Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 2
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 I. CÁC NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 1. Số và đại số: - Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp. - Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa trong tập hợp số tự nhiên. - Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính. Vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí. - Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội. Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không. - Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số. Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố. - Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên. - Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên. Nhận biết được số đối của một số nguyên. - Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước. - Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên. Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). - Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên. - Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. 2. Hình học và đo lường: - Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều. - Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều, hình vuông, lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. - Vẽ được tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành bằng dụng cụ học tập. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên. 3. Một số yếu tố thống kê và xác suất: - Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác. - Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. - Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart). - Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép. - Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép. - Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP: Bài 1: Cho hai tập hợp M = x N/ 1 x 10 và N = x N* / x 6 a) Viết các tập hợp M và tập hợp N bằng cách liệt kê các phần tử? b) Tập hợp M có bao nhiêu phần tử? c) Điền các kí hiệu ; vào các ô vuông sau: 2 □ M; 10 □ M; 0 □ N; Bài 2: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử a) A = x 8 x 14 c) C = x 21 x 30 b) B = x x 7 Bài 3: Viết các tập hợp sau bằng hai cách a) Tập C các số tự nhiên lớn hơn 21 và không lớn hơn 36 b) Tập D các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 3 Bài 4: Trong các số : 370, 3425, 2148, 9264, 23850 a) Số nào chia hết cho 2 và 5 b) Số nào chia hết cho 3 c) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 d) Số nào chia hết cho cả 2,3,5,9 Bài 5: Thực hiện các phép tính (tính hợp lí nếu có thể): 1) 180 – 75 : 25 2) 24 . 23 + 3. 52 3)136 . 52 + 48. 136 4) 110 :{38 - [-14 + (-3)]} 5) 17.85 + 15. 17 6) 12.{390 : [500 – ( 125 + 35.7)]} 7) 100 + (-520) + 1140 + (-620) 8) 22. 3 - ( 110 + 8 ) : 32 9) 52.2 – 32.4 10) 58.75 + 58.50 – 58.25 11) 23 . 17 + 23 . 22 - 14 12) 476 – {5.[409 – (8.3 – 21)2] – 1724}. Bài 6: Tìm x biết: 1) 12.x – 64 = 25 2) 36 – x : 2 = 16 3) 6.x + 5 = 623 4) ( x − 47 ) − 115 = 0 5) (2 x + 1) = 125 3 6) 49 . 7x = 2401 Bài 7: Viết các tập hợp sau: a) Ư(6); Ư(12); Ư(42) b) B(6); B(7); B(3) Bài 8: Tìm tất cả các ước của các số nguyên sau: 10, -28, 24, -18. Bài 9: Có 96 cái bánh và 84 cái kẹo được chia đều vào mỗi đĩa. Hỏi có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu đĩa. Khi ấy mỗi đĩa có bao nhiêu cái bánh, bao nhiêu cái kẹo?
- Bài 10: Một lớp 6 có 24 nữ và 20 nam được chia thành tổ để số nam và số nữ được chia đều vào tổ. Hỏi chia được nhiều nhất bao nhiêu tổ? Khi ấy tính số nam và số nữ mỗi tổ. Bài 11: Học sinh của một trường THCS khi xếp hàng 12, hàng 16, hàng 18 đều vừa đủ. Tính số học sinh của trường đó biết rằng số học sinh trong khoảng từ 250 đến 300 học sinh. Bài 12: Công ty M có lợi nhuận ở mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm là -20 triệu đồng. Trong 4 tháng tiếp theo lợi nhuận của mỗi tháng là 90 triệu đồng. Sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty M là bao nhiêu tiền ? Bài 13: Một tờ giấy hình chữ nhật ABCD có AB = 9cm, BC = 7cm. a) Tính chu vi tờ giấy. b) Ở giữa tờ giấy cắt khoét lấy một mảnh giấy hình thang cân có độ dài hai đáy là 2cm và 4cm, chiều cao là 3cm. Tính diện tích phần giấy còn lại của tờ giấy. Bài 14: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD, đường cao BE và độ dài các cạnh : AB = CD = 5cm, BC = AD = 8cm, BE = 4cm. Bài 15: Tính chu vi và diện tích hình thoi có độ dài các cạnh là AB = 6cm, BD = 4cm, AC = 8cm. Bài 16: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m , chiều rộng 6m. a) Tính diện tích nền nhà b) Nếu lát nền nhà bằng những viên gạch hình vuông cạnh 40cm thì cần bao nhiêu viên gạch? Bài 17 : Hãy đọc dữ liệu thống kê từ biểu đồ tranh sau đây và ghi vào bảng thống kê tương ứng.
- Bài 18 : Cho bảng thống kê : Môn học Cầu lông Ném bóng Bóng đá Đá cầu Số lượng bạn yêu thích 6 5 12 8 Hãy vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên. Bài 19: Biểu đồ dưới đây cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một cửa hàng điện máy trong năm 2018. a) Liệt kê ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt trần nhất ? b) Tính tổng số lượng quạt mỗi loại bán được trong năm ? c) Tổng số quạt bán được trong ba tháng 5, 6, 7 chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số quạt bán cả năm ? III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I: Cấp độ tư duy Tổng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
- - Biết cách viết một tập hợp. Nhận biết được một phần tử thuộc hoặc không thuộc một tập hợp và dùng đúng các kí hiệu. - Hiểu được tính chất chia hết của một tổng. - Nhận biết số chia hết cho 2;3;5;9 dựa vào dấu hiệu. - Nhận biết được một số tự nhiên lớn hơn 1 là số nguyên tố hay hợp số. - Biết được cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 1. Số tự nhiên - Vận dụng được các tính chất phép toán để tính toán một cách hợp lí. - Thực hiện được thứ tự thực hiện các phép tính. - Vận dụng được phép nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên. - Vận dụng được dấu hiệu chia hết và tính chất chia hết. - Bài toán thực tiễn tìm ƯC, BC, ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số. Số câu: 1 2 3 1 7 Số điểm: 0,5 1,0 2,25 0,5 4,25 Tỷ lệ: 5% 10% 22,5% 5% 42,5% - Nhận biết được và hiểu được cách tìm số đối của một số nguyên; so sánh được hai số nguyên. - Thực hiện được phép cộng, trừ, nhân và phép chia ở dạng 2. Số nguyên đơn giản. - Vận dụng được các phép cộng, trừ, nhân, chia để tính toán. - Vận dụng được các tính chất, quy tắc đã học để tính nhanh, tính hợp lý….. Số câu: 1 1 1 3 Số điểm: 0,5 1,0 0,75 2,25 Tỷ lệ: 5% 10% 7,5% 22,5% - Nhận biết được cách phân loại dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. - Đọc và mô tả được các dữ liệu ở dạng bảng và biểu đồ 3. Thống kê tranh. - Hiểu được ý nghĩa và công dụng của biểu đồ cột, biểu đồ cột kép. - Lập được bảng thống kê tương ứng từ bảng dữ liệu ban đầu. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 1,0 0,5 1,5 Tỷ lệ: 10% 5% 15% - Nhận biết được hình vuông, tam giác đều, lục giác đều, hình chữ nhật hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. - Nhận biết được yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của 4. Hình học và hình vuông, tam giác đều, lục giác đều, hình chữ nhật, hình đo lường thoi, hình bình hành, hình thang cân. - Vẽ được các hình đã học bằng các dụng cụ học tập. - Vận dụng các công thức về chu vi và diện tích để giải quyết một số bài toán hình học trong thực tiễn. Số câu: 1 1 1 3 Số điểm: 1,0 0,5 0,5 2,0 Tỷ lệ: 10% 5% 5% 20% Tổng số câu: 4 5 4 2 15
- Tổng số điểm: 3,0 3,0 3,0 1,0 10,0 Tỷ lệ: 30% 30% 30% 10% 100% III. ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1 Bài 1:(1,0 điểm) a) Cho tập hợp D = x * x 6 . Điền kí hiệu , vào ô vuông để được các kết luận đúng: 7 D ; 5 D b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 7; –10; 0; –8 Bài 2:(1,0 điểm) a) Trong các số: 1473; 1945; 2022, số nào chia hết cho 2? Số nào chia hết cho 3? b) Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên là bội của 6 nhỏ hơn 50. Bài 3:(3,0 điểm) Thực hiện từng bước các phép tính sau (tính hợp lý nếu được): a) 37 . 85 + 37 . 15 – 200 b) 375 + 56 + (–375) + (–156) c) 23 . 9 + 45 : 32 – 20220 d) 100 : {2 . [52 – (20 + 7)]} Bài 4:(1,0 điểm) Tìm số nguyên x, biết: 2x + 9 = –11 Bài 5:(0,5 điểm) Lớp bạn Hoa cần chia 120 quyển vở và 84 chiếc bút bi vào trong các túi quà mang tặng các bạn ở trung tâm trẻ mồ côi sao cho số quyển vở và số bút bi ở mỗi túi đều như nhau. Tính số lượng túi quà nhiều nhất mà các bạn lớp Hoa có thể chia được. Bài 6:(1,5 điểm) Một cửa hàng bán quần áo muốn biết cỡ áo nào bán được nhiều nhất trong các cỡ S (Small - Nhỏ), M (Medium - Vừa), L (Large - Lớn) nên yêu cầu nhân viên bán hàng ghi lại cỡ của các mẫu áo bán ra trong một ngày, kết quả thu được như sau: M M S L M S L S M L S S M L S M L M L M S L M S M M S M M L a) Hãy lập bảng thống kê tương ứng từ bảng dữ liệu trên. b) Hãy cho biết trong một ngày, cửa hàng bán được bao nhiêu áo và cỡ áo nào bán được nhiều nhất. Bài 7:(1,0 điểm) Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thoi? Hãy nêu tên các cạnh và các đường chéo của hình thoi đó.
- Bài 8:(1,0 điểm) Một người dự định lát đá và trồng cỏ xen kẽ cho một cái sân có dạng hình chữ nhật có chiều dài 30m và chiều rộng 20m. a) Tính diện tích của cái sân. b) Người ta dùng 1400 viên đá lát hình vuông cạnh 60cm để lát sân, phần còn lại dùng để trồng cỏ. Hỏi cần phải bỏ ra chi phí bao nhiêu để trồng cỏ, biết giá mỗi mét vuông cỏ là 30000 đồng? ĐỀ 2: Bài 1: a) Cho tập hợp A = {x ℕ/ 5 < x ≤ 10}. Điền kí hiệu , vào ô vuông để được các kết luận đúng: 7 A ; 11 A b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -17; –10; 0; 8; 5; -4 Bài 2: a) Trong các số: 1170; 1945; 2097, số nào chia hết cho 5? Số nào chia hết cho 9? b) Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên là bội của 3 nhỏ hơn 35. Bài 3: Thực hiện từng bước các phép tính sau (tính hợp lý nếu được): a) 123 + [54 + (-123) + 46] ( ) b) 120 : 54 − 50 : 2 − 32 − 2.4 c) 23.25 + 75.23 − 1300 d) 36 : 3 − 5.2 2 2 Bài 4: Tìm số nguyên x, biết: a) x − 10 = −8 b) 2x − 49 = 5.32 Bài 5: Một tấm vải hình chữ nhật có kích thước 120 cm 160 cm. Người thợ may muốn cắt tấm vải thành các miếng hình vuông có độ dài cạnh theo cm là số tự nhiên, đồng thời không muốn thừa ra bất kì miếng vải nào. Hỏi người thợ may có thể cắt được miếng vải hình vuông có cạnh lớn nhất là bao nhiêu? Bài 6: Điều tra về loài hoa yêu thích nhất của 30 học sinh lớp 6A, bạn lớp trưởng thu được bảng dữ liệu sau: H M H C C H H Đ Đ C L H H C C L C C L M C Đ H C C M L L H C
- Viết tắt: H: hoa hồng; M: hoa mai; C: hoa cúc; Đ: hoa đào; L: hoa lan. a) Hãy lập bảng thống kê tương ứng từ bảng dữ liệu trên. b) Hãy cho biết loại hoa nào được các bạn lớp 6A1 yêu thích nhiều nhất. Bài 7: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình bình hành ? Hãy nêu tên các cạnh bằng nhau và các đỉnh của hình bình hành đó. Bài 8: Chú Hưng cần lát nền một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 5m bằng những viên gạch hình vuông cạnh 50cm. a) Tính diện tích của cái nền. b) Hỏi chú Hưng cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng đó ? (Coi khe hở giữa các viên gạch là không đáng kể). ĐỀ 3: Bài 1: a) Viết tập hợp sau bằng hai cách: Tập A gồm các số tự nhiên không vượt quá 7 b) Trong một ngày nhiệt độ ở Luân Đôn lúc 5 giờ là -8 0C, đến 9h nhiệt độ tăng thêm 90C và lúc 12 giờ tăng thêm 3 0C. Hỏi nhiệt độ ở Luân Đôn lúc 12 giờ là bao nhiêu ? Bài 2: a) Trong các số: 3564; 4352; 6531, 6570; 1248 số nào chia hết cho 2? Số nào chia hết cho 9 ? b) Viết tập hợp A gồm tất cả các số nguyên là ước của 27. Bài 3: Thực hiện từng bước các phép tính sau (tính hợp lý nếu được): a) 125 - 70 + 375 - 230 b) 49. 55 + 45.49 c) 183 + 80 : 20 − 4 ( 52 − 24) d) ( −125) − 148 + 5.( −25) Bài 4: Tìm số nguyên x, biết: a) ( −8) x = ( −7 ).( −6 ) − 2 b) 5x + 40 = 15 Bài 5: Một sọt cam có số lượng quả cam trong khoảng từ 200 đến 300 quả. Nếu xếp vào mỗi hộp 6 quả, 12 quả hay 14 quả đều vừa đủ. Hỏi trong sọt có bao nhiêu quả cam? Bài 6: Cho biểu đồ sau:
- a) Ngày nào trong tuần An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất ? Ngày nào An không tự học ở nhà ? b) Tổng thời gian trong tuần An tự học ở nhà là bao nhiêu phút ? c) Lập bảng thống kê thời gian tự học ở nhà của An vào các ngày trong tuần. Bài 7: Vẽ hình vuông cạnh 3cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó . Bài 8: Một mảnh ruộng có kích thước như hình vẽ, 10m a. Tính diện tích mảnh ruộng 10m b. Hỏi mảnh ruộng cho sản lượng bao nhiêu kg thóc Biết năng suất lúa là 0,6 kg/m2 20m ĐỀ 4: Bài 1: Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần 1; 4; -56; -43; 100; -123; 65; -12; 0 b) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên x biết 0 x < 10, bằng cách liệt kê các phần tử. Bài 2: a) Trong các số: 4827; 5670; 6915; 2007. Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9? Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9? b) Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên là bội của 4 nhỏ hơn 35. Bài 3:Thực hiện từng bước các phép tính sau (tính hợp lý nếu được): a) 8697 – [37 : 35 + 2(13 – 3)] b) 1000 : [19 – 2(21 – 18)2] c) 273 + [-34 + 27 + (-273)] d) 182 . 35 – 35 . 82 + 300 Bài 4: Tìm số nguyên x, biết: a) 2x – 20 = -14 b) 45 + 5(x – 3) = 70 Bài 5: Bạn Huy, Hùng, Uyên cùng đến chơi câu lạc bộ thể dục đều đặn. Huy cứ 12 ngày đến một lần; Hùng cứ 6 ngày đến một lần và Uyên 8 ngày đến một lần. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày nữa thì 3 bạn lại gặp nhau ở câu lạc bộ lần thứ hai? Bài 6: Biểu đồ cột dưới đây biểu diễn điểm kiểm tra giữa kì 2 môn toán của HS lớp 6A
- Điểm kiểm tra giữa kì 2 môn toán của HS lớp 6A 14 12 10 8 6 4 2 0 Điểm 4 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 a) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh (Nếu tất cả học sinh đều làm bài kiểm tra) ? b) Lập bảng thống kê điểm kiểm tra giữa kì 2 môn Toán của HS lớp 6A. c) Có bao nhiêu bạn đạt điểm giỏi (điểm từ 8 trở lên) ? d) Có bao nhiêu bạn đạt điểm từ trung bình trở lên ? Bài 7: Cho khu vườn hình vuông có cạnh là 45m. a) Tính chu vi và diện tích khu vườn. b) Nếu người ta để lại làm nhà 160m2 thì diện tích phần còn lại là bao nhiêu ? Bài 8: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 9 m, A 3m E K 5m B chiều rộng 7 m. Người ta chia mảnh vườn thành 3m bốn khu gồm hai khu hình vuông cạnh 3 m, hai G Q khu hình chữ nhật có chiều dài 5 m , chiều rộng F L I S H T 3 m và chừa lại phần lối đi (màu trắng). a) Tính diện tích phần lối đi. 3m b) Người ta muốn lát gạch toàn bộ lối đi bằng D 5m J R 3m C những viên gạch hình vuông có cạnh bằng 50 cm. Tính số gạch cần dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn