intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Sinh học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn

  1.  UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1– NH: 2020 ­ 2021 MÔN: SINH HỌC ­ KHỐI 7 I. TRẮC NGHIỆM:  ̃ ọn ý tra l Hay ch ̉ ơi đungnh ̀ ́ ất trong cac ý c ́ ủa các câu sau: Câu 1: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào? A. Muỗi Anôphen (Anopheles).        B. Muỗi Mansonia. C. Muỗi Culex.        D. Muỗi Aedes. Câu 2: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì? A. Ốc.          B. Muỗi.          C. Cá.           D. Ruồi, nhặng. Câu 3. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn. B. Có khả năng kết bào xác. C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi. D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Câu 4: Giun dẹp có bao nhiêu loài Câu 5: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên C. Có hậu môn D. Có giác bám. Câu 6. Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường bài tiết nước tiểu. D. Đường sinh dục. Câu 7: Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải: A. Ăn chín, uống sôi B. Diệt giun sán định kì C. Diệt các vật chủ trung gian D. Tất cả các đáp án trên Câu 8: Uống thuốc tẩy giun đúng cách là A. 1 lần/năm B. 2 lần/năm C. 3 lần/năm D. 4 lần/năm
  2. Câu 9: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:  A. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến   thiếu ôxi nên giun đất phải chui lên mặt đất. B.  Giun đất thích nghi với đời sống  ở  cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi  ở  mới.   C. Giun đất chui lên mặt dất để dễ dàng bơi lội. D. Giun đất sống ở nơi ẩm ướt. Câu 10:  Cơ quan tiêu hoá của giun đất phân hoá thành:  A. Miệng, hầu, thực quản B. Ruột, ruột tịt, hậu môn  C. Diều, dạ dày  D. Tất cả các ý đều đúng Câu 11: Ngành Giun đốt gồm  nhóm đại diện nào sau đây? A. Giun đỏ, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. B. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. C. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.                         D. Giun đỏ, giun kim, đỉa, rươi. Câu 12: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm ?   A. Bạch tuột, sò, ốc sên, trai                          B. Mực, rươi, ốc anh vũ.                     C. Ốc vặn, bạch tuột, giun đỏ                         D. Ốc sên, mực, rươi. Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai? A. Là động vật lưỡng tính. B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau. C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng. D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người. B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá. C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước. D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt. Câu 15: Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người? A. Sun và chân kiếm kí sinh B. Cua nhện và sun
  3. C. Sun và rận nước D. Rận nước và chân kiếm kí sinh Câu 16: Cơ thể của nhện được chia thành A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. 2 phần là phần đầu và phần bụng. C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Câu 17: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện ? A. Cua nhện.         B. Ve bò.         C. Bọ ngựa.         D. Ve sầu. Câu 18: Ngành chân khớp có các lớp  A. giáp xác, chân đầu, hình nhện                         B. sâu bọ, giáp xác, chân bụng  C. giáp xác, chân bụng, chân đầu                         D. sâu bọ, giáp xác, hình nhện Câu 19: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Có giá trị về xuất khẩu. B. Làm sạch môi trường nước. C. Làm thực phẩm. D. Dùng làm đồ trang trí. Câu 20. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? A. Là động vật hằng nhiệt. B. Sống trong môi trường nước ngọt. C. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh. D. Thụ tinh trong. Câu 21: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn? A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ. Câu 22: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác  là A. cơ thể phân đốt. B. phát triển qua lột xác. C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau. D. lớp vỏ ngoài bằng kitin. Câu 23: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người? A. Lớp Đuôi kiếm.      B. Lớp Giáp xác. C. Lớp Hình nhện.      D. Lớp Sâu bọ. Câu 24: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
  4. A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn. B. Vì hệ  thống  ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ  tuần hoàn. C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ  thống  ống khí đảm  nhiệm. D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn. Câu 25: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng? A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ. B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn. C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh. D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi. II. TỰ LUẬN  Câu 1: Trình bày vòng đời phát triển của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi   và vùng sông nước? Biện pháp phòng tránh? Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh? Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Câu 3: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang? Để đề phòng chất  độc khi tiếp xúc với một số động vật  ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?  Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa ? Nêu tác hại của giun đũa  đối với sức khỏe con người? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 5:  Kể  tên một số  thân mềm? Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân   mềm?  Câu 6: Nêu một số tập tính ở mực? Tại sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm  chạp? Câu 7: Kể tên các đại diện của lớp sâu bọ? Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ? Câu 8: Trình bày vai trò thực tiễn của lớp giáp xác? Câu 9: Đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng lớn đến sự phân bố  rộng rãi của chúng? Đặc  điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống? Câu 10: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống của nước? ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0