Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
- TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022-2023 I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1.PHẦN VĂN BẢN - Ngữ liệu: đoạn trích một văn bản ngoài chương trình thuộc thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, văn bản nghị luận, văn bản thông tin/ - Yêu cầu: Nhận biết khái niệm thể loại thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; nắm được yếu tố của truyền thuyết, truyện cổ tích, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; biết đọc – hiểu các văn bản đúng đặc trưng thể loại. 2.PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tập trung vào các kiến thức: -Từ ghép, từ láy -Cụm từ : cụm ĐT, cụm DT , cụm TT -Nghĩa của từ ngữ -Trạng ngữ -Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ -Phép tu từ: điệp ngữ , so sánh , nhân hóa -Dấu chấm phẩy -Thành ngữ -Lựa chọn từ ngữ , lựa chọn cấu trúc câu . - Văn bản và đoạn văn. 3.PHẦN VIẾT - Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổtích , truyền thuyết - Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. - Viết văn bản nghị luận ngắn theo một chủ đề - Viết biên bản một cuộc họ, cuộc thảo luận; tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. II.MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 1.Đề 1 : PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: CẬU BÉ TÍCH CHU Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ mất sớm. Tích Chu ở với bà của mình. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có đồ ăn gì ngon bà cũng dành cho cậu. Tối nào, bà cũng thức quạt cho Tích Chu ngủ. Tình yêu thương của bà dành cho cậu bé dạt dào như sóng nước mênh mông. Nhưng lớn lên, Tích Chu lại không thương bà, cũng chẳng chịu làm việc, suốt ngày rong chơi khiến bà buồn lòng lắm. Vì làm việc vất vả và lo nghĩ nhiều nên bà bị 1
- ốm nặng, không có ai chăm sóc. Đến khi Tích Chu chơi chán, thấy đói mới chạy về nhà tìm bà. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Cậu bé hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Chạy mãi, chạy mãi, cuối cùng cậu gặp được chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu òa lên nức nở vì thương bà và hối hận . Lúc này, có một bà tiên hiện ra nói với cậu bé: - Nếu cháu muốn bà trở lại làm người, hãy lấy nước suối tiên trên đỉnh núi cao nhất kia cho bà uống. Nói rồi bà tiên chỉ đường cho Tích Chu. Cậu bé mừng rỡ, rối rít cảm ơn bà tiên rồi băng rừng, lội suối, vượt núi cao lấy bằng được nước suối tiên về cho bà uống. Bà Tích Chu đã trở lại thành người. Từ đó, hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau. Tích Chu ngày càng hiểu chuyện, hiếu thảo, biết yêu thương và chăm sóc bà nhiều hơn. (Theo 1001 truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc ) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại nào? A.Thần thoại. B. Truyền thuyết C. Truyện cổ tích D. Truyện đồng thoại Câu 2:Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của Tích Chu. B. Lời của bà Tích Chu C. Lời của bà tiên. D. Lời của người kể chuyện. Câu 3:Câu nào dưới đây chứa thành phần trạng ngữ? A. Tích Chu ở với bà của mình. B. Tích Chu òa lên nức nở vì thương bà và hối hận . C. Bà Tích Chu đã trở lại thành người D.Từ đó , hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau. Câu 4: Đâu là đáp án chứa các từ mượn? A. Ngạc nhiên, hối hậnB. Bố mẹ, ngạc nhiên C. Hiếu thảo, cậu bé D. Yêu thương, nức nở Câu 5: Vì sao bà của Tích Chu bị ốm nặng ? A. Vì Tích Chu không thương bà. B. Vì bà làm việc vất vả và lo nghĩ nhiều. C. Vì Tích Chu suốt ngày rong chơi. D. Vì bà đã già yếu. Câu 6:Nghĩa của từ “hiếu thảo” được hiểu là gì? A. Yêu thương, hòa nhã với bạn bè B.Yêu thương , biết ơn thầy cô C. Yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. D. Yêu thương anh chị em. Câu 7:Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:“ Tình yêu thương của bà dành cho cậu bé dạt dào như sóng nước mênh mông..” 8. Nhân hóaB. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8: Theo em vì sao bà tiên lại giúp cậu bé Tích Chu? A. Vì cậu bé vô cùng hiếu thảo B. Vì cậu bé rất cần bà ở bên 2
- C. Vì cậu bé đã biết thương bà, biết ăn năn, hối lỗi D. Vì cậu bé ngày càng hiểu chuyện. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10: Cảm nhận của em về nhân vật Tích Chu bằng một đoạn văn 3-5 câu. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Hãy đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích đã cho ở phần I. 2. ĐỀ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 đ) : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : SỰ TÍCH CÂY NGÔ Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chét khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aum, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aum đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hàng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn. Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aum rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aum thấy quả lạ vẫn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aum lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aum tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aum cầm quả lạ chạy một mạch về nhà. Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đói lả, Aum vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aum đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aum vẫn dành gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả. Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aum hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aum, dân bản lấy tên cậu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aum, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn thiếu đói nữa. (Truyện cổ tích Việt Nam ) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: 3
- Câu 1 :Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào ? A. Truyện cổ tích B.T ruyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2 :Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D.Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3: Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 4: Theo em, cây ngô là biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako ? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương C. Biểu tượng cho sự ấm no của dân làng D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp Câu 5: Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người ? A.Vì em nghĩ mọi người đều yêu thương em B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng Câu 6:Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô ? A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây B. Ca ngợi lòng hiếu thảo C. Ca ngợi tình cảm gia đình D. Ca ngợi tình mẫu tử Câu 7: Trong câu văn : “Mùa hạn hán qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ “từ lũ lượt là từ gì ? A. Từ láy B. Từ nhiều nghĩa C. Từ ghép D. Từ đồng âm Câu 8: “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào ? A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ mục đích C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Thực hiện yêu cầu : 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9:Hãy rút ra bài học tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên . Câu 10 :Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng . PHẦN II.VIẾT(4 điểm) Hãy đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em được học và đọc. 3.Đề số 3 : PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 4
- Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên: Hiệu ứng nhà kính Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh. Quá trình công nghiệp hóa Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Rừng bị tàn phá: Nếu như khí các-bô-níc thải ra theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người . Tuy nhiên , số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất ngày càng nóng lên rõ rệt .Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc.Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán . (Theo LV, quangnam.gov.vn) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1. Văn bản Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên được triển khai theo cách nào? A. Theo quan hệ nhân quả B. Theo trật tự không gian C. Theo quan hệ so sánh. D. Theo quan hệ thời gian Câu 2. Từ được in đậm trong câu:“Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất” có nguồn gốc từ nước nào? A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Hàn. 5
- D. Tiếng Anh. Câu 3. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì? A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá . C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá. D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá. Câu 4. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau: Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Câu 5. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng như thế nào? A. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản. B. Nêu lên chủ đề của văn bản. C. Nêu lên thông điệp của văn bản. D. Nêu lên mục đích của văn bản. Câu 6. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên? A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở. B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở. C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. 6
- Câu 7. Hình ảnh minh họa trên làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản? A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô. B. Hiệu ứng nhà kính. C. Rừng bị tàn phá. D. Quá trình công nghiệp hóa. Câu 8. Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì? Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu. B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu. C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu. D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9.Con người có thể làm gì để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên? (Viết câu trả lời bằng ba câu đến năm câu văn)? Câu 10. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa 4.Đề 4 : PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 7
- A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Câu chủ đề của đoạn 1 trong văn bản trên là câu nào? A. Câu thứ tư B. Câu thứ hai C. Câu thứ ba D. Câu thứ nhất Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Công cuộc B. trí tuệ C. đạo đức D. mòn mỏi Câu 4. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích trên? A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách C. Ca ngợi sách văn học, nghệ thuật D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách Câu 5. Văn bản trên đề cập đến nội dung chính gì? A. Phát động phong trào đọc sách B. Vai trò của việc đọc sách C. Cách đọc sách hiệu quả D. Thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay Câu 6. Trong các từ sau,từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Trí tuệ B. gia đình C. công cuộc D. lâu dài Câu 7. Dòng nào giải thích chính xác nghĩa của từ “việc lớn”? A. Việc lớn có tính chất cho cả xã hội B. Việc lớn của một người C. Việc lớn của một tập thể D. Việc lớn của gia đình Câu 8. Trong văn bản, để phát triển phong trào đọc sách trong các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì? A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9: Em hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng:“Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? Câu 10: Theo em“việc nhỏ” và “công cuộc lớn”mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? Phần II : Viết ( 4 điểm ) Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp tuổi học trò. Giáo viên Đỗ Hải Vân 8
- 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn