Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên<br />
Tổ sinh<br />
SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 10<br />
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
TỔ SINH HỌC<br />
HỌC KÌ II<br />
I. LÝ THUYẾT<br />
- Đặc điểm chu kì tế bào, các pha của kì trung gian và đặc điểm của từng pha, trạng thái và số lượng<br />
NST qua từng pha của kì trung gian.<br />
- Đặc điểm quá trình phân chia nhân qua các kì : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân chia tế bào<br />
chất tại kì cuối. ( chú ý sự khác nhau về phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật).<br />
- Ý nghĩa của quá trình nguyên phân với sinh vật nhân thực đơn bào và đa bào.<br />
- Đặc điểm chung của quá trình giảm phân<br />
- Diễn biến và đặc điểm NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II. Đặc điểm quá trình hình<br />
thành giao tử sau giảm phân II.<br />
- Ý nghĩa của quá trình giảm phân.<br />
- Các đặc điểm chung của vi sinh vật; đặc điểm ba loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật; các<br />
kiểu dinh dưỡng; hô hấp hiếu khí; hô hấp kị khí và lên men (lên men lactic, lên men etilic)<br />
- Khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật, khái niệm thời gian thế hệ.<br />
- Môi trường nuôi cấy không liên tục, đặc điểm sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường<br />
nuôi cấy không liên tục.<br />
- Môi trường nuôi cấy liên tục và đặc điểm sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên<br />
tục.<br />
- Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học và vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.<br />
- Khái quát đặc điểm chung của virut, cơ sở phân loại virut, cấu tạo và chức năng các thành phần của<br />
virut, đặc điểm của virut có cấu trúc xoắn, khối và hỗn hợp.<br />
- Chu trình nhân lên của virut độc trong tế bào chủ ( Chu trình tan).<br />
- Khái niệm HIV, khái niệm AIDS, vi sinh vật cơ hội, các bệnh cơ hội.<br />
- Ba con đường lây truyền HIV, ba giai đoạn phát triển của bệnh, biện pháp phòng ngừa AIDS.<br />
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM<br />
A. PHÂN BÀO:<br />
Câu 1. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?<br />
A. Pha G1<br />
B. Pha G2<br />
C. Pha S<br />
D. Pha G1 và pha G2<br />
Câu 2. Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là<br />
A. G2,G2,S<br />
B. S,G2,G1<br />
C. S,G1,G2<br />
D. G1,S,G2<br />
Câu 3. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây ?<br />
A. Tế bào vi khuẩn<br />
B. Tế bào thực vật<br />
C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm<br />
Câu 4. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ?<br />
A. Tế bào phân chia trước rồi đến nhân phân chia<br />
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất<br />
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc<br />
D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không<br />
Câu 5. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ?<br />
A. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa<br />
B. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối<br />
C. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối<br />
D. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối<br />
Câu 6. Trong kỳ đầu của nguyên nhân , nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ?<br />
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép<br />
B. Bắt đầu co xoắn lại<br />
C. Co xoắn tối đa<br />
D. Bắt đầu dãn xoắn<br />
Câu 7. Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở: A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ giữa D. Kỳ cuối<br />
Câu 8. Trong kỳ đầu , nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây ?<br />
A. Đều ở trạng thái đơn, co xoắn<br />
B. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép<br />
C. Đều ở trạng thái kép, bắt đầu co xoắn<br />
D. Đều ở trạng thái kép, dãn xoắn<br />
Câu 9. Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc :<br />
A. Từ giữa tế bào lan dần ra<br />
B. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa<br />
C. Chỉ hình thành ở 1 cực của tế bào<br />
D. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào<br />
Câu 10. Trong kỳ giữa , nhiễm sắc thể có đặc điểm:<br />
A. Ở trạng thái kép bắt đầu co xoắn<br />
B. Ở trạng thái đơn bắt đầu co xoắn<br />
C. Ở trạng thái kép và xoắn cực đại<br />
D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại<br />
Trang 1<br />
<br />
Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên<br />
Tổ sinh<br />
Câu 11. Hiện tượng các NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào :<br />
A. Kỳ cuối<br />
B. Kỳ trung gian<br />
C. Kỳ đầu<br />
D. Kỳ giữa<br />
Câu 12. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST xếp thành:<br />
A. Một hàng<br />
B. Hai hàng<br />
C. Ba hàng<br />
D. Bốn hàng<br />
Câu 13. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất vào :<br />
A. Kỳ giữa<br />
B. Kỳ sau<br />
C. Kỳ cuối<br />
D. Kỳ đầu<br />
Câu 14. Các nhiếm sắc thể đính vào tia của thoi phân bào nhờ :<br />
A. Eo sơ cấp<br />
B. Tâm động<br />
C. Eo thứ cấp<br />
D. Đầu nhiễm sắc thể<br />
Câu 15. Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?<br />
A. Trung gian, đầu và giữa<br />
B. Đầu, giữa , cuối<br />
C. Đầu và giữa<br />
D. Đầu, giữa , sau và cuối<br />
Câu 16. Bào quan sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là :<br />
A. Trung thể<br />
B. Không bào<br />
C. Ti thể<br />
D. Bộ máy Gôn gi<br />
Câu 17. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở<br />
A. Kỳ đầu<br />
B. Kỳ trung gian<br />
C. Kỳ sau<br />
D. Kỳ cuối<br />
Câu 18. Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?<br />
A. Phân li nhiễm sắc thể<br />
B. Nhân đôi nhiễm sắc thể<br />
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể<br />
D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể<br />
Câu 19. Trong nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở :<br />
A. Kỳ đầu và kì cuối<br />
B. Kỳ sau và kỳ cuối<br />
C. Kỳ sau và kì giữa<br />
D. Kỳ cuối và kỳ giữa<br />
Câu 20. Khi hoàn thành kỳ giữa , số nhiễm sắc thể và trạng thái NST trong tế bào là :<br />
A. 4n, trạng thái đơn<br />
B. 4n, trạng thái kép<br />
C. 2n, trạng thái kép<br />
D. 2n, trạng thái đơn<br />
Câu 21. Khi hoàn thành kỳ sau , số nhiễm sắc thể và trạng thái NST trong tế bào là :<br />
A. 4n, trạng thái đơn<br />
B. 4n, trạng thái kép<br />
C. 2n, trạng thái đơn<br />
D. 2n, trạng thái đơn<br />
Câu 22. Khi hoàn thành kỳ cuối , số nhiễm sắc thể và trạng thái NST trong tế bào là :<br />
A. 4n, trạng thái đơn<br />
B. 4n, trạng thái kép<br />
C. 2n, trạng thái kép<br />
D. 2n, trạng thái đơn<br />
Câu 23. Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:<br />
A. Thoi phân bào biến mất<br />
B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn<br />
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện<br />
D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi<br />
Câu 24. Ở Gà 2n=78, tại pha S kỳ trung gian trước khi bước sang nguyên phân, số NST trong mỗi tế<br />
bào là: A. 78 nhiễm sắc thể đơn<br />
B. 78 nhiễm sắc thể kép<br />
C. 156 nhiễm sắc thể đơn<br />
D. 156 nhiễm sắc thể kép<br />
Câu 25. Trong tế bào của một loài , vào kỳ giữa của nguyên phân , người ta xác định có tất cả 16<br />
crômatic, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài đó là<br />
A. 8<br />
B. 16<br />
C. 32<br />
D. 24<br />
Câu 26. Vào kỳ sau của nguyên phân , trong mỗi tế bào của người có :<br />
A. 46 nhiễm sắc thể đơn<br />
B. 92 nhiễm sắc thể kép C. 46 crômatit D. 92 tâm động<br />
Câu 27. Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng một loài cùng nguyên phân liên tiếp ba lần, số tế bào con<br />
tạo ra từ các tế bào trên là: A. 8<br />
B.16<br />
C.80<br />
D.160<br />
Câu 28. Tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào ban đầu là 1280 và số lần phân bào của các tế bào<br />
đều bằng nhau thì mỗi tế bào đã nguyên phân bao nhiêu lần: A.5<br />
B.6<br />
C.7<br />
D.8<br />
Câu 29. Một tế bào sinh dục sơ khai khi phân bào nguyên nhiễm đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 98<br />
NST đơn mới tương đương, biết rằng bộ nhiễm sắc thể của loài 2n = 14. Số tế bào con tạo ra là:<br />
A. 3<br />
B.8<br />
C.4<br />
D.16<br />
Câu 30. Một tế bào sinh dục sơ khai khi phân bào nguyên nhiễm đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 98<br />
NST đơn mới tương đương, biết rằng bộ nhiễm sắc thể của loài 2n = 14. Số lần nguyên phân của tế bào<br />
sinh dục sơ khai nói trên là: A.3<br />
B.8<br />
C.4<br />
D.16<br />
Câu 31. Ở bắp, 2n= 20. Một tế bào sinh dưỡng của bắp nguyên phân 4 lần liên tiếp. Số NST đơn mới<br />
tương đương môi trường cung cấp là: A.150<br />
B.300<br />
C.600<br />
D.320<br />
Câu 32. Ở bắp, 2n= 20. Một tế bào sinh dưỡng của bắp nguyên phân 4 lần liên tiếp. Số tế bào con tham<br />
gia vào lần nguyên phân cuối cùng là: A.4<br />
B.16<br />
C.8<br />
D.32<br />
Trang 2<br />
<br />
Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên<br />
Tổ sinh<br />
Câu 33. Ở bắp, 2n= 20. Một tế bào sinh dưỡng của bắp nguyên phân 4 lần liên tiếp. Tất cả tế bào tạo ra<br />
từ quá trình nguyên phân liên tiếp nói trên đều tiếp tục nguyên phân thêm 2 lần nữa thì tổng số NST mới<br />
tương tương môi trường phải cung cấp thêm là bao nhiêu?<br />
A.60<br />
B.120<br />
C.960<br />
D.480.<br />
Câu 34. Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong một tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là :<br />
A. 0<br />
B.36<br />
C.24<br />
D.48<br />
Câu 35. Cromatit xuất hiện ở kì nào trong quá trình nguyên phân?<br />
A. Kì đầu, kì giữa, kì sau<br />
B. Kì trung gian, kì đầu, kì giữa<br />
C. Kì giữa, kì sau, kì cuối<br />
D. Kì đầu, kì giữa<br />
Câu 36. Ở lúa nước 2n = 24. Số NST kép có trong 1 tế bào ở kỳ cuối của giảm phân I là :<br />
A.0<br />
B. 12<br />
C. 24<br />
D.48<br />
Câu 37. Ở lúa nước 2n = 24, số NST kép có trong 1 tế bào ở kỳ cuối của giảm phân II là :<br />
A.0<br />
B. 12<br />
C. 24<br />
D.48<br />
Câu 38. Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là :<br />
A.36<br />
B.18<br />
C. 9<br />
D. 0<br />
Câu 39. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?<br />
A. Tế bào sinh dưỡng<br />
B. Giao tử<br />
C. Tế bào sinh dục chín<br />
D. Tế bào xô ma<br />
Câu 40. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :<br />
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng<br />
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín<br />
C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể<br />
D. Cả a, b, c đều đúng<br />
Câu 41. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :<br />
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể<br />
B. Có một lần phân bào<br />
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma<br />
D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội<br />
Câu 42. Trong giảm phân , nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào :<br />
A. Kỳ giữa I<br />
B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I<br />
C. Kỳ giữa II<br />
D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II<br />
Câu 43.Trong giảm phân sự trao đổi đoạn giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng diễn ra ở:<br />
A. Cuối kì trung gian.<br />
B. Kì đầu I.<br />
C. Kì đầu II.<br />
D. Kì giữa I.<br />
Câu 44. Kì giữa của giảm phân II các NST kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thành :<br />
A.1 hàng.<br />
B. 2 hàng.<br />
C. 3 hàng.<br />
D. 4 hàng.<br />
Câu 45. Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì giữa giảm phân I<br />
A. Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo<br />
B. Tách thành NST đơn phân li về 2 cựC.<br />
C. Tiếp hợp, trao đổi đoạn với nhau.<br />
D. Dãn xoắn dài ở dạng mảnh.<br />
Câu 46. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I :<br />
A. Diễn ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo<br />
B. Xếp thành 1 hàng ở mắt phẳng xích đạo<br />
C.Tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân về 2 cực<br />
D. Dãn xoắn dài ở dạng mảnh.<br />
Câu 47. Tại kì giữa I, các NST kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ?<br />
A. Một hàng<br />
B. Ba hàng<br />
C. Hai hàng<br />
D. Bốn hàng<br />
Câu 48. Kết quả của giảm phân là hình thành<br />
A. 4 tế bào con đơn bội<br />
B. 2 tế bào con lưỡng bội<br />
C.4 tế bào con lưỡng bội<br />
D.2 tế bào con đơn bội<br />
Câu 49. Kết quả của giảm phân I là hình thành<br />
A. 4 tế bào con có bộ NST đơn bội.<br />
B. 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm một nửa<br />
C. 2 tế bào con đơn bội<br />
D. 4 tế bào con có bộ NST là n(kép)<br />
Câu 50. Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là :<br />
A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể<br />
B. Các nhiếm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ<br />
C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể<br />
Câu 51. Trong lần phân bào II của giảm phân , các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau<br />
đây ? A. Sau II, cuối II và giữa II<br />
B. Đầu II, cuối II và sau II<br />
C. Đầu II, giữa II<br />
D. Tất cả các kỳ<br />
Câu 52. Trong quá trình giảm phân , các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái<br />
đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây ? A. Kỳ đầu II B. Kỳ sau II<br />
C. Kỳ giữa II<br />
D. Kỳ cuối II<br />
Câu 53. Trong giảm phân , cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây ?<br />
A. Nhân đôi<br />
B. Tiếp hợp<br />
C. Trao đổi chéo<br />
D. Co xoắn<br />
Câu 54. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :<br />
A.Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào<br />
B.Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền<br />
Trang 3<br />
<br />
Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên<br />
Tổ sinh<br />
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài<br />
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST<br />
Câu 55. Trong 1 tb sinh dục của 1 loài đang ở kỳ giữa I , người ta đếm có tất cả 16 crômatic, bộ NST<br />
của loài đó là:<br />
A. 16<br />
B. 8<br />
C. 32<br />
D. 24<br />
Câu 56. Số tinh trùng được tạo ra so với số tế bào sinh tinh thì :<br />
A. Bằng nhau<br />
B. Bằng 2 lần<br />
C. Bằng 4 lần<br />
D. Giảm một nửa<br />
Câu 57. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n =<br />
40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là : A. 5<br />
B. 10<br />
C.15<br />
D.20<br />
Câu 58. Tổng số NST trong các tế bào con tạo ra là: A. 200<br />
B. 400<br />
C. 600 D. 800<br />
Câu 59. Ở cà chua 2n = 24, số loại giao tử có thể được tạo ra sau giảm phân nếu không có trao đổi chéo<br />
là: A. 224<br />
B. 212<br />
C. 2 6<br />
D. 28<br />
Câu 60. Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng<br />
nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 200 giao tử đực và cái. Số tinh<br />
trùng hình thành là :<br />
A. 40<br />
B. 60<br />
C.160<br />
D.120<br />
Câu 61. Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng<br />
nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 200 giao tử đực và cái. Số trứng<br />
được tạo ra là:<br />
A. 40<br />
B.60<br />
C.160<br />
D.120<br />
Câu 62. Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng<br />
nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 200 giao tử đực và cái. Số thể<br />
định hướng được tạo ra là: A. 40 B. 60<br />
C.160<br />
D.120<br />
Câu 63. Ở vịt nhà 2n =80, số tinh trùng tham gia thụ tinh là 4000, số lượng NST trong tinh trùng được<br />
thụ tinh là 16000. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là<br />
A. 5%<br />
B.10%<br />
C.20%<br />
D.30%<br />
Câu 64. Ở vịt nhà 2n =80, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 1 số lần tạo ra một số tế bào con;<br />
toàn bộ số tế bào con này chuyển sang vùng chín sinh dục và giảm phân sinh giao tử đã đòi hỏi môi<br />
trường 1280 NST đơn. Tổng số tế bào con tạo ra chuyển sang vùng sinh dục chín<br />
A. 8<br />
B. 16<br />
C. 32<br />
D. 64<br />
Câu 65. Ở vịt nhà 2n =80, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 1 số lần tạo ra một số tế bào con;<br />
toàn bộ số tế bào con này chuyển sang vùng chín sinh dục và giảm phân sinh giao tử đã đòi hỏi môi<br />
trường 1280 NST đơn. Tổng số NST cần dùng cho toàn bộ quá trình trên<br />
A. 1200<br />
B. 1280<br />
C. 2480<br />
D. 2400<br />
B. SINH HỌC VI SINH VẬT<br />
Câu 1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon , người ta phân<br />
chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :<br />
A. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục<br />
B. Nấm và tất cả vi khuẩn<br />
C. Vi khuẩn lưu huỳnh<br />
D. Cả A, B, C đều đúng<br />
Câu 3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được<br />
gọi là: A. Hoá tự dưỡng B. Quang tự dưỡng<br />
C. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng<br />
Câu 4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?<br />
A. Ánh sáng và chất hữu cơ<br />
B. CO2 và ánh sáng<br />
C. Chất vô cơ và CO2<br />
D. Ánh sáng và chát vô cơ<br />
Câu 5. Quang dị dưỡng có ở :<br />
A. Vi khuẩn màu tía<br />
B. Vi khuẩn sắt<br />
C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn nitrat hoá<br />
Câu 6. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi<br />
là : A. Quang dị dưỡng<br />
B. Hoá dị dưỡng<br />
C. Quang tự dưỡng<br />
D. Hoá tự dưỡng<br />
Câu 7. Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là :<br />
A. Tảo đơn bào<br />
B.Vi khuẩn lưu huỳnh C. Vi khuẩn nitrat hoá<br />
D. Cả a,b,c đều đúng<br />
Câu 8. Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi<br />
là : A. Lên men<br />
B. Hô hấp hiếu khí<br />
C. Hô hấp<br />
D. Hô hấp kị khí<br />
Câu 9. Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là<br />
chất nhận điện tử ; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là :<br />
A. Hô hấp hiếu khí<br />
B. Đồng hoá<br />
C. Hô hấp kị khí<br />
D. Lên men<br />
Câu 10. Trong hô hấp kị khí , chất nhận điện tử cuối cùng là :<br />
A.Ôxi phân tử<br />
B. Một chất vô cơ như NO3-, SO42- C. Một chất hữu cơ D. Đáp án khác<br />
Câu 11. Giống nhau giữa hô hấp , và lên men là :<br />
A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ<br />
B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi<br />
Trang 4<br />
<br />
Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên<br />
Tổ sinh<br />
C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi<br />
D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi<br />
Câu 12. Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là :<br />
A. Prôtêin<br />
B. Photpholipit<br />
C. Cacbonhidrat<br />
D. axit béo<br />
Câu 13. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?<br />
A. Axit glutamic<br />
B. Pôlisaccarit<br />
C. Sữa chua<br />
D. Đisaccarit<br />
Câu 14. Trong gia đình , có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào ?<br />
A. Làm tương<br />
B. Muối dưa<br />
C. Làm nước mắm<br />
D. Làm giấm<br />
Câu 15. Sự sinh trưởng của vi sinh vật được xét ở cấp độ:<br />
A. Phân tử<br />
B. Cá thể<br />
C. Quần thể<br />
D. Cả a,b,c đều sai<br />
Câu 16. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là:<br />
A. Thời gian một thế hệ<br />
B. Thời gian sinh trưởng<br />
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển<br />
D. Thời gian tiềm phát<br />
Câu 17. Một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào<br />
nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?<br />
A. 64<br />
B.32<br />
C.16<br />
D.8<br />
Câu 18. Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới .<br />
Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?<br />
A. 2 giờ<br />
B. 60 phút<br />
C. 40 phút<br />
D. 20phút<br />
Câu 19. Số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn E. Coli đều phân bào 4 lần là :<br />
A. 100<br />
B.110<br />
C.128<br />
D.148<br />
Câu 20. Trong môi trường cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi<br />
sinh vật biểu hiện mấy pha ?<br />
A. 3<br />
B.4<br />
C.5<br />
D.6<br />
Câu 21. Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi<br />
là : A. Pha tiềm phát<br />
B. Pha cân bằng động<br />
C. Pha luỹ thừa<br />
D. Pha suy vong<br />
Câu 22. Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là :<br />
A. Vi sinh vật trưởng mạnh<br />
B. Vi sinh vật trưởng yếu<br />
C. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng<br />
D. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy<br />
Câu 23. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục , vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ<br />
nhất ở :<br />
A. Pha tiềm phát<br />
B. Pha cân bằng động<br />
C. Pha luỹ thừa<br />
D. Pha suy vong<br />
Câu 24. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng động là :<br />
A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi<br />
B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra<br />
C. Số được sinh ra bằng với số chết đi<br />
D. Chỉ có chết mà không có sinh rA.<br />
Câu 25. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ở giai đoạn cuối của nuôi cấy không liên tục , số lượng vi<br />
sinh vật giảm dần:<br />
A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt<br />
B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều<br />
C. Cả a và b đúng<br />
D. Do một nguyên nhân khác<br />
Câu 26. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :<br />
A. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi<br />
B. Số chết đi ít hơn số được sinh ra<br />
C. Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi<br />
D. Không có chết , chỉ có sinh.<br />
Câu 27. Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được sinh khối tốt nhất và tối đa nên dừng nuôi cấy ở thời<br />
điểm nào<br />
A. Đầu pha lũy thừa B. Đầu pha cân bằng<br />
C. Giữa pha cân bằng<br />
D. Đầu pha suy vong<br />
Câu 28. Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?<br />
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới<br />
B. Loại bỏ những chất độc , thải ra khỏi môi trường<br />
C. Cả a và b đúng<br />
D. Tất cả a, b, c đều sai<br />
Câu 29. Trong nuôi cấy vi sinh vật, để không xảy ra pha suy vong thì phải :<br />
A. Bổ sung liên tục chất dinh dưỡng mới.<br />
B. Lấy ra liên tục dịch nuôi cấy kèm rút bỏ chất thải.<br />
C. Bổ sung chất dinh dưỡng mới, rút bỏ chất thải, lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.<br />
D. Không bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, không lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.<br />
Câu 30. Làm sữa chua là áp dụng phương pháp nuôi cấy không liên tục, ở khâu ủ lên men để sữa chua có<br />
chất lượng tốt cần khoảng thời gian<br />
A. Ủ càng lâu càng ngon B. Khoảng vài giờ<br />
C. Chỉ cần 1 giờ D. Trong vòng 1 ngày<br />
Câu 31. Trong nuôi cấy liên tục không có pha nào sau đây<br />
A. Pha tiềm phát<br />
B. Pha cân bằng<br />
C. Pha suy vong D. Cả a và c đều đúng<br />
Trang 5<br />
<br />