intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con vệ sinh thân thể

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

166
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Cho con làm!” có phải là một trong những câu cửa miệng của con bạn không? Trẻ mầm non thường thích tự mình làm mọi thứ như bật máy tính (của bố mẹ), trả lời điện thoại, cho chó mèo ăn, chọn quần áo cho chính mình… Nhưng riêng với vấn đề vệ sinh cá nhân, có một số kỹ năng mà ngay cả những bé cho-con-làm tự lập và hăng hái nhất cũng không mấy quan tâm hoặc cố ý lờ đi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con vệ sinh thân thể

  1. Dạy con vệ sinh thân thể “Cho con làm!” có phải là một trong những câu cửa miệng của con bạn không? Trẻ mầm non thường thích tự mình làm mọi thứ như bật máy tính (của bố mẹ), trả lời điện thoại, cho chó mèo ăn, chọn quần áo cho chính mình… Nhưng riêng với vấn đề vệ sinh cá nhân, có một số kỹ năng mà ngay cả những bé cho-con-làm tự lập và hăng hái nhất cũng không mấy quan tâm hoặc cố ý lờ đi. Các kỹ năng chăm sóc bản thân mẹ cần dạy cho bé: 3. Tắm 1. Đánh răng 4. Rửa tay 5. Vệ sinh sau khi đi bô 2. Chải tóc
  2. Là bố mẹ là bạn đang bước đi trên một lằn ranh mỏng manh; bạn muốn khuyến khích con phát triển tính tự lập, nhưng bạn vẫn cần can thiệp khá nhiều vào công việc vệ sinh này để đảm bảo con yêu được sạch sẽ và khỏe khoắn. Bạn có thể ngạc nhiên phát hiện ra rằng phần khó nhất trong việc dạy con vệ sinh thân thể lại chính là để bé có cơ hội tự mình thực hiện. Khi con làm chậm hay lóng ngóng, bạn có thể sẽ muốn xắn tay áo xông vào làm hộ luôn cho nhanh, nhưng hãy cố gắng kiềm chế lại nhé. Một trong những thách thức lớn nhất cho những đứa trẻ đang dần học cách nắm bắt những kỹ năng này chính là chúng thiếu cơ hội để thực hành. Hãy dành thời gian và sự kiên nhẫn để dạy cho con những thói quen lành mạnh ngay từ bây giờ, để đến khi bé đã có thể tự xử lý một mình, bạn có thể yên tâm là con mình làm tốt.
  3. Thói quen: Đánh răng Giữ vệ sinh răng miệng là một điều vô cùng quan trọng; sớm tập cho con thói quen vệ sinh này sẽ giữ cho bé hàm răng trắng xinh và tránh được rất nhiều phiền phức về sau. Mẹ giúp bé thế nào: Dù việc giáo dục để con hiểu rằng đánh răng mỗi sáng và tối để tránh Với bàn chải trong tay, bị sâu răng là việc rất cần em chải răng mỗi ngày thiết, nhưng bạn cũng đừng Ảnh: Inmagine quá gay gắt hùng hổ kẻo làm bé sợ hãi. Chỉ cần nói đơn giản rằng, “Hãy chải răng cho sạch thức ăn nào!” là đủ rồi. Lấy một lượng kem đánh răng bằng một hạt đỗ lên bàn chải của bé, đặt giờ là 30 giây và để bé tự chải
  4. răng. Còn nếu con bạn cứ nhất quyết không chịu chải răng, hãy thử dùng bàn chải điện xem sao, có thể sẽ khiến bé thích thú và chịu hợp tác hơn. Sau 30 giây tự mình hành động của bé, bạn tiếp tục canh giờ là 90 giây, và lần này thì đến lượt bạn chải răng cho bé, nhớ chú ý đến những răng trong cùng vì đó là nơi bé khó tự mình làm sạch được. Sau khi chải răng xong xuôi, hãy cùng nhau tập súc miệng và nhổ nước ra nhé – và đừng ngạc nhiên nếu đây là công đoạn mà bé yêu thích nhất trong cả việc đánh răng này, đâu phải lúc nào bé cũng được quyền nhổ nước thế chứ. Thói quen: Chải tóc Đây thường không phải vấn đề gì với các bé trai vì tóc của các bé ngắn mà. Nhưng nếu bạn có một cô bé nhỏ tóc dài hay loăn xoăn thì có lẽ cũng không còn xa lạ gì với tóc rối, những tiếng oai oái kêu đau đúng không nào.
  5. Mẹ giúp bé thế nào: Ngay cả bạn nhiều khi cũng khó buộc được tóc của chính mình cho gọn gàng nữa là, vậy nên đâu có gì phải rối lên khi một cô bé mới tuổi mầm non chưa thể chải tóc gọn gàng. Đến 4 tuổi, bàn tay và cánh tay của bé mới đủ khỏe để chải tóc cho bản thân. Hãy chỉ bé cách chải đầu lần lượt, gỡ rối từ phần đuôi tóc trước và chải mượt sau; bé sẽ mau chóng nhận ra rằng mái tóc được chải mượt có nghĩa bé sẽ ít bị đau hơn. Và một khi con đã có thể thắt nút, bạn có thể nghĩ đến việc dạy bé những bài cao cấp đòi hỏi sự khéo léo hơn như thắt bím chẳng hạn. Thói quen: Tắm Bạn không nên để con lại một mình trong buồng tắm, ít nhất cho đến khi bé được 7 tuổi, nhưng có thể cho bé tập làm quen dần với việc tự tắm cho mình. Mẹ giúp bé thế nào: Hãy biến giờ tắm thành giờ vui
  6. bằng cách bày ra những trò chơi phù hợp. Có thể cho bé chơi với những bóng xà phòng và xem chúng biến mất một cách kỳ diệu, hoặc chơi “Tôi bảo, tôi bảo” để bé giơ tay cho mẹ kỳ cọ chẳng hạn. Bạn cũng có thể lấy bông tắm, và cho bé biết sẽ chuẩn bị đến phần nào. Việc này không chỉ vui mà đồng thời còn dạy cho bé những bộ phận cơ thể và cho bé quen dần với ý nghĩ khi tắm thì sẽ phải… tắm từ đầu đến chân. Hãy thận trọng đừng để nước và xà bông bắn vào mắt con, điều đó có thể khiến cho bé ghét việc tắm gội. Bạn có thể cho bé dùng khăn chặn ở mắt hoặc để bé hơi ngửa ra sau để mẹ dội nước không bị vào mắt… Nhưng nếu bé đã quen, và nếu bé không sợ thì cũng có thể đổ nước từ đầu xuống. Thói quen: Rửa tay Rửa tay là một thói quen mà nhất thiết trẻ con cần sớm học được thành thục.
  7. Mẹ giúp bé thế nào: May thay, thò tay vào bồn rửa cũng không phải là nhiệm vụ khó khăn gì với trẻ nhỏ, có điều ở tuổi của bé thì bạn cần chú ý đến hai điều sau: thời gian và sử dụng xà bông. Rửa qua quít chẳng đem lại lợi ích gì, hơn nữa, trẻ 3-4 tuổi là đã đủ lớn để nói về vi trùng rồi. Vậy Nhắc bé rửa tay với nên bạn hãy giải thích cho bé nước và xà bông những điều căn bản: dù mắt Ảnh: Inmagine thường không thể trông thấy nhưng vi trùng có thể làm con người bị ốm thế nào, và rửa tay xà bông có thể giúp diệt vi trùng trên tay. Trẻ ở tuổi này cũng cần tuân theo các quy tắc; hãy hướng dẫn con những bước để làm theo, nếu cần, có thể làm bảng hướng dẫn có hình minh họa và dán trên các bồn rửa trong nhà. Bạn có thể nói, “Đầu tiên là làm ướt tay. Rồi xoa xà bông. Rồi hát bài ‘Con
  8. bướm vàng’ (để bé kỳ cọ đủ lâu và kỹ). Bước bốn là xả sạch xà bông và cuối cùng là lau khô. Thế là xong!” Hãy nhắc con luôn phải rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi đùa ở ngoài trời. Thói quen: Vệ sinh sau khi đi bô Cũng giống như rửa tay, vệ sinh sau khi đi bô là một trong những việc mà bạn muốn con mình phải tập làm cho đúng và… nhanh chóng, nhưng đừng ngạc nhiên và sốt ruột nếu con bạn cần phải có thời gian mới có thể thành thạo được. Bố mẹ giúp bé thế nào: Con gái bạn có thể không gặp phải khó khăn gì trong việc sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiểu xong, nhưng ở tuổi này, với cả bé trai và bé gái vẫn cần trợ giúp - đó là điều bình thường và dễ hiểu. Hãy dạy con xé một lượng giấy vừa đủ (chọn loại giấy mềm sẽ giúp bé dễ thao tác hơn) và chùi từ trước ra sau, và thực hiện lại thao tác này cho đến khi
  9. sạch hẳn. Mẹ hãy giúp bé chùi lại lần cuối sau khi bé hoàn thành để đảm bảo đã sạch sẽ hoàn toàn. Và hãy cẩn trọng về “thái độ” của bạn khi dạy bé. Nếu bạn tỏ ra kinh tởm hay nhăn mặt, con bạn có thể nghĩ đây là một việc bẩn thỉu và xấu xí, và có thể sẽ từ chối không chịu tập thói quen này nữa đấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2