Đề cương ôn tập học giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2, NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là A. máy tính. B. máy hơi nước. C. máy kéo sợi. D. ô tô. Câu 2. Một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là A. Internet. B. máy hơi nước. C. máy tự động D. trí tuệ nhân tạo. Câu 3.Internet là thành tựu con người đạt được trong cuộc cách mạng công nghiệp A. lần thứ nhất. B. lần thứ hai. C. lần thứ ba. D. lần thứ tư. Câu 4.Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là A. máy tình, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo. B. máy bay, máy tình, internet, vệ tinh nhân tạo. C. máy tình, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo. D. tên lửa, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo. Câu 5. Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Trí tuệ nhân tạo. B. Dữ liệu lớn. C. Internet. D. Điện toán đám mây. Câu 6.Thành tựu nào của cuộc cách mang công nghiệp lần thứ tư ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lí đô thị, giao thông, xây dựng, thời trang, chăm sóc sức khỏe… A. Công nghệ in 3D. B. Internet vạn vật. C. Điện toán đám mây. D. Trí tuệ nhân tạo. Câu 7.Đầu thế kỉ XXI, thành tựu nào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: Y học, Sinh học, năng lượng, điện tử, cơ khí, may mặc, thực phẩm, bảo vệ môi trường…? A. Công nghệ gen. B. Công nghệ na-nô.C. Tự động hóa. D. Vật liệu mới. Câu 8. Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Trí tuệ nhân tạo. B. Rô-bốt. C. Internet. D. Vệ tinh nhân tạo. Câu 9. Một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là A. rô-bốt. B. máy hơi nước. C. máy kéo sợi. D. ô tô. Câu 10. Một trong những thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) là A.rô bốt. B. vệ tinh. C. tàu chiến. D.máy tính. Câu 11. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX), bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là A. mạng kết nối internet không dây. B. điện toán đám mây. C. máy tính điện tử. D. vệ tinh nhân tạo. Câu12. Rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là A. Xô-phi-a. B. Robear. C. Paro. D. Asimo. Câu 14. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là A. Cloud. B. AI. C. In 3D. D. Big Data. Câu 15. Thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) gắn liền với hai cường quốcMỹ và A. Anh. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Ấn Độ. Câu 16. Tôn giáo nào sau đây có vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Thái Lan? A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo Tin Lành.
- Câu 17.Ở Việt Nam, hình thức tín ngưỡng dân gian nào được duy trì và phổ biến đến ngày nay? A. Thiên Chúa giáo. B. Tôn giáo nguyên thủy. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Nho giáo. Câu 18. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì A. hình thành. B. khủng hoảng. C. phát triển rực rỡ. D. suy thoái. Câu 19. Đâu là tôn giáo du nhập vào Đông Nam Á sớm nhất? A. Hin đu giáo. B. Phật giáo. C. Thiên chú giáo. D.Tin lành. Câu 20.Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thơm, Thạt Luổng, tháp Chàm vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, vừa mang dáng dấp của kiến trúc A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. Mã Lai. Câu 21.Chùa Vàng là của quốc gia nào? A. Thái Lan. B. Lào. C. Cam Pu chia. D. Mi-an-ma. Câu 22.Nền văn minh bên ngoài có ảnh hưởng sớm và sâu sắc đến khu vực Đông nam Á là A. văn minh Trung Hoa. B. văn minh Ấn Độ. C. văn minh Ấn Độ, Trung Hoa. D. văn minh phương Tây. Câu 23.Ở Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều nhất? A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a. D. Mi-an-ma. Câu 24.Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào Đông Nam Á? A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo. B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo. C. Hội giáo, Hin-đu giáo. D. Hin-đu giáo, Công giáo. Câu 25.Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh A. Sông Hồng. B. Phù Nam. C. Sa Huỳnh. D. Trống đồng. Câu 26.Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Câu 27.Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo. B. Là sản phẩm của dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc. C. Đa số là các công trình Phật giáo. D. Đều được UNESCO ghi danh. Câu 28.Ý nào không phản ánh đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Nền nông nghiệp lúa nước. B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa. C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi. D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Câu 29.Đâu là tín ngưỡng bản địa của của dân Đông Nam Á? A. Thờ các vị thần trong Hin-đu giáo. B. Thờ Phật tổ, các vị bồ tát. C. Thờ sinh thực khí. D. Thờ Thánh Ala trong Hồi giáo. Câu 30. Công trình kiến trúc nào sau đây không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Đấu trường Rô-ma (Italia). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Chùa Vàng (Mi-an-ma). Câu 31.Đền Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc ở quốc gia nào sau đây? A. Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma. C. Lào. D. Thái Lan. Câu 32. Tư tưởng chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. B. tín ngưỡng phồn thực. C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất. D. Phật giáo, Nho giáo.
- Câu 33. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về sự phát triển của các tôn giáo ởĐông Nam Á? A. Cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. B. Cùng tồn tại nhưng không hòa hợp. C. Phát triển độc lập, luôn luôn có xung đột. D. Không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài. Câu 34. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước. C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp. Câu 35.Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp. B. tiếp nhận yếu tố văn hóa tích cực của phương Tây. C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét. Câu 36. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền hóa A. Sa Huỳnh. B. Óc Eo. C. Đồng Nai. D. Đông Sơn. Câu 37. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc được hình thành trên lưu vực A. sông Hồng. B. sông Nin. C. sông Hoàng Hà. D. sông Trường Giang. Câu 38. Thời văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã tiếp xúc với văn minh Ấn Độ thông qua A. thương nhân Ấn Độ. B. Giáo sĩ phương Tây. C. thương nhân Trung Quốc. D. thương nhân Hà Lan. Câu 39. Kinh đô của quốc gia Văn Lang là A. Hoa Lư. B. Phong Châu. C. Tây Đô. D. Cổ Loa. Câu 40. Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực A. lưu vực sông Mã ngày nay. B. Lưu vực sông Trường Giang. C. Nam Bộ Việt Nam ngày nay. D. lưu vực Sông Hồng. Câu 41. Người Việt cổ chủ yếu đi lại bằng A. đường thủy. B. đường bộ. C. đường hàng không. D. xe ngựa. Câu 42. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương tới địa phương là A. Vua – Lạc hầu – Lạc tướng – Lạc dân. B. Vua – Vương công quý tộc – Bồ chính. C. Vua – Lạc hầu – Lạc tướng – Bồ chính. D. A. Vua – Lạc hầu – Lạc tướng – Tù trưởng. Câu 43.Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua. B. bộ máy nhà nước phúc tạp với nhiều bộ phận. C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc. D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Câu 44. Công trình nào dưới đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa? A. Thành Cổ Loa. B. Tháp Bà Pô Na-ga. C. Cảng thị Óc Eo. D. Tháp Phổ Minh. Câu 45. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. B. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Hoa. C. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Đại Việt. D. Kết hợp giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Phù Nam. Câu 46.Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Hồi giáo và Hin-đu giáo. C. Công giáo và Nho giáo. D. Nho giáo và Hồi giáo. Câu 47.Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nào sau đây? A. Nông nghiệp lúa nước và chăn nuôi. B. Nông nghiệp nương rẫy, gò đồi.
- C. Chăn nuôi đại gia súc. D. Kinh tế vườn – ao – chuồng. Câu 48. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác kim loại của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tiền đồng Óc Eo. C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tượng phật Đồng Dương. Câu 49.Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Trung và Nam Trung bộ. C. Khu vực Nam bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước. Câu 50.Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên cơ sở A. văn hóa Đồng Nai. B. văn hóa Đông Sơn. C. văn hóa Sa Huỳnh. D. văn hóa Óc Eo. Câu 51.Nền văn minh Phù Nam được phát triển dựa trên nền văn hóa A. Đồng Đậu. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Óc Eo. Câu 52. Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về A. chữ viết. B. kiến trúc. C. nghệ thuật. D. kĩ thuật. Câu 53.Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại? A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người. B. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. Ca ngợi tôn giáo, sự tiến bộ của kĩ thuật. D. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần. Câu 54.Thời cổ-trung đại, tôn giáo nào sau đây đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài? A. Thiên Chúa giáo. B. Bà-la-môn giáo. C. Phật giáo. C. Hồi giáo. Câu 55.Đền, chùa, tháp là các công trình thuộc dòng kiến trúc A. dân gian. B. tôn giáo. C. cung đình. D. dân sinh. Câu 56.Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là A. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn. B. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài. C. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. D. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính. Câu 57. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa. C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội. D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm. Câu 58.Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên cơ sở A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ. C. hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. D. tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Ấn Độ. Câu 59. Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo. B. Tín ngưỡng thờ thần. C. Tín ngưỡng thờ tổ tiên. D. Hin-đu giáo. Câu 60. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Hoạt động kinh tế chính là thương nghiệp. B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen.
- D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. II. PHẦN TỰ LUẬN 1. Phân tích được ý nghĩa và tác động của của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Lấy ví dụ minh họa. 2. Trình bày được các thời kì phát triển và thành tựu chính của văn minh Đông Nam Á. Ý nghĩa những thành tựu đó. 3.Cơ sở hình thành một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Phân biệt được những điểm tương đồng, khác biệt. Giá trị và ý nghĩa thành tựu những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. 4. Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơngiản).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập Học kì 2 lớp 11 môn Toán - Trường THPT Ngô Tất Tố
3 p | 177 | 20
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
20 p | 13 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
8 p | 10 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
10 p | 8 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phạm Phú Thứ
10 p | 6 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài
11 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hiền, TP. HCM
5 p | 7 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội
6 p | 9 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình cơ bản)
2 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Giồng Ông Tố
6 p | 6 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
7 p | 10 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
6 p | 10 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Thượng Cát
11 p | 25 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
11 p | 4 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
3 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 Hình học 6 – Chương 1: Đoạn thẳng
9 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn