intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Địa lí lớp 6 hiệu quả hơn. Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công trong bài thi sắp diễn ra!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 Năm học: 2020­2021 Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận. Giới hạn: từ bài 1 đến bài 11. I. Tự luận Câu 1. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có những thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và  đời sống? Giả sử Trái Đất ngừng quay thì điều gì sẽ xảy ra? Câu 2. Bằng kiến thức địa lí, hãy giải thích câu nói sau của ông cha ta: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu nói trên có đúng với điểm A(1050Đ; 200N) không? Vì sao? Câu 3. Một bức điện được đánh từ Hà Nội (múi giờ số 7) đến New York (múi giờ số 19)  vào hồi  9h ngày 2/12/2020, sau một giờ thì trao cho người nhận, lúc ấy là mấy giờ, ngày nào ở New York? Điện được trả lời đánh từ New York hồi 7h ngày 2/12/2020, một giờ sau thì trao cho người nhận,  lúc đó là mấy giờ, ngày nào ở Hà Nội? II. Trắc nghiệm.  Một số câu hỏi tham khảo. Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hình dạng của Trái Đất? A. Hình tròn. B. Hình cầu. C. Hình bầu dục. D. Hình vuông. Câu 2. Độ dài đường xích đạo của Trái Đất là:  A. 40.076 km B. 70.406 km C. 60.046 km D. 6.370 km Câu 3. Độ dài bán kính của Trái Đất là:  A. 40.076 km B. 70.406 km C. 7.360 km D. 6.370 km Câu 4. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 4,5 cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự  xa dần Mặt Trời? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 10, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả: A. 240 đường kinh tuyến. B. 36 đường kinh tuyến. C.  24 đường kinh tuyến. D. 360 đường kinh tuyến. Câu 6. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 15 , ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả: 0 A. 240 đường kinh tuyến. B. 36 đường kinh tuyến. C.  24 đường kinh tuyến. D. 360 đường kinh tuyến. Câu 7. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 1 , ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả: 0 A. 180 đường vĩ tuyến. B. 181 đường vĩ tuyến. C.  18 đường vĩ tuyến. D. 19 đường vĩ tuyến. Câu 8. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 10 , ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả: 0 A. 180 đường vĩ tuyến. B. 181 đường vĩ tuyến. C.  18 đường vĩ tuyến. D. 19 đường vĩ tuyến. Câu 9. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là: A. 12 km B. 120 km C.  6 km D. 60 km Câu 10. Dựa vào số ghi tỉ lệ  đối với bản đồ  1:5.000.000, 8cm trên bản đồ  tương ứng trên thực   địa là:
  2. A. 200 km B. 300 km C.  400 km D. 500 km Câu 11. Khoảng cách từ  Huế  đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ  Việt Nam, khoảng cách giữa  hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ: A. 1:400.000 B. 1:500.000 C.  1:600.000 D. 1:700.000 Câu 12. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất? A. 1: 500.000 B. 1: 15.000 C. 1: 100.000 D. 1: 1.000.000 Câu 13. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất nhất? A. 1: 7.500  B. 1: 15.000 C. 1: 200.000  D. 1: 1.000.000 Câu 14. Một điểm C nằm trên kinh tuyến 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở  phía trên  đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là: A. 10oN và 120oĐ B. 10oN và 120oT C.  120oĐ và 10oB D. 120oT và 10oB Câu 15. Một điểm D nằm trên kinh tuyên 120o thuộc nửa cầu Tây và vĩ tuyến 10o ở  phía dưới  đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là: A. 10oB và 120oT B. 10oN và 120oĐ C.  120oT và 10oN D. 120oĐ và 10oB Câu 16. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nào? A. Bắc. B. Nam. B. Đông. D. Tây. Câu 17. Cho hai bản đồ A và B cùng thể hiện một số khu vực của thành phố Đà Nẵng, biết rằng   bản đồ A có tỉ lệ: 1: 7.500 và bản đồ B có tỉ lệ 1: 15.000, tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng  địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B có đặc điểm: A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.  B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn. C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn. D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn. Câu 18. Cho biết hệ toạ độ địa lí trên đất liền của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh   độ: 102°09′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí phần đất liền nước ta có đặc điểm: A. Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông. B. Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây. C. Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông. D. Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây. Câu 19. Kinh tuyến Tây là: A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Nằm phía dưới xích đạo. C. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. D. Nằm phía trên xích đạo. Câu 20. Kinh tuyến Đông là: A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Nằm phía dưới xích đạo. C. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. D. Nằm phía trên xích đạo. Câu 21. Vĩ tuyến Bắc là đường vĩ tuyến: A. Nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Nằm phía dưới xích đạo. C. Nằm bên phải của kinh tuyến gốc. D. Nằm phía trên xích đạo.
  3. Câu 22. Vĩ tuyến Nam là đường vĩ tuyến: A. Nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Nằm phía dưới xích đạo. C. Nằm bên phải của kinh tuyến gốc. D. Nằm phía trên xích đạo. Câu 23. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là: A. xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ. B. thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ. C. thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ. Câu 24. Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản  đồ? A. đường đồng mức. B.   kí   hiệu   thể   hiện   độ  C. phân tầng màu. D. kích thước của kí hiệu. cao. Câu 25. Đường đồng mức là đường nối những điểm A. xung quanh chúng. B. có cùng một độ cao. C. ở gần nhau. D. cao nhất trên bề mặt Trái Đất. Câu 26. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu: A. Tượng hình. B. Hình học. C. Diện tích. D. Điểm. Câu 27. Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: A. diện tích B. đường C. điểm D. khoanh vùng Câu 28. Để thể hiện ranh giới, tuyến đường giao thông lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: A. diện tích. B. đường. C. điểm. D. khoanh vùng. Câu 29. Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó A. càng dốc. B. càng thoải. C. càng cao. D. càng cắt xẻ mạnh. Câu 30. Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình nơi  đó A. càng dốc. B. càng thoải. C. càng cao. D. càng cắt xẻ mạnh. Câu 31. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, trục này nghiêng  một góc so với mặt phẳng quỹ đạo là: A. 23027’ B. 230 C. 900 D. 66033’ Câu 32. Hướng tự quay của Trái Đất là: A. từ tây sang đông. B. từ đông sang tây. C. từ bắc xuống nam. D. từ nam lên bắc. Câu 33. Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành: A. Gió đông nam. B. Gió tây nam. C. Gió đông bắc. D. Gió tây bắc. Câu 34. Thời gian để quay hết một vòng quanh Trục của Trái Đất là: A. 12 giờ. B. 24 giờ. B. 365 ngày. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 35. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 17 cho biết quỹ đạo chuyển động của Trái Đất  quanh Mặt Trời hình gì? A. Hình tròn. B. Hình cầu. C. Hình elip gần tròn. D. Hình vuông. Câu 36. Thời gian để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là: A. 12 giờ. B. 24 giờ. B. 365 ngày. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 37. Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là:
  4. A. nằm ở hai cực. B. nằm trên hai vòng cực. C. nằm trên đường chí  D. nằm ở xích  tuyến. đạo. Câu 38. Độ dài ngày, đêm tại xích đạo luôn có: A. ngày dài hơn đêm. B. đêm dài hơn ngày. C. ngày dài suốt 24 giờ. D. ngày dài bằng  đêm. Câu 39. Ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc, ngày 22 tháng 6 có ngày dài: A. 12 giờ. B. 15 giờ. C. 20 giờ. D. 24 giờ. Câu 40. Vào ngày nào trong năm mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có ngày dàu bằng đêm A. 21/3 và 22/6 B. 21/3 và 23/9 C. 23/9 và 22/12 D. 22/6 và 22/12 Câu 41. Lớp vỏ của Trái Đất có độ dày là: A. 5­70 km. B. 1000 km. C. Gần 3000 km. D. Hơn 3000 km. Câu 42. Lớp trung gian của Trái Đất có độ dày là: A. 5­70 km. B. 1000 km. C. Gần 3000 km. D. Hơn 3000 km. Câu 43. Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái là: A. Rắn chắc. B. Quảnh dẻo. C. Lỏng. D. Lỏng ở ngoài, rắn chắc ở trong. Câu 44. Lớp lõi Trái Đất có trạng thái là: A. Rắn chắc. B. Quảnh dẻo. C. Lỏng. D. Lỏng ở ngoài, rắn chắc ở trong. Câu 45. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, lục địa nào có diện tích lớn nhất? A. Lục địa Á – Âu. B. Lục địa Bắc Mĩ. C. Lục địa Phi. D. Lục địa Ôxtrâylia. Câu 46. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? A. Lục địa Á – Âu. B. Lục địa Bắc Mĩ. C. Lục địa Phi. D. Lục địa Ôxtrâylia. Câu 47. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu  Bắc? A. Lục địa Á – Âu. B. Lục địa Nam Cực. C. Lục địa Phi. D. Lục địa Ôxtrâylia. Câu 48. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu  Nam? A. Lục địa Á – Âu. B. Lục địa Bắc Mĩ. C. Lục địa Phi. D. Lục địa Ôxtrâylia. Câu 49. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, đại dương nào có diện tích lớn nhất? A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 50. Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí 6 trang 11 cho biết, đại dương nào có diện tích nhỏ nhất? A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2