intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 được biên soạn bởi Trường THCS Giá Rai A giúp các em học sinh có thêm tư liệu trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức, gặt hái nhiều thành công trong các kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK I. MÔN LỊCH SỬ 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Dưới thời Ngô, chức thứ sử đứng đầu các châu là ai? a. Các tướng lĩnh có công được ngô quyền cử đi cai quản các địa phương. b. Các quan địa phương. c. Chức quan do Trung Quốc cử sang. d. Các quan địa phương khác. Câu 2: Loạn 12 sứ quân diễn ra trong thời điểm lịch sử nào? a. Đầu thời Ngô. c. Đầu thời Đinh. b. Cuối thời Ngô. d. Cuối thời Đinh. Câu 3: Nhà Lý chủ động tiến công nhà Tống nhằm mục tiêu nào? a. Dành thế chủ động. c. Để tự vệ. b. Răn đe giặc Tống. d. Thể hiện uy danh. Câu 4: Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” nhằm ý nghĩa gì? a. Khẳng định lãnh thổ Đại Việt ta. b. Động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ. c. Chỉ ra sự ngang ngược của giặc Tống. d. Hào khí đánh giặc của quân lính ta. Câu 5: Khi Ngô Quyền mất quyền lực tập trung vào tay ai? a. Ngô Xương Ngập. c. Ngô Xương Văn. b. Dương Tam Kha. d. Ngô Xương Xí. Câu 6: Căn cứ của Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở: a. Hoa Lư (Ninh Bình). c. Triệu Sơn (Thanh Hoá). b. Lam Sơn (Thanh Hoá). d. Cẩm Khê (Phú Thọ). Câu 7: Thủy quân của quân Tống đã bị vị tướng nào của Nhà Lý chặn đánh không cho phối hợp với bộ binh. a. Lý Thường Kiệt. b. Lý Kế Nguyên. c. Tông Đản. d. Thân Cảnh Phúc. Câu 8: Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nào? a. Vào lúc quân Lý tấn công vào đất Tống. b. Trong buổi lễ mừng chiến thắng. c. Khi Lý Thường Kiệt làm thái úy. d. Lúc diễn ra trận đánh ở phòng tuyến Như Nguyệt. Câu 9: Quốc Tử Giám thành lập vào năm nào? a. 1075 b. 1076 c. 1067 d. 1057 Câu 10: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên vào năm nào? a. 1072. b. 1073. c. 1074. d. 1075 Câu 11: Tại sao Quách Quỳ lại ra lệnh “ai bàn sẽ bị chém”. a. Hai lần quân Tống vượt sông Như Nguyệt thất bại. b. Quách Qùy chuẩn bị đầu hàng.
  2. c. Đây là kế nghi binh. d. Vua Tống ra lệnh rút quân. Câu 12: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” là vì? a. Ta ngại thế giặc mạnh. b. Tôn trọng nhà Tống. c. Giữ mối quan hệ hòa thuận giữa hai nước. d. Mong muốn nhà Tống từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Viêt. Câu 13: Việc cày ruộng tịch điền của vua nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? a. Làm gương cho thiên hạ noi theo. b. Vua muốn hiểu rõ công việc nhà nông. c. Cho các địa phương thi đua sản xuất. d. Dạy dân cách làm ruộng. Câu 14: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì? a. Thiên Phúc. b. Thái Bình b. Thuận Thiên. d. Thiên Bình. Câu 15: Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn nơi làm kinh đô là: a. Cổ Loa. b. Luy Lâu. c. Thăng Long d. Hoa Lư Câu 16: Năm 965,Ngô Xương Văn chết, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt sử cũ gọi là: a. Loạn 10 sứ quân. b. Loạn 11 sứ quân. c. Loạn 12 sứ quân. d. Loạn 13 sứ quân. Câu 17: Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ gì? a. Cày vào mùa b. Cày đầu mùa c. Cày tịch điền d. Cày hết mùa Câu 18: Năm 1042, bộ luật đầu tiên nhà Lý ban hành gọi là: a. Bộ luật Hình sự. b. Quốc triều hình luật. c. Bộ luật Dân sự. d. Bộ Hình thư. Câu 19: Năm 1054 Nhà Lý đổi tên nước Đại Cồ Việt thành: a. Nam Việt. b. Đại Việt. c. Vạn Xuân. d. Việt Nam. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 20: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Nguyên nhân thắng lợi. + Ý thức độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt. + Sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc từ miền xuôi đến miền ngược. + Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. - Ý nghĩa lịch sử. + Khẳng định nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững. + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. + Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
  3. Câu 21: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý Vua Trung ương Quan văn Quan võ Địa phương 24 lộ, phủ Huyện Hương, xã Câu 22: Nêu tình hình giáo dục và văn hoá nước ta dưới thời Lý? - Năm 1070, nhà lý xây dựng văn miếu và đến 1075 khoa thi đầu tiên được mở. - Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập. - Đạo Phật rất phát triển. - Kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hội…cũng phát triển. - Nền văn hoá mang tính dân tộc. Câu 23: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất? - Tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. - Ban hành bộ luật Hình thư. Thi hành chính sách “ Ngụ binh ư nông”. - Xây dựng quân đội gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. - Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc thiểu số. Ký duyệt 07/12/2020 TRƯƠNG QUỐC KHÁNG
  4. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1