intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị quyết của cấp ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo

Chia sẻ: Cua Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm 3 phần chính: Phần 1 thực trạng công tác ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyêt của cấp ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố hà nội, phần 2 mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyêt của cấp ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố hà nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, phần 3 tổ chức thực hiện. Mời các bạn tham khảo tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị quyết của cấp ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo

  1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TP *   Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2016 Số          ­ ĐA/ĐUK ĐỀ ÁN Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị quyết  của cấp ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội  giai đoạn 2016­2020 và những năm tiếp theo ­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thời gian qua, Đảng ủy Khối và các cấp ủy đảng trong Đảng bộ  Khối các  cơ  quan thành phố  Hà Nội đã có nhiều chủ  trương, biện pháp nhằm đổi mới,   nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị quyết. Thông qua đó các cấp ủy  đã có nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trò của việc đổi mới, nâng cao   chất ban hành và thực hiện nghị  quyết. Nhìn chung việc ban hành và thực hiện   nghị quyết của cấp  ủy cơ sở đã có chuyển biến, góp phần quan trọng vào việc   lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến  đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tuy nhiên, một số cấp  ủy chưa thực hiện bài bản, khoa học việc ban hành  và thực hiện nghị quyết, lúng túng trong cả khâu xây dựng và tổ chức triển khai   thực hiện nghị quyết, nội dung nghị quyết đơn điệu, mang tính hình thức, thiếu   tính chiến đấu, nặng về  kiểm điểm thực hiện công tác chuyên môn.  Ở  một số  cấp  ủy tính giáo dục, tính chiến đấu, tự  phê bình và phê bình trong Nghị  quyết  còn yếu, cấp ủy chưa thông qua cuộc họp tập thể cấp ủy để bàn bạc, thảo luận  các vấn đề  quan trọng, nhằm xây dựng nghị  quyết mà chủ  yếu nhất trí trên cơ  sở dự thảo của ban thường vụ cấp ủy, bí thư cấp ủy đưa ra.  Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, hạn chế  trên là do: một bộ  phận cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của sinh hoạt cấp   ủy và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành  và thực hiện nghị quyết của cấp  ủy cơ sở; chưa coi trọng và chấp hành nghiêm   nền nếp sinh hoạt cấp  ủy; chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ;   chưa lắng nghe ý kiến của tập thể  cấp  ủy; năng lực vận dụng, cụ  thể  hóa các  chủ  trương, nghị  quyết, chỉ  thị  của cấp trên về  ban hành và tổ  chức thực hiện  nghị quyết chưa tốt; năng lực, trách nhiệm của một số cấp ủy, bí thư cấp ủy còn  
  2. hạn chế; công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên về  ban hành và thực hiện nghị  quyết của cấp  ủy cơ  sở  chưa được quan tâm đúng  mức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại   hội Đảng bộ  thành phố  Hà Nội lần thứ  XVI và Nghị  quyết Đại hội Đảng bộ  Khối   các cơ  quan thành phố  nhiệm kỳ  2015­2020; Nghị  quyết số  22­NQ/TW,   của Hội nghị  Trung  ương 6 khóa X về  “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến  đấu của tổ  chức cơ  sở  đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, Ban   Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố  Hà Nội ban hành Đề  án “Đổi  mới, nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị  quyết của cấp  ủy cơ  sở  trong Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội giai đoạn 2016­2020 và  những năm tiếp theo” như sau: PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN  NGHỊ QUYÊT CỦA CẤP ỦY CƠ SỞ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ  QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI I. Khái quát về Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội (phần này  chị có thể bổ sung thêm) Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay có 64 tổ chức cơ sở  đảng (bao gồm 46 đảng bộ và 18 chi bộ chi bộ cơ sở)  ở các cơ quan Đảng, sở,  ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể và một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND   Thành   phố;   có   6.306   đảng   viên,   hầu   hết   đều   có   trình   độ   cao   về   học   vấn,   chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, làm công tác lãnh đạo, tham mưu, chỉ  đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm v ụ trên tất cả các lĩnh vực chính trị ­   kinh tế ­ văn hoá ­ xã hội của Thành phố. Trong  64 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thì có 46 đảng bộ cơ sở và 18 chi bộ  cơ sở ( trong các đảng bộ trực thuộc có 02 đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ  sở) với 6.306 đảng viên, 543 chi bộ  trực thuộc Đảng bộ  cơ sở. Trong đó tổng số  cấp uỷ  viên cơ  sở  là: 546 đồng chí, trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  và lý luận  chính trị của các đồng chí cấp ủy viên cơ sở như sau: + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ­ Tiến sỹ, thạc sỹ: 160 đồng chí = 29,3% ­ Đại học: 386 đồng chí = 70,7%
  3. + Trình độ lý luận chính trị: ­ Cao cấp, cử nhân: 463 đồng chí = 84,7% ­ Trung cấp: 56 đồng chí = 10,02% ­ Sơ cấp: 27 đồng chí = 4,9% II. Thực trạng việc ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp   ủy cơ sở trong đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội 1. Ưu điểm trong  ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy   cơ sở thuộc Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội  * Về đánh giá việc thực hiện nghị quyết của tháng trước  Nhìn chung việc đánh giá thực hiện nghị quyết của tháng trước được tiến  hành nghiêm túc. Nhiều cấp ủy chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của  ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nghị quyết của tháng trước làm cơ sở  để xác định những giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo; thảo luận và ra  nghị  quyết về  hoạt động lãnh đạo của cấp  ủy trong tháng, phân công đảng  ủy  viên thực hiện nhiệm vụ mà cấp ủy đề  ra. Cụ thể là, trong cuộc họp cấp ủy cơ  sở, các cấp ủy đã đánh giá tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, công chức,   viên chức; tình hình hoạt động, sự  phấn đấu của  đảng viên; xem xét những ý  kiến phản ánh của cán bộ, đảng viên về  sự  lãnh đạo của cấp  ủy, vai trò tiên  phong gương mẫu của từng đồng chí cấp ủy viên, đề  ra biện pháp kịp thời giúp   đỡ, tháo gỡ  những khó khăn của đảng viên và tổ  chức đảng. Trong đánh giá sự  lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, các cấp ủy đã đi sâu phân tích   những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể cấp ủy,  của Ban thường vụ cấp  ủy và của đồng chí bí thư cấp ủy được phân công công   việc; tập trung thảo luận về sự lãnh đạo của cấp ủy đối với cơ quan, đơn vị, toàn  đảng bộ và các tổ chức hội đoàn thể. * Về chất lượng xây dựng, ban hành nghị quyết    Nhìn chung các cuộc họp cấp  ủy đã thực hiện được mục tiêu, nội dung   sinh hoạt cấp  ủy, xây dựng được nghị  quyết của cấp  ủy đúng đắn và phù hợp   với tình hình, đặc điểm, yêu cầu của cơ  quan, đơn vị; các quyết định về  phân  công nhiệm vụ  cho từng đồng chí đảng  ủy viên đúng đắn và khá phù hợp với   khả năng, điều kiện cụ thể của từng đảng bộ. Qua thực tế, nhiều cấp ủy cơ sở  tổ  chức cuộc họp khoa học, phát huy trí tuệ  tập thể  để  xây dựng được nghị 
  4. quyết phù hợp, đáp  ứng được yêu cầu lãnh đạo mọi mặt hoạt động thuộc lĩnh   vực, ngành mình phụ trách trên địa bàn Thành phố. * Về tổ chức thực hiện nghị quyết Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động lãnh đạo của  cấp ủy cơ sở.  Nhiều cấp ủy cơ sở đã lập chương trình, kế  hoạch triển khai tổ  chức thực hiện nghị  quyết. Trong chương trình, kế  hoạch thực hiện đã cụ  thể  hóa các vấn đề nêu trong nghị quyết, làm rõ những yêu cầu cần đạt được, những   điểm cần chú ý, từng việc phải làm và phương pháp tổ chức thực hiện. Cấp ủy  đã xác định thời gian hoàn thành từng việc cụ thể, có việc phải hoàn thành ngay,   có việc phải hoàn thành trong từng tháng, từng quý, thường xuyên đôn đốc từng   cấp ủy viên giữ nghiêm kỷ luật trong công tác, đảm bảo thời gian, tiến độ  thực   hiện nghị quyết. Bí thư, Ban thường vụ cấp  ủy cơ sở đã xây dựng kế  hoạch kiểm tra việc   thực hiện nghị quyết, xác định mục tiêu, nội dung cần kiểm tra và cách tiến hành   kiểm tra, phân công trách nhiệm, phối hợp hoạt động của các tổ  chức, cá nhân   để thực hiện nghị quyết của cấp ủy.  Bí thư cấp ủy đã phân công trách nhiệm cụ  thể  và rõ ràng cho từng cấp  ủy viên để  thực hiện tốt các nội dung của nghị  quyết. Bí thư, Ban thường vụ  đã  kiểm tra, sơ  kết, tổng kết việc thực hiện nghị  quyết cụ thể như: + Kiểm tra tinh thần và năng lực chấp hành nghị  quyết của các tổ  chức và  cán bộ, đảng viên thuộc quyền. + Kiểm tra và phát hiện những chủ  trương, chỉ  tiêu, giải pháp trong nghị  quyết lãnh đạo chưa sát thực cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh; phát hiện vấn đề  mới do thực tế đặt ra cần nghiên cứu. + Đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận và cá nhân trong quá trình   thực hiện nghị quyết của cấp ủy, biểu dương những cá nhân và bộ phận làm tốt,   phê bình, nhắc nhở những việc làm chưa tốt. 2. Hạn chế trong ban hành và thực hiện nghị quyết của cấp  ủy cơ sở   thuộc Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội Chất lượng ban hành nghị quyết của các cấp ủy cơ sở và kết quả thực hiện  nghị quyết của một số đảng bộ cơ sở chưa tốt, thể hiện ở những mặt sau:
  5. Một số  đảng bộ  việc xây dựng nghị  quyết, thông qua nghị  quyết còn yếu,   biểu hiện  ở  việc: Ban thường vụ, bí thư  xây dựng dự  thảo nghị quyết của cấp  ủy sau đó được cấp  ủy thông qua mà chưa có sự  thảo luận, bàn bạc dân chủ  công khai. Do đó nghị quyết mang tính dập khuôn, áp đặt, chưa phản ánh đầy đủ  trí tuệ, ý chí của tập thể  cấp  ủy cơ  sở. Nói chung, chất lượng nghị  quyết còn   chưa thể hiện hay phản ánh được thực tiễn, mang tính dập khuôn theo văn bản  của cấp trên, ý chí chủ quan của Bí thư, Ban thường vụ. Việc tổ  chức thực hiện nghị quyết của cấp  ủy cũng còn có hạn chế, như:   chưa giao việc cụ  thể  gắn với quyền hạn cho cá nhân từng đồng chí cấp  ủy  viên, từ đó không phát huy được tính tích cực của các đồng chí cấp ủy trong việc   thực hiện nghị  quyết, ngoài ra khi có sai sót trong quá trình thực hiện, kết quả  không đạt thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hay không thể quy trách nhiệm cho  ai. Từ việc xây dựng, thông qua nghị  quyết tới tổ  chức thực hiện còn có nhiều   hạn chế  do đó, kết quả  việc thực hiện nghị  quyết vẫn chưa đáp  ứng yêu cầu.   Việc tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học cũng chưa được cấp  ủy, ban thường   vụ, bí thư quan tâm chú trọng.  3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ  nhất, một số  cấp  ủy cơ  sở, cấp  ủy viên chưa nhận thức đầy đủ  vai  trò, ý nghĩa và sự  cần thiết đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ  chức   thực hiện nghị  quyết của cấp  ủy cơ  sở. Nội dung, hình thức họp cấp  ủy của   nhiều đảng bộ chậm được đổi mới. Nhiều cấp ủy chưa xây dựng được quy định   về  chế  độ  họp cấp ủy; nội dung, chương trình họp cấp ủy của một số  cấp  ủy  còn chưa được chuẩn bị chu đáo. Chưa coi trọng thảo luận trong Ban thường vụ  về  nội dung đưa ra họp cấp  ủy, mà chủ  yếu dựa vào những vấn đề  do bí thư  đưa ra.  Thứ hai, đội ngũ cấp ủy viên của các đảng bộ là cán bộ lãnh đạo quản lý,  thủ  trưởng cơ  quan đơn vị  bận nhiều việc, đặc biệt là cho công tác lãnh đạo  chuyên môn nên ít dành sự  đầu tư  thời gian, công sức cho họp cấp  ủy để  xây  dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết. Thứ  ba, ý thức và trách nhiệm của không ít cấp  ủy viên đối với họp cấp   ủy còn chưa cao, chưa tích cực tham gia họp cấp  ủy, trong cuộc họp chưa tích   cực thảo luận, phát biểu ý kiến để  xây dựng nghị  quyết; vẫn còn có biểu hiện   muốn đơn giản hoá họp cấp ủy để nhanh gọn đỡ mất thời gian.
  6. Thứ tư, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban xây dựng đảng của Đảng  ủy  khối các cơ  quan thành phố đối với các cấp ủy có lúc chưa thường xuyên chưa  sâu sát và kịp thời.  4. Một số kinh nghiệm ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của   cấp ủy cơ sở thuộc Đảng bộ khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội thời gian   qua Nội dung cuộc họp cấp  ủy hằng tháng của các đảng bộ  cần xác định rõ  trọng tâm, trọng điểm để  tập trung thảo luận, ra nghị  quyết đúng đắn của cấp   ủy; nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng đồng chí cấp  ủy viên đối với cuộc   họp cấp ủy để tập trung thảo luận ra được nghị quyết đúng đắn.   Nếu trong một cuộc họp cấp ủy thảo luận nhiều nội dung, không xác định rõ  trọng tâm, trọng điểm thì dễ  sa vào thảo luận những vấn đề  vụn vặt, không xác   định được giải pháp khả thi giải quyết vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong nhiệm   vụ của đảng bộ trong tháng đó thì chất lượng ban hành nghị quyết và tổ chức thực   hiện nghị quyết thấp. Nhiều đồng chí cấp  ủy viên nhận thấy vai trò của cấp ủy   viên không được phát huy và thể  hiện rõ đối với việc ban hành nghị  quyết và tổ  chức thực hiện nghị quyết, dần dần thụ động, không tích cực phát biểu ý kiến và  chất lượng ban hành nghị quyết sẽ thấp.  Trước mỗi cuộc họp cấp  ủy, Bí thư, Ban thường vụ  cần nghiên cứu, xác  định nội dung họp phù hợp với yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của cấp ủy, khắc phục tình trạng nội dung cuộc họp cấp ủy chung chung, tháng  này gần giống tháng trước. Nghị quyết của cấp ủy cần cần thể hiện rõ ràng, cụ  thể  những giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  trọng tâm trong tháng, giải  quyết dứt điểm khâu yếu, mặt yếu, những vấn đề  nảy sinh của cơ quan đơn vị  mình. Bí thư, Ban thường vụ căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp ủy đảng cấp trên và  tình hình cụ  thể  của cơ  quan đơn vị  mình, để  xác định nội dung sinh hoạt phù  hợp, hướng trọng tâm vào vận dụng, thực hiện đường lối, chủ  trương, chính  sách của Đảng và Nhà nước; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,  năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên, tự  phê bình và phê bình làm rõ những  mặt yếu kém của cấp ủy, đảng bộ, những hạn chế của đồng chí cấp ủy, làm rõ   kết quả  thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của cấp  ủy, từng cấp  ủy viên trong   lãnh đạo, tổ  chức thực hiện nghị  quyết của cấp  ủy, chỉ ra nguyên nhân và giải   pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém. 
  7. Cần coi trọng việc ban hành nghị  quyết chuyên đề. Việc chọn chuyên để  tiến hành họp, thảo luận và ra nghị  quyết cần bám sát vào tình hình thực tiễn   của đơn vị, ban ngành mình lãnh đạo, quản lý, những nhiệm vụ  chính trị  trọng   tâm của cấp ủy cấp trên trong từng thời gian, những vấn đề đang nổi lên của cơ  quan đơn vị  và những đặc điểm, đặc thù của đảng bộ. Ban thường vụ  hoặc bí  thư  đầu tư  trí tuệ, tham khảo những kinh nghiệm của các đảng bộ  khác; suy   nghĩ, trao đổi với các tổ chức, đoàn thể cơ quan, đơn vị để lựa chọn một số nội   dung cần đưa vào cuộc họp để  thảo luận, tiến tới ban hành nghị  quyết chuyên  đề.  Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho mỗi đồng chí cấp ủy   viên học tập quán triệt các chỉ  thị, nghị  quyết, các chủ  trương, chính sách của   Đảng và nhà nước. Thường xuyên phổ  biến cho cấp  ủy viên tình hình và các  nhiệm vụ  chính trị  trọng tâm của cơ  quan, ban ngành, đơn vị  giúp cấp  ủy viên  nâng cao kiến thức, có đủ  thông tin… Từ đó có khả  năng trao đổi, thảo luận và   biểu quyết nghị  quyết của cấp  ủy là nhân tố  đặc biệt quan trọng để  nâng cao  chất ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy cơ sở thuộc Đảng bộ  Khối các cơ quan thành phố Hà Nội. PHẦN THỨ HAI MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, NÂNG  CAO CHẤT LƯỢNG BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ  QUYÊT CỦA CẤP ỦY CƠ SỞ TRONG ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN  THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016­2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP  THEO I. Mục tiêu, yêu cầu 1. Làm cho các cấp  ủy, tổ  chức đảng nhận thức sâu sắc về  vai trò, vị  trí   quan trọng của tổ  chức cơ  sở  đảng; ý nghĩa, tầm quan trọng của họp cấp  ủy,   việc đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và thực hiện nghị quyết của cấp ủy   cơ sở đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.  Đổi mới nội dung các cuộc họp cấp  ủy, ban hành và thực hiện nghị  quyết của  cấp ủy cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng  Đảng trong tình hình mới. 2. Làm cho mỗi cấp ủy viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong các cuộc họp   cấp  ủy, tích cực tham gia xây dựng và tổ  chúc thực hiện nghị quyết, cấp  ủy có   biện pháp cụ  thể để các đồng chí cấp ủy viên tích cực thảo luận, đóng góp xây 
  8. dựng nghị  quyết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ  chức   cơ sở đảng, của cấp ủy và nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên. 3. Bảo đảm và thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên   tắc tập trung dân chủ, tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong các cuộc  họp cấp  ủy; đẩy mạnh tinh thần tự  phê bình và phê bình; phát huy dân chủ, trí   tuệ  và trách nhiệm của cấp  ủy viên; thống nhất trong tư  tưởng và hành động,  tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong cấp ủy. II. Một số  nhiệm vụ, giải pháp cơ  bản nhằm đổi mới, nâng cao chất   lượng ban hành và tổ  chức thực hiện nghị quyết của cấp  ủy cơ sở thuộc   Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2016­2020 và những   năm tiếp theo 1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy và đội ngũ cấp ủy viên   về đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết   Trước hết các cấp  ủy và mỗi cấp  ủy viên cần nhận thức đầy đủ  việc  thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ  chức thực hiện nghị  quyết. Cấp ủy họp định kỳ một tháng một lần theo quy định của Điều lệ  Đảng.  Các cấp  ủy nên quy định thống nhất ngày họp cấp  ủy trong tháng. Mỗi cấp ủy   viên, nhất là cấp  ủy giữ  cương vị  lãnh đạo chủ  chốt  ở  cơ  quan, đơn vị  gương  mẫu thực hiện đầy đủ các cuộc họp cấp  ủy. Cấp  ủy phối hợp với lãnh đạo cơ  quan, đơn vị bố  trí thời gian, công việc hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp  ủy viên tham gia họp cấp ủy đầy đủ. ­ Trong sinh hoạt cấp  ủy cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tổ  chức  Đảng. Mở  rộng và phát huy dân chủ, tạo không khí cởi mở, chân thành để  cấp  ủy viên thể hiện chính kiến và bộc lộ  tâm tư, nguyện vọng của mình; tạo điều  kiện để  cấp  ủy viên được trao đổi, thảo luận và quyết định các vấn đề  thuộc   chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cấp  ủy viên. Cấp ủy cần lắng nghe, tiếp thu những ý kiến chính đáng của mỗi đồng   chí cấp ủy. ­ Các cuộc họp cấp ủy phải ghi biên bản, nghị quyết, lưu trữ tài liệu, hàng   năm sơ  kết, đánh giá kết quả thực hiện. Việc ra nghị quyết của cấp  ủy cần cụ  thể, thiết thực, khả  thi, không trùng lắp; nêu rõ nội dung, yêu cầu, biện pháp  thực hiện, thời gian hoàn thành và phân công người thực hiện, người kiểm tra,  đôn đốc thực hiện nghị quyết của cấp ủy.
  9. 2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, trách nhiệm   của mỗi cấp  ủy viên đối với việc nâng cao chất lượng ban hành và tổ  chức   thực hiện nghị quyết   ­ Đảng ủy khối tăng cường lãnh đạo, chỉ  đạo các cấp ủy cơ  sở  thực hiện   đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết. Cần làm  tốt việc chỉ đạo, định hướng nội dung, hình thức các cuộc họp cấp ủy cơ sở trong   đảng bộ khối trong từng thời gian và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan giúp  các đảng bộ thực hiện tốt.  ­ Mỗi cấp  ủy viên chủ  động đề  xuất các biện pháp nhằm  nâng cao chất  lượng ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết. 3. Nâng cao chất lượng điều hành cuộc họp cấp  ủy, cải tiến việc ban   hành và tổ chức thực hiện nghị quyết  * Đối với việc nâng cao chất lượng điều hành cuộc họp cấp ủy Ban thường vụ, bí thư xây dựng chương trình hoạt động cả nhiệm kỳ, hằng   năm, hằng tháng. Hằng tháng, bí thư  trực tiếp chuẩn bị  hoặc phân công một  đồng chí trong ban thường vụ chuẩn bị và thảo luận, bàn bạc hướng giải quyết  những nội dung trọng tâm; thống nhất thời gian thông báo cho từng đồng chí cấp   ủy nội dung cuộc họp cấp  ủy  để  chuẩn bị  ý kiến. Bí thư  gợi mở  và tạo điều  kiện cho cấp  ủy viên  nêu ý kiến; luôn bình tĩnh lắng nghe ý kiến, kể  cả  các ý   kiến đối lập, tránh nóng vội, gây không khí căng thẳng; tổng hợp ngắn gọn và  kết luận đúng, đầy đủ nội dung tập thể cấp ủy đã thảo luận. * Cải tiến việc ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết Mỗi cuộc họp cấp  ủy nhằm mục đích đưa ra được nghị  quyết và tổ  chức   thực hiện thắng lợi các nghị  quyết trong thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của đảng bộ, cơ  quan đơn vị. Do đó, ra nghị  quyết và thực hiện cần  phải được đổi mới thường xuyên nhưng đảm bảo nguyên tắc đảng. Thông thường việc xây dựng, ban hành và thực hiện nghị  quyết của các   đảng bộ  thường bám sát vào nghị  quyết, văn bản chỉ  đạo của cấp  ủy cấp trên,  Ban thường vụ xây dựng bản dự thảo đưa ra cấp ủy họp, bàn bạc và thông qua  một cách nhanh chóng mà ít có sự đóng góp ý kiến đông đủ của các đồng chí cấp  ủy. Đó là hạn chế  đang tồn tại hiện này  ở  các đảng bộ  cơ  sở  thuộc Đảng bộ  Khối các cơ quan thành phố Hà Nội. Vì vậy, trong thời gian tới để đổi mới, nâng   cao chất lượng việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết thì các  cấp  ủy cơ  sở  thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội cần cải tiến  việc ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết.
  10. Để  cải tiến việc xây dựng, ban hành và tổ  chức thực hiện nghị  quyết, các  cấp ủy cơ sở cần làm tốt các nội dung sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng,  ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên. Hai là, Bí thư, ban thường vụ trước mỗi cuộc họp cấp  ủy cần nghiên cứu kĩ   nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn cứ  vào tình hình thực tế  của đảng  bộ, cơ  quan đơn vị  mình, trong cuộc họp ban thường vụ cần bàn bạc, thảo luận   thống nhất nội dung cuộc họp cấp  ủy với trọng tâm chính, trong đó phân công  một đồng chí trong ban thường vụ  chủ  động xây dựng dự  thảo nghị  quyết, để  trình cấp ủy quyết định. Ba là, cần phát huy tinh thần tích cực, chủ  động đóng góp ý kiến của các  đồng chí cấp ủy. Muốn vậy phải phát huy dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy, song   song với thông báo trước, thông tin và cung cấp tài liệu trước cho cấp ủy viên về  nội dung cuộc họp cấp ủy, nội dung dự thảo nghị quyết, để các đồng chí cấp ủy   nghiên cứu kĩ trước khi đóng góp trong cuộc họp cấp ủy. Bốn là, sau khi đã thông qua được nghị quyết, điều quan trọng hơn nhất là   làm sao tổ  chức thực hiện có hiệu quả  nghị  quyết. Muốn làm được điều này,  cấp ủy phải phát huy tính tự giác, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Giao việc cụ  thể  cho từng cấp  ủy viên, phù hợp với năng lực, sở  trường   của từng người. Tuy giao việc cho cá nhân cấp ủy, nhưng cấp ủy cần quan tâm  theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, cấp  ủy sẽ  tạo điều kiện hỗ trợ. Sau khi thực hiện mỗi nghị quyết, cấp  ủy cần tổng kết rút kinh nghiệm, để  làm bài học cho các đợt ban hành, tổ chức thực hiện nghị quyết lần sau. Như vậy muốn đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện   nghị  quyết của cấp  ủy thì cần cải tiến, đổi mới quy trình, cách thức xây dựng,  ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết sao cho phù hợp với đặc thù của từng   đảng bộ. 4. Chăm lo, bồi dưỡng nâng cao trình độ  năng lực cho đội ngũ bí thư   cấp ủy và cấp ủy viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ­ Các cấp  ủy đảng chú trọng kiện toàn đội ngũ cấp  ủy viên cơ  sở  có số  lượng đủ, chất lượng tốt; Ban thường vụ, nhất là bí thư có phẩm chất, năng lực,   tín nhiệm, nhiệt tình với công tác xây dựng Đảng (chú trọng phẩm chất và năng   lực điều hành, tổ chức thực hiện công việc), tiêu biểu cho cấp ủy, đoàn kết, tập   hợp được cán bộ, đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị.
  11. ­ Đảng ủy khối cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn   cho đội ngũ bí thư  cấp  ủy và cấp  ủy viên trong mỗi nhiệm kỳ  đại hội ít nhất   một lần. Chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, khả năng cụ thể hóa chủ  trương, nghị quyết của Đảng cho đội ngũ bí thư cấp ủy. ­ Đảng ủy Khối cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và tôn  vinh đội ngũ cán bộ làm công tác đảng ở cơ sở nhất là bí thư cấp ủy cơ sở. Định   kỳ  tập huấn, gặp mặt, biểu dương bí thư  cấp ủy tiêu biểu. Thường xuyên trao  đổi, cung cấp thông tin, rút kinh nghiệm và phổ  biến kinh nghiệm trong hoạt   động thực tiễn, trong từng công việc, giúp cho bí thư  và cấp  ủy nâng cao năng   lực điều hành, tổ chức các hoạt động của cấp ủy.  PHẦN THỨ BA TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Ban Tổ  chức  Đảng  ủy Khối là cơ  quan thường  trực, chịu trách  nhiệm tham mưu xây dựng kế  hoạch và đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát,   tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Đề án. Hàng năm tham mưu cho Ban Thường  vụ  Đảng  ủy Khối, tiến hành kiểm tra, sơ  kết rút kinh nghiệm trong quá trình   thực hiện Đề án và báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Khối. 2. Các đảng  ủy trực thuộc căn cứ  Đề  án này, cụ  thể  hóa Đề  án thành các  chương trình, kế hoạch của đảng bộ mình về  đổi mới, nâng cao chất lượng ban  hành và thực hiện nghị  quyết của cấp  ủy cơ  sở. Trên cơ  sở  đó chỉ  đạo và tổ  chức thực hiện phù hợp với tình hình, đặc điểm của các đảng bộ. 3.  Ủy ban Kiểm tra Đảng  ủy Khối tăng cường công tác kiểm tra, giám sát   việc triển khai, thực hiện Đề  án này và định kỳ  báo cáo Ban Thường vụ  Đảng   ủy Khối. 4. Trong quá trình thực hiện Đề  án, có vướng mắc, khó khăn, các đảng bộ,   chi bộ cơ sở báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy khối (qua Ban Tổ chức) để  xem   xét chỉ đạo giải quyết. Đề  án này phổ  biến đến các đảng bộ, chi bộ  cơ  sở  trong toàn Đảng bộ  Khối  các cơ quan thành phố Hà Nội để thực hiện./. Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ  ­ Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; BÍ THƯ  ­ Các đ/c ủy viên BCH Đảng bộ khối, ­ Các đ/c ủy viên UBKT ĐUK, ­ Các ban ĐUK, ­ Các tổ chức đảng trực thuộc, ­ Lưu VP, BTC.
  12. Nguyễn Thị X
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2