Đề cương ôn tập HK1 Văn 9 (2013 -2014)
lượt xem 190
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh về bộ môn Ngữ văn 9. Mời các bạn tham khảo đề cương ôn tập học kỳ một Ngữ văn 9, với những nội dung như: Truyện Lục Vân Tiên, nỗi oan của Vũ Nương,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 Văn 9 (2013 -2014)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HKI(2013-2014) I/TRẮC NGHIỆM : 1. Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” tả cảnh lễ hội mùa xuân diễn ra ở thời điểm nào? a. Đầu mùa xuân. b. Giữa mùa xuân. c. Cuối mùa xuân. d. Đầu mùa hè. 2. Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”là của ai sáng tác? a. Nguyễn Đình Chiểu ; b. Nguyễn Dữ ; c.Cao bá Quát ; d.Nguyễn Trãi 3. Khát vọng nào của nhà thơ được gởi gắm qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”: a.Trở nên giàu sang, có địa vị xã hội. b.Cứu người, cứu đời. c.Làm nên công danh lừng lẫy. d.Người anh hùng sẽ được lưu danh sử sách. 4. “ Chuyện người con gái Nam Xương”trích từ tác phẩm nào? a.Truyện kì tân phả. b.Việt điện u linh. c.Truyền kì mạn lục. d.Lĩnh nam chích quái. 5. Câu thơ sau đây viết về nhân vật nào, trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai? “Làn thu thủy, nét xuân sơn” a.Thúy Vân trong “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du; b.Thúy Kiều trong “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du; c.Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; d.Kiều Nguyệt Nga trong “Lục Vân Tiên” của cụ Đồ Chiểu. 6. Tìm câu trả lời đúng nhất nói về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất mà Vũ Nương phải chịu đựng? a.Số phận của Vũ Nương không may mắn. b.Do nàng không khéo léo trong cách cư xử. c.Do cuộc chiến tranh làm vợ phải xa cách chồng. d.Do Trương Sinh đa nghi, gia trưởng, lại đi lính xa nhà. 7. Chọn ý viết đúng về tác giả Truyện Kiều ? a.Nguyễn Du tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như. b.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. c.Nguyễn Du tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tiên Điền. d.Nguyễn Du tên chữ là Nguyễn Tiên Điền. 8. Nhận xét sau nói về tác phẩm nào? -Tác phẩm này là một áng “ thiên cổ kỳ bút”. a.Truyện Kiều. b.Truyện người con gái Nam Xương. c.Truyên Lục Vân Tiên. d.Vũ trung tùy bút.
- 9. Phương án nào sau đây không thích hợp với nhân vật Lục Vân Tiên? a.Một người hào hiệp, xả thân vì nghĩa. b.Trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm, nhân hậu. c.Làm ơn và mong được trả ơn nghĩa. d.Giàu tình cảm, dễ xúc động. 10. “Truyện Kiều”, “Lục Vân Tiên” là gì? a.Truyện thơ Nôm khuyết danh; b.Truyện thơ Nôm, viết bằng thể lục bát; c.Truyện thơ chữ Hán, viết bằng thể lục bát; d.Truyện thơ chữ Quốc ngữ. 11. Giá trị nội dung “ Chuyện người con gái Nam Xương” là: a.Câu chuyện kể cái chết oan ức của Vũ Nương đã tố cáo chế độ phong kiến suy tàn hẹp hòi hà khắc đã làm cho người phụ nữ xinh đẹp nết na không thể sống một cuộc sống bình thường mà phải chết oan uổng. b.Câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận. c.Câu chuyện kể về một người vợ không chung thủy khi chồng vắng nhà. d.Câu chuyện kể về cuộc chiến tranh phi. 12.Nhận xét sau nói về tác giả nào? -Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút. a.Nguyễn Đình Chiểu. b.Nguyễn Huệ. c. Nguyễn Dữ. d.Nguyễn Du 13. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người được gọi là gì? a.Bút pháp nghệ thuật ước lệ thời trung đại; b.Bút pháp nghệ thuật ước lệ thời hiện đại; c.Bút pháp nghệ thuật ước lệ thời đương đại; d.Bút pháp tả thực của mọi thời đại, 14. Thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh” có nghĩa là gì? a.Nơi xa xôi hẻo lánh, lạnh lẽo. b.Con phải phụng dưỡng cho cha mẹ: quạt cho cha mẹ khi trời nóng, ấp ấm khi trời lạnh; tức là tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. c.Nói người xa quê hương, không có tin tức gì.d.Sự chờ mong ngày này sang tháng khác. 15. Nội dung đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là như thế nào? a.Miêu tả tài và sắc của hai chị em Thúy Kiều. b.Tả khung cảnh tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong ngày xuân. c.Tả lễ hội mùa xuân vui tươi, trong xanh, mát mẻ. d.Tả cảnh ngày xuân và cảnh chị em Kiều du xuân.
- 16. Tìm câu trả lời đúng nhất nói về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất mà Vũ Nương phải chịu đựng? a.Số phận của Vũ Nương không may mắn. b.Do nàng không khéo léo trong cách cư xử. c.Do cuộc chiến tranh làm vợ phải xa cách chồng. d.Do Trương Sinh đa nghi, gia trưởng, lại đi lính xa nhà. 17. Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày nào? a.Ngày mồng 7 Tết. b.Ngày 30 tháng 11. c.Ngày 30 tháng Chạp. d. Tối 30 Tết. 18. Hai thơ sau đây viết về nhân vật nào trong truyện Kiều? “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. a.Nhân vật Thúy Vân; b.Nhân vật Đạm Tiên; c.Nhân vật Thúy Kiều; d.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga. 19. Qua lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga, em thấy nàng là như thế nào ? a.Là người phụ nữ khuê các, nết na, thùy mị, có học thức. b.Là người phụ nữ lịch sự, khéo ăn khéo nói. c.Là người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp và gia thế của mình nên kiêu hãnh. d.Là người phụ khách sáo, xã giao trong giao tiếp. 20.Đọc kĩ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu đó, được cảm nhận qua con mắt và tâm trạng? “ Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. a. Nguyễn Du. b. Thúy Kiều. c. Thúy Vân. d. Kim Trọng. 21.Phương án nào sau đây không thích hợp với nhân vật Lục Vân Tiên? a.Một người hào hiệp, xả thân vì nghĩa. b.Trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm, nhân hậu. c.Giàu tình cảm, dễ xúc động. d.Làm ơn và mong được trả ơn nghĩa. 22. Khát vọng nào của nhà thơ được gởi gắm qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”: a.Trở nên giàu sang, có địa vị xã hội. b.Làm nên công danh lẫy lừng. c.Cứu người, giúp đời. d.Người anh hùng sẽ được lưu danh sử sách 23.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là cảm hứng mà Nguyễn Du muốn thể hiện trong Truyện Kiều? a.Cảm hứng hiện thực . b.Cảm hứng nhân đạo. c.Cảm hứng nghệ thuật. d.Cảm hứng lãng mạn.
- 24. Nhận xét của em về ngôn ngữ trong truyện “Lục Vân Tiên”: a.Trau chuốt, bóng bẩy rất câu kì; b.Bình dị, mộc mạc, chân chất; c.Bình dị, mộc mạc, gắn với lời nói thông thường và mang sắc thái địa phương Nam bộ; d.Trau chuốt và mang sắc thái địa phương Nam bộ. 25. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỷ mấy ? A.Thế kỷ XIV B.Thế kỷ XV C.Thế kỷ XVI D.Thế kỷ XVII 26. “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào ? A.Tiểu thuyết chương hồi B.Tùy bút C.Truyện truyền kì D.Hồi kí 27.Trong “Hoàng Lê nhất thống chí” đoạn văn tả cảnh quân tướng nhà Thanh đại bại có giọng điệu : A.Nhịp điệu chậm, ngậm ngùi xót xa B.Nhịp điệu nhanh, hả hê, sung sướng C.Lúc chậm lúc nhanh D.Lúc ngậm ngùi xót xa, lúc hả hê sung sướng 28.Trong “Hoàng Lê nhất thống chí” điều gì đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ ? A.Sự đối đầu với nhà Lê B.Sự cảm tình và phụng thờ Quang Trung C.Ý thức dân tộc và tôn trọng sự thật lịch sử D.Dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca 29.Truyện Kiều thành công nhất ở thể thơ gì ? A.Đường luật B.Lục bát C.Tự do D.Song thất lục bát 30.Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều ? A.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện B.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi C.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình D.Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc 31.Câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” trong “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A.Sử dụng phép so sánh B.Sử dụng phép hoán dụ C.Sử dụng điển cố, điển tích D.Sử dụng phép ẩn dụ
- 32.Câu thơ nào sau đây trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không dùng bút pháp ước lệ ? A.Mai cốt cách, tuyết tinh thần B.Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang C.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa D.Làn thu thủy , nét xuân sơn 33.Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tác giả thành công trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp nghệ thuật gì? A.Tả cảnh ngụ tình B.Ước lệ C.Miêu tả giàu chất tạo hình D.Đòn bẩy 34.Dòng thơ “Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? ” (Kiều ở lầu Ngưng Bích-Truyện Kiều) nói lên nỗi nhớ thương của Kiều với ai ? A.Cha mẹ B.Kim Trọng C.Thúy Vân D.Vương Quan 35.Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên ? A.Kết cấu theo lối chương hồi B.Khắc họa tính cách nhân vật qua nội tâm C.Ngôn ngữ nôm na, giản dị , mang màu sắc địa phương Nam Bộ D.Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ , cử chỉ , hành động 36. “Truyện Lục Vân Tiên” được viết bằng chữ : A.Chữ Hán B.Chữ quốc ngữ C.Chữ Nôm D.Chữ La-tinh 37.Dòng nào sau nói đúng về giọng điệu thơ của Phạm Tiến Duật trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? a.Giọng sôi nổi, hào hứng, ý tứ sâu xa ;b.Giọng trẻ trung, ngang tàng, giàu cảm xúc ; c.Giọng thơ khỏe khoắn, hàm súc; d.Giọng thơ cầu kì, trau chuốt. 38.Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh nào? a.Trong kháng chiến chống Pháp. B.Khi tác giả là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội . c.Khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài d.Khi tác giả đang chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. 39.Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm của ai?: a.Cha con. B.Bà cháu. C.Mẹ con. D.Cha mẹ.
- 40. Chủ đề của bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy có có liên quan đến đạo lí nào của dân tộc Việt Nam ta? a.Lá lành đùm lá rách. B.Sống đục chết trong. C.Uống nước nhớ nguồn. d. Tình làng nghĩa xóm. 41. Câu thơ sau đây: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng” trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? a. So sánh. B. Nói quá. C.Nhân hóa. D.Hoán dụ. 42. Về mặt nghệ thuật, bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận đã sử dụng bút pháp nào là chủ yếu để sáng tạo các hình ảnh thơ ? a.Bút pháp hiện thực. b.Bút pháp ước lệ. c.Bút pháp lãng mạn. d.Bút pháp trào phúng. 43. Việc bé Thu ban dầu phản ứng quyết liệt không nhận anh Sáu là ba thể hiện rõ nhất đặc điểm nào ở nhân vật này trong truyện “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng? a.Giáu cá tính, khó tính. B.Ương bướng, ngang ngạnh.c.Yêu ba tha thiết, cháy bỏng. d.Lạnh lùng, vô cảm. 44. Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật là gì? a. Biểu cảm, miêu tả. b.Miêu tả, tự sự. c.Tự sự, thuyết minh. D.Nghị luận, tự sự. 45. Những nhà thơ nào sau đây đã thành công khi viết về người lính trong thời kì chống Pháp và chống Mỹ? a.Thế Lữ và Nguyễn Duy. B.Huy Cận và Phạm Tiến Duật. c.Tế Hanh và Chính Hữu. d.Chính Hữu và Phạm Tiến Duật. 46. Truyện ngắn “ Làng”của Kim Lân phản ánh thời kì lịch sử nào của dân tộc? a.Thời kháng chiến chống Pháp; b.Thời kháng chiến chống Mĩ; c.Thời kháng chiến chống phong kiến, chống Pháp xâm lược; d.Thời kháng chiến chống Mĩ-Ngụy. 47. Hai tiếng “ đồng chí” trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu có ý nghĩa gì? a.Cùng lí tưởng cách mạng; b.Tình bạn tri kỉ; c.Cuộc sống mộc mạc. d.Tinh thần lạc quan. 48. “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi điều gì? a.Cảnh đẹp Sa Pa. B.Cảnh vất vả của đoàn công tác. c.Hình ảnh của người họa sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật. d.Hình ảnh người thanh niên có trách nhiệm.
- 49. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được viết theo thể thơ nào ? A.Năm chữ B.Tám chữ C.Tự do D.Lục bát 50. Nhận xét nào đúng về giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? A. Ngang tàng, tinh nghịch C. Nhẹ nhàng, sâu lắng B. Tha thiết, gần gũi D. Hào hùng, hoành tráng 51. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm nào ? A. Năm 1948 B. Năm 1969 C. Năm 1978 D.Năm 1958 52. Nội dung các “câu hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” biểu hiện điều gì ? A. Sức sống căng tràn của thiên nhiên B. Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động C. Sức mạnh vô địch của con người D. Sự bao la, hùng vĩ của biển cả. 53. Bài thơ “Bếp lửa” kết hợp những thương thức biểu đạt nào ? A. Biểu cảm và miêu tả C. Biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận B. Biểu cảm và tự sự D. Biểu cảm với tự sự, nghị luận 54. Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa” ? A.Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng B.Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm C.Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ D.Âm hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan 55. Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” (trong bài thơ “Ánh trăng”) tượng trưng cho điều gì ? A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy C. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoà D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng. 56.Người kể chuyện trong tác phẩm “Làng” là ai ? A. Bác Thứ B.Người kể không xuất hiện C.Ông chủ tịch D.Ông Hai 57. Dòng nào không nói đúng tâm trạng của ông Hai trong truyện “Làng” khi nghe tin làng mình theo giặc ? A. Ám ảnh, day rứt C. Sợ hãi, tuyệt vọng B. Đau xót, tủi hổ D. Bâng khuâng, lưu luyến
- 58. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được kể theo ngôi thứ mấy và lấy điểm nhìn của ai ? A.Ngôi thứ nhất-ông họa sĩ C.Ngôi thứ ba-ông họa sĩ B.Ngôi thứ ba-anh thanh niên D.Ngôi thứ ba-cô kĩ sư 59. Trong truyện “Chiếc lược ngà”, khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy như thế nào ? A. Xúc động, nghẹn ngào C. Sung sướng đến khó tả B. Đau đớn tột cùng D. Giận dữ, phẫn uất. 60.Nhân vật trung tâm của “Cố hương” là ai ? A. Nhuận Thổ B.Nhân vật “tôi” C.Thím Hai Dương D.Mẹ của nhân vật “tôi” 61.Từ “ xuân”nào sau đây là thuật ngữ ? a.Ôi những nàng xuân rất dịu dàng. b.Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân c.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. d. Xuân: năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua hay mỗi tuổi con người. 62.Số lượng từ vựng của tiếng Việt được phát triển bằng mấy cách? a. Hai. b. Ba . c. Bốn. d.Năm. 63. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ Pê-đan? a.Tay lái. b.Bàn đạp. c. Hộp xích. d. Thắng tay. 64. Câu thơ “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? a. So sánh. b. Nói quá. c.Hoán dụ. d. Nhân hóa. 65.Cách nói nào sau đây vi phạm phương châm cách thức trong giao tiếp? a. Con cà con kê. b.Thêm mắm thêm muối. c. Miệng năm miệng mười. d.Chữ tác đánh chữ tộ. 66. Từ nào sau đây không phải là từ láy? a. Lung linh. b. Lạnh lùng. c. Xa xôi. d. Xa lạ. 67. Nói kháy, nói hớt, nói móc, nói leo vi phạm phương châm hội thoại nào? a.Phương châm cách thức. b.Phương châm lịch sự. c Phương châm về chất. d.Phương châm quan hệ. 68. Từ “ đầu”nào trong các dòng sau được dùng theo nghĩa gốc? a.Bác Ba là đầu tàu gương mẫu trong mọi việc làm ở cơ quan. b. Anh ở đầu sông em cuối sông. c.Chú nhái bén đang bơi, ngẩng đầu lên cao. d.Lớp 9A1 luôn luôn dẫn đầu các phong trào thi đua của toàn trường. 69. Dòng nào sau không có từ ngữ địa phương? a.Liền anh, liền chị, mần răng.b.Anh cả, chị sui, anh hai.c.Cá rô, cá thu, rau má. d.Chi, mô, tê, răng, ri.
- 70. Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ sau? Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Thơ- Nguyễn Bính) a. So sánh. b. Nhân hóa. c. Hoán dụ. d. Chơi chữ. 71. Từ “ Xuân” trong câu thơ: “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng lỡ làng” được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào? a. Hoán dụ . b. Ẩn dụ. c. So sánh. d. Nhân hóa. 72. Cho biết trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa ? a.Thẳng như ruột ngựa.b.Tay bế tay bồng.c.Chó cắn áo rách. d. Mặt ngang mũi dọc. 73.Tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp nghĩa là : A.Nói có nội dung và nội dung vừa đủ, đúng yêu cầu giao tiếp B.Nói điều xác thực, đừng nói những điều mình không tin là đúng C.Nói rành mạch , rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ D.Nói sai sự thật một cách cố ý , nhằm che giấu điều gì đó 74.Người chiến sĩ không may sa vào tay địch, để giữ bí mật của đơn vị, anh có thể vi phạm phương châm hội thoại nào ? A.Phương châm quan hệ B.Phương châm cách thức C.Phương châm về lượng D.Phương châm vế chất 75.Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người , một nhân vật ? A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn 76.Từ “nhà” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A.Năm gian nhà cỏ thấp le te B.Đèn nhà ai nhà ấy rạng C.Đồn rằng đám cưới cô to Nhà trai thuê chín chiếc đò rước dâu D.Cháu van ông , nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho! 77.Câu thơ “Gác kinh viện sách đôi nơi/Trong gang tấc lại gấp mười quan san” sử dụng phép tu từ từ vựng gì? A.So sánh B.Chơi chữ C.Nói quá D.Ẩn dụ 78.Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau ? A.Bạc mệnh B.Nhuốc nhơ C.Đoan trang D.Bộ hành
- 79.Cặp từ nào sau đây là cặp từ đồng âm ? A.Cổ tay-cổ áo B.Đồng ấu-đồng dao C.Trông nom-trông thấy D.Cổ tích-khăn quàng cổ 80.Từ láy nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc ? A.Nho nhỏ B.Nhấp nhô C.Xôm xốp D.Lành lạnh 81.Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường như thế nào ? A.Có tính biểu cảm B.Có nhiều nghĩa C.Chỉ có một nghĩa D.Có tính hình tượng 82.Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ? A.Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần ! B.Về khuya, đường phố rất im lặng. C.Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du . D.Khủng long là một loại động vật đã bị tuyệt chủng. 83.Trong các tổ hợp từ sau , đâu là tục ngữ ? A.Chó treo mèo đậy B.Đánh trống bỏ dùi C.Được voi đòi tiên D.Nước mắt cá sấu 84.Cụm từ “viêm màng túi” là : A.Từ ngữ địa phương B.Thuật ngữ C.Thành ngữ D.Biệt ngữ xã hội
- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án c a b c c d Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án b b c b a a Câu 13 14 15 16 17 18 Đáp án a b d d c c Câu 19 20 21 22 23 24 Đáp án a b d c b c Câu 25 26 27 28 29 30 Đáp án C A B C B B Câu 31 32 33 34 35 36 Đáp án C C C A B C Câu 37 38 39 40 41 42 Đáp án B C A C B C Câu 43 44 45 46 47 48 Đáp án B A D A A D Câu 49 50 51 52 53 54 Đáp án C A D B C D Câu 55 56 57 58 59 60 Đáp án C B D C A B Câu 61 62 63 64 65 66 Đáp án D A B A A D Câu 67 68 69 70 71 72 Đáp án B C C C B D Câu 73 74 75 76 77 78 Đáp án A D B A C B Câu 79 80 81 82 83 84 Đáp án D B C B A D
- II/ LÀM VĂN. ( MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO ) VĂN THUYẾT MINH ( Kết hợp nghệ thuật , miêu tả ) Đề 1 : Thuyết minh về con vật nuôi trong gia đình Dàn ý : a. Mở bài : Giới thiệu chung về con vật nuôi ( qui con vật vào loài ) Nêu đặc điểm nổi bật của vật nuôi. b. Thân bài : - Nguồn gốc vật nuôi . - Hình ảnh vật nuôi : mặt, chân , vuốt, não , tai, mắt, mũi , lông… - Chủng loại của vật nuôi, chức năng. - Cách chăm sóc, phòng bệnh và giá trị kinh tế của con vật nuôi ấy. c. Kết bài : - Khẳng định tính hữu ích của con vật nuôi ấy. - Tình cảm của em đối với con vật nuôi ấy. Đề 2 : Thuyết minh về một loại cây em yêu. Dàn ý : a. Mở bài : Giới thiệu chung về loài cây ( qui loài cây vào loại của nó ) Nêu đặc điểm nổi bật của loài thực vật ấy. b. Thân bài : - Xuất xứ loài cây . - Miêu tả các bộ phận của cây : gốc, rễ , thân , cành , lá , hoa, quả…. - Chủng loại của loài cây ấy, công dụng. - Cách chăm sóc, phòng bệnh và giá trị kinh tế của loài cây. c. Kết bài : - Khẳng định tính hữu ích của loài cây ấy. - Lời nhận xét, đánh giá của em về loài cây ấy. VĂN TỰ SỰ( kết hợp biểu cảm,miêu tả người và cảnh) Đề 3 : Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường Trần Phú. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy. Dàn ý : a)Mở bài : Giới thiệu thời gian, nguyên nhân về thăm trường. b) Thân bài : - Em đi với ai, ngôi trường nằm ở địa điểm nào ? - Cảnh vật xung quanh ra sao : cây cối, ánh nắng, con đường… - Quang cảnh trường Trần Phú ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa ?
- - Em đã được gặp gỡ và trò chuyện với những ai ?(thầy cô, bác bảo vệ, các em học sinh…) - Em đã nhớ lại những kỉ niệm buồn vui nào của tuổi học trò ?(bạn bè, trò chơi, câu nói, nét mặt…) - Tâm trạng của em khi chia tay ngôi trường Trần Phú. c) Kết bài : - Kết thúc chuyến thăm ấy, cảm xúc của em như thế nào ? - Em có những dự định gì trong thời gian sắp tới. ĐỀ SỐ 4: Đề bài : Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. Nội dung: -Kể được giấc mơ gặp người thân đã xa cách lâu ngày, trong đó có thể kể về : cuộc đối thoại hỏi thăm tin tức, cuộc sống của người thân, kể cho người thân về cuộc sống của mình, thăm hỏi những người cùng đang sống với người thân…. -Có kết hợp yếu tố miêu tả. ĐỀ 5:Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn. a.Mở bài : -Giới thiệu tình huống em có được cuốn nhật kí của bạn và đọc nó. -Khái quát những suy nghĩ về sai lầm ấy. b.Thân bài: -Mối quan hệ của em với chủ nhân cuốn nhật kí. -Tình huống em có được cuốn nhật kí của bạn và đọc nó. -Những bí mật của bạn bị khám phá, thái độ, suy nghĩ, tình cảm của em đối với những sự việc ấy. -Hành động sai trái của em có bị phát hiện không , thái độ của bạn em đối với em. -Suy nghĩ của em về hành động xem trộm nhật kí của bạn. c.Kết bài: -Rút ra bài học về thái độ tôn trọng đối với chuyện riêng tư của bạn bè. ĐỀ SỐ 6: Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. a.Mở bài :
- -Giới thiệu cuộc gặp gỡ của em và người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật -Khái quát những ấn tượng và suy nghĩ của bản thân về cuộc gặp gỡ đó. b.Thân bài: -Tình huống gặp gỡ của em và người lính lái xe trong bài thơ : trong tưởng tượng hay trong một giấc mơ. -Những câu chuyện của người lính lái xe. -Những câu chuyện của em chia sẻ với anh lính lái xe. c.Kết bài: -Những suy nghĩ, tình cảm của em về cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong bài thơ ; những chiêm nghiệm, của xúc về cuộc sống… Đề 7: Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ , giữa mình và thấy cô giáo cũ. Trong cuộc gặp gỡ đó, em đã thay mặt các bạn phát biểu suy nghĩ của mình. Dàn ý 1Mở bài : Giới thiệu chung.(Chuyện xảy ra vào thời gian nào? ở đâu …? cảm xúc …) 2Thân bài: -Kể lại kỷ niệm gắn bó với thầy (cô). + Kỷ niệm gì? + Xảy ra vào thời gian nào? + Câu chuyện diễn ra như thế nào? + Kỷ niệm đáng nhớ ở chỗ nào …? + Lời phát biểu của em trong buổi gặp mặt đầy xúc động đó. + Suy nghĩ về tình thầy trò ….? + Những tình cảm xúc động …? => Miêu tả nội tâm và nghị luận. 3.Kết bài:. +Cảm nghĩ của em. +Kỹ niệm về thầy (cô) còn in đậm. +Tình thầy trò …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
19 p | 35 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
13 p | 36 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
12 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung (Đà Lạt)
4 p | 42 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung
3 p | 29 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
12 p | 35 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
10 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
7 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
7 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
8 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
2 p | 29 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
8 p | 32 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
10 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung
4 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Quang Trung (Đà Lạt)
6 p | 30 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 23 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
3 p | 19 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
10 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn