intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên để nắm chi tiết các dạng câu hỏi, bài tập có trong đề thi, chuẩn bị kiến thức chu đáo cho kì kiểm tra học kì 1 sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 Năm học: 2020­2021 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm, nhờ: A. sự chiếu sáng của Mặt Trời.                              B. chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời. C. sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.   D. dạng hình cầu của Trái Đất. Câu 2. Khi giờ gốc là 14 giờ thì lúc đó ở Việt Nam là mấy giờ? A. 18 giờ             B. 19 giờ                C. 20 giờ             D. 21 giờ Câu 3. Ở bán cầu Bắc, mùa đông bắt đầu từ ngày nào? A. 21 – 3 đến 22 – 6                               B. 22 – 12 đến 21 – 3  C. 32 – 9 đến 22 – 12                             D. 22 – 6 đến 23 – 9  Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với hệ  quả  chuyển động xung quanh   Mặt Trời của Trái Đất? A. Thời gian Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày. B. Sự  phân bố  ánh sáng, nhiệt lượng và cách tính mùa  ở  hai nửa cầu Bắc và   Nam trái ngược nhau. C. Các mùa tính theo âm lịch, dương lịch có sự  khác nhau về thời gian bắt đầu   và kết thúc. D. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo  quanh Mặt trời, sinh ra các mùa. Câu 5. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất có đặc điểm là: A. có 9 mảng lớn và một số mảng nhỏ. B. các mảng di chuyển rất chậm. C. vùng trung tâm địa mảng thường có động đất, núi lửa. D. các địa mảng chỉ có thể tách xa nhau, không xô vào nhau. Câu 6. Quá trình ngoại lực không phải là: A. phong hóa             B. nâng lên hạ xuống           C. vận chuyển          D. bồi tụ Câu 7: Ở địa điểm nào trên trái đất luôn có ngày và đêm dài bằng nhau ?    A. Đường xích đạo                         B. Chí tuyến bắc     C. Chí tuyến nam                           D. Cả 2 chí tuyến bắc và nam  Câu 8: Nếu tác động của nội lực lớn hơn ngoại lực thì địa hình bề mặt Trái Đất  sẽ như thế nào ?    A. Gồ ghề và ngày càng cao                            B. Ngày càng cao và bằng phẳng    C. Thấp dần và gồ ghề                                     D. Thấp dần và bằng phẳng Câu 9: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày    A. 5­ 65 km                        B. 5­70 km             C. g ần 3000 km          D. trên 300   km Câu 10: Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng là    A. 22 giờ            B. 23 giờ               C. 24 giờ                D. 25 giờ
  2. Câu 11:  Ở các vĩ độ  sau đây, vĩ độ nào có thời gian độ  dài ban ngày dài nhất vào  ngày 22/6?    A. 00                     B. 23027’B                          C. 400B                            D. 500B Câu 12: Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là từ    A. Tây sang Đông                      B. Đông sang Tây    C. Bắc xuống Nam                    D. Nam lên Bắc II. TỰ LUẬN:  Câu 1: Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam: Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối Câu 2: Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với  đời sống và hoạt động của con người? Câu 3 : Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời (hướng, thời gian,  tính chất của chuyển động)? Câu 4: Phân biệt núi lửa và động đất? Câu 5: Nêu tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất? Lấy  một vài ví dụ cụ thể về tác động của nội lực và ngoại lực?Theo em con người  cần có biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất gây ra?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2