intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bùi Thị Xuân", các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ I  MÔN CÔNG NGHỆ 10 CHỦ ĐỀ 1. KHÁI QUÁT CÔNG NGHỆ Bài 1. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ Câu 1. Khái niệm về công nghệ là A. hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự  nhiên, xã hội và tư duy. B. các giải pháp để   ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt  trong công nghiệp C.  ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế  tạo, vận hành các máy móc,   thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. D. Cả 3 đáp án trên Câu 2.Công nghệ được chia làm mấy lĩnh vực? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Công nghệ nào sau đây không thuộc lĩnh vực kĩ thuật? A. Công nghệ cơ khí B. Công nghệ xây dựng     C. Công nghệ điện   D. Công nghệ sinh  học Câu 4. Công nghệ làm thay đổi A. môi trường B. môi trường và khí hậu C. khí hậu D. đáp án khác Câu 5. Khoa học có mối quan hệ như thế nào đối với kĩ thuật? A. Khoa học giúp kĩ thuật tiến bộ B. Kĩ thuật tạo cơ sở cho khoa học phát triển C. Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật D. Khoa học và kĩ thuật không có sự tác động qua lại Câu 6 Yếu tố nào sau đây thúc đẩy công nghệ phát triển? A. Cơ sở khoa học của xã hội và con người B. Nhu cầu của xã hội và con  người C. Trình độ khoa học của xã hội và con người D. Đáp án khác Câu 7. Khoa học là gì? A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của   tự nhiên, xã hội, tư duy. B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy   móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện   dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. 1
  2. D. Cả 3 đáp án trên Câu 8. Kĩ thuật là gì? A. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của   tự nhiên, xã hội, tư duy. B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy   móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. C. Là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện   dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. D. Cả 3 đáp án trên Bài 2. Hệ thống kĩ thuật Câu 1. Hệ thống kĩ thuật tạo liên kết cho các phần tử về mặt A. cơ khí B. điện C. vật lí D. hóa học  Câu 2. Đâu không phải là phần tử thuộc hệ thống kĩ thuât? A. Phần tử đầu vào.  B. Phần tử đầu ra. C. Phần tử xử lí và điều khiển.    D. Phần tử chấp hành. Câu 3. Xác định các mối liên kết ở hệ thống kĩ thuật dưới  đây? (Hình bên) A. Liên kết thủy lực. B. Liên kết thủy lực, khí nén. C. Liên kết cơ khí và liên kết thủy lực. D. Liên kết khí nén. Câu 4. Hệ thống điều khiển cấp nước gia đình có mấy kiểu  liên kết? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm mấy phần tử cơ bản? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6.Hệ thống kĩ thuật là tập hợp phần tử nào sau đây? A. Các chi tiết máy B. Bộ phận máy C. Thiết bị D.Cả 3 đáp án trên Câu 7. Hệ thống năng lượng điện mặt trời thực hiện liên kết nào? A. Liên kết thủy lực.  B. Liên kết điện.  C. Liên kết cơ khí.  D. Liên kết truyền thông tin. Câu 8. Bộ phận xử lí của bàn là là gì? A. Điện năng. B. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng. D. Cả 3 đáp án trên. Bài 3. Một số công nghệ phổ biến 2
  3. Câu 1. Đâu không phải là công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí? A. Công nghệ hàn. B. Công nghệ đúc. C. Công nghệ gia công cắt gọt. D. Công nghệ điện ­ quang. Câu 2. Động cơ điện có mấy bộ phận chính? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Thực tế nên sử dụng loại đèn điện nào để tiết kiệm điện năng? A. Đèn LED, đèn huỳnh quang. B. Đèn sợi đốt, đèn compact. C. Đèn compact, đèn LED. D. Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang. Câu 4. Truyền thông không dây có loại nào sau đây? A. Công nghệ wifi B. Công nghệ bluetooh C. Công nghệ mạng di động D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Ngành công nghệ nào biển đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên li cảm ứng  điện tử? A. Công nghệ điện – điện tử B. Công nghệ điện – cơ C. Công nghệ điều khiển và tự động hóa D. Công nghệ điện – quang Câu 6. Hãy xác định ngành công nghệ nào được dùng để tạo mối liên kết cố định giữa các  chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc? A. Công nghệ gia công áp lực B. Công nghệ hàn C. Công nghệ gia công cắt gọt D. Công nghệ đúc Câu 7. Xác định: Nhược điểm của công nghệ nào gây ô nhiễm môi trường vì thái ra nhiều  khi carbonic (CO2), bụi, tiếng ồn? A. Công nghệ hàn B. Công nghệ gia công cắt gọt C. Công nghệ đúc D. Công nghệ luyện kim Câu 8. Truyền thông không dây gồm mấy loại? A. 1     B. 2  C. 3  D. 4 Câu 9. Có mấy công nghệ phổ biến trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí? A. 1           B. 2  C. 4  D. 5 Câu 10. Công nghệ đúc là công nghệ  A. điều chế  kim loại, hợp kim để  dùng trong cuộc sống từ  các loại quặng hoặc từ  các  nguyên liệu khác. B. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau  đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. C. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ  cắt   và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. D. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng  theo hình dáng yêu cầu Câu 11. Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ A. điều chế  kim loại, hợp kim để  dùng trong cuộc sống từ  các loại quặng hoặc từ  các  nguyên liệu khác. B. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau  đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. 3
  4. C. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ  cắt   và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. D. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng  theo hình dáng yêu cầu Câu 12. Có mấy công nghệ trong lĩnh vực điện – điện tử? A. 1       B. 2  C. 3   D. 5 Bài 4. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Câu 1. Căn cứ đầu tiên để lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là A. Xem xét triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. B. Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động. C. Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn. D. Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng. Câu 2. Có mấy căn cứ khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật? A. 1. B. 2.  C. 3.  D. 4. Câu 3. Đâu không phải là thông tin chính về thị trường lao động kĩ thuật công nghệ. A. Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng. B. Số lượng lao động có đào tạo về chuyên môn kĩ thuật tăng. C. Các ngành nghề thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhất. D. Yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Câu 4. Cho biết: Khi lựa chọn nghề  nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ  cần lưu ý  bao nhiêu yếu tố? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5. Các ngành nghề kĩ thuật công nghệ được chia thành mấy nhóm A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6.Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào? A. Tăng về số lượng. B. Tăng về chất lượng. C. Tăng về số lượng và chất lượng. D. Không có sự thay đổi. Câu 7.Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào? A. Tăng về số lượng. B. Tăng về chất lượng. C. Tăng về số lượng và chất lượng. D. Không có sự thay đổi. Câu 8. Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng nhiều là do yếu tố nào sau  đây? A. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. B. Do chính sách  ưu đãi đầu tư  của nhà nước đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước  về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. C. Do số  lượng người lao động được đào tạo về  chuyên môn kĩ thuật, công nghệ  ngày   càng tăng. D. Do sự phát triển của ngành cơ khí. Câu hỏi tự luận chủ đề 1 4
  5. Câu 1. Theo em, những căn cứ để lựa chọn một nghề nghiệp cho bản thân là gì? Câu 2.Hãy trình bày một ngành nghề mà em yêu thích và những đánh giá khả năng thích  ứng của bản thân về ngành nghề này? CHỦ ĐỀ 2: ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Bài 5. Các cuộc cách mạng công nghệ Câu 1. Thế giới đã và đang trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp? A. 1  B. 2 C. 3   D. 4 Câu 2. Sản phẩm nền tảng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất? (thứ 2?  thứ 3? thứ 4?). A. Máy tính, . B. Động cơ hơi nước.  C. Năng lượng điện.     D. Trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 3. Thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng lần thứ nhất? (Thứ hai? Thứ ba? Thứ  4?) A. Nửa cuối thế kỉ XVIII  B. Nửa cuối thế kỉ XIX C. Những năm 70 của thế kỉ XX D. Những năm đầu thế kỉ XXI Câu 4. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? (thứ hai? thứ ba? thứ 4?) A. Gắn liền với ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. B. Sự thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng  lượng điện. C. Sự xuất hiện của máy tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông Internet D. Cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên những thành tựu trong các lĩnh vực  công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, … với nền tảng là sự đột phá của công nghệ số. Câu 5. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là: A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng  loạt C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 6. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là: A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng  loạt C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 7. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là: A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng  loạt C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 8. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Năng lượng điện và sản xuất hàng  loạt C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Bài 6. Ứng dụng của một số công nghệ mới 5
  6. Câu 1. Đâu không phải là nguồn năng lượng tái tạo? A. Năng lượng gió. B. Năng lượng mặt trời. C. Năng lượng thủy triều.   C. Năng lượng hóa thạch. Câu 2. Công nghệ nào tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính? A. Công nghệ Internet vạn vật (IoT). B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). C. Công nghệ robot thông minh. D. Công nghệ in 3D. Câu 3. Công nghệ tạo cho robot khả năng tư duy như con người? A. Công nghệ Internet vạn vật (IoT). B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). C. Công nghệ robot thông minh. D. Công nghệ in 3D. Câu 4. Công nghệ CAD/CAM/CNC là A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết  kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy  điều khiển số CNC. C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên  tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. Câu 5. Công nghệ mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt  là các hệ thống máy tính. Đó là công nghệ gì? A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên Câu 6. Công nghệ kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy  móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet. Đó là công nghệ  gì? A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên Câu 8. Công nghệ năng lượng tái tạo là A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano B. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết  kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy  điều khiển số CNC. C. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên  tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. Câu 9. Công nghệ Robot có bộ não sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng  nhận thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền  thống. Đó là công nghệ gì? A. Công nghệ trí tuệ nhân tạo B. Công nghệ Internet vạn vật 6
  7. C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên Bài 7. Đánh giá công nghệ Câu 1. Có mấy tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ? A. 1. B. 2.  C. 3. D. 4. Câu 2. Tiêu chí nào thể hiện qua chất lượng của công nghệ? A. Tiêu chí ­ Hiệu quả. B. Tiêu chí ­ Độ tin cậy. B. Tiêu chí ­ Tính kinh tế. D. Tiêu chí ­ Môi trường. Câu 3. Có mấy tiêu chí cơ bản trong đánh giá sản phẩm công nghệ? A. 2. B. 3.  C. 5. D. 6 Câu 4. Khi đánh giá công nghệ thì tiêu chí về tính kinh tế là A. đảm bảo công nghệ lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng công nghệ. B. đảm bảo được chất lượng sản phẩm ổn định . C. liên quan đến giá thành của công nghệ. D. cho biết mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới đến môi trường sống và biện pháp xử  lí chất thải. Câu 5. Đánh giá công nghệ nhằm mấy mục đích? A. 1         B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6.  Tiêu chí về độ tin cậy của đánh giá công nghệ là đánh giá A. về năng suất công nghệ. B. về độ chính xác của công nghệ C. chi phí đầu tư D. sự  tác động của công nghệ  đến môi trường không  khí Câu 7. Tiêu chí về môi trường của đánh giá công nghệ là? A. Đánh giá về năng suất công nghệ. B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ C. Đánh giá chi phí đầu tư D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí Câu 8.Hãy chọn câu đúng nhất. Mục đích của việc đánh giá sản phẩm công nghệ là A. đánh giá sản phẩm công nghệ nào tốt, xấu, giá thành rẻ. B. lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp để sử dụng. C. đánh giá xem sản phẩm công nghệ có độ tin cậy không. D. lựa chọn sản phẩm công nghệ để phục vụ cho sản xuất. Câu hỏi tự luận chủ đề 2 Câu 1. Trong các công nghệ mới, theo em công nghệ nào có tầm quan trọng đối với cuộc  cách mạng công nghiệp 4.0? Tại sao? Câu 2. Hãy chọn một trong các công nghệ mới, trình bày bản chất công nghệ, khả năng  ứng dụng và các tác động của công nghệ đó đến gia đình em? CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ. Bài 8. Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (BVKT). 7
  8. Câu 1. Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin gì? A. Hình dạng, kích thước dưới dạng sơ đồ. B. Hình dạng, kích thước dưới dạng văn bản. C. Hình dạng, kích thước, đặc điểm của vật thể dưới dạng sơ đồ. D. Hình dạng, kích thước, đặc điểm của vật thể dưới dạng hình vẽ. Câu 2. Có mấy tiêu chuẩn trình bày BVKT? A. 3 tiêu chuẩn. B. 4tiêu chuẩn. C. 5 tiêu chuẩn. D. 6 tiêu chuẩn. Câu 3. TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây? A. A0,A1,A2,A3,A4,A5.                            B. A0,A1,A2,A3,A4. C. A1,A2,A3,A4,A5.                                  D. A1,A2,A3,A4. Câu 4: Theo TCVN, khổ giấy nào có kích thước lớn nhất? A. A0.                        B. A1.                         C. A2.                          D. A4. Câu 5. Tỉ lệ 1:5 là tỉ lệ gì? A. Phóng to B. Thu nhỏ C. Nguyên hình D. Nâng cao Câu 6. Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong bản vẽ kĩ thuật? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2. Câu 7. Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét? (Đường bao thấy, cảnh thấy  dùng nét nào? A. Nét đứt mảnh B. Nét liền đậm C. Nét liền mảnh D. Nét lượn sóng Câu 8.  Nét liền đậm dùng để vẽ đường nào? (Nét liền mảnh? Nét gạch chấm mảnh?) A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường báo khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, trục đối xưng. D. Đường gióng, đường kích thước. Câu 9.  Bản vẽ trên giấy A4 thường sử dụng chiều rộng nét đậm là bao nhiêu? A. 0,25 mm. B. 0,18 mm. C. 0,5 mm. D. 2mm. Câu 10. Quy định nào sau đây không đúng theo TCVN về chữ viết. A. Khổ chữ danh nghĩa (h) là chiều cao của chữ hoa và tính bằng mm. B. Khổ chữ danh nghĩa (h) là chiều cao của chữ thường và tính bằng mm. C. Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng h/10. D. Bản vẽ trên giấy A4 thường sử dụng khổ chữ 2,5 và 5 cho chữ thường. Câu 11. Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Câu 12. Các thành phần của kích thước? A. Đường gióng, chữ số kích thước.                                  B. Đường kích thước. C. Đường kích thước, đường gióng, chữ số kích thước.    D. Chữ số kích thước. Câu 13: Trên bản vẽ kĩ thuật, những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo  đơn vị nào? A. cm. B. mm . C. dm. D. m. Bài 9. Hình chiếu vuông góc 8
  9. Câu 1. Mỗi một hình chiếu vuông góc là hình biểu diễn mấy chiều của vật? A. 1 chiều. B. 2 chiều. C. 3 chiều. D. 4 chiều. Câu 2. Có mấy phương pháp chiếu được dùng để biểu diễn HCVG? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Việt Nam thường sử dụng phương pháp chiếu góc nào để biểu diễn HCVG? A. PPCG 1. B. PPCG2. C. PPCG3. D. PPCG4. Câu 4.Trong PPCG1,để  mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh về  cùng  mặt phẳng hình chiếu đứng thì ta mà thế nào? A. Xoaymặt phẳng hình chiếu bằng   lên trên 900,  xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh   sang  trái 900 B. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng  xuống dưới 900,  xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh  sang phải 900 C. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng  xuống dưới 900,  xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh  sang  trái 900 D. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng  lên trên 900,  xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh   sang phải 900 Câu 5. Trong PPCG1, hình chiếu cạnh đặt ở đâu trên bản vẽ?   A.  Phía dưới hình chiếu đứng  B.  Phía trên hình chiếu đứng   C.  Bên trái hình chiếu đứng   D.  Bên  phải hình chiếu đứng  Câu 6: Trong PPCG1, hình chiếu bằng được đặt ở đâu trong bản vẽ? A.  Phía dưới hình chiếu đứng  B.  Phía trên hình chiếu đứng   C.  Bên trái hình chiếu đứng   D.  Bên  phải hình chiếu đứng  Câu 7. Trong PPCG1, với hướng chiếu từ trên xuống ta sẽ biểu diễn được hình chiếu nào? A.  Hình chiếu đứng.  B.  Hình chiếu bằng.  C.  Hình chiếu cạnh.  D.  Hình cắt.  Câu 8. Trong PPCG1, với hướng chiếu từ trước tới ta sẽ biểu diễn được hình chiếu nào? A.  Hình chiếu đứng.  B.  Hình chiếu bằng.  C.  Hình chiếu cạnh.  D.  Hình cắt.  Câu 9. Trong PPCG1, với hướng chiếu từ  trái qua phải ta sẽ  biểu diễn được hình chiếu  nào? A.  Hình chiếu đứng.  B.  Hình chiếu bằng.  C.  Hình chiếu cạnh.  D.  Hình cắt.  Câu 10. Trong các khối hình học, khối nào có hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình  chiếu cạnh giống nhau?  A.  Khối lập phương.  B.  Khối lăng trụ đáy là tam giác. C.  Khối hình nón. D.  Khối  hình trụ. Câu 11. HCVG được thực hiện vẽ qua mấy bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 12. Trong các bước vẽ HCVG thì bước vẽ hình chiếu bằng là bước số mấy? A. Bước 3. B. Bước 4. C. Bước 5. D. Bước 6. Bài 10. Mặt cắt và hình cắt 9
  10. Câu 1: Hình cắt là gì? A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt. C. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt. D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt. Câu 2. Mặt cắt là gì? A. Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. B. Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu. C. Hình biểu diễn đường các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt. C. Hình biểu diễn đường các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt. Câu 3: Mặt cắt có mấy loại? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4.Hình nào là mặt cắt của vật thể? Câu 5. Mặt cắt nào được đặt bên ngoài hình chiếu? A. Mặt cắt một nửa B. Mặt cắt toàn bộ C. Mặt cắt chập D. Mặt cắt rời. Câu 6. Mặt cắt nào vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng? A. Mặt cắt một nửa B. Mặt cắt toàn bộ C. Mặt cắt chập D. Mặt cắt rời. Câu 7. Vẽ mặt cắt được thực hiện qua mấy bước? A. 2 bước. B. 3 bước. C. 4 bước. D. 5 bước. Câu 8. Hình cắt có mấy loại? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Hình cắt nào gồm một nửa hình cắt, một nửa là hình chiếu? A. Hình cắt toàn phần.  B. Hình cắt bán phần. C. Hình cắt cục bộ. D. Mặt cắt rời. Câu 10: Đường giới hạn phần hình cắt cục bộ ta dùng nét gì? A. nét liền mảnh B. nét liền đậm C. nét lượn sóng D. đường gạch chéo. Câu 11. Em hãy chọn mặt cắt và hình cắt đúng của hình bên dưới. Đáp án: Mặt cắt là hình ..............; Hình cắt là hình............... 10
  11. Phần tự luận chủ đề 3 Câu 1. Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể hình 9.12 SGK. Câu 2. Hãy vẽ mặt cắt, hình cắt của vật thể hình 10.5 SGK. CHÚC CÁC CON ÔN THI VÀ LÀM BÀI TỐT 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2