Đề cương môn Sinh lớp 9 - HK II
lượt xem 169
download
Sinh học là khoa học về sự sống (bắt nguồn từ Hy Lạp bios là sự sống, và logos là môn học). Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, và những tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường.
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương môn Sinh lớp 9 - HK II
- ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 9 KÌ 2 NĂM HỌC 2009-2010 I- Trắc nghiệm: 1- Các đột biến nhân tạo được sử dụng trong chọn giống áp dụng chủ yếu với đối tượng nào sau đây: A- Cây trồng và vật nuôi C- Cây trồng và vi sinh vật B- Vật nuôi và vi sinh vật D- Vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật 2- Nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hay giao phối gần là: A- Tỉ lệ đồng hợp và dị hợp đều giảm C- Tỉ lệ đồng hợp giảm dần B- Gen lặn gây hại biểu hiện ở cơ thể đồng hợp tử D- Tỉ lệ đồng hợp và và dị hợp đều tăng. 3- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai do: A- F1 tập trung nhiều gen trội có lợi. C- F1 có các cặp gen đồng hợp B- F1 mang tính trạng trung gian của bố và mẹ D- F1 mang tính trạng vượt trội so với bố và mẹ. 4- Trong chọn giống vật nuôi , phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn: A- Chọn lọc hàng loạt một lần. C- Chọn lọc hàng loạt nhiều lần B- Chọn lọc cá thể D- Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con. 5- Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi ở nước ta thuộc lĩnh vực: A- Chọn giống mới ở lợn, gà. C- Cải tạo giống địa phương B- Nuôi thích nghi các giống nhập nội D- Chọn giống ưu thế lai ở gà, lợn. 6- Thực vật ưa sáng có đặc điểm: A- Phiến lá to màu xanh thẫm C- Phiến lá nhỏ màu xanh nhạt B- Mô giậu kém phát triển D-Sự điều tiết thoát hơi nước kém. 7- Thực vật ưa ẩm , sống nơi thiếu ánh sáng có đặc điểm: A- Phiến lá hẹp, lỗ khí có ở mặt dưới của lá C- Phiến lá rộng, lỗ khí có ở 2 mặt lá. B- Màu xanh nhạt, mô giậu phát triển. D- Lá biến thành gai. 8- Mối quan hệ nào sau đây một bên sinh vật có lợi một bên sinh vật bị hại: A- Cộng sinh B- Hội sinh C- Cạnh tranh D- Kí sinh 9- Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể: A- Mật độ B- Thành phần nhóm tuổi C- Tỉ lệ đực cái D- Độ đa dạng. 10- Dạng tháp dân số trẻ có: A- Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm ít tỉ lệ người già nhiều B- Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm nhiều, tỉ lệ người già ít C- Tuổi thọ trung bình cao, tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi thấp D- Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm bằng tỉ lệ người già. 11- Sinh vật nào dưới đây là mắt xích đầu tiên của một chuỗi thức ăn ? A- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 C- Sinh vật tiêu thụ bậc2 B- Vi sinh vật phân giải D- Sinh vật sản xuất 12- Hoạt động nào sau đây của loài người phá huỷ môi trường tự nhiên mạnh nhất: A- Phát triển nhiều khu dân cư C- Săn bắt động vật hoang dã B- Chăn thả gia súc D- Hái lượm Câu 13 : Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh quan hệ giữa các loài : A- Quan hệ về dinh dưỡng B- Quan hệ hỗ trợ và đối địch C- Quan hệ về nơi ở D- Quan hệ về sinh sản Câu 14 : Môi trường nào dễ bị ô nhiễm nhất và phổ biến nhất A- Môi trường không khí B-Môi trường đất C- Môi trường nước D-Môi trường sinh vật
- Câu 15 : Giới hạn sinh thái là gì ? A- Là giới hạn chịu đựng của loài đối với một nhân tố sinh nhất định. B- Là giới hạn chịu đựng của một cá thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C- Là giới hạn chịu đựng của loài đối với tất cả nhân tố sinh nhất định. D-Là giới hạn chịu đựng của một cá thể đối với tất cả nhân tố sinh thái nhất định Câu 16 : Xác định nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh trong các nhóm nhân tố sinh thái sau: A- gió , mưa , cây cỏ , con người, động vật . B- nhiệt độ , độ ẩm, ánh sáng , không khí , độ tơi xốp của đất . C- thảm lá khô , cây gỗ , kiến , sâu ăn lá , gỗ mục . D- trồng rừng , khai thác rừng , cây bụi , côn trùng , nấm Câu 17 : Sinh vật biến nhiệt có : A- nhiệt độ cơ thể thay đổi không phụ thuộc nhiệt độ môi trường B- nhiệt độ cơ thể ổn định C- nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường D- nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường Câu 18 : Nhóm tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh : A- động vật, đất , năng lượng suối nước nóng B- nước , gió , bức xạ mặt trời C- than đá , dầu lửa , khí đốt D- thuỷ triều , sinh vật , gió Câu19 : Xác định quần thể sinh vật trong các tập hợp sau : A-bầy chó nuôi trong nhà B-Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng C-đàn gà nuôi trong vườn D- đàn cá dưới sông Câu 20 : Vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu là mối quan hệ A-kí sinh B- Cộng sinh C- Hội sinh D- cạnh tranh Câu21 : Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật có quan hệ với nhau về : A- Nguồn gốc B- cạnh tranh C- dinh dưỡng D- Hợp tác Câu 22 : Nhóm sinh vật nào dưới đây sống kí sinh-bán kí sinh: A- Chấy, rận, địa y B-Hổ, đỉa, giun đũa C-Đĩa, rận, giun đũa D-Giun đũa, địa y, rận Câu 23: Cây sống nơi khô hạn có đặc điểm là: A- Phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển B-Phiến lá mỏng, bản lá hẹp. C- Cơ thể mọng nước, phiến lá to. D-Cơ thể mọng nước hoặc lá biến thành gai. Câu24 : Một lưới thức ăn là: A-Chỉ có một chuỗi thức ăn. B-Chuỗi thức ăn này không ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn khác. C- Nhiều chuỗi thức ăn. D- Các chuỗi thức ăn có móc xích chung. Câu 25 : Để nuôi cá rô phi sinh trưởng tốt nên điều chỉnh nhiệt độ ở: A- Khoản cực thuận B- Điểm cực thuận C- Giới hạn chịu đựng D- Ở mọi nhiệt độ Câu 26 : Nhóm tuổi trước sinh sản có ý nghĩa sinh thái: A- Chỉ làm tăng số lượng của quần thể. B-Quyết định mức sinh sản của quần thể C- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D-Làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể Câu 27 : Quần xã sinh vật là: A-Tập hợp vài quần thể sinh vật cùng sống trong khoảng không gian xác định. B-Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau. C-Tập hợp nhiều quần thể sinh vật cùng sống trong khoảng không gian xác định. D-Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết ,gắn bó với nhau.
- Câu 28 : Những hoạt động nào của con người dưới đây gây hậu quả phá hủy môi trường nghiêm trọng nhất: A-Phát triển khu dân cư B-Chăn thả gia súc C-Đốt rừng D-Săn bắn động vật hoang dã Câu 29 : Nhóm năng lượng nào dưới đây là năng lượng sạch: A-Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân , năng lượng gió. B-Năng lượng thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng gió. C-Năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy triều, năng lượng gió. D-Năng lượng thủy điện, năng lượng nhiệt điện, năng lượng gió. Câu 30 : Biện pháp nào sau đây là biện pháp tối ưu bảo vệ môi trường: A-Tạo bể lắng và xử lý nước thải. B-Giáo dục nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường. C-Xây dựng công viên cây xanh.D-Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Câu31 Dạng phát triển có tháp tuổi là A-Hình thang có đáy lớn, đỉnh nhọn B-Phần giữa và đáy tương đương nhau C-Phần giữa lớn hơn phần đáy D-Một dạng khác Câu32: Môi trường sống của sinh vật là: a) Tất cả những gì có trong tự nhiên b) Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật c) Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật d) Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật Câu33: Nhân tố sinh thái bao gồm a) Nhân tố vô sinh b) Nhân tố hữu sinh c) Nhân tố vô sinh và hữu sinh d) Nhân tố vô sinh và con người Câu 34: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở những cây mọc trong rừng là a) Thiếu ánh sáng b) Quang hợp kém không đủ chất hữu cơ tích lũy để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp c)Khả năng lấy nước kém d)Không quang hợp Câu 35: Địa y sống bám trên cành cây,giữa chúng có mối quan hệ nào a)Hội sinh b)Cạnh tranh c) Đối định d)Cả av à b Câu 36: Trong một chuổi thức ăn ,loài chuột là a)Sinh vật sản xuất b)Sinh vật tiêu thụ c)Sinh vật phân giải d)Tất cả đều sai Câu 37: Trạng thái cân bằng của quần xã tuỳ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? a)Xu hướng điều chỉnhsố lượng cá thể của quần thể ổn định b)Mối quan hệ kìm hãm giữa các quần thể sinh vật c)Thời gian tồn tại của quần thể d)Tính đa dạng của quần thể Câu 38: Điểm giống nhau giữa quẩn thế sinh vật và quần xã sinh vật là a)Tập hợp nhiều quần thể sinh vật b)Gồm các sinh vật trong cùng một loại c)Tập hợp nhiều cá thể sinh d)Gồm các sinh vật khác loài Câu 39: Nguy ên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là a)Do núi lửa b)Do chiến tranh c)Do động đất d)Do hoạt đông của con người Câu 40: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tư nhiên là a)Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng b)Phá huỷ thảm thực vật ,từ đó gây nhiều hậu quả xấu c)Làm mất nhiều loài sinh vật
- d)Cả a và c đúng Câu 41: Tài nguy ên nước là nguồn tài nguyên nào sau đây a)Tái sinh b)Vô tận c)Không tái sinh d)a và c đúng Câu 42: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là a) Để duy trì cân bằng sinh thái b)Tránh ô nhiễm môi trường c)Tránh làm cạn kiệt nguồn nguyên d)Cả a,b, c đúng Câu 43 Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là: a. Tác động sinh thái b. Giới hạn sinh thái c. Nhân tố sinh thái d. Quy luật sinh thái Câu 44- Nhóm nhân tố nào sau đây đều là nhân tố hữu sinh : A- Giun đất , nhiệt độ , con voi , ánh sáng B- Vi khuẩn , mưa , độ ẩm , đất rừng C- Vi rút , thực vật , con người , cá trong ao D- Nước , không khí , gió , cây cỏ Câu 45- Môi trường sống của sinh vật bao gồm : A- Khí hậu , đất đai bao quanh chúng B- Một số cây cỏ và con người bao quanh chúng C- Tất cả những gì bao quanh chúng D- Những loài sinh vật bao quanh chúng Câu 46 Hiện tượng sau đây xuất hiện do giao phối gần là ; A-Con ở đời F1 luôn có đặc điểm tốt. C- Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ. C- Xuất hiện quái thai dị tật ở con. D-Con thường sinh trưởng và phát triển tốt hơn bố mẹ. Câu 47 Lưới thức ăn là tập hợp của: A- Nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên. B-Nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. C-Các chuỗi thức ăn có những mắc xích chung trong hệ sinh thái. D- Các sinh vật có mắc xích với nhau Câu 48 Nguyên nhân phá hoại nhiều nhất đến đến hệ sinh thái biển là : A. Săn bắt quá mức động vật biển B. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm C. Phá rừng ngập mặn để xây dựng khu du lịch D. Các chất thải công nghiệp theo sông đổ ra biển Câu 49 Tài nguyên vính cửu là : A. Nước B .Gió C. Đất D. Dầu lửa Câu 50 Tập hợp những cá thể sinh vật nào là quần thể sinh vật ? A.Những cá thể cá tra ở những hồ nước khác nhau B. Những cây ngô trên hai đám ruộng ngô C. Tập hợp những cá thể cá mè , cá chép , cá trắm , cá trôi ....trong một hồ nước D. Các cá thể hổ, báo ,khỉ , voi trong các khu rừng . Câu 51 Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định , ở một thời điểm nhất định , sinh sản tạo thành những thế hệ mới gọi là : A. Hệ sinh thái B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật C. Tổ sinh thái Câu 52 Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật : A . Bảo vệ các khu rừng già rừng đầu nguồn , trồng cây gây rừng B. Khai thác rừng và sinh vật rừng hợp lí C. Săn bắt động vật hoang dã hợp lí D. Khai thác hợp lí nguuồn tài nguyên biển . Câu53 : Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác ? A-Tỉ lệ giới tính B-Thành phần nhóm tuổi
- C-Mật độ quần thể D-Những đặc trưng về kinh tế - xã hội Câu 54 :Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ ký sinh ? A -Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của của rễ cây họ đậu B-Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây C-Sâu bọ sống nhờ trên tổ mối D-Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó được đưa đi xa Câu 55 : Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? A-Nhóm sinh vật ở nước B-Nhóm sinh vật ở cạn C-Nhóm sinh vật hằng nhiệt D-Nhóm sinh vật biến nhiệt Câu 56 : Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật ? A-Đàn cá dưới sông B-Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng C-Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau D-Đàn gà nuôi trong vườn Câu57 :Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ở nước ta thuộc lĩnh vực : A-Chọn giống các loại cây trồng ( lúa, ngô ) B-Chọn giống các loại vật nuôi ( lợn, gà ) C-Chọn giống các loại vi sinh vật D-Cả A và B Câu 58: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: A-Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây B-Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời …) C-Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống ô nhiễm D-Cả A, B, C 59. Môi trường sống của sinh vật bao gồm : a. Đất ,không khí và cơ thể động vật b. Không khí , nước và cơ thể động vật. c. Đất ,nước và không khí . d. Nước ,đất ,không khí ,cơ thể động vật ,thực vật . 60. Sinh vật có cơ thể biến nhiệt là : a. Vi sinh vật ,nấm ,thực vật. b. Động vật không xương sống c. Các động vật thuộc 3 lớp :cá ,ếch nhái ,bò sát d. Cả a ,b ,c đều đúng . 61. Những cây sống ở vùng nhiệt đới để giảm bớt sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao ,lá có những đặc điểm thích nghi nào sau đây ? a. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên b. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra c. Bề mặt lá có tầng cutin dày d. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho lá 62. Dạng quan hệ nào dưới đây là quan hệ nửa kí sinh ? a. Địa y b. Tầm gửi trên cây mít c. Dây tơ hồng trên cây chè tàu d. Giun đũa sống trong ruột người 63. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là : a. Sự sinh trưởng của các cá thể c- Mức sinh sản b. Mức tử vong d- Nguồn thức ăn từ môi trường 64. Tập hợp cá thể nào dưới đây có thể hình thành một quần xã a. Thực vật ven hồ b- Sen trong hồ c- Cá diếc d- Bèo tây 65. Khi nào quần xã đạt được trạng thái cân bằng sinh học ? a Khi môi trường sống ổn định b.Khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm c.Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng
- d.Khi có sự hỗ trợ giữa các loài 66. Ruộng lúa là : a.Một quần thể các cây lúa b.Một quần xã sinh vật c.Một hệ sinh thái d.a,b,c đều sai . 67. Nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị thu hẹp nhanh a.Dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng để lấy gỗ làm nhà ,đóng bàn ghế lấy đất trồng trọt ,chăn nuôi . b.Khai thác khoáng sản bừa bãi c. Cầu đường ,giao thông phát triển d.Đô thị hoá tăng nhanh 68. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán và lũ lụt là gì? a.Lượng mưa phân phối không đều ở các vùng b.Khí hậu thay đổi bất thường c.Hệ thống thuỷ lợi không đạt yêu cầu d.Nạn chặt phá rừng . 69. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ? a.Trồng nhiều cây xanh b Xây dựng các nhà máy xử lí rác c.Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật d.Giáo dục ý thức bao vệ môi trường cho moi người ̉ ̣ 70. Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì? a) Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ lai F1 b) Dùng phương pháp nhân giống vô tính đối với thực vật (gâm, chiếc, ghép...),dùng phương pháp lai kinh tế đối với động vật c) Nuôi trồng cách li các cá thể F1 71. Nhân tố sinh thái gồm : a. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật. b. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh( nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác) c. Nước, con người, thực vật, động vật. d. Vi khuẩn, nước, ánh sáng, nhiệt độ. 72. Khoảng nhiệt độ nào sau đây là giới hạn chịu đựng của cá rô phi Việt Nam : a) 5 – 300C b) 5 – 420C c) 30 – 350C d) 35 – 420C 73. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là : a) Cây mọc xen trong rừng, cành chỉ tập trung phần ngọn b) Cây trồng bị chặt bớt cành phía dưới. c) Cây mọc thấp, có tán lá rộng. d) Cây mọc thẳng, không bị rụng cành 74. Hoạt động quang hợp của các cây ưa bóng như thế nào khi cường độ ánh sáng mạnh: a/ mạnh b/ yếu c/ bình thường d/ ngưng trệ 75. Ở động vật, trường hợp nào sau đây là cạnh tranh (đấu tranh) cùng loài ? a/Tự tỉa thưa ở thực vật. b/Các con vật trong đàn ăn thịt lẫn nhau. c/Rắn ăn chuột. d/Cỏ dại lấn át cây trồng. 76. Sinh vật nào dưới đây sẽ là mắt xích cuối cùng của một chuỗi thức ăn? a . Sinh vật sản xuất. b. Vi sinh vật phân giải. c. Sinh vật tiêu thụ bậc I. d. Sinh vật tiêu thụ bậc II. 77.Môi trường nào dễ bị ô nhiễm nhất và phổ biến nhất a. Môi trường không khí b.Môi trường đất c. Môi trường nước d. Môi trường sinh vật 78. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?
- a.Trồng nhiều cây xanh b Xây dựng các nhà máy xử lí rác c.Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật d.Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường 79. Xác định sinh vật sản xuất trong các nhóm sau : a. động vật b. thực vật c. nấm d. thảm mục 80. Nhóm tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh : a. nước, gió, bức xạ mặt trời b. than đá, dầu lửa, khí đốt c. thuỷ triều, sinh vật, gió d. động vật, đất, năng lượng suối nước nóng 81. Tuỳ theo mức phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường ngưòi ta chia làm hai nhóm động vật là : a. Động vật ưa nhiệt và động vật kỵ nhiệt b. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt c. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh d. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt 82. Những cây sống ở vùng nhiệt đới để giảm bớt sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có những đặc điểm thích nghi nào sau đây ? a. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên. b. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra. c. Bề mặt lá có tầng cutin dày. d. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho lá . 83. Khi nào quần xã đạt được trạng thái cân bằng sinh học ? a Khi môi trường sống ổn định. b.Khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm. c.Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng. d.Khi có sự hỗ trợ giữa các loài. 84. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác ( vật chủ ) là mối quan hệ nào : a. Cộng sinh. b. Hội sinh. c. Cạnh tranh. d. Ký sinh. 85. Điểm nào dưới đây thể hiện sự khác biệt của quần thể người so với quần thể các sinh vật khác? a. Thành phần nhóm tuổi. b. Tỉ lệ giới tính. c. Những đặc điểm về kinh tế xã hội ( pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục....) d. Mật độ cá thể Câu 86: Nhóm nhân tố hữu sinh bao gồm : a- Gío , mưa , cây cỏ , con người c- Nhiệt độ , ánh sáng , cây , động vật b- Thảm lá khô , cây , kiến , côn trùng , nấm d- Nước ,đất , đá , gỗ mục Câu 87 : Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái a- Thành phần vô sinh c-Sinh vật sản xuất b- Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải d- Cả a,b,c đều sai Câu 88: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thểlà : a- Sự sinh trưởng của các cá thể c- Mức tử vong b- Mức sinh sản d- Nguồn thức ăn từ môi trường Câu 89: Xác định quần thể sinh vật trong các tập hợp sau : a- Đàn chó nuôi trong nhà c- Đàn vịt nuôi trong vườn b- Đàn cá dưới sông d- Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng Câu 90 : Nguồn năng lượng sạch là : a- Dầu lửa b- Than đá
- c- Bức xạ mặt trời d- Khí đốt thiên nhiên Câu 91: Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là : a- Trồng rừng b- Khai thác dần c- Khai thác trắng d- Khai thác chọn Câu92: Trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam. Phương pháp nào dưới đây được xem là cơ bản? A-Tạo giống đa bội thể B-Gây đột biến nhân tạo C-Tạo giống ưu thế lai D-Lai hữu tính Câu 93: Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là: A-Sinh vật tiêu thụ cấp 1 B-Sinh vật phân giải C-Sinh vật sản xuất D-Sinh vật tiêu thụ cấp 2 Câu94: Hãy xác định xem tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần thể? A-Các con chó nuôi trong nhà B-Các con chim nuôi trong vườn bách thú C- Bầy voi cùng loài sống trong rừng rậm Châu PhiD-Các giò phong lan treo ở vườn nhà Câu 95 Trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để tạo ưu thế lai? A-Giao phối cân huyết B-Lai kinh tế C-Lai khác loài D-Cả ba phương pháp trên Câu 96: Tài nguyên nào sau đây được xếp vào tài nguyên tái sinh ? A-Nước, than đá, thuỷ triều B-Dầu hoả, than đá, gió C-Nước, đất, sinh vật D-Thuỷ triều, nước, khí đốt thiên nhiên Câu 97: Trong mối quan hệ giữa các loài sau đây: I. Cây nắp ấm- côn trùng II.Kiến vống-sâu hại cây cam III. Dê – bò IV. Ong mắt đỏ - sâu đục thân. Quan hệ nào là quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác? A-I B-II và IV C-I, II và IV D-I, II, III và IV Câu 98: Điều kiện nào sau đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A-Số lượng cá thể cao B-Môi trường sống ấm áp C-Khả năng sinh sản giảm D-Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ Câu 99: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên,từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là: A-Phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt B-Săn bắt động vật hoang dã C-Khai thác khoáng sản D-Chăn thả gia súc Câu 100: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: A-Nguồn gốc B-Dinh dưỡng C-Cạnh tranh D-Hợp tác Câu 101: Những hoạt động nào sau đây của con người đều gây mất cân bằng sinh thái? A-Chăn thả gia súc, hái lượm, chiến tranh B-Săn bắt động vật hoang dã quá mức, khai thác khoáng sản, đốt rừng C-Phát triển khu dân cư, hái lượm, chăn thả gia súc D-Chiến tranh, săn bắt đông vật, hái lượm 102- Hiện tượng tỉa cành ở cây xanh do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái: A-Thổ nhưỡng B-Độ dốc C-Gió D- Ánh sáng 103- Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật? A-Chim ăn lúa trên một cánh đồng lúa B-Sâu ăn lá ở một vườn rau C-Các bọ xít trên một ruộng ngô D-Các cá thể lợn rừng ở các khu rừng 104- Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến: A-Chất lượng cuộc sống thấp B-Tăng nguồn lực lao động C-Chủ quyền lãnh thổ được đảm bảo D-Tỷ lệ nam nữ thay đổi 105- Hành vi vi phạm của Cty VEDAN trên sông Thị Vải gây ô nhiễm,do:
- A-Thải chất rắn B-Các chất phóng xạ C-Các chất độc hóa học D-Bụi công nghiệp 106- Cách tốt nhất để hạn chế ô nhiễm không khí trong hoạt đoọng công nghiệp và sinh hoạt là sử dụng: A-Chất đốt tự nhiên B-Năng lượng sạch C- Máy hút bụi D- Xăng không pha chì 107- Trồng rừng có tác dụng chủ yếu: A-Hạn chế thiên tai và ô nhiễm B-Tạo khu du lịch sinh thái C-Phát triển chăn nuôi D-Khai thác triệt để nguồn động vật hoang dã 108- Nguồn tài nguyên tái sinh sẽ: A-Không cạn kiệt sau khi khai thác B- Cạn kiệt sau khi khai thác C-Tồn tại vĩnh cửu D-Phục hồi sau thời gian ngắn 109- Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm: A-Giảm tỷ lệ gia tăng dân số B-Hạn chế tắc nghẽn giao thông C- Cải thiện chiều cao trung bình ở người Việt Nam D- Ngăn chặn hành vi phá hại môi trường 110- Xây dựng các lkhu bảo tồn thiên nhiên,vườn Quốc Gia nhằm: A- phục hồi các hệ sinh thái đã bị thoái hóa B-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường C-Tăng cường công tác trồng rừng D-Bảo vệ và giữ cân bằng hệ sinh thái quan trọng Câu111 : Con hổ và con thỏ trong rừng có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây ? A-Cạnh tranh về thức ăn và chổ ở B-Cộng sinh C-Kí sinh D-Vật ăn thịt và con mồi Câu 112 : Trong tự nhiên dặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng để phân biệt các quần thể với nhau A-Tỉ lệ gíơi tính B-Thành phần nhóm tuổi C-Kích thước cá thể đực D-Mật độ Câu 113 : Trong số các câu sau đây động vật nào có thể là thức ăn chung cho các động vậy còn lại? A-Thỏ B-Hổ C-Báo D-Chó sói Câu114 : Sinh vật nào sau đây là sinh vật phân hủy trong hệ sinh thái ? A-Trùng giày BTrùng cỏ C-Vi khuẩn D-Con chuột Câu 115 : Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? A-Đất, nước B-Nước, không khí C-Không khí ,đất ẩm D-Đất ,nước ,không khí và trong cơ thế sinh vật Câu 116 : Ônhiễm môi trường là gì? A-Hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn B-Hiện tượng thay đổi tính chất vật lí và hóa học sinh học của môi trường C-Hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường trong đó gây tác hại đến đời sống sinh vật và con người D-Cả A,B,C đều đúng Câu 117 : Trong các tài nguyên sau tài nguyên nòa là tái sinh? A-Khí đốt thiên nhiên B-Nước C-Than đá D-Bức xạ mặt trời Câu 118 : Tài nguyên năng lượng mặt trời gồm A-Năng lượng ,gió, than đá B-Bức xạ mặt trời,dầu lửa C-Năng lượng thủy triều,khí đốt D-Bức xạ mặt trời,năng lượng thủy triều,năng lượng gió Câu 119 :Hiện tượng nào sau đây không gây ônhiễm môi trường? A-Khí thải công ,rác thải sinh hoạt B-Nước thải công nghiệp,khí thải các lại xe
- C-Tiếng ồn của các loại động cơ D-Trồng rau sạch sử dụng phân sinh vật Câu 120 :Biện pháp trồng rừng có hiêu quả chính nào sau đây A-Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguôn gen sinh vật B-Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng C-Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá,chống sói mòn đất,tăng nguồn nước D-Giáo dục ý thức bảo vệmôi trường của người dân TỰLUẬN: 1- Giả sử có một quần xã gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ , dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng, rắn, gà rừng. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã nêu trên. (2đ) 2- Nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? (2đ) 3- Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.(2đ) 4- Thế nào là một chuổi thức ăn ? Cho ví dụ minh hoạ (1điểm) 5- Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào?Phân biệt nhân tố sinh thái vô sinh với nhân tố hữu sinh 6- Trình bày ý nghĩa sinh thái các nhóm tuổi của quần thể: (2đ) 7- Nêu và cho ví dụ các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. 8- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên thiên nhiên? 9 - Ưu thế lai là gì ? Dùng sơ đồ lai để giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ? ( 1.5đ) 10- Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng .(1.5đ) 11- Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì ? Em hãy giải thích .(1đ) 12- a- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên thiên nhiên ? b-Các em đã làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ? 13 - Trình bày các bước tiến hành lai lúa bằng phương pháp cắt bỏ vỏ trấu . 14- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì ? 15- Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú . Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó ? nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường 16- Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do hoạt động của con người? 17- Trình bày các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật? (1 điểm) 18- Thế nào là quần xã sinh vật?Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã? 19- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Sinh học 9 năm 2017-2018
5 p | 82 | 7
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Sinh lớp 9 năm 2017-2018
1 p | 44 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Quận 1
3 p | 56 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 24 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh lớp 9 năm 2017-2018
2 p | 57 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
5 p | 35 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 31 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 9 năm 2016-2017
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
4 p | 33 | 2
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 31 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
5 p | 14 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 23 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
1 p | 17 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 17 | 2
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Giá Rai A
2 p | 29 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
6 p | 34 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
1 p | 27 | 1
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
8 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn