Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn 11 năm 2017-2018
lượt xem 4
download
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn 11 năm 2017-2018 tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn 11 năm 2017-2018
- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC NĂM HỌC 2017 2018 THỌ MÔN: NGỮ VĂN Khối: 11 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút. II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ II Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) +Nghị luận xã hội (2,0 điểm) +Nghị luận văn học (5,0 điểm) III. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Nghĩa của câu Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu (nghĩa sự việc và nghĩa tình thái). Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. 2. Thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận) Nhận biết được các thao tác lập luận. Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận. Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận. 3. Đặc điểm loại hình Tiếng Việt Nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. 4. Phong cách ngôn ngữ chính luận Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận. Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị. 5. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. 6. Hầu trời (Tản Đà) 1
- Cảm nhận được một “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời. Nắm được những sáng tạo về nghệ thuật của bài thơ. 7. Vội vàng (Xuân Diệu) Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và hình ảnh thơ. 8. Tràng giang (Huy Cận) Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. 9. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Cảm nhận được bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tầm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới. 10. Chiều tối (Hồ Chí Minh) Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ. 11. Từ ấy (Tố Hữu) Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác động kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu… trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. IV. GIỚI THIỆU ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "… Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông 2
- phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện… cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người". (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa…Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016). Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện… cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”. (0,5 điểm) Câu 3. Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?(2 điểm) II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ : "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà." (Tràng giang, Huy Cận) ĐÁP ÁN Phầ Nội dung Câu Điểm n I ĐỌC HIỂU(3 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị 0,5 3
- luận Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: 0,5 2 So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng 3 2 cho lòng tốt, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. II LÀM VĂN (7 điểm) 1 Yêu cầu về kĩ năng: 0,25 – Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. – Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản: 1. Giải thích:“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, 0,5 nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”. " Chuyện xấu xa" : là những tàn ác, tham lam, ti tiện… những mặt trái trong xã hội. Câu nói khẳng định: Cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc đời. 2. Bàn luận, chứng minh a. Tại sao “Cuộc đời này có chuyện xấu xa”: 0,5 Cái ác, cái xấu luôn tồn tại song song cùng với những điều tốt đẹp.Đó chính là hai mặt của cuộc sống và của con người. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần 4
- người, phần bản năng và phần ý chí. Khi để phần bản năng chế ngự, con người sẽ dễ rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện… và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc đời này những chuyện xấu xa. b. Tại sao “cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”: 0.5 – Nhân chi sơ tính bản thiện – lương thiện là bản chất nguyên thủy của con người, hướng thiện luôn là khát khao tiềm ẩn và mãnh liệt của nhân loại tiến bộ. – Chứng kiến những điều xấu xa, thẳm sâu trong lương tâm mỗi người sẽ cảm thấy ghê sợ, từ đó hoặc tránh xa, hoặc đấu tranh, lên án để loại bỏ những điều xấu xa trong xã hội. – Bản thân mỗi con người khi làm điều ác, điều xấu sẽ rơi vào cảm giác day dứt, ăn năn, hối hận, để từ đó đấu tranh với chính mình mà vươn lên những điều tốt đẹp. 3. Bài học nhận thức và hành động: – Cần có cách nhìn đúng đắn để thấy rằng các ác, cái 0,25 xấu có thể đang hiện hữu, lan rộng, nhưng đó chỉ là nhìn bên ngoài bề mặt, còn thực chất những điều tốt đẹp luôn được nhân loại trân trọng và gìn giữ. – Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ các ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 2 Mở bài: Giới thiệu tác giả Huy Cận. Giới thiệu về bài thơ Tràng giang. Giới thiệu về khổ thơ, nêu cảm nhận chung(khổ 0,5 thơ tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang vào buổi chiều hôm và tấm lòng nhớ quê hương của nhà thơ) và trích dẫn thơ. Thân bài: Hai câu đầu khắc hoạ bức tranh thiên nhiên tràng giang về chiều thật hùng vĩ nhưng đượm buồn: + Mây "lớp lớp" xếp chồng lên nhau thành núi mây 0, 75 5
- và được ánh nắng chiều chiếu vào như dát bạc. + Từ "đùn" được Huy Cận học tập trong câu: "Mặt đất mây đùn cửa ải xa"(Đỗ Phủ). Nếu câu thơ của Đỗ Phủ chỉ miêu tả sự vận động bên ngoài của mây thì trong câu thơ của Huy Cận còn có cả sự thôi thúc mãnh liệt từ bên trong. Nó làm cho đám mây tưởng như rất nhẹ trở nên mạnh mẽ. + Hình ảnh cánh chim nhỏ nhoi, cô đơn, bơ vơ tương 0,75 phản với "lớp lớp mây cao". > Hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa kết hợp với bút pháp tương phản đối lập không chỉ diễn tả một không gian cao rộng, hùng vĩ mà còn ẩn chứa tâm trạng lẻ loi, cô đơn, bơ vơ của chính nhà thơ. Hai câu cuối: Giãi bày trực tiếp tâm trạng nhớ quê: + "Lòng quê": tình yêu quê hương đất nước. 0,75 + Từ láy "dợn dợn": tình yêu ấy cứ dâng lên, trào lên, "vời" lên như những con sóng. + Câu cuối Huy Cận học tập có sáng tạo ý thơ Thôi Hiệu. 0,75 > Nỗi buồn nhớ quê hương thường trực, da diết. Nó còn là nỗi buồn của cả thế hệ Huy Cận trong những năm tháng mất nước. Nghệ thuật: khổ cuối thể hiện vẻ đẹp vừa cổ điển 1,0 vừa hiện đại… Kết bài: Khẳng định lại vị trí của khổ thơ. 0,5 Khái quát lại những cảm nhận chung của bản thân. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 109 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2014-2015
16 p | 119 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 120 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD 10 năm 2017-2018
5 p | 99 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2017-2018
1 p | 107 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 115 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 168 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 124 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 71 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Âm nhạc năm 2017-2018
2 p | 139 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
14 p | 68 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015
31 p | 111 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 139 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2013-2014
2 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 10
7 p | 79 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 109 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 78 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn