Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng được chia sẻ sau đây hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn GDCD lớp 6 học kì 1, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN GDCD 6 I. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu tục ngữ: “Ăn cháo đá bát” , “Vong ơn bội nghĩa” nói về ? A. Sự vô ơn. B. Sự trung thành. C. Sự đoàn kết. D. Sự biết ơn. Câu 2: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ? A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành. B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành. C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành. D. Sự vô ơn với đấng sinh thành. Câu 3: Biết ơn là ... tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ? A. sự bày tỏ lòng thành kính. B. sự bày tỏ lòng biết ơn. C. sự bày tỏ thái độ trân trọng. D. sự bày tỏ tình yêu. Câu 4: Đối với hành động mắng chửi cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo … Chúng ta cần phải làm gì? A. Phê phán, lên án. B. Động viên, khích lệ. C. Nhắc nhở, khuyên răn. D. Tuyên dương. Câu 5: Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đền đáp người đã giúp đỡ mình được gọi là ? A. Biết ơn. B. Biết nghĩ. C. Biết điều. D. Biết sống. Câu 6: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ? A. Sự trung thành. B. Sự vô ơn. C. Sự vô tâm. D. Sự biết ơn. Câu 7: Sân bóng nhân tạo có phải là do thiên nhiên tạo ra không? Đúng hay sai ? A. Đúng vì chúng sinh ra đã có. B. Sai vì chúng do con người tạo ra. C. Chúng vừa là vừa là tự nhiên vừa không tự nhiên. D. Sai vì chúng do con người tạo ra. Câu 8: Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê, trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilong ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Coi như không biết và lờ đi. C. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển. D. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển. Câu 9: Hành động nào là bảo vệ thiên niên ? A. Đánh bắt cá bằng mìn. B. Săn bắt động vật quý hiếm. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Trồng rừng. Câu 10: Vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng là hành động ? A. Hành động xấu, cần lên án. B. Hành động đẹp, cần noi theo. C. Hành động vô cảm. D. Tuyên dương. II. Tự luận (7.0 điểm).
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? - Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì họ là người sinh thành và nuôi dưỡng ta. - Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì họ đã mang đến cho ta những điều tốt đẹp. - Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta. Vì thầy cô giáo cho ta kiến thức, dạy cho ta kỹ năng sống. - Biết ơn Đảng, Bác Hồ, các anh hùng, liệt sĩ. Vì đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. Câu 2: Tình huống: Lan và Hiền tranh luận với nhau. Lan nói: Đã là bạn bè thì phải bỏ qua, che dấu cho nhau mọi sai lầm, khuyết điểm thì mới giữ đƣợc tình bạn bền lâu. Trái lại, Hiền lại cho rằng: Bỏ qua, che giấu khuyết điểm cho bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và đó chính là hại bạn. a. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ? b, Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè . - Tán thành với ý kiến của bạn Hiền. - Vì: Là bạn bè của nhau thì phải biết quan tâm, giúp đõ, chia sẻ niềm vui nổi buồn và có trách nhiệm với nhau. Người bạn chân tình nhất, đáng quí nhất là người bạn dám góp ý thẳng thắn, chân tình và kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của bạn bè để giúp bạn bè sữa chữa mà tiến bộ. Còn nếu bỏ qua hoặc tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn bè thì thực sự là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn. b. Bổn phận của mình đối với bạn bè là: Phải tôn trọng, chân thành, tin cậy, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm với bạn, sẵn sàng giúp đõ bạn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống đẻ cùng nhau tiến bộ … Câu 3: Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? - Là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên. - Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. Câu 4: Thế nào là sống chan hòa? Ý nghĩa của việc sống chan hòa đối với bản thân và xã hội? - Sống chan hòa là sống hòa hợp với mọi người, và sẵn sàng tham gia các hoạt động chung có ích. - Ý nghĩa: Sống chan hòa sẽ được mọi người yêu quí và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Câu 5: Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nƣớc nhớ nguồn”? - Khi ăn một quả thơm trái ngọt, hưởng thụ một thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại, chúng ta phải nhớ ơn. - Đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng thụ. Câu 6. Mục đích học tập của học sinh, trách nhiệm của học sinh là gì?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 - Mục đích học tập của học sinh là để trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Trách nhiệm của học sinh: + Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. + Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. + Tránh lối học vẹt, học lệch các môn ... Đề 1 tham khảo I. TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Mục đích học tập nào sau đây là đúng? A. Học tập vì điểm số, không bị thua bạn bè B. Học tập để có kiến thức, phát triển toàn diện, sau này góp phần xây dựng đất nước. C. Học tập để không bị bố mẹ la mắng. D. Học tập để gặp bạn bè cho vui. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người? A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết B. Luôn cởi mở chia sẻ với mọi người C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người. Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời B. Ngày đầu năm cả nhà Lan đi hái lộc C. Đi tham quan dã ngoại, Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. Câu 4: Những câu ca dao, tục ngữ sau đây đúng với lịch sự, tế nhị? A. Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau B. Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Câu 5: Những biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là A. tham gia các hoạt động lao động của khu phố khi có yêu cầu B. tham gia hoạt động văn nghệ của trường khi được phân công C. mỗi khi có đợt quyên góp thì ủng hộ nhiệt tình D. chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại trường cũng như tại địa phương Câu 6: Điền từ còn thiếu vào dấu … “…..là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn’’ A. Tiền bạc B. Sắc đẹp C. Sức khỏe D. Địa vị xã hội II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Thế nào là sống chan hòa với mọi người ?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 2. (2 điểm) Học sinh cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ? Câu 3. (1 điểm) Biết ơn là gì? Câu 4. (2.5 điểm) Xử lý tình huống sau: a. Em sẽ làm gì khi em có một người bạn luôn giúp em học bài, giảng bài cho em hiểu và chia sẻ khó khăn với em? b. Em sẽ làm gì khi ba (hoặc mẹ) bị ốm? Đề 2 tham khảo I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời. B. Ngày đầu năm, cả nhà Lê đi hái lộc. C. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn. Câu 2: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì ? A . Xem ti vi thường xuyên . B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. C . Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng. D. Nam hàng ngày không vệ sinh cá nhân. Câu 3: Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào? A. Thường xuyên rèn luyện. B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân. C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người. D. Nói leo, ngắt lời người khác . Câu 4: Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn? A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Tôn sư trọng đạo. C. Kính thầy yêu bạn. D. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Câu 5: Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và xã hội? A. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. B. Tham gia tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội. C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội. D. Chăm chỉ học để tiến bộ. Câu 6: Mục đích học tập của học sinh để làm gì? A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè. B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ. C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. D. Học để có bạn cùng chơi. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Những biểu hiện nào thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Câu 2: (2,5 điểm) Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? Câu 3: (2,5 điểm) Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HKI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 I. Trắc nghiệm. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin? a. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc. b.Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm. c. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. d. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tôn sƣ trọng đạo? a. Chỉ chào thầy, cô dạy mình. b. Lễ phép với thầy cô giáo, cố gắng học thật giỏi. c. Tặng quà thầy cô giáo. d. Không học bài. Câu 3. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thƣơng con ngƣời? a. Lá lành đùm lá rách. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c.Trâu buộc ghét trâu ăn. d.Thương người như thể thương thân. Câu 4. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? a. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau. b. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. c. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. d. Anh em bất hòa Câu 5:Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? a. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. c. Đổ lỗi cho người khác. b. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. d. Hay chê bai người khác. Câu 6: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách: a. Liều mạng, hiếu thắng. b. Phiêu lưu, mạo hiểm. c. Chủ động, tự giác trong mọi việc d. Ba phải, a dua, cơ hội. Câu 7: Đâu là gia đình văn hóa trong các mẫu gia đình sau đây? a. Gia đình đông con. b. Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi. c. Gia đình quyền quý nhưng không hòa thuận. d. Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. Câu 8: Gia đình văn hóa có vai trò, ý nghĩa nhƣ thế nào đối với mỗi ngƣời?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 a. Biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình b. Là gia đình hòa thuận hạnh phúc c. Đoàn kết với xóm giềng d. Là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi người Câu 9:Theo em ý nào đúng ? a. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. b. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. c. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu. Câu 10: Em làm gì để rèn luyện sự tự tin? a. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. b. Luôn cho mình là đúng. c. Bắt người khác phải làm theo mình. d. Phải hô to, nói lớn trước mặt mọi người. II: Tự luận 1. Em hãy nêu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? 2. Theo em lòng khoan dung sẽ mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? 3. Bản thân em cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa? 4. Hãy giới thiệu( viết khoảng 10-15 hàng) cho các bạn biết về một truyền thống tốt đẹp của gia đình em? 5. Thế nào là khoan dung? Cho ví dụ? 6. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? 7. Tự tin là gì? Cho ví dụ? 8. Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? 9. Tự tin mang lại cho chúng ta lợi ích gì? 10. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện lòng khoan dung? ĐẾ THAM KHẢO ĐỀ 1 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin? a.Luôn cho rằng mình làm được mọi việc. b.Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm. c.Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. d.Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ. Câu 2. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thƣơng con ngƣời?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 a. Lá lành đùm lá rách. b.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c.Trâu buộc ghét trâu ăn. d.Thương người như thể thương thân. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? a.Giàu có, cha mẹ hay cải nhau. b.Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. c.Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. d.Anh em bất hòa Câu 4: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách: a. Liều mạng, hiếu thắng. b.Phiêu lưu, mạo hiểm. c. Chủ động, tự giác trong mọi việc d.Ba phải, a dua, cơ hội. Câu 5:-Gia đình văn hóa có vai trò, ý nghĩa nhƣ thế nào đối với mỗi ngƣời? a.Biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình b.Là gia đình hòa thuận hạnh phúc c.Đoàn kết với xóm giềng d.Là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi người Câu 6:Gia đình văn hóa là gia đình: a.Giàu có b.Nghèo khó c.Gia đình hòa thuận hạnh phúc d.Có chức quyền II.PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1(1điểm): Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Câu 2: (2 điểm): Tự tin là một yếu tố giúp cho con người dễ dàng thành công trong cuộc sống. Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự tin của bản thân trong học tập và cuộc sống ? Câu 3 (2điểm) Tình huống: Để chuẩn bị cho bài học “ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ” cô giáo yêu cầu học sinh chuẩn bị viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về truyền thống của dòng họ mình. Hưng băn khoan nghề đúc đồng của dòng họ mình liệu có phải là nghề truyền thống đáng tự hào hay không và đem ra giới thiệu hay không?. Em thấy suy nghĩ của Hưng là đúng hay sai? Giải thích vì sao?. Câu 4 (2 điểm) Tình huông: Trong giờ kiểm tra môn toán, giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em được 10 điểm. - Đề thứ hai gồm những câu hỏi dễ, nếu làm hết các em được 8 điểm. - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất dễ , nếu làm hết các em được 6 điểm. ĐỀ 2 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tôn sƣ trọng đạo? a. Chỉ chào thầy, cô dạy mình. b. Lễ phép với thầy cô giáo, cố gắng học thật giỏi. c. Tặng quà thầy cô giáo. d. Không học bài. Câu 2. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thƣơng con ngƣời? a.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ b. Lá lành đùm lá rách.
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 c.Trâu buộc ghét trâu ăn. d.Thương người như thể thương thân. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? a.Giàu có, cha mẹ hay cải nhau. b.Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. c.Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. d.Anh em bất hòa Câu 4: Em làm gì để rèn luyện sự tự tin? a. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. b. Luôn cho mình là đúng. c. Bắt người khác phải làm theo mình. d. Phải hô to, nói lớn trước mặt mọi người. Câu 5: Gia đình văn hóa có vai trò, ý nghĩa nhƣ thế nào đối với mỗi ngƣời? a.Biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình b.Là gia đình hòa thuận hạnh phúc c.Đoàn kết với xóm giềng d.Là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi người Câu 6:Theo em ý nào đúng ? a. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. b. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. c. Không cần giữ truyền thống gia đình vì đó là những gì lạc hậu. II.PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1(1điểm): Theo em lòng khoan dung sẽ mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? Câu 2: (2 điểm): Tự tin là một yếu tố giúp cho con người dễ dàng thành công trong cuộc sống. Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự tin của bản thân trong học tập và cuộc sống ? Câu 3 (2điểm) Hãy giới thiệu( viết khoảng 10-15 câu) cho các bạn biết về một truyền thống tốt đẹp của gia đình em? Câu 4 (2 điểm) Tình huông: Trong giờ kiểm tra môn toán, giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em được 10 điểm. - Đề thứ hai gồm những câu hỏi dễ, nếu làm hết các em được 8 điểm. - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất dễ , nếu làm hết các em được 6 điểm.
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn GDCD 8 - Năm học 2020 -2021 A. Trắc nghiệm: Câu 1: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai. B. Chỉ nên chơi với người xấu. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết. D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt. Câu 2: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là? A. Tình yêu. C. Tình đồng chí. B. Tình bạn. D. Tình anh em. Câu 3: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là? A. Tôn trọng các dân tộc khác. B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. C. Học hỏi các dân tộc khác. D. Giúp đỡ các dân tộc khác. Câu 4: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào? A. Giáo dục và đào tạo. C. Quốc phòng - An ninh. B. Kinh tế - xã hội. D. Khoa học - Kĩ thuật. A. VN học hỏi các nước về khoa học. Câu 5: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là? A. Trung thành. C. Tự lập. B. Trung thực. D. Tiết kiệm. Câu 6: Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 A. Bạn Q là người ỷ lại. D. Bạn Q là người vô ý thức. B. Bạn Q là người ích kỷ. E. Sáng tạo. C. Bạn Q là người tự lập. Câu 7: Câu tục ngữ: Anh em nhƣ thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì? A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. B. Anh, em phải trung thực với nhau. C. Anh, em phải lo cho nhau. D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau. Câu 8: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì? A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con. B. Bố mẹ không tôn trọng con. C. Bố mẹ vi phạm pháp luật. D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn. Câu 9: Chế độ hôn nhân của nƣớc ta là? A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ. B. Bình đẳng, một vợ một chồng. C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng. D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Câu 10: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhƣợng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đƣa mẹ chồng vào trại dƣỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì ? A. Con cái bất hiếu với cha mẹ. B. Con cái yêu thương cha mẹ. C. Con cái không tôn trọng cha mẹ. D. Con cái tôn trọng cha mẹ. B. Tự luận: Câu 1: a. So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Học sinh có cần tôn trọng pháp luật và kỉ luật không? Vì sao? b. Hãy nêu 4 biểu hiện của người học sinh thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường. Câu 2: Theo em học sinh có cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội không? Vì sao? Câu 3: Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? Vì sao chúng ta cần phải học hỏi các dân khác trên thế giới? Câu 4: Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ? Kể những việc làm của em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 5: Khái niệm Tự lập? Biểu hiện của tính tự lập? Ý nghĩa của tính tự lập? Tình huống: Tình huống 1: Hiện nay, tình trạng học sinh đánh nhau xảy ra tương đối phổ biến nhiều nơi. Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Tan học, một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần, tháo khăn quàng đỏ, chạy xe đạp dàn hành ngang, phóng nhanh vượt ẩu. Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn? Nếu là em, em sẽ làm gì? Hãy cho các bạn lời khuyên và cho biết kỉ luật là gì? ĐỀ THAM KHẢO 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải là: a. Thấy việc gì có lợi cho mình thì làm, không cần biết đúng sai. b. Không tham gia vào những việc chung của truờng, lớp. c. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí nhất. d. Luôn tán thành và làm theo những điều đúng. Câu 2: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là: a. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình. b. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn. c. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác. d. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập. Câu 3: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên Pháp luật và kỉ luật? a. Quân tử nhất ngôn b. Của bền tại người b. Quốc có quốc pháp gia có gia qui c. Có công mài sắt có ngày nên kim Câu 4: Biểu hiện của tính tự lập? a. Tự học không cần ai nhắc nhở. c. Ngồi học cùng bố mẹ. b. Chờ bạn đến học cùng cho vui. d. Học giỏi dù trong hoàn cảnh nào.
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 5: Ý kiến đúng về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ là: a. Con đẻ phải có trách nhiệm lớn hơn con nuôi trong việc nuôi dưỡng cha mẹ. b. Con trong giá thú có trách nhiệm lớn hơn con ngoài giá thú trong việc nuôi dưỡng cha mẹ. c. Con trai có trách nhiệm lớn hơn con gái trong việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ. d.Các con đều có bổn phận như nhau trong việc chăm lo, nuôi dưỡng cha mẹ. Câu 6: Ý nghĩa của cách sống tự lập là?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 a. Được mọi người quý mến. b. Dễ thành công trong cuộc sống. c. Luôn chủ động trong mọi công việc. d. Tất cả các ý trên. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải? ý nghĩa? Câu 2: (2.0 điểm) Danh ngôn nƣớc Pháp có câu: “Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa”. ( A-RI-XTỐT ) Từ câu nói trên, em hãy cho biết ý nghĩa của tình bạn trong sang, lành mạnh trong cuộc đời của mỗi con người?. Câu 3: ( 4.0 điểm) a.Tình huống : Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút tthuốc lá rồi bị nghiện ma túy… Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao? b. Từ tình huống trên em có suy nghĩ và rút ra bài học gì cho bản thân?. ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Nhờ sống ................... giúp chúng ta thấy thanh thản, đƣợc quý trọng, tin cậy góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn. a. Giữ chữ tín b. Liêm khiết c. Tôn trọng lẽ phải d. Pháp luật và kỉ luật Câu 2: Biết coi trọng lòng tin của mọi ngƣời đối với mình là biết: a. Giữ chữ tín b. Tôn trọng lẽ phải c. Liêm khiết d. Pháp luật và kỉ luật Câu 3: Pháp luật đƣợc nhà nƣớc đảm bảo thực hiện bằng: a. Giáo dục b. Cưỡng chế c. Thuyết phục d. Giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 4: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. a. Giữ chữ tín b. Tôn trọng lẽ phải c. Pháp luật d. Kỉ luật Câu 5: Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, giữ lời hứa, đúng hẹn là ngƣời biết: a. Giữ chữ tín b. Siêng năng kiên trì c. Tôn trọng pháp luật d. Lễ độ Câu 6: Cuộc sống gia đình, nhà trƣờng, xã hội có nề nếp kỉ cƣơng là ngƣời biết: a. Tôn trọng lẽ phải b. Tông trọng người khác c. Tôn trọng kỉ luật d. Pháp luật và kỉ luật II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1: (2 điểm) Câu ca dao “Đói cho sạch rách cho thơm” nói lên phẩm chất đạo đức nào đã học. Phẩm chất đạo đức đó biểu hiện như thế nào ?Để có được phẩm chất đó em cần phải làm gì? Câu 2: (2 điểm) Trong cuộc sống hằng ngày mọi người phải lắng nghe, tôn trọng, bình đẳng, chân thành thì mới có mối quan hệ tốt đẹp. Thế nào là tôn trọng người khác ?Tôn trọng người khác giúp chúng ta điều gì? Câu 3: (3 điểm) Tan học, một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháp khan quàng đỏ, chạy xe đạp dàn hành ngang, phóng nhanh vượt ẩu Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn? (1 điểm) Nếu là em, em sẽ làm gì? Hãy cho các bạn lời khuyên và cho biết kỉ luật là gì?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Câu 1: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì? Câu 2: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì? Câu 3: Các việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài là A. Viết thư thăm hỏi bạn bè quốc tế. B. Tham gia giao lưu văn hóa thể thao. C. Không tôn trọng văn hóa truyền thống của nước bạn.D. Lịch sự, cởi mở với người nước ngoài. Câu 4: Khi hợp tác quốc tế sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề toàn cầu: A. Dân số, đói nghèo và bệnh tật và chiến tranh. B. Môi trường, dân số, đói nghèo và bệnh tật. C. Môi trường, đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh. D. Môi trường, dân số, đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh. Câu 5: Em không đồng ý những ý kiến nào sau đây? A. Cần trao đổi, hợp tác với bạn những lúc gặp khó khăn. B. Không nên ỷ lại người khác.C. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội Câu 6: Theo em để làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả ta cần: A. Sắp xếp thời gian hợp lý và khoa học để công việc đạt hiệu quả nhất. B. Không quan tâm đến thời gian miễn sao công việc hiệu quả là được. C. Hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, chất lượng thế nào cũng được. D. Làm theo tiêu chí chậm mà chắc. II. Tự luận: 1. Nêu những biểu hiện của người năng động sáng tạo trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay? 2. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước và toàn nhân loại? Cho ví dụ? 3. Em hãy tìm một tấm gương năng động sáng tạo trong thực tế và qua tấm gương đó em học tập được điều gì?
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 4. Hãy thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách sáng tác một bài thơ hoặc đoạn văn nói về chủ đề mái trường, thầy cô, bạn bè… ? 5. Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả? Cho ví dụ? Em cần làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? ĐỀ THAM KHẢO 1 A. TRẮC NGHIỆM ( Khoanh tròn vào câu trả lời đúng ) Câu 1: Hành vi nào sau đây Không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài. B. Lịch sự với người nước ngoài. C. Tổ chức quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai. D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc. Câu 2: Người có đức tính tự chủ là người: A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. B. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình. D. Phân biệt đối xử giữa người này với người khác. Câu 5: Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Thờ cúng tổ tiên. C. Đi thăm các khu di tích lịch sử. B. Tham gia các lễ hội truyền thống. D. Hay đi xem bói. Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? A. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. C.B. Cái khó ló cái khôn D. Uống nước nhớ nguồn. B: TỰ LUẬN
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1: Thế nào là năng động? Sáng tạo? Học sinh cần phải rèn luyện đức tính đó như thế nào? Câu 2: Vì sao trong giai đoạn hiện nay hợp tác quốc tế là quan trọng và tất yếu? Chủ trương của Đảng và nhà nước về hợp tác là gì? Câu 3: Cho tình huống sau: “Minh thường mang bài tập môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả”. a. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? b. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ ứng xử như thế nào ? Quân pháp bất vị thân. ĐỀ THAM KHẢO 2 A. TRẮC NGHIỆM: 3, điểm Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu 1,2,3,4 em cho là đúng (mỗi câu đƣợc 0,5 điểm) Câu 1: Chí công vô tư là? A. Giải quyết công việc theo lẽ phải. C. Giải quyết công việc theo số đông. B. Giải quyết công việc theo cảm tính. D. Giải quyết công việc theo tình cảm Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ? A. Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông. B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình. C. Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh. D. Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc. Câu 3: Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật ? a.Theo bạn xấu rủ rê trốn học. c. Đi học muộn vì mải xem phim. b. Ngồi học không nói chuyện riêng. d. Không tuân theo kế hoạch của lớp. Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ? a. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn. b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình. c. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh. d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển? 1, điểm) (chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia) * Hợp tác là cùng ………(1)……….làm việc, giúp đỡ …… (2)………….lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì ………(3)……………chung. *Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại ………(4)………….của người khác. B. TỰ LUẬN: 7, điểm) Câu 6: ( 2, điểm) Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân? Câu 7: 2, điểm)
- TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC 2020-2021 Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và cuộc chiến tranh phi nghĩa? Câu 8 : 3, điểm) Cho tình huống: Bạn Hà là cán bộ lớp học giỏi, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp, trường, được thầy cô và bạn bè đánh giá cao. Vì vậy, Hà được các bạn trong lớp bầu đi dự Đại hội đại biểu học sinh ưu tú. Nhưng có một số bạn không tán thành vì Hà hay phê bình thẳng thắn các bạn đó mỗi khi các bạn đó có việc làm sai trái. Hỏi: a/ Em có đồng tình việc làm của các bạn trong lớp Hà không? Vì sao? b/ Nếu là thành viên của lớp đó, em sẽ làm gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
8 p | 115 | 7
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 33 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
8 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 45 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
11 p | 31 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 21 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
10 p | 31 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
5 p | 29 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 30 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
3 p | 64 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4 p | 25 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 38 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 45 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 31 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
1 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn