Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
lượt xem 1
download
Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGHIỆP VỤ MÔN LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học 20202021 Câu 1: Trình bày chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến? Liên hệ chính sách này ở Việt Nam? Câu 2: Thời phong kiến người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam? Câu 3: Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc? Câu 4: Trình bày tình hình kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê? Câu 5: Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý? Nhận xét? Câu 6: Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 – 1077 )? Câu 7: Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển như thế nào? Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý? Câu 9: Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào? Có gì giống và khác so với thời Lý? Câu 10: Trình bày pháp luật thời Trần? Hình luật thời Trần có gì giống và khác với bộ Hình thư thời Lý?
- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1: Trình bày chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến? Liên hệ chính sách này ở Việt Nam? Chính sách đối ngoại của Trung quốc thời phong kiến: Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt... Liên hệ chính sách này ở Việt Nam: Mỗi khi các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược Đại Việt đều chịu thất bại nặng nề. + Ví dụ: Từ năm 1075 – 1077: nhà Tống đem quân xâm lược Đại Việt những bị quân và dân ta thời Lý đánh cho thất bại tại phòng tuyến Như Nguyệt. Từ đó nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. + Thế kỉ XIII, đế quốc MôngNguyên ba lần đem quân sang xâm lược Đại Việt đều bị quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ đạo của nhà Trần đánh cho thất bại. Câu 2: Thời phong kiến người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam? Thời phong kiến người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu văn hóa: + Chữ viết: chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hinđu. + Tôn giáo: đạo Bà La Môn có bộ kinh Vêđa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất; đạo Hinđu là một tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay. + Nền văn học Hinđu: với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca...có ảnh hưởng đến đời sống xã hội. + Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, có hai loại kiến trúc đó là kiến trúc Hinđu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ
- mỉ bằng các phù điêu; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam: Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam trong lính vực nghệ thuật, đặc biệt là các công trình kiến trúc. Câu 3: Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc? Ngô Quyền là người tổ chức và lãnh đạo quân và dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc. Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, được nhân dân kính trọng, ghi nhớ và nhiều nơi lập đền thờ. Câu 4: Trình bày tình hình kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê? Nông nghiệp: + Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. + Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang... được chú trọng. + Vào mùa xuân nhà vua thường tổ chức lễ “ cày tịch điền”. + Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích. + Các năm 987, 989 được mùa. Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. Thủ công nghiệp:
- + Xây dựng một số xưởng thủ công: từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo...xây cung điện, chùa chiền. + Các nghề thủ công cổ truyền cũng được phát triển như dệt lụa, làm gốm. Thương nghiệp: + Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. + Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới. Câu 5: Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý? Nhận xét Sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Lý. + Chính quyền trung ương: + Chính quyền địa phương:
- Tổ chức chính quyền quân chủ, chặt chẽ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân, giữa vua với dân chưa phải đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền. Câu 6: Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 – 1077 )? Cách tấn công: chủ động tấn công trước để tự vệ. Cách phòng thủ: lập phòng tuyến Như Nguyệt. Cách kết thúc chiến tranh: giảng hoà trên thế thắng. Câu 7: Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển như thế nào? Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 mở Quốc tử giám. Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa. Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc ...đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật Adiđà, hình rồng thời Lý. Việc xây dựng Văn miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long. Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý? Nguyên nhân thắng lợi: + Toàn dân đoàn kết, anh dũng của nhân dân ta. + Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Lý. + Chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. + Tinh thần chiến đấu của quân đội. Ý nghĩa: + Trận đánh tuyệt vời trong LS chống ngoại xâm của dân tộc ta. + Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. + Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Câu 9: Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào? Có gì giống và khác so với thời Lý? Tổ chức quân đội thời Trần: + Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ; ở làng xã có hương binh; ngoài ra còn có quân của các vương hầu.
- + Quân đội được tuyển theo chính sách” ngụ binh ư nông” và chủ trương “ quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết. + Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ. + Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. Điểm giống nhau giữa quân đội thời Trần với thời Lý: + Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân ở các lộ. + Chính sách: Ngụ binh ư nông. Điểm khác nhau giữa quân đội thời trần so với thời Lý: + Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần. + Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông. Câu 10: Trình bày pháp luật thời Trần? Hình luật thời Trần có gì giống và khác với bộ Hình thư thời Lý? Pháp luật thời Trần: + Ban hành bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật, nội dung giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm. Luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. + Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện. Thẩm hình viện là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo. Giống: Xác định lại những điều ban dưới thời Lý và bổ sung. Khác: + Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 27 | 5
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 33 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
1 p | 39 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
1 p | 38 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 47 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 42 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
2 p | 29 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
7 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 42 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4 p | 25 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 38 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 24 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 16 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn