intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long giúp bạn ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, đồng thời giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải bài tập hiệu quả để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long

  1. PHÒNG GD­ĐT QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7  HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 I. Phần trắc nghiệm khách quan: Học sinh đọc kỹ các bài: 10, 11, 12, 13, 14 II. Phần tự luận: Câu 1: Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân  đội của nhà Lý? Gợi ý trả lời: ­ Quân đội gồm hai bộ phận: Cấm quân Quân địa phương ­ Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh  ­ Tuyển chọn trai tráng ở các làng xã đến  trong cả nước tuổi thành đinh (18 tuổi) ­ Bảo vệ vua và kinh thành ­ Canh phòng ở các lộ, phủ. ­ Hằng năm, thay phiên nhau đi luyện tập  và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh, sẽ  tham gia chiến đấu. ­ Thực hiện chính sách: Ngụ binh ư nông (gửi binh ở nhà nông) => Quân đội được tổ chức một cách quy củ, khá chặt chẽ. Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống  quân xâm lược Mông – Nguyên? Gợi ý trả lời: a. Nguyên nhân thắng lợi: ­ Sự đoàn kết đồng lòng và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân  nhà Trần. ­ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. ­ Sự chỉ huy tài tình với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của các tướng  lĩnh nhà Trần. b. Ý nghĩa lịch sử: ­ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ  được độc  lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. ­ Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
  2. ­ Để lại bài học củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tố quốc. ­ Góp phần bảo vệ hòa bình, độc lập cho các nước khác. Câu 3: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Em có nhận xét gì về sự phân hóa các  tầng lớp trong xã hội thời Trần? Gợi ý trả lời: Xã hội thời Trần gồm có 5 tầng lớp: 1. Tầng lớp vương hầu, quí tộc có nhiều đặc quyền, đặc lợi. 2. Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất cho nông dân cày cấy rồi thu tô. 3. Tầng lớp nông dân là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội, họ phải cày cấy và nộp  tô cho địa chủ. 4. Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân ngày một đông lên nhờ nghề thủ công và buôn bán  được đẩy mạnh. 5. Tầng lớp nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bị lệ thuộc và bị tầng  lớp quí tộc bóc lột nằng nề. => Xã hội thời Trần phân hóa tầng lớp ngày càng sâu sắc. Câu 4 :Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? Gợi ý trả lời: ­ Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều đồi núi bao quanh chỉ thuận tiện cho việc bảo vệ kinh  thành và không thuận lợi cho phát triển kinh tế ­ Đại La là nơi có địa thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế (có thế “rồng cuộn hổ  ngồi…”) Câu 5 : Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Gợi ý trả lời: ­ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để nhằm giải quyết những khó khăn trong và ngoài  nước. + Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói  khổ…  + Vùng biên cương phía bắc bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu
  3. Câu 6: Hãy trình bày diễn biến, kết quả của cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như  nguyệt? (Gợi ý trả lời:  Học sinh học theo SGK trang 41, 42) Câu 7: Hãy trình bày diễn biến, kết quả trận Bạch Đằng tháng 4/1288? (Gợi ý trả lời: Học sinh học theo SGK trang 64, 65)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1