Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Hàng hóa của thị trường chứng khoán
lượt xem 84
download
Như chúng ta biết lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế là rất lớn đặc biệt là trong dân cư. Vì vậy, vấn đề tập trung nguồn vốn này để đầu tư sản xuất luôn là vấn đề được rất nhiều tổ chức, nhà quản lý quan tâm. Hiện nay công cụ được họ sử dụng nhiều nhất là phát hành các loại chứng khoán. Khi nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty, tổ chức phát hành, số tiền nhàn rỗi này sẽ được đưa vào sản xuất kinh doanh qua đó góp phần mở rộng đầu tư thúc đẩy kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Hàng hóa của thị trường chứng khoán
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ Hàng hóa của thị trường chứng khoán
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HOÁ CỦA THỊ TR ƯỜNG CHỨNG KHOÁN I- KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA THỊ TR ƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 1.Khái niệm: Thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại hàng hoá - chứng khoán và các dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia trên thị trường. 2. Chức năng của thị trường chứng khoán. Sự ra đời và phát triển của TTCK có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia, kể các nước phát triển và nước đang phát triển. Nó thức sự là một kênh huy động vốn hiệu quả, thúc đẩy quá trình tích luỹ, tập trung và phân phối vốn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Chức năng này được thể hiện như sau: 2.1 Cung cấp nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế N hư chúng ta biết lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế là rất lớn đặc biệt là trong dân cư. Vì vậy, vấn đề tập trung nguồn vốn này để đầu tư sản xuất luôn là vấn đề được rất nhiều tổ chức, nhà quản lý quan tâm. Hiện nay công cụ được họ sử dụng nhiều nhất là phát hành các loại chứng khoán. Khi nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty, tổ chức phát hành, số tiền nhàn rỗi này sẽ được đưa vào sản xuất kinh doanh qua đó góp phần mở rộng đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn đối với chính phủ, chính quyền địa phương họ có thể phát hành các trái phiếu để tài trợ cho các công trình, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ho ặc qua đó Ngân hàng Nhà nước phát hành các công cụ trên thị trường mở để điều tiết, thực hiện chính sác kinh tế vĩ mô. N hư vậy, ta có thể thấy thị trường chứng khoán là nơi cung cấp và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Thông qua thị trường nó đ ược tập trung và phân phối lại cho những người có nhu cầu sử dụng. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán làm tăng vốn của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có tiềm năng, mà không phải chụi Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 1
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như khi đ ầu tư thành lập các doanh nghiệp thông qua nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp. 2.2 Tạo môi trường đầu tư cho công chúng. Thị trường chứng khoán được thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nó cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh và các cơ hội lựa chọn cực kì phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Các loại chứng khoán được trao đổi mua bán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, lợi nhuận và mức độ sinh lời và đặc biệt là tính thanh khoản của nó. Mỗi nhà đầu tư có mức độ chụi rủi ro khác nhau sẽ chọn cho mình các loại chứng khoán khác nhau, tùy thuộc vào khả năng, mục tiêu và sở thích của họ. Các chứng khoán được mua bán trên thị trường sẽ mạng lại thu nhập và các quyền lợi khác cho người sở hữu, nắm giữ nó. Bên cạnh đó với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân sé làm cho cầu về hàng hoá đa dạng hơn, đông đảo hơn làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Đây là điều hết sức quan trọng bởi nó là điều m à bất kì thị trường nước nào cũng cần và tìm mọi cách để đạt được. 2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp khi tham gia thị trường tức là nó phải đáp ứng các yêu cầu như: minh bạch quản lý, thường xuyên công bố thông tin,…đồng thời họ chụi sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. V ì vậy, nó băt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn huy động được một các hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời nếu không họ sẽ tự bị đào thải ra khỏi thị trường. Mặt khác thông qua thị trường chứng khoán các doanh nghiệp làm ăn tốt, hiệu quả có thể tự quảng bá hình ảnh thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư vào các d ự án mới…. 2.4 Giúp chính phủ hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thị trường chứng khoán là một trong những chỉ báo hết sức quan trọng và nhạy bén. Nó phản ánh sự ổn định, chu kì kinh doanh của nền kinh tế. Khi chỉ số chứng khoán tăng điều đó có nghía là các hoạt động đầu tư, sản xuất trong nước đang được mở rộng điều này cho phép Chính phủ và các công ty Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 2
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ phân bổ lại nguồn lực một các hợp lý tạo điều kiện tái cấu trúc lại nền kinh tế, ngược lại chỉ số trên th ị trường chứng khoán có xu hướng giảm điều này có nghĩa là nền kinh tế trong nước đang có diễn biến xấu đòi hỏi Chính phủ phải có những thay đổi , điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán Chính phủ có thể phát hành các trái phiếu bù đắp thâm hụt Ngân sách N hà nước và quản lý lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể phát hành các chứng chỉ, tín phiếu, trái phiếu,… thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn. 3 Vai trò của TTCK đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá là non trẻ mới có hơn 6 tuổi nhưng nó đã đóng góp vai trò vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, vai trò này được thể hiện qua một số điểm: 3.1 Là một kênh huy động vốn hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. V iệt Nam là một đất nước đang phát triển khả năng tích tụ, tập trung vốn còn rất thấp và gặp nhiều hạn chế, trong khi đó thị trường tài chính mới ở giai đo ạn sơ khai của sự p hát triển. Nhưng với sự ra đời của thị trường chứng khoán nó đ ã tạo ra những bước tiến đột phá cho nền kinh tế đất nước và thực sự trở thành một kênh huy độngvốn vô cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Nhờ có nó mà lượng tiền tiết kiệm trong dân cư được tích tụ tập trung thành các nguồn vốn đầu tứ có hiệu quả. Bên cạnh đó luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Tính đến thời điểm hiện tại( tính theo vốn gốc) lượng vốn đạt đến 2 tỷ USD còn nếu tính theo lượng vốn hoá thị trường thì con số này đã lên đến trên 4 tỷ USD, theo thông tin từ UBCKNN thì trong vòng từ tháng 6 đến cuối tháng 12 lượng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào V iệt Nam có thể tăng lên 600 triệu USD. Có thể nói đây là một con số đáng mơ ước với một thị trường còn rất mới mẻ như nước ta. Điều đó cũng khẳng định rằng nó thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả. 3.2 Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu. 3.3 Thúc đẩy cổ phàn hoá doanh nghiệp Nhà nước K hi chúng ta đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động điều đó có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận cuộc cạnh tranh, b ình đẳng công bằng đối với tất cả doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế. Doanh nghiệp muốn niêm yết chứng Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 3
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ khóan khoán của mình trên thị trường thì họ bắt buộc phải tiến hành Cổ phần hoá. Bởi chí có các doanh nghiệp cổ phần mới được phát hành đầy đủ các loại chứng khoán ( công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu), điều này giúp họ phát huy được thế mạnh tự chủ, tự lập, tự cường không chụi sự quản lý, can thiệp của Nhà nước tạo lợi thế trong kinh doanh và huy động vốn. N hư vậy có thể kết luận Cổ phần hoá là con đường và mô hinh ưu việt nhất để doanh nghiệp phát triển. Theo báo cáo gần đây cho thấy, ở Việt Nam tính từ thời điểm doanh nghiệp nhà nước đầu tiên đi vào cổ phần hoá thì đến nay có khoảng hơn 4000 Doanh nghiệp Nhà nước đ ã hoàn thành cổ phần hoá. Trong đó riêng khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, đã có khoảng hơn 3500 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Đây cũng là thời gian thị trường chứng khoán mới được thành lập và đi vào hoạt động, điều này đã chứng tỏ thị trường chứng khoán có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong 7 năm qua, hay nói rộng hơn việc Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam đã đ ạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Điều này đã góp phần vô cùng quan trọng đối với đổi mới kinh tế, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng phạm vi kinh doanh, quyền đầu tư của khu vực kinh tế nước ngoài thông qua chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3.4 Thúc đẩy hội hội nhập kinh tế quốc tế Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời giúp cho các doanh nghiệp Việt N am thu hút được luồng vốn đầu tư nước ngoài rẻ hơn, tăng cường đầu tư tiết kiệm bên ngoài mà ít chụi sự kiểm soát của Nhà nước. Đồng thời thông qua đó họ cũng có thể Niêm yết cổ phiếu, trái phiếu của mình trên thị trường chứng khoán nước khác, điều này còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng lợi ích của nó mang lại là rất lớn: họ có vốn, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình… mở rộng cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng nhận ra rằng xu thế hội nhập và toán cầu hoá là xu thế tất yếu hiện tại và tương lai. Có nhiều con đường và các làm để tiến tới xu thế này nhưng hiệu quả nhất vẫn là thông qua thị trường chứng khoán bởi nó là con đường nhanh và hiệu quả nhất, tiết kiệm được thời gian và Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 4
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ chi phí. Đồng thời nó cũn thúc đẩy họ phải tăng tính cạnh tranh, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả trên thị trường trong nước và quốc tế thì mới có thể phát triển và đứng vững được. II- HÀNG HOÁ TRÊN TH Ị TR ƯỜNG CHỨNG KHOÁN Một trong những yếu tố tạo nên sự hoạt động sôi động của thị trường chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Đó là công cụ xác nhận tư cách chủ sở hữu đối với một công ty (cổ phiếu), hay mối quan hệ chủ nợ với một công ty hay một cơ quan chính phủ (trái phiếu), hoặc xác nhận các quyền đối với quyền sở hữu (thể hiện ở một số công cụ phái sinh) Các chứng khoán được chia ra làm 4 nhóm chính là: - Cổ phiếu (chứng khoán vốn - Equity Securities) - Trái phiếu (Chứng khoán nợ - D ebt Securities) - Các công cụ chuyển đổi - Các công cụ phái sinh 1. Cổ phiếu 1.1 Khái niệm: K hi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 d ạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm sóat công ty; V à phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định; không có quyền bầu cử, ứng cử..v.v 1.2 Tác dụng của phát hành cổ phiếu Đối với Công ty phát hành: Việc phát hành Cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 5
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp. Đối với nhà Đầu tư Cổ phiếu: Các nhà đầu tư trên th ị trường sẵn sàng mua Cổ phiếu được công ty phát hành. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần đ ược phát hành dưới dạng chứng thư có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận ho ặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận vớI giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường. 2. Trái phiếu. 2.1 Khái niệm : Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn 2.2 Đặc điểm 2.21. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính + Mệnh giá + Lãi suất định kì ( Coupon) + Thời hạn 2.22 Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giữa người phát hành và ng ười đầu tư. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 6
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành 2.23. Lãi su ất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. Thời gian đáo hạn của trái phiếu: Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 2.3 Phân loại trái phiếu Thông thường trên thị trường trái được phân loại như sau: 2.31 Căn cứ vào việc có ghi danh hay không : * Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đ ính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng đ ể nhận lại khoản cho vay. * Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. D ạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. 2.32. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu đó * Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, ho ặc làm công cụ điều tiết tiền tệ hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 7
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kì hạn * Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành *Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành đ ể vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm: Trái ch ủ đ ược trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không đ ược tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua đ ược mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn đ ược nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều nhiều hình thức đảm bảo cho vay. Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: - Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. - Trái phiếu không đảm bảo: Trái phiếu tín chấp không đ ược đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty b ị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có ba bảo đảm, nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời đ iểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: + Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 8
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ + Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu đ ược quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể chuyển đổi: cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổ i tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới d ưới đâ: 2.4. Lợi ích của đầu tư trái phiếu - Dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ đ ược trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường. Nhưng nếu công ty có lợi nhuận cao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn được hưởng ở mức đã đ ịnh. - Trái phiếu có loại đ ược miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). Đối với những người có thu nhập cao, mua trái trên vẫn có lợi - Trái phiếu trên thị trường thứ cấp có giá lên xuống đối nghịch với lãi suất thị trường. Nếu biết tính toán phân tích để thực hiện mua bán thì vẫn có lợi. 2.5. Bất lợi đầu tư trái phiếu - Khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó vì rất ít công ty có - chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu. Trong khi đó, nhiều công ty có chương trình tái đầu tư cổ tức. Cổ đông có thể mua thêm cổ phần được miễn sở phí, và có khi còn được mua cổ phần với giá rẻ hơn giá thị trường. - Giá trái phiếu công ty cũng biến động khá mạnh trên thị trường: khi lãi suất suất thị trường lên cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ hạ. Khi cơ quan đánh giá xếp loại doanh nghiệp, đánh giá công ty phát hành từ loại AAA(3A) xuống AA(2A) hoặc xuống BBB(3B) thì giá trái phiếu cũng sẽ bị hạ. Hoặc khi có sự mất mát thị trường, vỡ nợ… thì giá trái phiếu cũng sẽ bị hạ giá và giá trái phiếu cũng sẽ giảm đi khi ít người mua. 2.6. Những điều cần chú ý khi đ ầu tư vào trái phiếu. Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 9
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ Trước khi mua trái phiếu cần tìm hiểu hai điều: Chiều hướng hay xu hướng lên của lãi xuất và uy tín của công ty phát hanh. Nên mua trái phiếu lúc lãi suất đang ở thời điểm cao nhất và đang trên đà giảm dần. Và nên mua trái phiếu d ài hạn để có thể được hưởng lãi suất cao trong một thời gian dài. Ngược lại, lúc lãi suất đang ở mức thấp nhất và bắt đầu tăng, nên bán trái phiếu dài hạn đi đ ể mua vào trái phiếu trung và dai hạn. 3. Chứng khoán có thể chuyển đổi 3.1 Chứng khoán có thể chuyển đổi Khái niệm: Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó thành một chứng khoán khác. Những loại chứng khoán có thể chuyển đổi là: - Cổ phiếu ưu đãi - Trái phiếu chuyển đổi 3.2 Mục đ ích của phát hành trái phiếu chuyển đổi. Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhăm mục đích huy động thêm vốn váo những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đ ang xuống giá. 3.3 Lợi ích của phát hành trái phiếu chuyển đổi * Đ ối với bên phát hành: do việc người đầu tư sẽ được hưởng quyền chuyển đổi trái phiếu này ra cổ phiếu thường khi đến hạn: + N ếu là trái phiếu: Bên phát hanh sẽ phát hành trái phiếu ra với lãi suất thấp + Nếu là cổ phiếu ưu đãi: bên phát hành sẽ chào bán với giá cao. K hi các chứng khoán đ ược chuyển đổi, nhà phát hành còn có lợi vì loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thời tăng thêm số lượng cổ đông của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng công ty. * Đối với nhà đầu tư: + Chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở chỗ chúng kết hợp được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có thể đầu cơ của cổ phiếu thường. Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 10
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ + Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tư có thể được bảo hiểm trước tình trạng lạm phát. Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tương quan giá giữa công cụ có thể chuyển đổi với những công cụ mà chúng có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong tầm kiểm soát của người đầu tư. Ví dụ 1: một trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000 đồng; nếu cứ 50.000 đồng được đổi lấy một cổ phần của cổ phiếu thường, thì giá chuyển đổi là 50.000 đồng; hệ số chuyển đổi là 1.000.000 đồng: 50.000 đồng = 20 cổ phần. Ví dụ 2: Giả sử trái phiếu trên đang có giá là 1.045.000 đồng ; được chuyển thành 100 cổ phần của một cổ phiếu thường. Giá tương đương chuyển đổi là 1045000 đồng : 100 = 10450 đồng. Đ iều đó có nghĩa là giá trị trường của cổ phiếu ít nhất phải bằng 10.045 đồng thì việc nắm giữ trái phiếu và chuyển đổi nó thành cổ phiếu mới được coi là tương đương về mặt giá trị. Nếu giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá tương đương chuyển đổi thì việc chuyển đổi sẽ đem lại một phần lợi nhuận. Trên thực tế rất có thể có giá cổ phiếu không lên đến mức mà người nắm giữu trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu để thu lợi nhuận. 4. Chứng khoán phái sinh. 4.1 Khái niệm: Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như: phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận,… 4.2 Các lo ại chứng khoán phái sinh. 4.21 Quyền chọn (Option). * Khái niệm : Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. * Những yếu tố cấu thành một quyền chọn: - Tên của hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua theo quyền. Loại quyền ( chọn mua hay chọn bán) - Thời hạn của quyền - Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 11
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ Mức giá thực hiện quyền - * N hững mức giá liên quan một quyền là: - Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở đó. - Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền - Giá quyền lựa chọn Đối với quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở, thì quyền đó được gọi là đang được tiền, tức là người có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trường, quyền đang ở trạng thái hoà vốn, và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền Đối với quyền chọn bán: ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở. G iá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền được gọi là giá trị nội tạ. Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền, giá trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền thường ít nhất là bằng giá trị nội tại. Giá bán quyền đ ược gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại (trong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian. Nói cách khác, khi đó: Giá trị theo thời gian của quyền chọn = G iá quyền – ( Giá thị trường – giá thực hiện).Ví dụ : Giá của một quyền chọn mua XYZ là 400.000 đồng, giá thị trường của XYZ là 42.000 đồng. Người giữ quyền có thể chiếm lấy 200.000 đ ngay tức thì bằng cách thực hiện quyền, tức là mua 100 cổ phần ( mức giá được quyền ấn định) với tổng chi phí 4 .000.000 đồng, cũng theo mức giá thực hiện theo quyền là 40.000 đ một cổ phần; sau đó bán ngay với giá thị trường, thu về 4.200.000 đ. Giá trị nội tại của quyền là 200.000 đồng. Mức phụ trội giá trị theo thời gian = giá quyền – giá nội tại = 400.000 đồng – 200.000 đồng = 200.000 đồng. Người mua vẫn sẵn sàng trả phần phụ trội cho các quyền lựa chọn vì họ nhận đ ược nhiều lợi ích từ một quyền lựa chọn. * Ứng dụng của quyền chọn: Q uyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Ví dụ : Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 12
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các q uyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ được niêm yết với giá 40.000 VND/ cổ phần. Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán chúng ra thị trường với giá 50.000 đồng. N hư vậy, bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực tế bạn đã thu được lợi nhuận 60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là 150%, trong đó khoản thời gian là 6 tháng Q uyền lựa chọ được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận. Ví dụ: Với XYZ đang có giá thị trường là 44.000 đ ồng, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn XYZ 44.000 với gía 400.000 đồng, người bán sẽ được bảo vệ trước các khoản thua lỗ nhờ có 40.000 đồng từ người bán quyền chọn.Nếu XYZ tiếp tục giảm giá thì đương nhiên người bán sẽ mất tiền. Như vậy khoản thu 40.000 đồng từ việc bán quyền lựa chọn tạo ra một sự bảo vệ cụ bộ đối với tình trạng sụt gía. N ếu trong 6 tháng tới giá XYZ vẫn giữ nguyên, quyền sẽ không được thực hiện. Khoản thu phụ trội 40.000 đồng là một thu nhập bổ sung trên tổng đầu tư. 4.22 Quyền mua trước. Khái niệm: Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác đ ịnh. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới. V í dụ: cổ phiếu bán theo quyền (giá thực hiện) là 800.000 đồng/cổ phần, nhưng Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 13
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ có giá thị trường là 1.000.000 đồng, nếu cứ 10 quyền được mua một cổ phần mới cổ phần thì giá của quyền được xác định theo công thức: V r = (Po – Pn)/r Trong đó: Vr là giá trị của một quyền Po là giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành Pn là giá thực hiện cổ phiếu mới và r là số quyền cần có để mua cổ phiếu đang lưu hành. V ậy, giá quyền ở đây là Vr = (1.000.000 – 800.000)/10 = 20.000đồng. N ếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu. 4.23 Chứng quyền Khái niệm: Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đ ầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. Đặc điểm: Khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn, do công ty đã phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. K hác với quyền lựa chọn (option), khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào cho công ty và tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Chứng quyền có thể đ ược giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm. Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên chứng chỉ: Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thườnglà 1:1); giá thực hiện cho mỗi cổ phiếu; tại thời điểm chứng quyền được phát hành, giá này bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ; và thời hạn của quyền, đa số là 5-10 năm. Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 14
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ 4.24. H ợp đồng kì hạn Khái niệm: H ợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá vào ngày hôm nay. Hàng hóa ở đây có thể là bất kì thứ hàng háo nào từ nông sản, các đồng tiền, chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. N hư vậy, bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. V ì chỉ có hai b ên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. 4.25 Hợp đồng tương lai. Khái niệm: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục đ ược những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là: - Niêm yết tại sở giao dịch: Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai. - Xoá bỏ rủi ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao d ịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 15
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ không thực hiện đ ược hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến b ên kia. - Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. - Đ iều chỉnh đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market) Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đ ã tho ả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao d ịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng. Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 16
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TR ƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG HÀNG HOÁ 1. Chủng loại hàng hoá Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 20-7-2000 và thực hiện phiên giao dịch từ ngày 28 -7 -2000 chỉ với 2 cổ phiếu được niêm yết trên thị trường là REE và SAM, với giá trị thị trường ban đầu chỉ đạt 444.000.000, đến ngày 27/11/2005 có đến 21 loại cổ p hiếu được niêm yết với tổng số vốn là 1086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu công ty với số vốn là 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu chính phủ với số vốn 54000 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm này có 73 loại chứng khoán được lưu hành trên thị trường với số vốn khoảng 6600 tỷ đồng. Sau 5 năm ta có thể nhận thấy trong thời kì này thị trường chứng khoán V iệt Nam phát triển rất chậm, số lượng chứng khoán lưu hành còn quá ít. Đ iều này không có gì là khó hiểu bởi đây là giai đoạn m à thị trường của chúng ta còn sơ khai, non trẻ, mới đi vào hoạt động. Trong khi đó trình độ hiểu biết của dân cư về chứng khoán còn rất hạn chế, tâm lý e ngại của doanh nghiệp không muốn tham gia vì phải chụi sự quản lý của UBCKNN, phải công bố thông tin, kiểm toán, điều này đã góp phần làm cho thị trường khá là nguội, số cổ phiếu tham gia niêm yết ít. Đ ến thời điểm cuối tháng 12 năm 2006 thị trường đã có những bước tiến vượt bậc: tại TTGDCKTP.HCM đã có tới 61 cổ phiếu niêm yết ( tăng 2.9 lần 5 năm trước đó), 2 chứng chỉ quỹ và khoảng 350 trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ. Như vậy, chỉ trong một năm thị trường có b ước chuyển mình rất lớn, điều này đã phản ánh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn, hợp lý. Nhưng bên cạnh đó cũng phải thừa nhận thị trường trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, trình độ hiểu biết của dân cư về thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư theo tâm lý bầy đàn, hàng hoá có chất lượng tốt không nhiều. Từ thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007 Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC và là thành viên chính thức của tổ chức WTO, đã tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số Vn-Index liên tục tăng trong một thời gian d ài trước và sau tết nguyên đán, đã có thời điểm chỉ số thị Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 17
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ trường đ ã tăng độ biến lên đến 1.170 điểm, HASTC đạt 450 điểm vào ngày 12/3/2007. Điều này đã tạo lên cơn sốt hàng háo trên thị trường, mọi người đổ sô đi mua chứng khoán tìm cơ hội kiếm lời làm cho cung không đủ cầu, hàng hoá trở nên khan hiếm, các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc lên sàn nên liên tục đăng kí niêm yết, phát hành cổ phiếu huy động vốn. Điều này làm cho số lượng cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng và tính cho đến thời điểm bây giờ cả thị trường đ ã có 219 mã chứng khoán niêm yết. Trong đó tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh là 125 mã chứng khoá, 2 chứng chỉ quỹ, tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 94 mã cổ phiếu. Bên cạnh đó là hàng loạt các cổ phiếu có chất lượng tốt, tính thanh khoản cao liên tục lên sàn qua các đợt IPO như: Bảo Việt, Đạm Phú Mĩ,…. Và đặc biệt là trong thời gian tới là các đại gia ngành Ngân hàng như: Vietcombank, BIDVbank, Agribank, Habeco, Mobifone,…. điều này làm cho thị trường trở nên sôi nổi, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó là trình độ hiểu biết của dân cư về chứng khoán, tâm lý đầu tư bầy đàn đã bị hạn chế, thị trường sau một thời gian tăng trưởng nóng đã có những bước điều chỉnh rất tích cực Vn-index dao động xung quanh mức điểm 1000 điểm và đến ngày 14/11/2007 sau 8 phiên điều chỉnh liên tục Vn-index mất 102.33 điểm và đ ạt tại mức 973,59 điểm. Sự điều chỉnh này làm cho thị trường mất khá nhiều điểm nhưng đây là sự điều chỉnh cần thiết, điều này sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững trong tương lãi, tránh được những rủi ro khi mà thị trường phát triển quá nóng. 2. Khối lượng giao dịch. 2.1 Cổ phiếu - K hi thị trường mới đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 chỉ có 2 cổ phiếu giao dịch với giá trị là 444 triệu đồng thì đến cuối thời điểm tháng 12 năm 2006 tổng khối lượng cổ phiếu niêm trên thị trường là 900 triệu cổ phiếu tổng giá trị giao dịch trên 10% GDP. Đến tháng 9/2007 tại TTGDCKTP.HCM tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch bình quân hàng ngày là 6,1 triệu cổ phiếu tăng 15% so với tháng 6/2007. Tại TTGDCK Hà Nội tổng số lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng 9/2007 đạt 39,45 triệu cổ phiếu gấp hơn 2 lần số lượng cổ phiếu giao dịch tháng trước đó ( 19, 42 triệu cổ phiếu). Giá trị giao dịch tăng mạnh lên tới 3.649,26 tỷ đồng tăng gấp đôi so với giá trị giao dịch 1.836,8 tỷ đồng một tháng trước đó. Bình quân mỗi ngày có khoảng 2,076 Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 18
- Đề án: Lý thuết tài chính tiền tệ triệu cổ phần thực hiện giao dịch là 192 tỷ đồng. Đặc biệt là thời gian cuối tháng giá trị giao dịch tăng lên rõ rệt đạt 400 tỷ so với 80 – 90 tỷ đồng so với thời gian tháng 7. - Giao dịch nhà đ ầu tư nước ngo ài: Trong tháng 9 tổng lượng giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài tháng này giảm 30,12% so với tháng trước. Tuy nhiên xét về tương quan mua bán thì trong tháng này nhà đầu tư mua vào nhiều hơn là bán ra. Chênh lệch mua bán lên tới 1,092 triệu cổ phần. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là SSI với 1,048 triệu cổ phần, với tương quan là 2,66% khối lượng giao dịch mua bán của to àn thị trường, tiếp đến là BMI với 337.700 cổ phần đ ược mua vào, đứng thứ 3 là NTP với 334.300 cổ phần. - Số tài khoản giao dịch tăng lên nhanh chóng: Nếu như tính đ ến tháng 6/2006 cả thị trường chỉ có 22.000 tài khoản tham gia giao dịch trên thị trường thì tính đến thời điểm cuối năm 2006 cả thị trường con số này tăng lên 52000 tài khoản, riêng tháng 8 năm 2007 tới 28 tổ chức và 573 nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự tăng lên nhanh chóng cuả tài khoản giao dịch làm cho các giao dịch khống chế, làm giá trên thị trường giảm xuống, tính thanh khoản thị trường tăng lên - Chỉ số P/E: Trước khi giai đoạn thị trường có những điều chỉnh các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đưa ra lời nhận xét rằng giá cổ phiếu quá cao so với giá trị thực của nó. Chỉ số P/E trung bình của 20 cổ phiếu niêm yết có vốn hoá lớn nhất là : 54,98 trong khi đó chỉ số này ở thị trường các nước khác khu vực châu á là: Bảng 1: Chỉ số P/E ngày 29/3/2007 Thị trường Chỉ số P/E Năm 2006 N ăm 2007 Hồng Kông 16,5 14,5 Ấn Độ 19,8 16,7 In-đô-nê-xi-a 17,2 13 Malaysia 18 16,1 Philipin 16,4 15,9 Thailan 11,1 10 Đ ài Loan 16,4 13,3 Phạm Thanh Tuấn – TCBN – K16 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ: Một số giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
41 p | 2810 | 1299
-
Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ: Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập vốn cho ngân hàng thương mại ở VN
55 p | 1123 | 539
-
ĐỀ ÁN " MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM"
34 p | 835 | 295
-
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ - Đề tài: Lạm phát trong nền kinh tế thị trường
33 p | 1280 | 265
-
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
23 p | 563 | 235
-
Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ: Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM VN
66 p | 470 | 155
-
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây
24 p | 452 | 148
-
Đề án Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Thương mại VN
22 p | 617 | 143
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để lý giải cho những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 415 | 129
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " ĐỀ ÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ"
45 p | 612 | 112
-
Đề án: Lý thuyết chung về hệ thống ngân hàng thương mại
16 p | 320 | 64
-
ĐỀ ÁN VỀ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
49 p | 280 | 52
-
Đề án lý thuyết Tài chính tiền tệ: Nghiệp vụ thị trường mở - một công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ
56 p | 236 | 44
-
Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Nghiên cứu thực trạng phát triển các công cụ của TTTC ở VN
34 p | 146 | 34
-
DỒ ÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ-ĐỀ TÀI: “ Bản chất của thuế giá trị gia tăng”
46 p | 165 | 34
-
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ
49 p | 140 | 22
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn