intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bài: Tính chất hóa học của oxit (Hóa lớp 9) theo phương pháp tích cực

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

293
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở lớp 8, học sinh đã có khái niệm về oxit và phân loại một cách sơ lược về oxit vì thế ta có thể dẫn quá trình dạy học theo các bước sau: Cho học sinh chuẩn bị một hóa chất quen thuộc là vôi sống (CaO) trước khi đến lớp. GV chuẩn bị thêm mẫu vật vôi sống hóa đá. Bước 1: Hình thành tính chất hóa học của oxit bazơ - Làm thí nghiệm CaO (hình mẫu) với nước (chú ý cho thật ít CaO với nhiều nước) quan sát hiện tượng và giải thích. Cho thêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bài: Tính chất hóa học của oxit (Hóa lớp 9) theo phương pháp tích cực

  1. Dạy bài: Tính chất hóa học của oxit (Hóa lớp 9) theo phương pháp tích cực Ở lớp 8, học sinh đã có khái niệm về oxit và phân loại một cách sơ lược về oxit vì thế ta có thể dẫn quá trình dạy học theo các bước sau: Cho học sinh chuẩn bị một hóa chất quen thuộc là vôi sống (CaO) trước khi đến lớp. GV chuẩn bị thêm mẫu vật vôi sống hóa đá. Bước 1: Hình thành tính chất hóa học của oxit bazơ - Làm thí nghiệm CaO (hình mẫu) với nước (chú ý cho thật ít CaO với nhiều nước) quan sát hiện tượng và giải thích. Cho thêm quỳ tím vào dung dịch thu được, quan sát hiện tượng giải thích và kết luận. Để ống nghiệm qua 1 bên cho lắng xuống sử dụng sau. - Làm thí nghiệm CuO với HCl (chú ý cho thật ít CuO, đun nóng nếu cần) quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận. - Đưa mẫu vật là vôi sống để trong không khí lâu ngày bị cứng lại, hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng này Bước 2: Hình thành tính chất hóa học của oxit axit. - Từ kết luận ở mẫu vật vôi sống hóa đá, nêu tính chất của oxit axit cacbonic với oxit baz, viết phản ứng của cacbonic với natri oxit và một số oxit baz khác.
  2. - Cho photpho pentaoxit vào nước, quan sát. Thêm quỳ tím vào dung dịch thu được, quan sát, giải thích và kết luận. - Gạn phân nước vôi trong trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên, cho học sinh dùng ống thổi hơi vào, quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận. Bước 3: Củng cố và kết luận Tạo sơ đồ tư duy để khái quát và củng cố kiến thức về oxit. Với phương án trên, học sinh phải khá và có ý thức tốt. Các đối tượng khác thì sao? Chúng ta cùng thảo luận để có phương án thích hợp nhất với học sinh của mình. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2