intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Phần Hình sự

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Phần Hình sự giới thiệu tới các bạn những nội dung về khởi tố vụ án, khởi tố bị can; điều tra vụ án hình sự; truy tố; chuẩn bị xét xử vụ án hình sự; soạn thảo các văn bản sử dụng trong các phiên tòa sơ thẩm; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Phần Hình sự

  1. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự BÀI 1 KHỞI TỐ VỤ ÁN, KHỞI TỐ BỊ CAN A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích: - Giúp học viên có những hiểu biết, nhận thức chung về khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can - Rèn luyện cho học viên các kỹ năng cần thiết trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 2. Yêu cầu: - Giảng viên cần giới thiệu các quy định pháp luật liên quan đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. - Giới thiệu kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà Kiểm sát viên phải nắm vững khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Kỹ năng của Thẩm phán tham gia HĐXX trong việc khởi tố vụ án hình sự. B. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu giờ học Giảng viên giới thiệu khái quát về cấu trúc của bài học, các tài liệu tham khảo cần sử dụng. Nội dung bài học 1. Nhận thức chung về khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 1.1 Khởi tố vụ án hình sự - Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự - Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát, của Toà án, của đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; - Căn cứ khởi tố vụ án hình sự (có sự việc xảy ra, sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm) - Trình tự khởi tố vụ án hình sự từ việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm, quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. 1.2 Khởi tố bị can - Khởi tố bị can là gì? - Ý nghĩa của việc khởi tố bị can - Căn cứ khởi tố bị can - Nội dung quyết định khởi tố bị can 1
  2. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự 2. Kỹ năng của Kiểm sát viên trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 2.1 Kỹ năng kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can - Kỹ năng tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm trong trường hợp cần phải khám nghiệm hiện trường, trường hợp không phải tiến hành khám nghiệm hiện trường; - Kỹ năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án; - Kỹ năng kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự - Kỹ năng kiểm sát việc quyết định khởi tố bị can: Kiểm tra và đánh giá tính có căn cứ và tính hợp pháp để ra quyết định khởi tố bị can. Kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm tra và đánh giá các tài liệu để báo cáo với Viện trưởng để ra các quyết định cho phù hợp. - Kỹ năng kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. 2. 2 Kỹ năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can (Lưu ý: Nghiên cứu thông tư liên tịch số 05/2005 và các điều luật quy định trong BLTTHS) - Kỹ năng xem xét đánh giá các tài liệu, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đề nghị CQĐT thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. - Kỹ năng thực hành quyển công tố khi ra quyết định khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can( Lưu ý các trường hợp cụ thể phải thay đổi quyết định khởi tố bị can dẫn đến trường hợp phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án). - Kỹ năng hoạt động giao nhận, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. 2. 3 Kỹ năng của Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử trong việc khởi tố vụ án hình sự - Kỹ năng HĐXX khởi tố vụ án hình sự tại phiên toà - Kỹ năng HĐXX yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án Kết thúc buổi học: Giảng viên nêu các vấn đề chính mà học viên Kiểm sát viên, Thẩm phán cần phải nắm vững từ bài học. 2
  3. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự BÀI 2 ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích: - Giúp học viên nắm vững khái niệm về điều tra vụ án hình sự; những quy định chung về điều tra; - Rèn luyện cho học viên các kỹ năng trong hoạt động điều tra của Kiểm sát viên; giúp học viên Thẩm phán, qua việc nghiên cứu hồ sơ, có thể nhận xét được các hoạt động mà cơ quan điều tra đã tiến hành 2. Yêu cầu: Giảng viên cần giới thiệu các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra và kỹ năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. B. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu giờ học Giảng viên giới thiệu khái quát về cấu trúc, nội dung của bài học và các tài liệu tham khảo cần sử dụng Nội dung bài học 1. Nhận thức chung về điều tra vụ án hình sự 1.1 Khái niệm, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra 1.2 Quy định chung về điều tra - Hệ thống cơ quan điều tra - Thẩm quyền điều tra - Các hoạt động điều tra - Thời hạn điều tra + Thời hạn điều tra theo quy định của pháp luật; + Gia hạn điều tra; + Thẩm quyền xem xét và quyết định việc gia hạn điều tra. - Việc áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong quá trình điều tra. 2. Kỹ năng của Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra 2.1. Kỹ năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án hình sự a) Kỹ năng kiểm sát các hoạt động điều tra - Kỹ năng chung: + Kiểm tra tính có căn cứ của hoạt động điều tra ; + Kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động điều tra; + Kiểm sát việc lập biên bản điều tra; 3
  4. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự + Phương thức kiểm sát; - Kỹ năng của KSV trong một số hoạt động điều tra cụ thể: kiểm tra về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành các hoạt động: + Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định; + Kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản; + Kiểm sát việc đối chất và nhận dạng; + Kiểm sát việc thực nghiệm điều tra; + Kiểm sát việc hỏi cung bị can; + Kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án; + Kiểm sát việc tách nhập vụ án. b) Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn - Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt: + Kiểm sát việc bắt khẩn cấp; + Kiểm sát việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; + Kiểm sát việc bắt bị can để tạm giam. - Kiểm sát biện pháp tạm giữ, tạm giam: + Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ; + Kiểm sát biện pháp tạm giam: Căn cứ, thẩm quyền và thời hạn, thủ tục, huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm giam. - Kiểm sát việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. c) Kỹ năng kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra - Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra: Phải làm rõ những trường hợp được ra quyết định tạm đình chỉ điều tra. - Kiểm sát việc đình chỉ điều tra : Kiểm sát căn cứ, thẩm quyền ra quyết định và những hoạt động của cơ quan điều tra sau khi có quyết định đình chỉ điều tra. d) Kỹ năng phát hiện các sai phạm của điều tra viên: - Kiểm sát trực tiếp - Kiểm sát qua biên bản điều tra 2.2. Kỹ năng thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra a) Kỹ năng đề ra yêu cầu điều tra b) Kỹ năng trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra trong trường hợp cần thiết - Kỹ năng hỏi cung bị can + Chuẩn bị hỏi cung + Kỹ năng hỏi cung 4
  5. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự +Kỹ năng lập biên bản hỏi cung - Tiến hành hỏi cung - Lập biên bản hỏi cung - Kỹ năng lấy lời khai + Lấy lời khai người làm chứng + Lấy lời khai người bị hại - Kỹ năng tiến hành đối chất (tiến hành hoạt động này trong trong những trường hợp nào? kế hoạch tiến hành? hỏi những vấn đề gì?) c) Kỹ năng áp dụng, huỷ bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn. d) Kỹ năng xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ các quyết định của cơ quan điều tra và một số cơ quan khác được tiến hành một số hoạt đông điều tra. 2.3. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và xây dựng hồ sơ kiểm sát a) Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ - Cách thức và phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu hồ sơ để đề xuất lãnh đạo VKS phê chuẩn các đề nghị của cơ quan điều tra - Nghiên cứu hồ sơ đề ra những yêu cầu điều tra phù hợp - Nghiên cứu hồ sơ để kiểm sát các hoạt động điều tra b) Kỹ năng xây dựng hồ sơ kiểm sát - Hồ sơ kiểm sát là gì - Kỹ năng xây dựng hồ sơ kiểm sát ( sao chụp hay trích cứu; những tài liệu cần phải sao chụp, trích cứu…?) Lưu ý các nhóm tài liệu hồ sơ kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Kết thúc buổi học Giảng viên nêu tóm tắt các vấn đề cần nắm vững từ bài học và hướng dẫn học viên chuẩn bị cho các buổi học tình huống tiếp theo. 5
  6. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự BÀI 3 TRUY TỐ A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích Giúp học viên có những hiểu biết cần thiết về giai đoạn truy tố, về công việc của Kiểm sát viên trong giai đoạn tố tụng này. 2. Yêu cầu - Giảng viên cần giới thiệu các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện hoạt động truy tố; - Giảng viên giới thiệu cho học viên về công việc của Kiểm sát viên trong giai đoạn truy tố để học viên qua việc nghiên cứu hồ sơ có thể nhận xét hoạt động của Kiểm sát viên là đúng hay sai. B. Néi dung vµ c¸ch thøc thùc hiÖn bµi häc Bắt đầu giờ học Trước khi vào nội dung bài giảng giáo viên cần giới thiệu cho học viên về cấu trúc, nội dung của bài học và hệ thống các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo cần sử dụng. Nội dung bài học 1. Một số vấn đề chung về truy tố 1.1 Khái niệm, thời hạn và vai trò của quyết định truy tố - Quyết định truy tố là gì? - Thời hạn quyết định truy tố - Vai trò của quyết định truy tố 1.2 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động truy tố - Quyết định truy tố bị can - Chuyển hồ sơ vụ án - Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung - Quyết định đình chỉ vụ án (được quy định tại Điều 169 BLTTHS; chú ý trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà người bị hại rút yêu cầu khởi tố) - Quyết định tạm đình chỉ vụ án; + Bị cáo trốn; + Bị cáo có biểu hiện bệnh lý và có kết quả giám định pháp y 2. Kỹ năng của kiểm sát viên trong giai đoạn truy tố 2.1 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp và đánh giá chứng cứ - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự - Kỹ năng tổng hợp và đánh giá chứng cứ 2.2 Kỹ năng báo cáo án 6
  7. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Công tác chuẩn bị trước khi báo cáo án - Phương pháp báo cáo án; - Trình tự báo cáo án. 2.3 Kỹ năng đề xuất các quyết định pháp lý - Kỹ năng đề xuất áp dụng pháp luật - Kỹ năng đề xuất các quyết định pháp lý + Đề xuất quyết định chuyển vụ án trong trường hợp không thuộc thẩm quyền; + Đề xuất quyết định truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng (theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 166 BLTTHS); + Đề xuất quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung + Đề xuất quyết định đình chỉ vụ án (theo quy định tại điểm c, khoản1 điều 166 BLTTHS) + Đề xuất quyết định tạm đình chỉ vụ án (theo quy định tại điểm c, khoản1 điều 166 BLTTHS) Kết thúc bài giảng Giáo viên nêu những vấn đề chính mà học viên cần phải nắm vững từ bài học, hướng dẫn học viên chuẩn bị cho các buổi học tình huống. 7
  8. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự BÀI 4 CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích - Giúp học viên có những hiểu biết cần thiết về hồ sơ vụ án, hoạt động nghiên cứu hồ sơ; về kế hoạch xét hỏi và những vấn đề khác liên quan tới chuẩn bị xét xử vụ án hình sự; - Rèn luyện cho học viên các các kỹ năng cần thiết khi chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. 2. Yêu cầu - Giảng viên cần giới thiệu các quy định pháp luật liên quan tới việc chuẩn bị xét xử vụ án hình sự; - Giảng viên cần giới thiệu toàn diện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà Thẩm phán phải nắm vững khi chuẩn bị xét xử vụ án hình sự; hướng dẫn học viên thực tập các kỹ năng đó trên cơ sở hồ sơ tình huống; - Giảng viên cần giới thiệu các vướng mắc thường gặp trong thực tiễn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự; kinh nghiệm giải quyết các vướng mắc đó và khái quát hoá thành kinh nghiệm nghề nghiệp cho học viên. B. Néi dung vµ c¸ch thøc thùc hiÖn bµi häc Bắt đầu buổi học Giảng viên giới thiệu khái quát về cấu trúc, nội dung bài học và các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo có liên quan. Nội dung bài học 1. Một số vấn đề chung về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thời hạn chuẩn bị xét xử; - Các quyết định của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 2. Kỹ năng của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 2.1. Hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự - Khái niệm hồ sơ vụ án hình sự - Mục đích, yêu cầu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu hồ sơ - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ - Trích hồ sơ (yêu cầu, cách thức trích hồ sơ) 2.2 .Căn cứ và thủ tục ra các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử - Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; - Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; - Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; - Quyết định đưa vụ án ra xét xử - Quyết định chuyển vụ án. 8
  9. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự Giáo viên lấy ví dụ thực tiễn về việc áp dụng từng loại quyết định trên. 2.3. Lập kế hoạch xét hỏi - Yêu cầu của việc lập kế hoạch xét hỏi - Trình tự xét hỏi, thứ tự xét hỏi - Những vấn đề cần xét hỏi tại phiên toà - Dự kiến phạm vi xét hỏi của HĐXX - Dự kiến hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác - Dự kiến các tình huống và hướng xử lý 2.4. Những công việc chuẩn bị khác cần thiết cho viêc mở phiên toà - Giải quyết yêu cầu của người tham gia tố tụng - Dự thảo bản án - Trao đổi với KSV trước khi xét xử - Mời HTND tham gia xét xử - Triệu tập thành phần tham gia phiên toà 3. Kỹ năng của KSV trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 3.1. Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử - Kiểm sát việc chuyển vụ án - Kiểm sát thời hạn chuẩn bị xét xử - Kiểm sát việc ra các quyết định 3.2. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử a, Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ và gặp bị can, bị cáo. - Xem xét vật chứng - Xem xét tại chỗ nơi xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác liên quan đến vụ án - Gặp bị can, bị cáo b, Thay đổi nội dung truy tố, rút quyết định truy tố - Thay đổi nội dung truy tố - Rút quyết định truy tố (lưu ý các căn cứ rút quyết định truy tố và thủ tục rút quyết định truy tố) c, Giải quyết việc TA trả hồ sơ để điều tra bổ sung - Các trường hợp TA trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung; - Nội dung yêu cầu điều tra bổ sung trong các giai đoạn; - Căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung; - Phân loại kết quả điều tra bổ sung. 3.3. Các công việc chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà của KSV a, Lập kế hoạch xét hỏi - Mục đích lập kế hoạch xét hỏi 9
  10. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Nội dung kế hoạch xét hỏi; chú ý nội dung kế hoach xét hỏi của KSV tập trung vào những vẫn đề cần làm rõ khác với kế hoạch xét hỏi của Thẩm phán b, Báo cáo duyệt án chuẩn bị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm Kết thúc bài giảng Giáo viên cần nêu khái quát những vấn đề mà Thẩm phán và KSV cần nắm vững trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để đảm bảo cho việc luận tội của KSV và việc ra các quyết định cũng như bản án của Toà án 10
  11. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự bài 5 Phiªn toµ h×nh sù s¬ thÈm A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích - Giúp học viên nắm được một số vấn đề chung về phiên toà hình sự như : trình tự tiến hành phiên toà, sự có mặt của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng tại phiên toà, thành phần Hội đồng xét xử... - Trang bị cho học viên những kỹ năng điều khiển phiên toà, kỹ năng giải quyết các công việc sau phiên tòa sơ thẩm. 2. Yêu cầu - Giảng viên trình bày một số vấn đề chung về phiên toà sơ thẩm làm cơ sở cho việc giới thiệu các kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán khi điều khiển phiên toà. Giảng viên cần chọn lọc để giới thiệu những nội dung cơ bản nhất, liên quan mật thiết nhất đến các kỹ năng của Thẩm phán ; tránh trình bày quá nhiều nội dung mang tính lý thuyết như trong chương trình cử nhân luật. - Giới thiệu một cách hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán khi điều khiển phiên toà sơ thẩm; - Nêu cách thức xử lý một số tình huống phát sinh tại phiên toà sơ thẩm để trang bị kinh nghiệm nghề nghiệp cho học viên B. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu giờ học Giảng viên giới thiệu khái quát về cấu trúc bài học, giới thiệu phạm vi và các nội dung chính của bài học, các văn bản pháp luật và các tài liệu tham khảo có liên quan. Nội dung bài học 1.Giới thiệu một số vấn đề chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà - Xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục; - Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm; - Những người cần có mặt tại phiên toà; - Thời hạn hoãn phiên toà; - Giới hạn của việc xét xử; - Giải quyết việc rút quyết định truy tố; - Kỷ luật phiên toà; - Việc ra bản án và các quyết định của toà án; - Biên bản phiên toà. 2. Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên tại phiên toà 2.1. Kỹ năng của Thẩm phán a) Thủ tục bắt đầu phiên toà 11
  12. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Những công việc chuẩn bị để HĐXX vào phòng xử án - Khai mạc phiên toà - Kiểm tra căn cước của những người triệu tập có mặt tại phiên toà - Giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng tại phiên toà - Kỹ năng giải quyết việc đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, thư ký - Giải thích quyền, nghiã vụ cho người giám định, người phiên dịch. - Xác định căn cước người làm chứng và giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ - Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt - Hỏi ý kiến Kiểm sát viên. Luật sư và những người tham gia tố tụng về việc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa tài liệu, đồ vật ra xem xét hoặc hoãn phiên toà trước khi chuyển sang phần xét hỏi. b) Điều khiển phần xét hỏi - Thủ tục xét hỏi chung - Hỏi từng người tham gia tố tụng + Hỏi bị cáo + Hỏi những người tham gia tố tụng khác + Công bố tài liệu, lời khai, xem xét vật chứng (nếu thấy cần thiết) - Kết thúc xét hỏi c) Điều khiển trình tự phát biểu tranh luận - KSV trình bày lời luận tội - Những người tham gia tố tụng phát biểu khi tranh luận - Điều khiển phần đối đáp - Giải quyết việc trở lại xét hỏi - Bị cáo nói lời sau cùng d) Nghị án và tuyên án - Chủ toạ phổ biến nội dung nghị án - Nội dung nghị án - Lập biên bản nghị án - Tuyên án 2.2. Kỹ năng của Kiểm sát viên a) Kỹ năng kiểm sát phần thủ tục bắt đầu phiên toà - Kiểm sát để bảo đảm sự có mặt của những người tham gia tố tụng - Kiểm sát thủ tục bắt đầu phiên toà - Kiểm sát thành phần HĐXX - Kiểm sát việc hoãn phiên toà 12
  13. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự b) Kỹ năng kiểm sát phần xét hỏi - Đọc bản cáo trạng - Xét hỏi c) Kỹ năng kiểm sát phần tranh luận - Kỹ năng luận tội của KSV - Đối đáp d) Kỹ năng của KSV khi Toà tuyên án 3. Những việc cần làm sau phiên toà 3.3.1. Đối với Thẩm phán 3.3.2. Đối với Kiểm sát viên Kết luận Giảng viên nêu tóm tắt những vấn đề cần lưu ý tại phiên toà hình sự và những sai sót thường gặp để học viên nắm chắc những kiến thức cần thiết làm cơ sở cho các bài học kỹ năng cụ thể. 13
  14. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự Bài 6 So¹n th¶o c¸c v¨n b¶n tè tông sö dông trong phiªn tßa s¬ thÈm A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích Trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để soạn thảo các văn bản sử dụng trong phiên tòa sơ thẩm. 2. Yêu cầu - Giới thiệu các văn bản tố tụng sử dụng trong phiên tòa sơ thẩm, ý nghĩa, kết cấu của từng loại văn bản - Hướng dẫn học viên cách thức soạn thảo từng loại văn bản, nêu rõ được các vướng mắc thường gặp trong thực tiễn. B. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu giờ học Giáo viên giới thiệu khái quát về kết cấu, nội dung bài học; các tài liệu mà học viên cần chuẩn bị cho bài học. Nội dung bài học 1. Bản cáo trạng, luận tội và các quyết định khác của Viện kiểm sát a) Bản cáo trạng - Khái niệm, ý nghĩa của cáo trạng - Soạn thảo bản cáo trạng + Phần mở đầu( theo mẫu) + Phần nội dung + Phần kết luận + Phần quyết định b) Lời luận tội - Khái niệm, ý nghĩa của lời luận tội - Yêu cầu với việc soạn thảo luận tội - Soạn thảo các nội dung của bản luận tội + Phần mở đầu + Phần nội dung chính: (i) phân tích, đánh giá chứng cứ; (ii) phân tích đánh giá tính chất, mức độ phạm tội, vai trò, vị trí trách nhiệm của bị cáo hoặc từng bị cáo và (iii) đề nghị xử lý. Giảng viên nêu ví dụ để học viên nắm vững những yêu cầu của việc soạn thảo bản luận tội phù hợp với từng loại án mà không nhất thiết phải tuân thủ một cách máy móc như hướng dẫn của bản luận tội. c) Các quyết định tố tụng khác - Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 14
  15. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Quyết định đình chỉ vụ án hình sự - Quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự 2.Soạn thảo các văn bản tố tụng của Thẩm phán a) Bản án - Nguyên tắc viết bản án - Kỹ năng soạn thảo các nội dung cụ thể của bản án + Phần mở đầu + Phần nội dung: (i) phần “nhận thấy”; (ii) phần “xét thấy” + Phần quyết định b) Các quyết định tố tụng khác - Quyết định đình chỉ vụ án - Quyết định tạm đình chỉ vụ án - Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung - Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn Kết thúc bài học Giảng viên nêu những nội dung chính mà học viên cần nắm vững, các tài liệu và công việc cần làm để chuẩn bị cho những bài học tình huống cụ thể 15
  16. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự Bµi 7 XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ A. Giới thiệu chung về bài học 1. Mục đích - Trang bị cho học viên những kiến thức pháp luật cần thiết về xét xử phúc thẩm. - Giúp học viên nắm được những kỹ năng của Thẩm phán khi xét xử phúc thẩm.. 2. Yêu cầu - Giới thiệu cho học viên một số vấn đề về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Giáo viên cần lựa chọn để giới thiệu các vấn đề thật sự cần thiết liên quan trực tiếp đến công việc của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. - Giới thiệu toàn diện các kỹ năng cần thiết của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, hướng dẫn học viên thực hành để nắm vững các kỹ năng đó. - Nêu một số tình huống thường gặp trong giai đoạn xét xử phúc thẩm và cách giải quyết các tình huống đó nhằm trang bị kinh nghiệm nghề nghiệp cho học viên. B. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu bài học Giảng viên cần giới thiệu khái quát cấu trúc, nội dung bài học, các văn bản pháp luật và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến bài học. Nội dung bài học 1.Một số vấn đề chung 1.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị- - Tính chất của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự - Quyền kháng cáo, kháng nghị + Những người có quyền kháng cáo, kháng nghị + Thời hạn và thủ tục kháng cáo, kháng nghị + Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị + Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị + Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị + Kháng cáo, kháng nghị những quyết định của TA cấp sơ thẩm. 1.2. Thủ tục xét xử phúc thẩm - Phạm vi xét xử phúc thẩm - Thời hạn xét xử phúc thẩm 16
  17. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Việc TA cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn (chú ý những trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết hoặc bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị xử phạt tù) - Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm + Nội dung bản án phúc thẩm + Thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm Kỹ năng của Thẩm phán trong trường hợp không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại. 2. Kỹ năng của Thấm phán, Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 2.1. Chuẩn bị xét xử a) Kỹ năng của Thẩm phán - Nghiên cứu hồ sơ - Các công việc chuẩn bị cho việc mở phiên toà - Những công việc chuẩn bị khác như lên lịch xét xử, xác định những người cần được triệu tập… b) Kỹ năng của Kiểm sát viên - Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm của TA như Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm; việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn của TA cấp phúc thẩm; kiểm sát việc kháng cáo quá hạn; việc thông báo kháng cáo, kháng nghị; kiếm sát việc TA cấp phúc thẩm thông boá về thời gian, địa điểm mở phiên toà phúc thẩm. - Nghiên cứu hồ sơ + Yêu cầu nghiên cứu hồ sơ + Phương pháp nghiên cứu + Trích hồ sơ để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xét hỏi. - Các công việc khác của KSV trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. 2.2. Phiên toà phúc thẩm a, Kỹ năng của Thẩm phán điều khiển phiên toà phuc thẩm - Thủ tục bắt đầu phiên toà; giảng viên nêu những điểm giống và khác của phiên toà hình sự sơ thẩm - Kỹ năng xét hỏi và điều khiển quá trình xét hỏi tại phiên toà; chú ý hỏi để làm rõ vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và hành vi phạm tội của bị cáo… - Kỹ năng điều khiển quá trình tranh luận tại phiên toà - Kỹ năng nghị án và tuyên án - Công việc sau phiên toà phúc thẩm 17
  18. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự b, Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà - Kiểm sát thủ tục bắt đầu phiên toà - Theo dõi và tham gia xét hỏi - Kỹ năng tranh luận, đối đáp của KSV - Kiểm sát việc tuyên án - Các công việc cần làm sau phiên toà phúc thẩm (lưu ý những trường hợp những bản án sơ thẩm bị TA cấp phúc thẩm huỷ bản án để điều tra, xét xử lại; theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm) 3. Soạn thảo các văn bản tố tụng sử dụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm 3.1. Bản án phúc thẩm Giảng viên nêu khái quát những điểm khác cơ bản của bản án phúc thẩm so với bản án sơ thẩm để học viên nghiên cứu trong các bài kỹ năng tiếp theo. 3.2. Bài phát biểu của Kiểm sát viên Giảng viên khái quát cho học viên nắm vững phần phân tích nội dung kháng cáo, kháng nghị và đưa ra nhận xét, đánh giá kháng cáo, kháng nghị có căn cứ pháp luật chấp nhận hay không để đề xuất quan điểm của mình. Kết thúc bài học Giảng viên tổng hợp những nội dung cơ bản mà học viên Thẩm phán và Kiểm sát viên cần phải nắm vững, các công việc cần thiết chuẩn bị cho bài học kỹ năng của từng chức năng riêng. 18
  19. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự BÀI 8 XÉT LẠI BẢN ÁN- QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 1. Mục đích, yêu cầu - Giúp cho học viên nắm được ý nghĩa, đặc điểm của thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật - Có được kỹ năng xét xử các vụ án áp dụng thủ tục rút gọn 2. Nội dung và cách thức thực hiện bài học Bắt đầu giờ học Giảng viên giới thiệu khái quát về cấu trúc bài học, các văn bản pháp luật và các tài liệu tham khảo cần thiết cho bài học. Nội dung bài học 1. Những vấn đề chung về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.1. Khái niệm, mục đích của việc xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm và Tái thẩm - Khái niệm xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm - Mục đích của việc xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm 1.2. Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm - Phát hiện sai lầm hoặc tình tiết mới trong các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm - Chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm - Thời hạn kháng nghị 1.3. Phiên toà giám đốc thẩm - Thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm - Thành phần của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm - Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm - Thời hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm - Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm - Thủ tục tại phiên toà 1.4. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm - Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm - Quyền hạn của Hội đồng tái thẩm 2.Kỹ năng 2.1Chuẩn bị cho việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm - Nghiên cứu hồ sơ vụ án - Những công việc cần thiết cho việc mở phiên toà 2.2 Điều khiển phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm - Hình thức phiên toà 19
  20. HỌC VIỆN TƯ PHÁP Đề cương bài giảng Phần hình sự - Trình tự phiên toà Giám đốc thẩm, tái thẩm - Những việc làm sau phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm Kết thúc bài học Giáo viên tóm tắt các vấn đề học viên cần nắm vững, giải đáp các thắc mắc của học viên (nếu có). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2