Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa
lượt xem 121
download
Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kỳ đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC KHỐI 11 Câu 1: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ quá trình quang hợp là A. Cacbohidrat. B.Prôtêin. C. Axit nuclêic. D. Lipit. Câu 2: Câu nào sai khi nói về vai trò quang hợp? A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật trên trái đất. B. Quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong các liên kết hoá học của cacbohidrat. C. Quang hợp điều hoà không khí giải phóng O2 và hấp thụ CO2. D. Sử dụng nước và O2 làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ. Câu 3: Sắc tố tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH là A. diệp lục a. B. diệp lục b. C. carôten. D. xantôphyl. Câu 4: Nhóm sắc tố tham gia quá trình hấp thụ và truyền ánh sáng đến trung tâm phản ứng là: A. diệp lục a và diệp lục b. B. diệp lục b và carôten. C. xantôphyl và diệp lục a. D. diệp lục b và carôtenoit. Câu 5: Chất nhận CO2 trong pha tối của quang hợp là: A. H2O B. ATP. C. RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). D. APG ( axit phôtphoglixêric). Câu 6: Con đường cố định CO2 ở thực vật C4, CAM điểm khác nhau cơ bản là: A. Chất nhận CO2. B.Quá trình diễn ra gồm 2 giai đoạn ở 2 thời điểm khác nha C. Sản phẩm đầu tiên. D. C4 diễn ra ban ngày,CAM lúc đầu diển ra ban đêm. Câu 7: Pha sáng trong quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây? A. CO2 và ATP. B. Nước và ôxi. C. ATP và NADPH. D. Năng lượng ánh sáng. Câu 8: Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. Cố định CO2 Tái sinh chất nhận –––––> khử APG thành ALPG B. Cố định CO2 khử APG thành ALPG –––––> Tái sinh chất nhận . C. khử APG thành ALPG––––––––> Cố định CO2 –––––> Tái sinh chất nhận. D. khử APG thành ALPG–––––> Tái sinh chất nhận––––––––> Cố định CO2 . Câu 9: Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì: A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng. B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. C. Cường độ quang hợp không thay đổi . D. Cả A, B, C sai. Câu 10: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH. D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP, NADPH và NADP2+. Câu 11: Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A.Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. B.Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. C.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm.. Câu 12: Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 13: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 14: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A.APG (axit phốtphoglixêric). B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). C.ALPG (anđêhit photphoglixêric). D. AM (axitmalic). Câu 15: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 16: Những cây thuộc nhóm C3 là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 17: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit. Câu 18: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). B. ALPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. APG (axit phốtphoglixêric).. Câu 19: Các tia sáng đỏ kích thích: A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. B. Sự tổng hợp lipit. C. Sự tổng hợp ADN. D. Sự tổng hợp prôtêin. Câu 20: Sự Hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là: A. Tăng cường khả năng quang hợp. b/ Hạn chế sự mất nước. C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ. d/ Tăng cường CO2 vào lá. Câu 21: Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại. B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá. C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá. D.Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí. Câu 22: Điểm bão hoà CO2 là thời điểm: A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất. C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. Câu 23: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở: A.Thực vật và một số vi khuẩn. B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn. C. Tảo và một số vi khuẩn. D. Thực vật, tảo. . Câu 24: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADP+và O2 D. ATP, NADPH. Câu 25: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là: A. 6CO2 + 12 H2O -> C6H12O6 + 6 O2 + 6H2 B. 6CO2 + 12 H2O ->C6H12O6 + 6 O2 C. 6 CO2 + 12 H2O -> C6H12O6 + 6 O2 + H2O D. 6CO2 + 6 H2O -> C6H12O6 + 6 O2 + 6H2 Câu 26: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì hệ sắc tố hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 27: Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ: A. nước. B. CO2. C. các chất khoáng. D. nitơ. Câu 28: Thực vật C4 có năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3 vì: A. tận dụng được nồng độ CO2. B. tận dụng được ánh sáng cao. C. có nhu cầu nước thấp. D. không có hô hấp sáng. Câu 29: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Lá luôn hướng về phía có ánh sáng. B. Lá có diện tích bề mặt lớn. C. Phiến lá mỏng. D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng Câu 30: Nhu cầu nước của các loài thực vật tăng từ: A. thực vật CAM -> thực vật C4 -> thực vật C3. B. thực vật C4 -> thực vật CAM -> thực vật C3. C. thực vật CAM -> thực vật C3 -> thực vật C4. D. thực vật C3-> thực vật CAM -> thực vật C4.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ Câu 31: Cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh vào: A. buổi sáng nắng nhẹ. B. buổi trưa nắng gắt. C. buổi chiều. D. buổi tối. Câu 32: Biện pháp điều khiển diện tích bộ lá của cây là: A. bón phân và tưới tiêu hợp lí, cắt tỉa lá cây khi cần thiết. B. chăm sóc đúng kĩ thuật cho cây trồng, cắt tỉa lá cây khi cần thiết. C. bón phân và tưới tiêu hợp lí, cắt tỉa lá cây khi cần thiết, chăm sóc đúng kĩ thuật cho cây trồng. D. bón phân và tưới tiêu hợp lí, chăm sóc đúng kĩ thuật cho cây trồng. Câu 33: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là: A.C6H12O6 + O2 ==> CO2 + H2O + Q (năng lượng). B.C6H12O6 + O2 ==> 12CO2 + 12H2O + Q (năng lượng). C.C6H12O6 + 6O2 ==> 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng). D.C6H12O6 + 6O2 ==> 6CO2 + 6H2O. Câu 34: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là: A. Mạng lưới nội chất. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Ty thể. Câu 35: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: A. Ở rễ B. Ở thân. C. Ở lá. D. Ở quả. Câu 36: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là: A. Ở rễ B. Ở thân. C. Ở lá. D. Tất cả các cơ quan của cơ thể. Câu 37: Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong: A. Ty thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân. Câu 38: Hô hấp là quá trình: A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Câu 39: Chu trình crep diễn ra ở trong: A. Ty thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân. Câu 40: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan: A. Lục lạp, lozôxôm, ty thể. B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể. C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể. Câu 41: Hô hấp ở thực vật có vai trò: A. tích lũy năng lượng, duy trì nhiệt độ, tạo sản phẩm trung gian. B. giải phóng năng lượng, duy trì nhiệt độ, tạo sản phẩm trung gian. C. tích lũy năng lượng, điều hòa không khí, giải phóng CO2. D. giải phóng năng lượng, điều hòa không khí, giải phóng O2. Câu 42: Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì: A. nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ B. hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của các enzim, do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ. C. nhiệt độ ảnh hưởng dến lượng nước mà nước lafnguyeen liệu của quá trình hô hấp. D. mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Câu 43: Trong quá trình bảo quản nông sản muốn cho sản phẩm luôn tươi và chất lượng bảo đảm thì người ta: A. làm tăng quá trình hô hấp của các loại nông sản. B. làm giảm tối thiểu quá trình hô hấp của các loại nông sản. C. làm tăng quá trình quang hợp của các loại nông sản. D. làm giảm tối thiểu quá trình quang hợp của các loại nông sản. Câu 44: Chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào để bảo quản nông sản? A. Bảo quản khô, bảo quản ở nơi có nồng độ CO2 thấp. B. Bảo quản lạnh, bảo quản ở nơi có nồng độ CO2 cao, bảo quản khô. C. Bảo quản ở nơi có nồng độ CO2 thấp, bảo quản lạnh, bảo quản khô. D. Bảo quản lạnh, bảo quản ở nơi có nồng độ CO2 cao Câu 45: Thế nào là quang hô hấp? A. Quá trình hô hấp xảy ra đồng thời với quang hợp. B. Quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng tự nhiên. C. Quá trình hô hấp xảy ra dưới ánh sáng nhân tạo. D. Tất cả đều đúng. Câu 46: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ? A. Răng cửa giữ và giật cỏ. B. Răng nanh nghiền nát cỏ. C. Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. D. Răng nanh giữ và giật cỏ. Câu 47: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người? A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học. B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học. C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học. D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học. Câu 48: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào? A. Chỉ tiêu hoá hoá học. B.Tiêu hoá học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh. C.Chỉ tiêu hoá cơ học. D. Tiêu hoá hoá và cơ học và nhờ enzim tiêu hóa của cơ thể tiết ra. Câu 49: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt? A. Răng cửa gặm và lấy thịt ra khỏi xương B. Răng cửa giữ thức ăn. C.Răng nanh cắm và giữ mồi. D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ. Câu 50: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C.Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ D.Manh tràng phát triển.. Câu 51: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột. C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D.Trâu, bò, cừu, dê. Câu 52: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D.Thúc ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. Câu 53: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. Câu 54: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. C. Ngựa, thỏ, chuột. D.Trâu, bò, cừu, dê. Câu 55: Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. D. Hô hấp bằng mang. Câu 56: Côn trùng có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp bằng mang. C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 57: Hô hấp ngoài là: A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang. B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể. C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi. D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp. Câu 58: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào? A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 59: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng? A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA – CẦN THƠ Câu 60: Vì sao lưỡng cư sống được ở nước và cạn? A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú. B.Vì hô hấp bằng da và bằng phổi. C. Vì da luôn cần ẩm ướt. D.Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn. Câu 61: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào? A. Phế quản phân nhánh nhiều. B. Có nhiều phế nang. C. Khí quản dài. D. Có nhiều ống khí. Câu 62: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng. D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở. Câu 63: Các hình thức hô hấp chủ yếu là: I. qua bề mặt cơ thể II. Bằng mang III.bằng hệ thống ống khí IV. bằng phổi V. bằng mũi VI. Bằng miệng A. I, II, III B. I, II, III, IV C. I, II, III, IV, V D. I, II, III, IV, V, VI Câu 64: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng ống khí? A. Cào cào, châu chấu B. Chim, chó C. Ếch, nhái D. Cá heo, ngựa Câu 65: Đông vật nào có cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp? A. Bò sát. B. Cá. C. Thú. D. Bò sát, cá, thú.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn Sinh học - Lớp 12
5 p | 992 | 256
-
Đề cương ôn tập môn Lịch sử khối 10 học kì 1
7 p | 916 | 147
-
Đề cương ôn tập học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý lớp 9
15 p | 1009 | 141
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 11 Năm học 2010 - 2011 (THPT Phú Riềng) - Lê Văn Trường
8 p | 234 | 41
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 11
148 p | 265 | 39
-
Đề cương ôn tập môn Sinh học khối 12
19 p | 221 | 32
-
Đề cương ôn tập môn Toán khối 11 năm học 2005 - 2006
7 p | 158 | 12
-
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016-2017
97 p | 108 | 10
-
Đề cương ôn tập môn Sinh học
14 p | 139 | 6
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trí Đức
30 p | 10 | 5
-
Đề cương ôn tập môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
85 p | 7 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Cự Khối
1 p | 66 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Quận 1
3 p | 56 | 4
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trí Đức
24 p | 12 | 4
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trí Đức
6 p | 11 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám
9 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Sinh lớp 8 năm 2017-2018
1 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn