intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020-2021 được biên soạn bởi Trường THCS Trần Đăng Khoa với mục tiêu cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức. Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XàHƯƠNG TRÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGHIỆP VỤ MÔN LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 8 Năm học 2020­2021 Câu 1: Trình bày nguyên nhân, kết qủa, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của 13  thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân:  ­ Đến thế kỉ XVIII, Thực đân Anh thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ và tiến hành  chính sách cai trị, bóc lột . ­ Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng  thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm ...Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân  dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt. =>Giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị  của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển. Kết quả: Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập  của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời. Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định  Mĩ là nước cộng hoà liên bang, đứng đầu là Tổng thống. Ýnghĩa + Đây là cuộc cách mạng tư sản  lật đổ được ách thống trị của thực dân và mở đường  cho CNTB phát triển. + Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được  hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì. Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tư sản Pháp. Tính chất và hạn chế của cuộc  CMTS Pháp Ý nghĩa:Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên  cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là  lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao ­ chuyên chính dân chủ Gia­cô­banh. Tính chất:  là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất Hạn chế: chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xoá bỏ  được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. Câu 3: Hệ quả của cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII ­ Về kinh tế: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao  năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn,... ­ Về xã hội, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn với nhau gay gắt, dẫn  đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Câu 4: Vì sao châu Á trở thành đối tượng xâm lược của  các nước tư bản phương Tây?      ­ Do CNTB phát triển nhu cầu về nguyên liệu ,thị trường   tiến hành xâm lược thuộc địa      ­Các nước châu Á đất rộng, người đông, có vị trí địa lí quang trọng, giàu tài nguyên thiên  nhiên
  2.      ­Chế độ phong kiến suy yếu  Câu 5: Nhận xét về phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á cuốiTK XIX đầu TK XX.         ● Quy mô: Phong trào diễn ra mạnh mẽ ,liên tục khắp các nước ở ĐNÁ         ●Lực lượng tham gia: Thu hút nhiêu  giai cấp , tầng lớp tham gia          ● Hình thức đấu tranh:Phong phú,chủ yếu là k/nghĩa vũ trang         ● Kết quả: Thất bại ,bởi vì ­ Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối đúng đắn, đấu tranh thiếu kiên quyết ­  Lực lượng thực dân còn mạnh ­  Một số nước chính quyền phong kiến đầu hành, làm tay sai, đàn áp nhân dân  Câu 6: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pari 1871 + Tuy chỉ tồn tại 72  ngày nhưng Công xã Pa­ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình  ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao  động.  + Công xã để lại bài học kinh nghiệm quý báu : muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì  phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo ; phải thực hiện liên minh công nông và phải  kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu. Câu 7: Cuộc Duy Tân Minh Trị 1868? Căn cứ vào đâu  để khẳng định cuộc duy tân  Minh Trị là cuộc CMTS  *Duy tân Minh Trị ­ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng  nghiêm trọng, các nước tư bản phương Tây đời mở của Nhật Bản ­ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. + Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản ; ban hành Hiến pháp  1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây  dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... + Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ  nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. + Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học ­ kĩ  thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. ­ Cuối thế kỉ XIX ­ đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công  nghiệp. * Đây là cuộc CMTS vì: ­ Do liên minh quý tộc tư sản tiến hành và lên nắm quyền ­ Mở đường cho CNTB phát triển  Câu 8: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918). Rút ra tính chất  của cuộc chiến tranh này. *Kết cục: 
  3. ­ Chiến tranh gây nên nhiều tai hoạ cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu  người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ,... chi phí cho chiến tranh  lên tới 85 tỉ đôla. ­ Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ  chính trị thế giới đã bị chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng  thêm thuộc địa của mình.  ­ Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục  phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. *Tính chất : Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917 ­ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Đưa người lao  động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới ­ XHCN, trên một đất nước rộng  lớn.  ­ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ  và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các  dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.  Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933 và hậu quả ­ Tháng 10 ­ 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc  khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất  hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình  trạng đói khổ.  ­ Để thoát ra khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những  cải cách kinh tế, xã hội... ; một số nước khác như Đức, I­ta­li­a, Nhật Bản đã tiến hành phát  xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.       
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1