TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG<br />
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 – 2016<br />
MÔN: HÓA – KHỐI 10<br />
A. LÍ THUYẾT<br />
Chương: NHÓM HALOGEN<br />
I.<br />
Khái quát nhóm halogen<br />
1. Vị trí: gồm các nguyên tố: flo, clo, brom, iot thuộc nhóm VIIA trong bảng HTTH.<br />
2. Cấu hình electron nguyên tử: ns2 np 5.<br />
3. Sự biến đổi tính chất:<br />
- Tính chất vật lí.<br />
- Giá trị độ âm điện: từ flo đến iot độ âm điện giảm dần.<br />
- Trong hợp chất: flo có số OXH -1, các halogen khác có số OXH -1, +1, +3, +5, +7.<br />
- Tính chất hóa học: Các nguyên tố halogen là những phi kim điển hình, tính oxi hóa<br />
giảm dần từ flo đến iot.<br />
+ Tác dụng với kim loại: tạo muối halogenua.<br />
+ Tác dụng với khí hiđro: tạo khí hiđro halogenua, khí này tan trong nước tạo dung<br />
dịch axit halogenhiđric.<br />
* Lưu ý: Từ flo đến iot, các ion halogenua có tính khử tăng dần, độ mạnh các axit<br />
halogenhiđric tăng dần.<br />
II.<br />
<br />
Clo<br />
1. Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện.<br />
2. Tính chất vật lí.<br />
3. Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh.<br />
- Tác dụng với kim loại: oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối clorua của kim<br />
loại có hóa trị cao nhất.<br />
- Tác dụng với hiđro: tạo khí hiđro clorua, phản ứng xảy ra khi chiếu sáng.<br />
- Tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO.<br />
4. Trạng thái tự nhiên: clo có hai đồng vị bền là 35 Cl (75,77%) và 37 Cl (24,23%).<br />
5. Điều chế:<br />
- Trong phòng thí nghiệm: Oxi hóa axit HCl bằng các chất MnO2, KMnO4…<br />
- Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.<br />
CMN<br />
<br />
2NaOH + H2 + Cl2<br />
Pt: 2NaCl + 2H2O đpdd,<br />
<br />
III.<br />
<br />
Hiđro clorua, axit clohiđric và muối clorua<br />
1. Hiđro clorua: (HCl) là hợp chất cộng hóa trị, tan nhiều trong nước.<br />
2. Axit clohiđric:<br />
- Tính chất vật lí: dung dịch đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm.<br />
- Tính chất hóa học:<br />
+ Tính axit:<br />
<br />
<br />
Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
Tác dụng với kim loại trước hiđro trong dãy HĐHH giải phóng khí H2.<br />
<br />
<br />
<br />
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước.<br />
<br />
Tác dụng với muối thõa mãn điều kiện phản ứng trao đổi.<br />
+ Tính khử: khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.<br />
- Điều chế:<br />
o<br />
<br />
t<br />
+ Trong phòng thí nghiệm: NaCl(r) + H2SO4(đ) <br />
Na2SO4 + HCl(k)<br />
<br />
+<br />
<br />
to<br />
<br />
Trong công nghiệp: H2 + Cl2 2HCl<br />
3. Muối clorua: hầu hết là muối tan, trừ AgCl, CuCl và PbCl2.<br />
4. Nhận biết ion clorua: dùng dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng của AgCl, kết tủa này<br />
không tan trong axit mạnh.<br />
IV.<br />
V.<br />
<br />
Các hợp chất có oxi của clo: Nước Gia-ven và clorua vôi.<br />
Flo – brom – iot<br />
1. Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện, tính chất vật lí.<br />
2. Tính chất hóa học:<br />
- Tác dụng với kim loại.<br />
- Tác dụng với khí hiđro.<br />
- Tác dụng với nước.<br />
<br />
<br />
VI.<br />
<br />
Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất có màu xanh.<br />
Dùng hồ tinh bột nhận biết iot và ngược lại.<br />
<br />
Nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, IDùng thuốc thử: AgNO3:<br />
<br />
<br />
F- không tác dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Cl- tạo kết tủa trắng.<br />
<br />
<br />
<br />
Br- tạo kết tủa vàng nhạt.<br />
<br />
<br />
<br />
I- tạo kết tủa vàng.<br />
<br />
Chương: OXI – LƯU HUỲNH<br />
I.<br />
Oxi – ozon<br />
1. Oxi:<br />
- Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện, công thức cấu tạo.<br />
- Tính chất vật lí.<br />
- Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh:<br />
+ Tác dụng với kim loại.<br />
+ Tác dụng với phi kim.<br />
+ Tác dụng với hợp chất.<br />
- Điều chế:<br />
+ Trong phòng thí nghiệm: Phân hủy những chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt.<br />
+ Trong công nhiệp:<br />
<br />
<br />
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.<br />
<br />
<br />
<br />
đp<br />
Điện phân nước: 2H2O <br />
2H2 + O2<br />
<br />
2. Ozon:<br />
2<br />
<br />
- Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn oxi.<br />
- Ứng dụng.<br />
II.<br />
Lưu huỳnh<br />
1. Vị trí, cấu hình, các số oxi hóa trong hợp chất.<br />
2. Các dạng thù hình.<br />
3. Tính chất hóa học: Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.<br />
- Tác dụng với kim loại và với hiđro.<br />
- Tác dụng với phi kim.<br />
- Tác dụng với hợp chất.<br />
III. Hiđro sunfua<br />
1. Tính chất vật lí.<br />
2. Tính chất hóa học:<br />
- Tính axit yếu: phản ứng giữa H2S với dung dịch bazơ, có thể tao 2 muối S2- và HS-.<br />
- Tính khử mạnh: S-2 -2e S0 hoặc: S-2 -6e S+4<br />
3. Điều chế: FeS + 2HCl FeCl2 + H2S<br />
IV.<br />
<br />
Lưu huỳnh đioxit<br />
1. Tính chất vật lí.<br />
2. Tính chất hóa học:<br />
- Là oxit axit: lưu ý phản ứng giữa SO2 với dung dịch bazơ, có thể tạo 2 muối SO 23 và<br />
HSO 3 .<br />
- Vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa:<br />
+ Thể hiện tính khử: làm mất màu bung dịch brom:<br />
Pt: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4<br />
+ Thể hiện tính oxi hóa: tạo kết tủa vàng với dung dịch H2S:<br />
Pt: SO2 + 2H2S 3S <br />
<br />
(vàng) +<br />
<br />
2H2O<br />
<br />
3. Điều chế:<br />
- Trong phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O<br />
o<br />
<br />
t<br />
- Trong CN: đốt S hoặc quặng pirit sắt: 4FeS2 + 11O2 <br />
2Fe2O3 + 8SO2<br />
<br />
V.<br />
<br />
Axit sunfuric<br />
1. Cách pha loãng H2SO4 đặc.<br />
2. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng: giống tính chất của axit HCl.<br />
3. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc:<br />
- Tính oxi hóa mạnh:<br />
+ Với kim loại: M + H2SO4(đ) M2(SO4)n + H2O + sp khử (H2S, S, SO2).<br />
+ Với phi kim: C, S, P…<br />
+ Với hợp chất có tính khử.<br />
2 SO4 đ<br />
- Tính háo nước: C12 H22O11 H<br />
12C + 11H2O<br />
<br />
4. Sản xuất H2SO4:<br />
- Sản xuất SO2.<br />
3<br />
<br />
VI.<br />
<br />
- Sản xuất SO3.<br />
- Hấp thụ SO3 bằng H2SO4.<br />
Muối sunfat, nhận biết ion sunfat<br />
- Muối sunfat: gồm 2 loại: muối sunfat và hiđrosunfat.<br />
- Nhận biết ion sunfat: dùng dd muối bari, được kết tủa trắng BaSO4 không tan trong<br />
axit.<br />
<br />
Chương: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC<br />
I. Tốc độ phản ứng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, giải thích.<br />
II. Cân bằng hóa học<br />
1. Các khái niệm: phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghich, cân bằng hóa học.<br />
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học: vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng<br />
của Lơ Sa-tơ-li-ê để giải thích.<br />
3. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học.<br />
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:<br />
Câu 1: Trong phản ứng: Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu. Chất khử là<br />
A. Fe<br />
<br />
B. Cu(NO3)2<br />
<br />
C. Fe(NO3)2<br />
<br />
D. Cu<br />
<br />
Câu 2: Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl MnCℓ2 + Cℓ2 + 2H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất<br />
khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là<br />
A. 4/1.<br />
B. 1/4.<br />
C. 1/1.<br />
D. 1/2.<br />
Câu 3: Cho phản ứng: S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2 O. Trong phản ứng này số nguyên tử lưu huỳnh<br />
bị khử và nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa lần lượt là<br />
A. 1: 2<br />
B. 1 : 3<br />
C. 3 : 1<br />
D. 2: 1<br />
Câu 4: Cho PT hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): aFeSO4+bCl2cFe2(SO4)3+dFeCl3. Tỉ lệ a : c<br />
là<br />
A. 4 : 1.<br />
B. 3 : 2.<br />
C. 2 : 1.<br />
D. 3 :1.<br />
Câu 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là<br />
A. ns2np4<br />
B. ns2np 3<br />
C. ns2np5<br />
D. ns2np 6<br />
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA là<br />
A. ns2np4<br />
B. ns2np 3<br />
C. ns2np5<br />
D. ns2np 6<br />
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?<br />
A. Ở điều kịên thường là chất khí<br />
B. Tác dụng mạnh với nước<br />
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử<br />
D. Có tính oxi hoá mạnh<br />
Câu 8: Khí Cl2 không tác dụng với<br />
A. khí O2<br />
B. H2O<br />
C. dung dịch Ca(OH)2 D. dung dịch NaOH<br />
Câu 9: Sục khí clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm là<br />
A. NaCl, NaClO<br />
B. NaCl, NaClO2<br />
C. NaCl, NaClO3<br />
D. chỉ có NaCl.<br />
Câu 10: Sục khí clo vào dung dịch KOH đun nóng thì sản phẩm là<br />
A. KCl, KClO<br />
B. KCl, KClO2<br />
C. KCl, KClO3<br />
D. KCl, KClO4<br />
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, ta thường điều chế clo bằng cách<br />
A. điện phân nóng chảy NaCl khan.<br />
B. phân huỷ HCl.<br />
4<br />
<br />
C. cho HCl tác dụng với MnO2.<br />
D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.<br />
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc phản ứng với<br />
A. NaCl.<br />
B. Fe.<br />
C. F2.<br />
D. KMnO4.<br />
Câu 13: Công thức phân tử của clorua vôi là<br />
A. Cl2.CaO<br />
B. CaOCl2<br />
C. CaCl2<br />
D. Ca(OH)2 và CaO<br />
Câu 14: Chất không đựng trong lọ thủy tinh là<br />
A. HF<br />
B. HCl đặc<br />
C. H2SO4 đặc<br />
D. HNO3 đặc<br />
Câu 15: Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là<br />
0<br />
<br />
t<br />
A. MnO2 + 4HCl <br />
MnCl2 + Cl2 + H2O<br />
0<br />
<br />
t<br />
C. 2HCl + CuO <br />
CuCl2 + H2O<br />
<br />
B. 2HCl + Mg(OH)2 <br />
MgCl2 + 2H2O<br />
D. 2HCl + Zn <br />
ZnCl2 + H2<br />
<br />
Câu 16: Trong các chất sau ,dãy nào gồm các chất đều tác dụng với HCl?<br />
A. AgNO3; MgCO3; BaSO4<br />
B. Al2O3; KMnO4; Cu<br />
C. Fe ; CuO ; Ba(OH)2<br />
D. CaCO3; H2SO4; Mg(OH)2<br />
Câu 17: ho các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI. Thuốc thử dùng để phân biệt được chúng là<br />
A. CuSO4.<br />
B. KOH.<br />
C. hồ tinh bột.<br />
D. AgNO3.<br />
Câu 18: Chọn phát biểu đúng?<br />
A. Brom là chất lỏng màu xanh.<br />
B. Iot là chất rắn màu đỏ.<br />
C. Clo là khí màu vàng lục.<br />
D. Flo là khí màu vàng.<br />
Câu 19: Có các chất: MnO2, FeO, Ag, CaCO3, C, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch<br />
HCl là<br />
A. 4<br />
B. 6<br />
C. 3<br />
D. 5<br />
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Không tồn tại đồng thời cặp chất NaF và AgNO3<br />
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn<br />
brom<br />
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl<br />
D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo<br />
Câu 24: Nhóm gồm các chất dùng để điều chế trực tiếp ra oxi trong phòng thí nghiệm là:<br />
A. KClO3, CaO, MnO2<br />
B. KMnO4, H2O2, KClO3<br />
C. KMnO4, MnO2, NaOH<br />
D. KMnO4, H2O, không khí<br />
Câu 25: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng:<br />
A. dung dịch KI<br />
B. Hồ tinh bột<br />
C. dung dịch KI có hồ tinh bột<br />
D. dung dịch NaOH<br />
Câu 26: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?<br />
A. Chữa sâu răng<br />
B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn<br />
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm<br />
D. Sát trùng nước sinh hoạt<br />
Câu 27: Các số oxi hóa của lưu huỳnh là:<br />
A. -2, -4, +6, +8<br />
B. -1, 0, +2, +4<br />
C. -2, +6, +4, 0<br />
D. -2, -4, -6, 0<br />
Câu 28: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc, khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để khử<br />
thủy ngân là<br />
A. bột lưu huỳnh.<br />
B. bột sắt.<br />
C. cát.<br />
D. nước.<br />
Câu 29: Nhóm gồm tất cả các chất đều tác dụng được với H2SO4 loãng là:<br />
5<br />
<br />