của Công ty cổ phần Daikin Air Conditioning Việt Nam (82,5 triệu USD)... 2.4.2. Về vấn đề tạo việc làm: Dự báo của Vụ Lao động - Việc làm, từ nay đến 2020, mỗi năm sẽ có khoảng 1,4 - 1,5 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Bên cạnh đó số lượng lao động thiếu việc làm và thất nhiệp là còn lớn. Do đó, chỉ tiêu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra cho năm 2017 là tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động trong đó tạo việc làm trong nước là 1,52 triệu lao động, xuất khẩu lao động là 80.000 người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 5%. Hiện nay Khu vực FDI Hưng Yên đã tạo việc làm cho hơn 70.000 người. Với mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 18 phần trăm vào năm 2020, trong khi thu nhập bình quân đầu người đạt 45,4 đô la Mỹ/năm và tỷ lệ hộ nghèo dưới 3 phần trăm, thành phố đang cố gắng đẩy nhanh việc thực hiện tất cả các dự án phù hợp với Kế hoạch tập trung, tập trung vào khu dân cư mới, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng … Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuyển dụng thêm 21.800 lao động trực tiếp trong đó làm việc cho khu vực FDI 10.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực FDI lũy kế đến cuối năm 2020 lên 100 nghìn người.
- 1132 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 3. NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯNG YÊN 3.1. Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam và Hưng Yên Với triển vọng lớn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng, mở ra giai đoạn phát triển mới với sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau: Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật mới có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách khác nhằm tạo môi trường minh bạch, thông thoáng và dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động đầu tư. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường. Thứ hai, Cần minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư, đặc biệt cần đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, Tập trung sức nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tiên cần giải quyết tốt nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư theo hướng bảo đảm không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với cơ sở sản xuất trong mọi trường hợp. Cần có cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông cảng... Thứ tư, cần đẩy nhanh việc xây dựng các kế hoạch, quy hoạch còn thiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xây dựng, thực hiện các dự án. Đồng thời thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo cho việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các điều lệ, cam kết quốc tế. Thứ năm, về xúc tiến đầu tư nước ngoài, nhà nước cần phải công bố Danh mục dự án đầu tư quốc gia, kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2020-2030 và tiếp tục cập nhật các tài liệu đầu tư để làm cơ sở tiến hành đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tăng cường vận động xúc tiến đầu tư tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào các đối tác lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia để kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm. Chủ động tiếp cận hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam và Hưng Yên. Cần đẩy nhanh quá trình chuẩn bị để mở ra các văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư tại một số nước tiềm năng. Thêm vào đó, Chính phủ và nhà nước cần tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp thu các ý kiến đóng góp, khắc phục các điểm yếu, từ đó đưa ra các quy chế cải cách và chống tham nhũng. Thứ sáu, một giải pháp quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo mới khi bắt đầu làm việc; nâng cao sức khỏe thể chất của người lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động và chất lượng công việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động đã qua đào tạo; Đồng thời cần có các chính sách khuyến khích nâng cao trình độ, tay nghề của lao động; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào môi trường làm việc, đảm bảo an toàn lao động.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1133 Ngoài ra, Nhà nước cần có những chính sách tích cực thu hút FDI tạo việc làm cho người lao động trong Nông nghiệp và khu vực nông thôn, các vùng, miền có tiềm lực, nguồn lực lao động dồi dào nhưng chưa được chú trọng. 3.2. Các giải pháp thu hút lao động làm việc trong khu vực FDI Việc thu hút nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp có vốn FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật…Để có nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp từ nguồn vốn FDI, Chính quyền các cấp cần phải thực hiện được các giải pháp sau: Một là, tiếp tục cải tiến và đổi mới các hình thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được các yêu cầu về việc làm trong các doanh nghiệp FDI, cụ thể là: Mở rộng đào tạo đại học và trên đại học; nhanh chóng đổi mới phương pháp giáo dục để tạo ra một đội ngũ lao động có chuyên môn,tay nghề, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu về lao động của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp FDI nói riêng; tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật đào tạo, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với các giáo sư, giảng viên; dành ưu tiên cho một số lĩnh vực mang tính mũi nhọn như công nghệ cao, điện, điện tử, cơ khí, dầu khí, quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước ,… Cần đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề; phân luồng đối tượng học để đảm bảo cho bộ phận lớn học sinh chuyển vào trung học chuyên nghiệp và dạy nghệ ngay sau khi học xong trung học phổ thông; đa dạng hóa các hình thức và mở rộng quy mô dạy nghề, hình thành mạng lưới dạy nghề rộng khắp; nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu thay đổi nghề giúp người lao động thích ứng với công nghệ mới và thị trường lao động. Cần có chính sách hỗ trợ nâng cao hoạt động hợp tác giáo dục với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó, tạo điều kiện cho người lao động đáp ứng được các nhu cầu trình độ, chuyên môn đặt ra, giúp trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho lao động Việt Nam tham gia vào làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là, Chính phủ cần tiếp tuc hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới các công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động phát triển. Cùng với việc thay đổi cơ chế thị trường, nhà nước cũng cần ban hành động bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển thị trường lao động trong điều kiện hội nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng cơ hội tìm việc làm. Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp FDI thu hút lao động và phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vũng sâu, vùng xa, những vùng có nhiều tiềm năng,có lực lượng lao động đông đảo nhưng còn thấp về chất lượng. Ba là, các quy định pháp lý và xây dựng các tiêu chuẩn lao động cần được cải thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cần tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và có các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp FDI một cách hữu hiệu. Mặt khác, cũng cần phải tạo động lực lao động và khuyến khích tích cực lao động nhằm nâng cao tính sáng tạo, năng suất và hiệu quả lao động. Bên cạnh động lực vật chất, Nhà nước cần quan tâm đến việc tạo động lực về tinh thần như lòng yêu nước, thái độ tự hào dân tộc, sự say mê và lương tâm nghề nghiệp, niềm tin, quyền tự do, dân chủ, tính công bằng xã hội,… Bốn là hoàn thiện hệ thống thông tin và giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện phát triển các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và nhà đầu tư. Cần Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, chẳng hạn như phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; tổ chức nhiều hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm ở các địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh, thành thu hút nhiều nguồn vốn FDI,…
- 1134 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động và phát triển dạy nghề gắn với chiến lược kinh tế - xã hội khu vực và của từng địa phương, lồng ghép chương trình dạy nghề với các chương trình việc làm, chương trình giảm nghèo và các chương trình khác 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực tế về thực trạng FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động tại Hưng Yên, bài viết đã chỉ ra được tầm quan trọng của FDI đối với vấn đề tạo việc làm cả về số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng các doanh nghiệp FDI không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp mà còn tạo ra nhiều việc làm gián tiếp cho người dân địa phương. Về mặt chất lượng, FDI giúp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như năng xuất lao động, điều đó gián tiếp nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài thì mới tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đây là vấn đề không chỉ dừng lại ở chính quyền địa phương mà bản thân những người lao động phải không ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO https://voer.edu.vn/m/fdi-doi-voi-van-de-tao-viec-lam-cho-lao-dong-viet-nam-trong-tien-trinh-toan-cau-hoa-hien- nay/8190436d Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu nhiệm vụ các năm 2005 – 2016. Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2005- 2016
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 303 | 34
-
Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
16 p | 83 | 15
-
Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - Chương 2: Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
44 p | 97 | 12
-
Một số giải pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam
8 p | 86 | 12
-
hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2014
260 p | 103 | 10
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
53 p | 17 | 8
-
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng lực cạnh tranh của Việt Nam
6 p | 48 | 8
-
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hiệu quả kinh tế Việt Nam
6 p | 15 | 7
-
Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, tầm nhìn 2030
15 p | 18 | 7
-
Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
12 p | 11 | 6
-
Ảnh hưởng của chi phí kinh doanh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
6 p | 78 | 6
-
Tác động của phát triển thị trường tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tiếp cận bằng trọng số Entrypy và mô hình Ardl
10 p | 55 | 5
-
Huy động nguồn lực tài chính từ đầu tư trực tiếp nước ngoài cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
5 p | 8 | 3
-
Thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tại Việt Nam
14 p | 6 | 3
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, những kinh nghiệm và bài học đặt ra
5 p | 4 | 1
-
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
5 p | 6 | 1
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có góp phần biến đổi khí hậu? Trường hợp các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á
23 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn