intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử lớp 11. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ  NĂM HỌC 2021­2022 Môn: Lịch sử 11 I ­ NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn tập tất cả  kiến thức Lịch sử lớp 11  ở học kì 1 theo sách giáo khoa ban   cơ bản, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Chương Nội dung kiến thức cần nắm vững LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (tiếp theo) ­   Những   thành   tựu   về   văn   học,   âm   nhạc,   hội   họa,   tư  tưởng...qua 2 thời kì: buổi đầu thời cân đại và từ  đầu thế  Chương III kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. NHỮNG THÀNH   + Tác phẩm, tác giả  tiêu biểu trên các lĩnh vực: văn học,  TỰU VĂN HÓA  hội họa, âm nhạc, tư tưởng. THỜI CẬN ĐẠI  + Nội dung của các tác phẩm. ­ Ý nghĩa những thành tựu nói trên đối với đời sống con   người. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (phần từ năm 1917 đến năm 1945) Chương I ­  Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả  của cách  mạng tháng Hai/1917 và cách mạng tháng Mười Nga1917. CÁCH MẠNG  THÁNG MƯỜI  + Cách mạng dân chủ  tư  sản tháng Hai(1917): lật đổ  chế  NĂM 1917 VÀ  độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. CÔNG CUỘC  + Cách mạng XHCN tháng Mười (1917): đánh đổ  chính  XÂY DỰNG  phủ  tư  sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế  CNXH Ở LIÊN  giới.
  2. ­ Qua đó giải thích được vì sao năm 1917 ở Nga có 2 cuộc   cách mạng. ­ Nắm đươc ý nghĩa lịch sử  của cách mạng tháng Mười  Nga 1917.  + Đối với nước Nga.  + Đối với thế giới. XÔ (1921­1941) ­ Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của chính sách  kinh tế mới(NEP) do Lê nin khởi xướng(1921)    + Thành tựu về: công nghiệp, nông nghiệp,văn hóa giáo  dục, xã hội.  + Ý nghĩa của thành tựu: Chỉ trong một thời gian ngắn từ  một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở  thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ  hai trên thế  giới... ­ Sự  xác lập của 1 trật tự  thế  giới mới   hình thành sau   chiến   tranh   thế   giới   thứ   nhất   theo   hệ   thông   Vécxai­  Oasinhtơn   (thông   qua   hội   nghị   của   các   nước   đế   quốc  thắng trận được tổ chức tại V­O). ­ Nguyên nhân, biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế  thế giới (1929­1939) và những hậu quả của nó, biện pháp  giải quyết cuộc khủng hoảng của các nước tư bản. ­ Tìm hiểu cụ  thể  tình hình các nước tư  bản (1918­1939)  Chương II thông qua một số nước tư bản. CÁC NƯỚC TƯ   + 1929­1933: Thời kì các nước tư bản lâm vào tình trạng   BẢN GIỮA HAI  khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có, đó là khủng  CUỘC CHIẾN  hoảng  “thừa  ”(nắm  được  nguyên   nhân,   biểu  hiện,   hậu   TRANH THẾ  quả của cuộc khủng hoảng đối với từng nước). GIỚI (1918­1939)  + Biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng của từng nước   tư bản:     . Mĩ: thực hiện cải cách kinh tế­ xã hội thông qua Chính   sách mới(của Rudơven), nhờ đó đã duy trì đc sự phát triển  của CNTB.      . Đức, Nhật Bản: tiến hành phát xít hóa bộ  máy nhà  nước và gây chiến tranh xâm lược.  
  3. II ­ MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý:       Câu 1:  “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Rudơven được thực hiện trên lĩnh  vực A.khoa học – kĩ thuật, giáo dục. B.tài chính – tiền tệ, chứng khoán. C.kinh tế, văn hóa . D.kinh tế ­ tài chính và chính trị ­ xã hội. Câu  2:  Tiểu thuyết  đăc biệt xuất sắc của Vích­to Huy­gô  (1802 – 1885), nhà   thơ,nhà  viết kịch Pháp là A.Những người khốn khổ. B.Ngày cuối cùng của một tử tù. C.Tia sáng và bóng tối. D.Người nô lệ da đen. Câu 3:Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng đóng vai trò quan   trọng như thế nào? A.Tấn công vào thành trì của chế độ  phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng   của con người tư sản. B.Đánh dấu sự  thắng lợi hoàn toàn của chủ  nghĩa tư  bản đối với chế  độ  phong  kiến trên phạm vi toàn thế giới. C.Tố  cáo chế  độ  tư  bản, cảm thông với những người lao động, mong  ước một   cuộc sống tốt đẹp hơn. C.Đề cao, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị. Câu 4:Các tác phẩm của văn học phương Đông từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ 
  4. XX phản ánh nội dung quan trọng nào? A.Khát khao, ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do. B.Cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến. C.Tội ác của đế quốc thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. D.Mặt tối, sự lạc hậu của người dân dưới chế độ phong kiến. Câu 5. Lê­ nin đã đánh giá các tác phẩm của ai  như “ tấm gương phản chiếu cách  mạng Nga” ? A. Lép­tôn­xtôi. B.Vích­to Huy­gô. C. Lỗ Tấn.  D. Mác Tuên. Câu 6. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng  bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917? A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH. B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc. C. Đầu năm 1917, nước Nga trở  thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của  chủ nghĩa đế quốc . D. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn.. Câu 7. Sau cách mạng 1905­1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào? A. Xã hội chủ nghĩa. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến. Câu 8. Thái độ  của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế  giới thứ  nhất 1914­ 1918 như thế nào? A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
  5. C. Tham chiến một cách có điều kiện. D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận. Câu 9. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác   động đến nền kinh tế như thế nào? A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ. C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. Câu 10. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế  nào? A. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân. C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác. D. Bỏ chạy ra nước ngoài. Câu 11. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng văn hóa. Câu 12. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga   1917 là gì? A. Khởi nghĩa từng phần. B. Biểu tình thị uy. C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 13. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai   là?
  6. A. Xuất hiện hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ  lâm thời và các Xô  viết. B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. Câu 14.  Luận cương tháng  Tư  của Lê nin đã chỉ  ra mục tiêu và đường lối của   Cách mạng tháng Mười  Nga là: A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. B. Chuyển từ cách mạng dân chủ  tư  sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ  tư  sản   kiểu mới C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. Câu 15. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917: A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. B. là cuộc cách mạng XHCN. C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình. Câu 16. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917? A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. B. Lần đầu tiên trong lịch sử  nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động  đứng lên làm chủ đất nước. C. Làm thay đổi cục diện thế giới. D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Câu 17. Sự  kiện nào đánh dấu mở  đường giải quyết sự  khủng hoảng về  đường   lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911. B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa   của Lê nin(7/1920).
  7. C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920. D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh. Câu 18. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê  vích đã  A. Ban hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến. C. Ban hành Chính sách kinh tế mới . D. Cải cách chính phủ. Câu 19. “NEP” là cụm từ viết tắt của A. Chính sách cộng sản thời chiến. B. Các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941. C. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Chính sách kinh tế mới của Nga. Câu 20. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã  hội từ 1925­1941 là A. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp. B. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ. C. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên. D. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ  nghĩa.  Câu 21. Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là A. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí. B. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. C. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước. D. phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà  nước.
  8. Câu 22. Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới ( NEP ) ở Nga lại bắt đầu từ  nông nghiệp ? A. Vì nông dân chiến tuyệt đối trong xã hội. B. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội. C. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân Nga bất bình. D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước. Câu 23. Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập  quan hệ ngoại giao với Liên Xô, điều này chứng tỏ  A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.  B. khẳng định  uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.  D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô. Câu 24. Công cuộc xây dựng CNXH đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh  thổ nước Nga Xô viết ? A. Một, hai dân tộc liên minh với nhau giành quyền lực. B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh. C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc. D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ. Câu 25. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thường  được gọi là A. Trật tự hai cực Ianta. B. Trật tự đa cực. C. Hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn. D. Trật tự  đơn cực. Câu 26. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế  giới thứ nhất? A.Tổ chức Liên hợp quốc.
  9. B. Hội quốc Liên(1/1920). C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội liên hiệp tư bản. Câu 27. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929­1933) diễn ra đầu tiên ở nước  nào? A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức. Câu 28. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929­1933) đã hình thành 2 khối đế  quốc đối lập nhau là  A. Mĩ­Anh­Đức và Nhật­Ý­Pháp. B. Mĩ­Ý­Nhật và Anh­Pháp­Đức. C. Mĩ­Anh­Pháp và Đức­Ý­Nhật. D. Đức­Áo­Hung­Ý và Anh­Pháp­Nga. Câu 29. Sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất, các nước thắng trận đã tổ  chức Hội  nghị hòa bình ở Vecxai và Oasinhtơn nhằm A. kí kết các hòa ước và hiệp ước phân chia quyền lợi. B. xác lập trật tự thế giới hai cực. C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 30. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền  lợi.
  10. Câu 31. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh  tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị. B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động. C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường. D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. Câu 32. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế  1929 – 1933 bằng biện pháp nào? A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị. Câu 33:Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự thành công của Chính sách kinh tế  mới (NEP) ở nước Nga? A.Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng Bônsêvích Nga. B.Sự chăm chỉ, cố gắng nỗ lực của nhân dân Nga. C.Tinh thần đoàn kết của nhân dân Nga. D.Lòng tin của nhân dân Nga vào Đảng Bônsêvích. Câu 34: Đạo luật quan trọng nhất của “Chính sách mới” mà Tổng thống Ru­dơ­ ven đã ban hành là A.Đạo luật phục hưng công nghiệp. B.Đạo luật chính trị, xã hội. C.Đạo luật ngân hàng. D.Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. Câu 35. Tại sao Đức,Ý, Nhật  lại đi theo con đường phát xít hoá Bộ máy Nhà  nước? A.Vì cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
  11. B.Vì có ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường. C.Vì phát xít hoá bộ máy nhà nước mới có điều kiện để khôi phục kinh tế. D. Đó là những nước quân phiệt hiếu chiến. Câu 36:Bài học kinh nghiệm quan trọng từ cách mạng tháng Mười Nga 1917 được  rút ra cho cách mạng Việt Nam là A. thành lập chính đảng của giai cấp vô sản. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. D. chớp thời cơ. Câu 37. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­ 1933?   A. Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lí. B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến “cung” vượt quá xa  “cầu”. C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918­1923. Câu 38. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933  là gì? A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ II. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929­1933) tác động đến kinh tế Việt Nam  như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng. B. Phát triển một số lĩnh vực. C. Khủng hoảng, suy thoái. D. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp.
  12. Câu 40. Thực chất của hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn là A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại  trận. C. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc. D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc  địa. HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2