Đề án : " Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta "
lượt xem 22
download
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã biết săn bắn, hái lượm để tự nuôi sống chính bản thân mình, biết hái lá, lấy da thú tạo ra “áo” để làm ấm mình khi trời lạnh, họ còn biết tích luỹ những thứ kiếm được để sử dụng khi cần,… Ngày nay, khi đời sống đã đựơc nâng cao thì kéo theo đó là rất nhiều những hoạt động khác như kinh tế, văn hoá, chính trị,…chứ không đơn thuần chỉ là ăn uống...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án : " Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta "
- Luận văn Đề án : " Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta "
- Đề án KTCT Đề tài : Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta. Phần mở đầu Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã biết săn bắn, hái lượm để tự nuôi sống chính bản thân mình, biết hái lá, lấy da thú tạo ra “áo” để là m ấm mình khi trời lạnh, họ còn biết tích luỹ những thứ kiếm được để sử dụng khi cần,… Ngày nay, khi đời sống đã đựơc nâng cao thì kéo theo đó là rất nhiều những hoạt động khác như kinh tế, văn hoá, chính trị,…chứ không đơn thuần chỉ là ăn uống,.. Nhưng cho dù ở thời gian nào, ở bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển thì con người vẫn cần có thức ăn, quần áo,… Muốn có các của cải vật chất đó đòi hỏi con người phải không ngừng sản xuất ra chúng. Qui mô sản xuất đựơc mở rộng, trình độ sản xuất được nâng cao thì con người càng có được những sản phẩm tốt, đa chủng loại, đẹp, và ngày càng đáp ứng đựợc nhu cầu sử dụng của con người. Bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, chứ không phải xét theo hình thái từng lúc, thì quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tái sản xuất (TSX). Như vậy việc nghiên cứu quá trình TSX xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó em đã lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta . 1
- Đề án KTCT Trong bài viết này em có sử dụng phưong pháp biện chứng duy vật, phương pháp trìu tượng hoá khoa học, một số phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lênin và các phương pháp khác. Dù đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Tố Linh trong quá trình xây dựng bài viêt nhưng do trình độ của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô . Em xin chân thành cảm ơn. Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài. I. Khái quát về tái sản xuất xã hội. 1. Tái sản xuất xã hội . TSX xã hội là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và biến đổi không ngừng. TSX diễn ra trong từng xí nghiệp gọi là TSX cá biệt. Tổng thể TSX cá biệt trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế được gọi là TSX xã hội. Xét về qui mô sản xuất , người ta chia nó thành hai mức độ là TSX giản đơn và TSX mở rộng. * TSX giản đơn là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và phục hồi với qui mô như cũ.Trong TSX giản đơn, phần thặng dư đem tiêu dùng hết cho cá nhân, chưa có tích luỹ. TSX giản đơn thường gắn liền với nền sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Trong lịch sử, TSX giản đơn có trước. 2
- Đề án KTCT * TSX mở rộng là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với qui mô ngày càng lớn. Do qui mô và chất lượng của các nguồn lực sản xuất năm sau phải tăng lên nên một phần thặng dư phải được tích luỹ để tăng nguồn lực sản xuất .TSX mở rộng thường gắn liền với nền sản xuất lớn, năng suất cao. Cùng với quá trình chuyển nên sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, TSX giản đơn chuyển thành TSX mở rộng. Ở bất cứ xã hội nào, quá trình tái sản xuất cũng bao gồm ngững nội dung chủ yếu là : TSX của cải vật chất, TSX sức lao động, TSX quan hệ sản xuất và TSX môi trường sinh thái. 2. Các khâu của quá trình tái sản xuất. Trong Marketing, mọi sản phẩm xã hội đều trải qua bốn giai đoạn : sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Cùng với sự vận động của sản phẩm, các quan hệ kinh tế giữa người với người cũng được hình thành. Tái sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng,trong đó mỗi khâu có một vị trí nhất định. 2.1. Sản xuất. Sản xuất là khâu đầu tiên, đồng thời cũng là khâu cơ bản và quyết định nhất. Sản xuất tạo ra sản phẩ m, sản xuất là quá trình tác động giữa con người với với tự nhiên nhằ m biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra sản phẩ m phù hợp với nhu cầu của mình. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người. 2.2. Phân phối. Phân phối là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng trong một chu kỳ tái sản xuất. Phân phối có chức năng xác định tỷ lệ thu nhập thuộc quyền 3
- Đề án KTCT chi phối của mỗi con người, mỗi giai cấp, và xác định tỷ lệ sản phẩm dùng cho tiêu dùng cá nhân và cho sản xuất . Phân phối bao gồm : + Phân phối các yếu tố sản xuất : Là sự phân chia các yếu tố sản xuất ( tư liệu sản xuất và người lao động ) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau, tạo ra các sản phẩm khác nhau. + Phân phối cho tiêu dùng : Là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiê u dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩ m. 2.3. Trao đổi. Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự tiếp tục của khâu phân phối, là sự phân phối lại cái đã phân phối, làm cho sự phân phối được cụ thể hoá, thích hợp với mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Trao đổi giúp người dân được lựa chọn, sử dụng những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ. 2.4. Tiêu dùng. Tiêu dùng là khâu cuối của quá trình. Suy cho cùng thì sản xuất, phân phối, trao đổi cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cho tiêu dùng. Tiêu dùng là việc sử dụng những cơ sở vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất, là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng của các quan hệ kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Có hai loại tiêu dùng : + Tiêu dùng sản xuất là việc sử dụng máy móc, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu và các tư liệu sản xuất khác để sử dụng cho quá trình sản xuất. + Tiêu dùng cá nhân là việc con người sử dụng của cải vật chất khác nhau như lương thực, quần áo,… cho chính bản thân người lao động. Sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng là các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất. Các khâu này đều có ý nghĩa, nhiệ m vụ.. quan trọng đối vớ i 4
- Đề án KTCT quá trình tái sản xuất, về cơ bản có tính độc lập tương đối với nhau nhưng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. 3. Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất là khâu mở đầu của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất có vai trò quyết định với các khâu khác vì sản xuất tạo ra sản phẩ m để từ đó mới diễn ra các hoạt động phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tuy nhiên đó không phải là sự tác động một chiều bởi vì nếu không có các khâu phân phối và trao đổi thì không thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, và nếu không có quá trình tiêu dùng sản phẩ m thì tất nhiên quá trình sản xuất sẽ không diễn ra, đơn giản là vì không có “ đơn đặt hàng “ cho quá trình sản xuất. 3.1. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Như đã đề cập ở trên, một xã hội không thể ngừng tiêu dùng do đó không thể ngừng sản xuất. Sản xuất tạo ra sản phẩm, qua quá trình phân phối, trao đổi sẽ đến tay người tiêu dùng. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, tiêu dùng tạo ra nhu cầu cho sản xuất bởi vì qui mô và cơ cấu sản phẩm, chất lượng và tính chất của sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định đến qui mô và cơ cấu tiêu dùng, quyết định đến chất lượng và phương thức tiêu dùng. Bình thường, để sản xuất ra một loại sản phẩ m mới thì một doanh nghiệp hay một nhà máy,… phải tìm hiểu sở thích, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó nghiên cứu, phát triển để đưa ra những sản phẩ m phù hợp với sở thích đó. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp khi quyết định đưa ra một loại sản phẩ m mới để cạnh tranh trên thị trường mà mục đích cuối cùng là để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó.Và lẽ đương nhiên nếu sản phẩ m nào 5
- Đề án KTCT không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩ m đó sẽ sớm bị loại trên thị trường, và ngược lại khi sản phẩ m nào được người tiêu dùng ưa chuộng thì doanh nghiệp đó sẽ chú ý mở rộng qui mô sản xuất. Như vậy hiểu được mối quan hệ này giúp cho nhà sản xuất nắ m bắt để ra được những quyết định phù hợp và trả lời một phần nào cho câu hỏi “ có nên mở rộng sản xuất hay không ?,… “. Sự phát triển đa dạng hoá về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất. Với tư cách là mục đích và động lực của sản xuất, tiêu dùng ảnh hưởng trở lại đối vớ i sản xuất. 3.2. Mối quan hệ giữa phân phối và trao đổi. Phân phối và trao đổi vừa là khâu trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, vừa có tính độc lập tương đối với sản xuất, vừa có tính độc lập tương đối với nhau. Trao đổi là sự tiếp tục của khâu phân phối, là sự phân phối cái đã được phân phối, là m cho sự phân phối được cụ thể hoá, thích hợp với mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư và trong ngành sản xuất. Có thể hiểu đơn giản là sau khi sản phẩ m được sản xuất ra thì các doanh nghiệp dùng các kênh phân phối của mình để phân phối sản phẩm theo kế hoạch ( theo hai dạng phân phối là phân phối cho sản xuất và phân phối cho tiêu dùng ) đến các đơn vị sản xuất khác hoặc đến các hệ thống bán lẻ, các cửa hàng, các siêu thị, …( hoặc có một phần nhỏ đến trực tiếp với người tiêu dùng ) . Sau đó, nhờ việc trao đổi đã đem lại sản phẩm cho cá nhân một cách trực tiếp và phù hợp với sở thích, nhu cầu của mình. Chức năng của trao đổi chính là dựa trên cơ sở sản xuất và phân phối và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. 3.3. Mối quan hệ giữa các khâu phân phối, trao đổi và sản xuất. 6
- Đề án KTCT Trong mỗi chu kỳ của quá trình tái sản xuất, phân phối và trao đổi là những khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng.Tính chất và nguyên tắc của quan hệ phân phối do tính chất của nền sản xuất và quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định.Tuy nhiên, phân phối sẽ có tác động trở lại đối với sản xuất một cách tích cực nếu phân phối công bằng, ngược lại thì phân phối sẽ gây trở ngại cho quá trình sản xuất nếu phân phối bất hợp lý.Trao đổi cũng do sản xuất qui định, nếu trong lưu thông quá trình trao đổi bị cản trở sẽ làm cho sản xuất bị ngừng trệ, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng. Qui mô cơ cấu sản phẩ m do sản xuất tạo ra quyết định qui mô cơ cấu tiêu dùng, chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng. Sản xuất lại quyết định phân phối về các mặt : số lượng và chất lượng sản phẩm, đối tượng phân phối; qui mô và cơ cấu của sản xuất quyết định qui mô và cơ cấu của phân phối; quan hệ sản xuất quyết định quan hệ phân phối; tư cách của các cá nhân tham gia vào sản xuất quyết định tư cách họ tham gia vào quan hệ phân phối và quyết định hình thức phân phối đối với họ. Sản xuất lại quyết định sự trao đổi , cường độ và hình thức trao đổi do trình độ phát triển và kết cấu của sản xuất quyết định. Nói tóm lại, tái sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các khâu : sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng . Trong đó sản xuất tạo ra những vật phẩ m thích hợp với các nhu cầu ; phân phối phân chia các vật phẩ m đó theo những qui luật xã hội ; trao đổi lại phân phối lại cái đã được phân phốitheo những nhu cầu cá biệt ; cuối cùng, trong tiêu dùng, sản phẩm thoát ra khỏi sự vận động xã hội đó trực tiếp trở thành đối tượng và kẻ phục vụ cho một nhu cầu cá biệt, và thoả mãn nhu cầu đó trong quá trình tiêu dùng. Như 7
- Đề án KTCT vậy, sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là điểm trung gian. Điểm trung gian có hai yếu tố, vì phân phối được qui định là yếu tố xuất phát từ xã hội , còn trao đổi là yếu tố xuất phát từ cá nhân. Chương II : Thực trạng về mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội nước ta. Hiểu và nắm bắt được bản chất của các mối quan hệ này đã khó, để vân dụng chúng trong việc ra các quyết định kinh doanh c ủa một doanh nghiệp cũng như ra các chính sách của một quốc gia còn khó hơn. Mối quan hệ nà y được nước ta vận dụng trong suốt thời gian qua, điều này được thể hiện như sau : I. Việt Nam trước khi đổi mới ( trước năm 1986). Sau khi chiến tranh kết thúc, nước ta phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh : cơ sở vật chất bị tàn phá, nợ lớn nước ngoài tăng lên,… càng làm cho nền kinh tế nước ta bị kìm hãm , không phát triển đựơc. Không những thế, trong thời kỳ này nước ta đã có một quyết định sai lầm đó là lựa chọn phát triển theo con đường kế hoạch hoá tập trung, tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều do nhà nước chi phối. 1. Sản xuất. Trong giai đoạn này thì vấn đề sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào? khối lượng bao nhiêu ? mẫu mã ra sao? … tất cả các doanh nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch của nhà nước. Trong thị trường không có sự cạnh tranh, do đó hàng hoá không được chú trọng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã,…Chính quyết định này của nhà nước đã vô hình đánh mất động lực phát 8
- Đề án KTCT triển của nền kinh tế. Và kết quả là chúng ta chỉ có một nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển,.. Sản xuất là khâu quyết định đến tất cả các khâu còn lại của quá trình tái sản xuất, do đó trong giai đoạn này các khâu phân phối, trao đổi, tiêu dùng cung không phát triển, tất cả đều chịu sự chi phối của nhà nước theo cơ chế “ kế hoạch hoá tập trung “. 2. Phân phối và trao đổi. Trong thời kỳ này việc mua bán hàng hoá theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phân phối theo chế độ tem phiếu . Trao đổi và lưu thông hàng hoá bị hạn chế giao lưu buôn bán, thực hiện biện pháp “ ngăn sông cấm chợ”. Cho nên tổng mức lưu chuyển hàng hoá trong nước chủ yếu do nhà nước kiểm soát thông qua các thương nghiệp quốc doanh. Thương nghiệp là hình thức là hình thức phát triển của trao đổi , trao đổi thông qua mua bán hàng hoá thông qua công thức T - H – T. Thương nghiệp là ngành kinh tế không trực tiếp tạo ra của cải vật chất , nhưng lại phục vụ cho quá trình sản xuất. Ở nước ta giai đoạn đó các thương nghiệp quốc doanh có vai trò rất lớn trong việc tái sản xuất liên tục , ổn định sức mua của đồng tiền và tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ. Nhưng các thương nghiệp quốc doanh lại có thói quen trì trệ ảnh hưởng của cơ chế kinh tế cũ, bộ máy cồng kềnh và số lượng lao động quá đông. 3. Tiêu dùng. Như chúng ta đã biết, chính qui mô cơ cấu sản phẩm cũng như chất lượng và tính chất của sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định đến chất lượng và phương thức tiêu dùng. Do sản xuất được thực hiện một cách máy móc theo đơn đặt hàng của nhà nước nên việc tiêu dùng cũng do nhà nước quyết định 9
- Đề án KTCT thông qua chế độ tem phiếu. Có nghĩa là người tiêu dùng không có quyền lựa chọn sản phẩ m để tiêu dùng mà chỉ được sử dụng sản phẩm mà nhà nước cung cấp và nhà nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân chỉ đảm bảo ở mức độ tối thiểu. 4. Mối quan hệ giữa các khâu trong thời kỳ này. Thực tế cho thấy trong thời kỳ này mối quan hệ giữa các khâu hết sức lỏng lẻo, không mật thiết, kìm hãm không cho nền kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp không biết tự phấn đấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn luôn ở trong trạng thái ỷ lại, trì trệ và không chịu phát triển. Kết quả thu được trong suốt thời kỳ dài đã cho thấy sự sai lầm của đảng và nhà nước ta trong việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước. Vì vậy, đến đại hội lần thứ VI nước ta đã quyết định cải tổ nền kinh tế theo hướng mới đó là theo cơ chế thị trường. II. Việt Nam sau khi đổi mới đến nay (từ năm 1986 đến nay). Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế –xã hội nước ta mở đầu từ Đại hội VI trải qua gần 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung đó là chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. 1.Sản xuất. Đây là thời kỳ nước ta đã mở cửa kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các doanh nghiệp quốc doanh trước kia được nhà nước bảo hộ một cách tuyệt đối và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước mà không phải lo lắng vấn đề đầu ra. Thì hiện nay, chính phủ thực hiện chính sách cổ phần hoá dần dần các công ty nhà nước 10
- Đề án KTCT để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần chỉ tạo ra sản phẩ m mà còn phải cùng lúc thực hiện các khâu quan trọng khác như phân phối, sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Sản xuất là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất, là khâu hết sức quan trọng quyết định đến việc lưu thông và tiêu dùng sản phẩm. Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, muốn có lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm đó. Hiện nay, khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng không chỉ đơn thuần là “ đủ “ mà còn là mẫu mã đẹp, đa chức năng,…Không những thế, khi mà toàn cầu hoá và khu vực hoá đang đến rất gần thì sự lựa chọn sản phẩ m để tiêu dùng của khách hàng càng lớn, và đương nhiên tiêu chí để khách hàng lựa chọn sản phẩ m sẽ khắt khe hơn. Lúc này , để tồn tại được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy tìm hiểu và đưa ra sản phẩ m đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Mặc dù đã có rất nhiều đổi mới trong cách quản lý doanh nghiệp nhưng thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay chính trên lãnh thổ của mình. Đơn giản là vì sản phẩ m của đa số các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, mẫu mã đơn giản, chất lượng không phù hợp, giá bán lại quá cao, không thể cạnh tranh được với hàng giá rẻ ở Trung Quốc hay hàng có chất lượng cao như Nhật,... Trong khi đó, sản phẩm của nước ngoại lại rẻ, đa chủng loại và lại có nhiều tính năng, công dụng. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường như Vinamilk, Trung Nguyên,.. Nhưng để đứng vững trên thị trường trong thời gian tới khi mà các doanh nghiệp, công ty nước ngoài, các 11
- Đề án KTCT tập đoàn đa quốc gia thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì đòi hỏi các doanh nghiệp Viêt phải đưa ra được những chiến lược hợp lý hơn. 2. Phân phối và trao đổi. Phân phối và trao đổi là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, là cách duy nhất để đưa sản phẩm đến được tận tay người tiêu dùng . Hiện nay, tiêu dùng không chỉ chịu sự tác động mạnh mẽ của sản xuất mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình phân phối và trao đổi. Khi đời sống được nâng cao, khi con người có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiêu dùng sản phẩ m thì việc sản phẩ m được sản xuất ra phải đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng chưa đủ để khách hàng đưa ra quyết định tiêu dùng, mà còn phải có được những kênh phân phối nhanh, thuận tiện và đáng tin cậy hơn nữa. Tại Việt Nam, thói quen sử dụng kênh phân phối hàng truyền thống( chợ, cửa hàng, đại lý,..) vẫn còn nên doanh nghiệp trong nước còn cơ hội . Song với xu thế tiêu dùng trong những năm qua cho thấy kênh phân phối hiện đại ( siêu thị ) ngày càng chiếm ưu thế và có khả năng đánh bại các kênh bán hàng không chuyên. Như vậy , khả năng doanh nghiệp nội mất dần cơ hộ i phân phối hàng là rất cao, DN VN chắc chắn sẽ phải chủ động hơn trong việc đưa ra những kế sách nhằm giữ vững thị phần phân phối trong nước trươc khi các tập đoàn đa quốc gia đặt chân vào VN . Việc chuẩn bị này không những giúp các DN phân phối trong nước nâng cao được sức mạnh và năng lực cạnh trạnh mà còn giúp người tiêu dùng được thụ hưởng những dịch vụ tốt hơn mà còn giúp cho người tiêu dùng được thụ hưởng những dịch vụ tốt hơn cũng như có thêm cơ hội tiếp xúc với những nguồn hàng ngày càng phong phú. Như vậy, việc chú trọng vào phân phối và trao đổi đang là vấn đề rất quan trọng và cần được các doanh nghiệp VN chú ý hơn trong tiến trình hội nhập . 12
- Đề án KTCT 3. Tiêu dùng. Tiêu dùng là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất, là “ đơn đặt hàng” của sản xuất, vì vậy tiêu dùng quyết định trực tiếp đến quá trình sản xuất. Ngày nay, khi đời sống của con người được nâng cao thì mức độ tiêu dùng của người dân cũng được mở rộng, người tiêu dùng được lựa chọn và sử dụng hàng hoá theo sở thích của mình. 4. Mối quan hệ giữa các khâu trong thời kỳ này. Một thực tế cho thấy là trong thời kỳ này các doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hơn trước. Khi mà quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra trên phạ m vi toàn thế giới thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự đứng trên đô i chân của mình mà không thể trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước như trước kia. Tái sản xuất là quá trình diễn ra một cách liên tục và luôn luôn có xu hướng mở rộng hơn và kéo theo những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xuất ra được những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về chất lượng ( như Nhật Bản ), cạnh tranh về giá cả ( như Trung Quốc ),.. nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những lợi thế tương đối nhất định mà nếu biết tận dụng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp VN tạo ra được sản phẩm có sức cạnh tranh hơn trên thị trường. Sản xuất sản phẩm ra thì phải tìm cách phân phối chúng một cách hợp lý mà thực tế ở VN hiện nay đã được các doanh nghiệp chú ý hơn như việc các doanh nghiệp đã chú ý việc sử dụng các kênh phân phối , phân phối sẽ tác động một cách tích cực sản xuất nếu phân phối công bằng, hợp lý và ngược lại. 13
- Đề án KTCT Tóm lại, tái sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các khâu : sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.Trong đó sản xuất là khâ u đầu tiên giữ vai trò quyết định, tiêu dùng là khâu cuối cùng và là mục đích của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là những khâu trung gian nối liền sản xuất với tiêu dùng, giúp sản phẩm đựơc sản xuất ra đến được tay người tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất. Trong suốt thời gian qua, nước ta đã vận dụng mố i quan hệ này một cách khoa học giúp kinh tế phát triển đi lên, cơ sở hạ tầng được nâng cao, các doanh nghiệp trong nước đã dần dần khẳng định được vị trí của mình,… Tuy nhiên cũng có rất nhiều trở ngại trong quá trình vận dụng những tư tưởng về mối quan hệ này của chủ nghĩa Mac – Lênin đòi hỏi ta phải hết sức tỉnh táo, sử dụng sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như môi trường ngoài nước. III. Một số ý kiến vận dụng mối quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất vào sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Trên thực tiễn mặc dù chúng ta đạt được những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, song nước ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển, sức cạnh tranh còn thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kĩ thuật và kỹ năng còn thấp nên khả năng đương đầu với xu hướng tự do hoá thương mại còn rất nhiề u khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp phải tận dụng hết những lợi thế của mình để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp phải biết vân dụng và kết hợp hợp lý các khâu của quá trình tái sản xuất. Phải hiểu rằng sản xuất là khâu quan trọng nhất nên cần phải nghiên cưu nhu cầu khách hàng, thay đổi công nghệ,.. để tạo ra được những sản phẩm tốt phù hợp với sở thích của khách hàng. Không những thế, các doanh nghiệp phải hiểu rõ được tầ m quan trọng của các khâu phân phối và trao đổi trong quá trình bán hàng của 14
- Đề án KTCT doanh nghiệp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, tiết kiệ m, thoả mãn với mong muốn của người tiêu dùng. Như vậy, cả 4 khâu của quá trinh tái sản xuất xã hội đều rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trog quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần biết cách kết hợp các khâu trên một cách hợp lý nhất để tạo hiêu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Danh sách tài liệu tham khảo : 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. 2. Việt Nam quá độ sang nền kinh tế thị trường. Tài liệu của ngân hàng thế giới. Báo cáo kinh tế 15/9/1993. 3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 4. Thời báo kinh tế Việt Nam. 5. Báo kinh tế Sài Gòn. …………………………. 15
- Đề án KTCT 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án: Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toán với trách nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
40 p | 2001 | 702
-
Đề án "Tổng quan về hệ thống tài chính"
45 p | 902 | 369
-
Đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội”
18 p | 1247 | 157
-
Đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ"
23 p | 275 | 94
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020
58 p | 220 | 60
-
Đề án môn học Kiểm toán: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
28 p | 262 | 53
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới hiện nay ở nước ta
21 p | 181 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: Một nghiên cứu tại Việt Nam
28 p | 180 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng triển khai đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
130 p | 142 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng
0 p | 143 | 34
-
Đề tài “Mối quan hệ biện chứng của quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất và sự vận dụng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”
20 p | 170 | 34
-
Tên đề tài : Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
17 p | 171 | 32
-
Đề án con người và môi trường: An toàn thực phẩm ở TP.Hồ Chí Minh
20 p | 140 | 26
-
Đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế "
23 p | 173 | 22
-
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.
28 p | 159 | 21
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
231 p | 121 | 14
-
ĐỀ TàI“ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỨC NĂNG KIỂN TOÁN VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂN TOÁN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA TÀI CHÍNH
39 p | 105 | 12
-
Thông tin về những đóng góp mới của luận án - Đề tài: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
3 p | 91 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn