Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập tại đây nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Quang Phục
- SƠ GD&ĐT HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU QUANG PHỤC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 10 HKII A. KIẾN THỨC 1. Nguồn lực 2. Cơ cấu kinh tế 3. các ngành kinh tế: Nông lâm ngư, Công nghiệp, dịch vụ,… B. KĨ NĂNG - Biểu đồ - Nhận xét số liệu, phân tích số liệu - Xử lý số liệu C. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực có thể phân loại thành A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước. B. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước. C. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước. D. Vị trí địa lí, tự nhiện, kinh tế - xã hội. Câu 2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là A. vùng nông nghiệp. B. hộ gia đình. C. hợp tác xã. D. trang trại. Câu 3. Tăng trưởng xanh được hiểu là A. phương thức phát triển kinh tế nhanh, tác động mạnh mẽ vào tự nhiên. B. đảm bảo giải quyết các vấn đề về xã hội. C. không có hậu quả về môi trường. D. phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế song song giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Câu 4. Việc khai thác khoáng sản quá mức ở các nước đang phát triển gây hậu quả gì? A. Ô nhiễm môi trường. B. Nạn thất nghiệp. C. Cạn kiệt nguồn khoáng sản. D. Kinh tế chậm phát triển. Câu 5. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là A. trung tâm công nghiệp. B. điểm công nghiệp. C. vùng công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 6. Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp gây ra, cần thiết phải A. phát triển ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên. B. đa dạng hóa sản xuất và phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất. C. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì của đất. D. đa dạng hóa sản xuất và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí. Câu 7. Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ: 1/6
- (Nguồn: Niên giám thống kê, NXB năm 2006) Biểu đồ trên thể hiện nội dung là: A. Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2002 – 2014. B. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ giai đoạn 2002 – 2014. C. Quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2002 – 2014. D. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2002 – 2014. Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp là A. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. B. đang phát triển ngày càng hiện đại. C. đều sản xuất bằng thủ công. D. phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2018 (Đơn vị: Tỉ USD) STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522, 4 710, 5 811, 9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212, 3 578, 3 634 Hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào có cán cân xuất siêu? A. Đức, Pháp. B. Đức, Nhật Bản C. Trung Quốc, Hoa Kì. D. Trung Quốc, Đức. Câu 10. Tuyến đường bộ quan trọng nhất của nước ta chạy dọc Bắc - Nam là A. quốc lộ 10. B. quốc lộ 5. C. quốc lộ 1. D. quốc lộ 18. Câu 11. Nhân tố nào sau đây được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia? A. Khoa học kĩ thuật và công nghệ. B. Dân cư, nguồn lao động. C. Vị trí địa lí. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 12. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện 2/6
- A. sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị. B. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. C. sản xuất khối lượng vật chất khổng lồ. D. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Câu 13. Môi trường sống của con người bao gồm A. tự nhiên, xã hội và nhân tạo. B. nhân tạo, xã hội. C. tự nhiên, nhân tạo. D. tự nhiên, xã hội. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do A. chiến tranh. B. khai thác quá mức. C. đốt rừng làm nương. D. không chú trọng trồng rừng. Câu 15. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Thị trường. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Vị trí địa lí. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của ngành chăn nuôi? A. thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. B. Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. C. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Câu 17. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tinh chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là: A. thị trường. B. vốn. C. tài nguyên thiên nhiên. D. vị trí địa lí. Câu 18. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì A. GNI nhỏ hơn GDP. B. GNI lớn hơn GDP. C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI. Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường của các nước phát triển là do A. dân số đông, tình trạng đói nghèo. B. sự phát triển các ngành công nghiệp. C. sự phát triển các ngành nông nghiệp. D. sự phát triển nhanh các ngành dịch vụ. Câu 20. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. B. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. C. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. D. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. Câu 21. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm A. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. B. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ. 3/6
- C. Khu vực kinh tế trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới? A. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng. B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường. C. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiện. D. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng. Câu 23. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là A. công nghiệp điện tử - tin học. B. công nghiệp năng lượng. C. công nghiêp cơ khí. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 24. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? A. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. B. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. D. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Câu 25. Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của nước ta là? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 26. Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận nào sau đây? A. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước. B. Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước. C. Nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ. D. Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Câu 27. Dịch vụ không phải là ngành? A. Sản xuất vật chất trực tiếp. B. Phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. C. Làm tăng giá trị hàng hóa nhiều lần. D. Góp phần giải quyết việc làm. Câu 28. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là. A. sự phân bố các điểm du lịch. B. sự phân bố các tài nguyên du lịch. C. trình độ phát triển kinh tế đất nước. D. mức sống và thu nhập thực tế của người dân. Câu 29. Quê hương của cây lúa mì là A. Tây Á. B. Châu Âu. C. Châu Mỹ. D. Trung Á. Câu 30. Quê hương của cây ngô là ở A. Mê-hi-cô. B. Địa Trung Hải. 4/6
- C. Đông Nam Á. D. Trung Quốc. Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của cây công nghiệp? A. Chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. Chỉ trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất. C. Có những đòi hỏi đặc biệt về đặc điểm sinh thái. D. Trồng bất cứ đâu có dân cư và có đất trồng. Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp? A. Làm sâu sắc thêm tính mùa vụ. B. Tận dụng được tài nguyên đất. C. Phá vỡ thế sản xuất độc canh. D. Góp phần bảo vệ môi trường. Câu 33. Nguyên nhân quan trọng nhất để ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này là A. tận dụng được nguồn nguyên liệu. B. hạ chi phí vận chuyển nguyên liệu. C. tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp. D. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn. Câu 34. Cây mía cần điều kiện khí hậu nào sau đây? A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa. B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định. C. Nhiệt độ ôn hòa, có mưa nhiều. D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão. Câu 35. Cây bống cần điều kiện khí hậu nào sau đây? A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa. B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định. C. Nhiệt độ ôn hòa, có mưa nhiều. D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão. Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của công nghiệp hàng tiêu dùng so với các ngành công nghiệp nặng? A. Sử dụng nhiện liệu nhiều hơn. B. Sử dụng động lực nhiều hơn. C. Chịu chi phí vận tải lớn hơn. D. Cần có nhiều lao động hơn. Câu 37. Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố A. nhiện liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. B. lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. C. năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. D. thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. Câu 38. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với vai trò của ngành dệt - may? A. Đáp ứng nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho con người. B. Cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp nặng. C. Thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp và hoá chất. 5/6
- D. Giải quyết công ăn việc làm cho lao động, nhất là nam. Câu 39. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước không phải chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu phong phú khắp nơi. B. Nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước. C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. D. Hàng hoá có khả năng xuất khẩu rộng rãi. Câu 40. Những quốc gia nào sau đây có ngành dệt - may phát triển? A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Đan Mạch. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Phần Lan. D. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Na Uy. Tự luận: Câu 1: So sánh đặc điểm của sản cuất nông nghiệp với công nghiệp? Câu 2: Vai trò của ngành nông nghiệp đối với đời sống, sản xuất và môi trường? Câu 3: Vì sao nói ngành công nghiệp Điện tử - tin học là thước đo trình độ văn minh của các quốc gia trên thế giới? Câu 4: Phân tích xu hướng phát triển của ngành thương mại trên thế giới hiện nay? Lưu ý: ôn lại cách vẽ và nhận xét biểu đồ. ------ HẾT ------ 6/6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn