intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương khóa luận: Nghiên cứu ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề cương khóa luận "Nghiên cứu ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang" là nghiên cứu một số vấn đề lý luận về du lịch và quảng bá du lịch, xem xét tác động của điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch tại một điểm đến. Phân tích thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương khóa luận: Nghiên cứu ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

  1. lOMoARcPSD|16911414 ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN ẢNH TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7. Cấu trúc của khóa luận CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN ẢNH TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và quảng bá du lịch 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và quảng bá du lịch 1.1.2. Đặc điểm của quảng bá du lịch 1.1.3. Vai trò của quảng bá du lịch 1.1.4. Các cách thức và phương tiện quảng bá du lịch 1.2. Một số vấn đề lý luận về điện ảnh và ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch 1.2.1. Các khái niệm về điện ảnh và du lịch điện ảnh 1.2.2. Đặc điểm của điện ảnh 1.2.3. Ảnh hưởng của điện ảnh đến du lịch 1.2.4. Vai trò của điện ảnh đối với ứng dụng trong hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch 1.2.5. Những nguyên tắc của ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch 1.3. Cơ sở thực tiễn về ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 1.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch trên thế giới 1.3.2. Kinh nghiệm ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại Việt Nam 1.3.3. Bài học vận dụng về ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch cho thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ĐIỆN ẢNH TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tổng quan về Phú Quốc và du lịch của thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Tổng quan về thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.1.2. Khái quát về du lịch tại thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.2. Thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Tình hình hoạt động quảng bá điểm đến du lịch thông qua điện ảnh của thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.2.2. Phân tích SWOT hoạt động quảng bá du lịch thông qua điện ảnh của thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG ĐIỆN ẢNH TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Định hướng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng 3.1.2. Định hướng khai thác, ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch của thành phố Phú Quốc Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Tăng cường liên kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và đoàn làm phim 3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn làm phim 3.2.3. Xây dựng các sản phẩm điện ảnh có hình ảnh thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 3.2.4. Chọn lọc, bảo vệ và tôn tạo các địa điểm được sử dụng làm bối cảnh của tác phẩm điện ảnh 3.2.5. Chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 2. KHUYẾN NGHỊ 2.1. Đối với Chính quyền và ngành du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 2.2. Đối với Cục Điện ảnh 2.3. Đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 2.4. Đối với người dân địa phương Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch đã và đang là một công cụ rất hữu ích trong việc giúp con người có thể nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng sau quá trình làm việc mệt mỏi; nâng cao tầm hiểu biết thông qua việc đi đến và tìm hiểu, khám phá các điểm đến du lịch; trải nghiệm được nhiều nền văn hóa khác nhau,... Ngành Du lịch cũng trở thành một ngành kinh doanh mang lại nguồn lợi to lớn cho các quốc gia và điểm đến du lịch. Tại Việt Nam, theo Nghị quyết 08-NQ/TW, Đảng và Nhà nước, thông qua nhìn nhận khả năng đóng góp của du lịch vào kinh tế - xã hội, đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần được chú trọng phát triển. Việt Nam nói chung và các điểm đến du lịch tại Việt Nam nói riêng, đã và đang nỗ lực hết mình trong việc thu hút khách du lịch. Bên cạnh các giải pháp về hoàn thiện thể chế và chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật thì đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cũng là một giải pháp rất quan trọng được các điểm đến du lịch quan tâm. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều hình thức quảng bá du lịch khác nhau và đã mang lại các dấu hiệu tích cực. Một trong số các hình thức quảng bá du lịch rất hiệu quả chính là thông qua điện ảnh. Có thể thấy, thành công của các tác phẩm điện ảnh cũng đã phần nào tác động đến nhận thức của khách du lịch đối với các điểm đến có hình ảnh được xuất hiện trên các tác phẩm điện ảnh, từ đó hình thành nên nhu cầu muốn được đi đến điểm đến và trải nghiệm các hoạt động tại điểm đến đó. Một minh chứng cho điều này đó chính là hiện tượng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Vùng đất Phú Yên đã được đánh thức một cách ngoạn mục sau khi bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ được khởi chiếu. Lượng khách du lịch đến với Phú Yên tăng nhanh chóng, phần lớn là đến với các cảnh đẹp đã xuất hiện trên phim. Thậm chí, một số chương trình du lịch mới với tên gọi liên quan đến “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng xuất hiện, với nội dung chính là tham quan các điểm du lịch đã xuất hiện trong bộ phim, rất được khách du lịch ưa chuộng. Một trường hợp khác, cũng chính là cơ hội đưa hình ảnh du lịch Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế ,đó là việc đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đến từ Hollywood (Mỹ) chọn một số điểm du lịch tại Ninh Bình, Quảng Bình và Quảng Ninh để làm bối Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 cảnh. Sự thành công của bộ phim cũng là một cơ hội rất to lớn cho du lịch Việt Nam, thu hút nhiều hơn du khách quốc tế đến với các địa phương này. Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính các tác phẩm điện ảnh đã góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch. Thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là thành phố biển đảo đầu tiên của nước ta, nơi đây sở hữu tài nguyên du lịch biển đảo phong phú với hệ thống các bãi biển đẹp như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng,...; các đảo nhỏ như: Hòn Thơm, Hòn Móng Tay, Hòn Gầm Ghì,...đặc biệt là hệ sinh thái rạng san hô rất thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại thành phố Phú Quốc cũng rất đa dạng, phong phú, từ các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống đến các giá trị văn hóa gắn liền với đời sống của người dân vùng biển đảo. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng tại thành phố đảo này cũng ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, mặc dù sở hữu tiềm năng rất lớn như vậy nhưng mức độ phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc chưa thật sự tương xứng. Thực trạng chi tiêu và số ngày lưu trú của Phú Quốc còn thấp so với mặt bằng chung các điểm du lịch ở các địa phương khác trên cả nước. So với các điểm đến khác về du lịch biển đảo tại Việt Nam như các thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa),...thì du lịch Phú Quốc chưa thật sự nổi bật. Cụ thể về lượt khách, trong năm 2018, khi Du lịch chưa chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid – 19 thì lượt khách đến với Phú Quốc còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng hơn 5 triệu lượt. Trong khi đó, con số này tại thành phố Hạ Long là khoảng 12 triệu và tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) là khoảng 6.3 triệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mức độ phát triển du lịch tại Phú Quốc chưa tương xứng với tiềm năng, một trong số đó chính là do hoạt động quảng bá chưa phát huy hiệu quả một cách mạnh mẽ, mà điện ảnh là một công cụ giúp quảng bá hữu ích thì Phú Quốc lại chưa đẩy mạnh. Vấn đề quảng bá du lịch thông qua điện ảnh tại thành phố Phú Quốc chưa thật sự được chú trọng, đặc biệt là việc ứng dụng điện ảnh. Tính đến nay vẫn chưa có những tác phẩm điện ảnh nào thật sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Phú Quốc đến với khách du lịch, cũng như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc. Với những thành công mà các tác phẩm điện Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 ảnh mang lại đối với việc quảng bá hình ảnh du lịch của một điểm đến, kết hợp với tiềm năng du lịch to lớn tại thành phố Phú Quốc, vấn đề này nếu được nghiên cứu một cách bài bản, đầu tư mạnh mẽ và dài hạn chắc chắn sẽ tìm ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy các hoạt du lịch tại thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang. Ngược lại, nếu không chú trọng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc, điều này sẽ khiến đánh mất những cơ hội to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của thành phố biển đảo Phú Quốc đến với du khách trong và ngoài nước. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của du lịch thành phố Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về du lịch và quảng bá du lịch, xem xét tác động của điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch tại một điểm đến, mục tiêu của khóa luận là phân tích thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, khóa luận tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch và quảng bá du lịch một điểm đến - Phân tích tác động của điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc - Định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Khóa luận chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu về ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang, không mở rộng ra các lĩnh vực khác và các điểm đến khác. Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Về thời gian: Khóa luận được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, tập trung nghiên cứu hoạt động ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập và xử lý thông tin Thu thập và xử lý thông tin là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về việc ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc. Nguồn thông tin thu thập và xử lí rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sách, giáo trình, tài liệu đã được xuất bản, các tài liệu, văn bản của ngành Du lịch, các bài báo, bài viết liên quan. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập và hệ thống hóa các thông tin, sau đó xử lý cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của khóa luận. 4.2. Khảo sát thực địa Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát thực địa tại thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang, tìm hiểu về hoạt động quảng bá du lịch cũng như thu thập trực tiếp các số liệu, thông tin về du lịch của địa bàn. Phương pháp này có tác dụng giúp cho tác giả có cái nhìn trực quan hơn về tiềm năng du lịch tại thành phố Phú Quốc, tiếp cận với các điểm du lịch cũng như tiếp nhận được nhiều ý kiến trực tiếp từ các cơ quan quản lý về du lịch và khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, làm cơ sở nhận định và đánh giá thực Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 trạng hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch thông qua điện ảnh tại thành phố Phú Quốc. 4.3. Quan sát Khi tiến hành chuyến khảo sát thực địa tại thành phố Phú Quốc, tác giả tập trung quan sát các hoạt động du lịch tại thành phố. Bên cạnh đó, tập trung quan sát các điểm du lịch tại Phú Quốc, tìm ra các địa điểm hấp dẫn, có cảnh quan đẹp, phù hợp với việc ứng dụng điện ảnh. 4.4. Phân tích và tổng hợp Sau khi thu thập và xử lý các thông tin, dựa trên các thông tin đã được xử lý, tác giả tiến hành phân tích các vấn đề của khóa luận như tiềm năng và thực trạng hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch thông qua điện ảnh tại thành phố Phú Quốc,...để đưa ra các nhận xét, đánh giá. Sau khi đã có các nhận xét, đánh giá chi tiết, tác giả sẽ tổng hợp lại các vấn đề, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hiệu quả. 4.5. Phân tích ma trận SWOT Dựa trên việc tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc, tác giả tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thực trạng, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại thành phố này. 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu 5.1. Đóng góp mới của nghiên cứu Cung cấp và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về quảng bá du lịch, phân tích rõ hơn các tác động của điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch. Hệ thống hóa các tiềm năng của thành phố Phú Quốc trong việc ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch. Đóng góp thêm một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc. 5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu Phân tích rõ tiềm năng và thực trạng ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá cụ thể, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 làm cơ sở cho Chính quyền và ngành du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang xây dựng các kế hoạch quảng bá hình ảnh du lịch thông qua điện ảnh một cách hiệu quả hơn. Định hướng và cung cấp các giải pháp cụ thể trong việc ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch tại thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, làm cơ sở tham khảo cho Chính quyền, ngành du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, các đoàn làm phim và các bên liên quan trong việc ứng dụng điện ảnh quảng bá du lịch thành phố này. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6.1. Trên thế giới Theo tìm hiểu của tác giả, trên thế giới từ lâu đã có những đề tài nghiên cứu về tác động của phim ảnh đến với hình ảnh của một điểm đến cũng như hoạt động quảng bá du lịch. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Bài viết “Motion picture impacts on destination images”(2003) của tác giả Hyounggon Kim (Texas A&M University, USA) và Sarah L. Richardson (California State University-Chico, USA). Nghiên cứu này sử dụng một thử nghiệm chuyên môn để đánh giá mức độ một hình ảnh chuyển động phổ biến cụ thể đã thay đổi hình ảnh, nhận thức và tình cảm của con người về địa điểm đó như thế nào, cũng như sự quen thuộc và quan tâm đến việc ghé thăm nó. Ý nghĩa của bài viết là cung cấp những hiểu biết lý thuyết về các mối quan hệ của hình ảnh chuyển động đến hình ảnh điểm đến. Ngoài ra, bài viết còn thảo luận về các ý tưởng marketing liên quan tới mối quan hệ này. - Bài viết “Film-Induced Tourism: Motivations of Visitors to the Hobbiton Movie Set as Featured in The Lord Of The Rings”(2004) của tác giả Kamal Singh và Gary Best, Khoa Quản lý Thể thao, Du lịch & Khách sạn, Đại học La Trobe, Úc. Nghiên cứu này điều tra động cơ của khách truy cập phim trường Hobbiton, bối cảnh của phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng “The Lord of the Rings” (tạm dịch: “Chúa tể chủa những chiếc nhẫn”) và đã chứng minh rằng sự quan tâm đến tiểu thuyết “The Lord of the Rings” của Tolkien và bộ phim chuyển thể đã tạo thành một động lực đến thăm phim trường Hobbiton. Những phát hiện này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một mô hình quảng bá điểm đến, khuyến khích nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 - Bài viết “Toddlers, tourism and Tobermory: Destination marketing issues and television-induced tourism”(2005) của tác giả Joanne Connell, Khoa Marketing, Đại học Stirling, Stirling, Scotland, Vương quốc Anh. Bài viết tập trung phân tích trường hợp tại đảo Mull, Scotland, nơi vào năm 2003, một hiện tượng mới được gọi là “toddler tourism” ( tạm dịch là “du lịch cho trẻ mới biết đi”) được khơi dậy bởi sự nổi tiếng của một chương trình truyền hình mới dành cho trẻ em trước tuổi đi học có tên là “Balamory”, được quay trên đảo. Các khảo sát đã được tiến hành với các nhà điều hành kinh doanh du lịch trên đảo Mull và cung cấp bằng chứng về bản chất và phạm vi tác động của du lịch do phim truyền hình gây ra đối với hoạt động và hiệu quả kinh doanh du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp ứng dụng phim truyền hình trong marketing điểm đến. - Bài viết “Film tourism – Evolution, progress and prospects”(2012) của tác giả Joanne Connell, Khoa Kinh doanh, Đại học Exeter, Exeter, Vương quốc Anh. Bài viết tập trung nghiên cứu sự đóng góp của loại hình du lịch qua phim ảnh đối với sự thúc đẩy phát triển du lịch của điểm đến thông qua việc đánh giá các bài viết liên quan. Mục đích của việc nghiên cứu là để phê bình, đánh giá du lịch điện ảnh như một chủ đề của nghiên cứu học thuật đa ngành, đóng góp các khái niệm, phê bình các quan điểm hiện có, đang phát triển và giải quyết những lỗ hổng quan trọng trong kiến thức về du lịch qua phim ảnh. Bài đánh giá này đặc biệt đúng lúc vì tài liệu về du lịch qua phim ảnh chưa được tổng hợp từ góc độ liên ngành. Theo đó, bài báo này tìm cách cung cấp bản đồ lộ trình về sự phát triển trong tài liệu khoa học xã hội liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về du lịch qua phim ảnh. - Bài viết “Promoting tourism destination via Thai television drama”(2020) của tác giả Sirilak Sriphachan, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sakon Nakhon Rajabhat, Thái Lan. Trường hợp được phân tích là bộ phim “Nakhi”, một bộ phim truyền hình nổi tiếng năm 2016 và “Nakhi 2”, bộ phim được sản xuất vào năm 2018. Cả hai đều được thực hiện tại các địa điểm Đông Bắc của Thái Lan. Bài viết đã mô tả các tác động của cả hai phim truyền hình đối với hoạt động kinh doanh du lịch và quảng bá du lịch của khu vực. Có thể thấy, điểm chung của các bài viết đều đề cập đến tác động của phim ảnh đối với nhận thức của du khách về một điểm đến, từ đó hình thành nhu cầu đi đến điểm đến đó. Ngoài ra, các bài viết còn nghiên cứu về mối Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 quan hệ giữa phim ảnh và hoạt động quảng bá du lịch. Đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng, rất hữu ích đối với hướng nghiên cứu của tác giả. 6.2. Tại Việt Nam Theo tìm hiểu của tác giả, tính đến nay, tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng điện ảnh trong quảng bá hình ảnh du lịch điểm đến. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu sau đây: - Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành “Nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh” (2018) của tác giả Nguyễn Thúy Vi, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là những vấn đề liên quan đến du lịch điện ảnh và hoạt động marketing hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh. - Bài viết “Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam”(2017) của tác giả Nguyễn Thuý Vy và Hà Kim Hồng, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến. Bài viết giới thiệu khái quát về loại hình du lịch theo phim ảnh và hiệu quả của nó, phân tích những kinh nghiệm từ các quốc gia khác và thực tế ở Việt Nam để đưa ra những định hướng và giải pháp áp dụng cho du lịch Việt Nam. - Bài viết “Ứng dụng điện ảnh trong quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, nghiên cứu trường hợp tại hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nghiên cứu sinh ngành Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng viên khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa TP.HCM. Trong bài viết, tác giả đề cập đến việc nghiên cứu ứng dụng điện ảnh tại hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận một cách hiệu quả thông qua việc phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động du lịch của hai địa tỉnh nói trên. - Bài viết “Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh”(2020) của tác giả Đoàn Mạnh Cương. Bài viết làm rõ tác động của các tác phẩm điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch tại Việt Nam thông qua việc phân tích một số trường hợp cụ thể, từ đó định hướng cho việc hợp tác giữa hai ngành Du lịch và Điện ảnh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 - Bài viết “Khai thác điện ảnh để quảng bá, phát triển du lịch” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm, Tạp chí Du lịch. Bài viết phân tích rõ hiệu ứng của điện ảnh đối với du lịch qua việc dẫn chứng các trường hợp cụ thể tại một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,...Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác điện ảnh để phát triển du lịch tại Việt Nam. Điểm chung của các nghiên cứu này đều đề cập đến tác động của các tác phẩm điện ảnh đối với việc quảng bá du lịch, phân tích thực trạng hoạt động quảng bá du lịch thông qua điện ảnh của các điểm đến, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng điện ảnh để quảng bá du lịch. Đây là những nguồn tài liệu tham chiếu quan trọng, rất hữu ích đối với nghiên cứu của tác giả. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận và Khuyến nghị, nội dung của khóa luận được trình bày trong ba chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch - Chương 2: Thực trạng hoạt động ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2